Tiểu luận Xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam

1. Lý do chọn đề tài Xu hướng phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam là đề tài hay và hấp dẫn. Nó là mảnh đất vô cùng mới mẻ mà chúng em chưa được tiếp cận nhiều. Mong rằng với đề tài tiểu luận này của tôi sẽ giúp ích thật nhiều cho môn học và các bạn sinh viên. 2. Lịch sử vấn đề Trên cơ sở đề tài “Xu hướng phát triển của báo phát thanh hiện đại” của các bạn Lã Thị Hương Dịu, Nguyễn Thị Bình trường ĐHKHXH – NV Hà Nội, tôi phát triển đề tài sâu và rộng hơn rất nhiều. Nó không chỉ gói gọn ở xu thế phát triển chung của báo phát thanh trên thế giới mà còn lập luận một cách lôgich triệt để toàn diện từ Lịch sử ra đời và phát triển đến xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới cũng như Việt Nam. 3. Đối tượng vấn đề Đề tài của tôi làm rõ hai nội dung chính: 1. Xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới 2. Xu thế phát triển của báo phát thanh Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp tài liệu. Phân tích, đánh giá và đưa đến kết luận. Lập luận lô gich 5. Bố cục đề tài Gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung Phần kết luận

doc21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiểu Luận Xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam Lời tri ân Cô ơi, em thật sự không biết nói gì cả. Em thật sự cảm ơn những kiến thức môn học cô đã truyền dạy cho chúng em. Những tình cảm cô dành cho lớp học. Kết thúc môn học, em không chỉ có những khái niệm, kiến thức nền tảng về Lịch sử báo chí thế giới mà còn có một người cô để nhớ suốt cuộc đời. Em chúc cô gặt hái thật nhiều thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc. Chúc cô luôn luôn dồi dào sức khỏe. Trên con đường tìm kiếm những tri thức mới, em cầu mong gặp thật nhiều những người thầy - người cô nhiệt huyết với những thế hệ sinh viên như cô. Sinh viên của cô: Ng.V.Tuấn Mục lục Phần mở đầu 1.Lý do chọn đề tài 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.Đối tượng nghiên cứu 4.Phương pháp nghiên cứu 5.Cấu trúc đề tài Phần nội dung Chương I: Những vấn đề chung 1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo phát thanh 1.1 Trên thế giới 1.2 Việt Nam 2. Đặc trưng của phát thanh 3. Chức năng phát thanh 3.1 Khái niệm chức năng 3.2 Các chức năng của phát thanh Chương II: Xu thế phát triển của phát thanh báo chí trên Thế giới và Việt Nam 1. Khái niệm xu thế Bối cảnh phát thanh trong hoàn cảnh mới 2. Xu thế phát triển của phát thanh trên thế giới 3. Xu thế phát triển của phát thanh Việt Nam Xu thế phát triển phát thanh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương PHẦN KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Xu hướng phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam là đề tài hay và hấp dẫn. Nó là mảnh đất vô cùng mới mẻ mà chúng em chưa được tiếp cận nhiều. Mong rằng với đề tài tiểu luận này của tôi sẽ giúp ích thật nhiều cho môn học và các bạn sinh viên. Lịch sử vấn đề Trên cơ sở đề tài “Xu hướng phát triển của báo phát thanh hiện đại” của các bạn Lã Thị Hương Dịu, Nguyễn Thị Bình… trường ĐHKHXH – NV Hà Nội, tôi phát triển đề tài sâu và rộng hơn rất nhiều. Nó không chỉ gói gọn ở xu thế phát triển chung của báo phát thanh trên thế giới mà còn lập luận một cách lôgich triệt để toàn diện từ Lịch sử ra đời và phát triển… đến xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới cũng như Việt Nam. Đối tượng vấn đề Đề tài của tôi làm rõ hai nội dung chính: Xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới Xu thế phát triển của báo phát thanh Việt Nam Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp tài liệu. Phân tích, đánh giá và đưa đến kết luận. Lập luận lô gich Bố cục đề tài Gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung Phần kết luận Phần nội dung CHƯƠNG I: Những vấn đề chung Lịch sử ra đời và phát triển của báo phát thanh Trên thế giới Báo phát thanh là một loại hình báo chí sử dụng kĩ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của người tiếp nhận. Là một loại hình truyền thông độc đáo, hấp dẫn, có khả năng tạo được sức hút và thiện cảm đối với đông đảo công chúng, báo phát thanh có tầm quan trọng rất lớn trong công tác tuyên truyền, cổ động, nhất là trong các lĩnh vực nhạy cảm như giáo dục, y tế…. Sau đây là phần khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam. Trên thế giới Công nghiệp hóa trong thế kỷ XIX thúc đẩy các ngành kỹ thuật phát triển đã tạo cơ sở vật chất cho sự đổi mới kỹ thuật truyền thông đại chúng. Nguồn gốc sâu xa của radiô xuất phát từ ý tưởng ban đầu là truyền tin không cần dây của Ambrose Fleming – cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Marconi. Những tiến bộ vật lý sau đó với tên tuổi của các nhà khoa học nổi tiếng Farađây, Maxwell mở ra khả năng về mặt lý thuyết cho việc phát hiện ra sóng điện tử. Báo phát thanh tuy ra đời muộn hơn so với báo in song phát thanh có những bước phát triển nhanh chóng đáng kinh ngạc. Từ việc xuất hiện manh mún ban đầu khi mà Alexandre phát minh ra ăngten vô tuyến điện năm 1895. Trải qua những bước mày mò, tìm kiếm ứng dụng thì đến năm 1913 phát thanh chính thức góp mặt trên thế giới truyền thông bằng sự kiện là những buổi phát ca nhạc của đài Lacken (Bỉ). Sau đó trong chiến tranh thế giới lần thứ I, phát thanh được sử dụng rộng rãi trong công tác truyền tin. Rồi một loạt các đài phát thanh ra đời đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ phát thanh trên toàn thế giới. Cho đến nay thì tất cả các quốc gia trên thế giới phát thanh đều đã góp mặt. Ngoài việc sử dụng các cách làm cũ thì phát thanh còn bắt đầu ứng dụng các công nghệ cao vào trong phát thanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công chúng. Ở các quốc gia phương Tây, phát thanh rất phát triển, với ưu thế là gọn nhẹ chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng có thể theo dõi các chương trình phát thanh, nên phát thanh đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống bận rộn. Mỗi sáng, trên đường đi làm, ở trong ô tô khán giả có thể bật đài để nghe tin tức, tình hình giao thông… Các đài phát thanh ở phương tây cũng đang tích cực thay đổi để đáp ứng công chúng. Trong xu thế cạnh tranh giữa các loại hình báo chí với nhau, phát thanh cũng đang phải tìm lối đi cho mình. Cụ thể: Theo số liệu thống kê năm 1988, ước tính dân số Mỹ có khoảng 270 triệu 300.000 người. Trung bình cứ 1 người dân Mỹ sở hữu tới 2 radio và 1 tivi. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của số lượng máy thu khổng lồ này, nước Mỹ có 1.285 đài truyền hình và hơn 10.000 đài phát thanh (1994). Đại bộ phận đài phát thanh và truyền hình Mỹ thuộc sở hữu tư nhân. Ở Anh: Trung bình mỗi người dân ngồi trước màn hình 3 giờ rưỡi để thu nhận thông tin. Hơn 97% hộ gia đình Anh có tivi màu, 73% có đầu máy video. Nhà nào cũng có radio và có tới 70% người Anh bắt sóng radio hàng ngày. Đài phát thanh và truyền hình Anh (BBC) cung cấp thuê bao duy nhất với 2 kênh truyền hình BBC1, BBC2, 5 đài phát thanh phủ sóng toàn lãnh thổ. Hệ thống điện tử Anh tăng trưởng với tốc độ chóng mặt về số lượng với 3 kênh truyền hình tư nhân, 3 đài phát thanh tư nhân phát sóng toàn quốc và khoảng 200 đài khu vực. Theo số liệu thống kê 1996 cứ 1000 người dân Pháp thì có 943 radio và 596 tivi, đài phát thanh: 41 đài AM và 846 đài FM. Trung bình 1000 người Nhật có 684 tivi và 957 radio. Ở châu Phi, Radio là hình thức truyền thông phát triển nhất, có vai trò thống trị các loại hình truyền thông khác. Các đài phát thanh xuất hiện dưới nhiều hình thức: đài phát thanh trực thuộc nhà nước, chính quyền các vùng, miền, là tiếng nói của các cơ quan quyền lực nhà nước; đài phát thanh cộng đồng, phát thanh cá nhân, phát thanh thương mại và đài phát thanh tôn giáo. . Bảng số liệu tỉ lệ người nghe radio ở một số nước châu Phi Nghe một lần một tuần Nhiều hơn 1 lần Nghe một lần một ngày % Tăng % % Tăng 2000 2002-5 % 2004-5 2000 2002-5 % Angola - - - - - - - Bostwana - 72.3 - - - 72.3 - Cameroon 64 (chỉ ở thành thị) 63 (chỉ ở thành thị) 30 73 (2002) - 51.9 - DRC - 28.4 - - - - - Ethiopia 38.2 45 17.8 72 38.2 45 18 Ghana 92 91 -1 91 - 68.91 - Kenya 87.7 91 5 91 66 76.7 16 Mozambique - 91 - 91 - 69 - Nigeria 79.5 88.4 11 88 62.8 60.4 -4 Senegal - 4.7 - 90 - 75.8 - Sierra Leone - - - - - - - Somalia - - - - - 68 - Southu Afica - 92.1 - 91.8 - 79.3 - Tanzania 90 95 6 90 - 45 - Uganda 85 93 9 93 - 64.9 - Zambia 50 71 42 71 - 48.9 - Zinbabue 83.3 85.3 2 67 56.5 66.6 18 Bảng số liệu sự phát triển các đài phát thanh ở châu phi Thương mại quốc gia Thương mại tôn giáo Quốc gia Tôn giáo Công đồng số lượng Tăng số lượng Tăng số lượng Tăng số lượng Tăng Số lượng Tăng 2000 2004-6 # % 2000 2004-6 # % 2000 2004-6 # % 2000 2004-6 # % 2000 2004-6 # % Angola 0 0 0 0 - 5 - - 1 1 0 0 18 16 0 0 0 0 0 0 Bostwana 0 0 0 0 0 2 2 200 2 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cameroon 0 0 0 0 0 12 61 49 408 1 1 0 0 12 14 2 17 2 31 1450 DRC 1 6 5 500 8 150 142 1775 1 1 0 0 10 12 2 20 10 152 142 1420 Ethiopia 0 0 0 0 - 0 - - 1 1 0 0 15 20 5 33 0 2 2 200 Ghana 0 0 0 0 - 84 - - 1 1 0 - 11 - - - 8 - - Kenya 4 10 6 150 4 20 16 400 3 3 0 0 0 5 5 500 0 2 2 200 Mozambique 0 0 0 0 - 56 - - 1 1 0 0 11 11 0 0 - 38 - - Nigeria 0 0 0 0 8 17 9 113 1 1 0 0 44 84 40 91 0 1 1 100 Senegal 0 0 0 0 20 35 15 75 2 2 0 0 12 15 3 25 7 19 12 63 Sierra Leone 0 0 0 0 2 5 3 150 0 0 0 0 6 6 0 0 0 24 24 2400 Somalia 1 1 0 0 - 16 - - 0 0 0 0 1 - - - - 4 - - Southu Afica 1 1 0 0 14 13 -1 -7 5 5 0 -50 13 14 1 7 0 93 93 9300 Tanzania 0 2 2 200 8 32 34 300 2 1 0-1 0 0 0 2 200 0 2 2 200 Uganda 0 0 0 0 47 72 25 53 2 2 0 0 0 0 0 0 10 12 2 20 Zambia 1 0 0 0 1 6 5 500 2 2 0 0 1 1 0 0 7 14 7 100 Zinbabue 0 0 0 0 0 0 0 0 4 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1.2 Việt Nam Trước cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam chưa có đài phát thanh với tính chất là cơ quan truyền thông đại chúng của một quốc gia có chủ quyền, mà chỉ có đài phát thanh tư nhân với công suất nhỏ để quảng cáo thương mại hoặc đài của thực dân Pháp phục vụ chính sách cai trị. Đài tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên vào hồi 11h30 ngày 7 tháng 9 năm 1945. Chương trình phát thanh đầu tiên được bắt đầu bằng câu: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do bà Dương Thị Ngân xướng và ông Nguyễn Văn Nhất xướng lại. Đằng sau hai phát thanh viên là 10 thanh nữ do Hội phụ nữ cứu quốc cử đến hát bài Diệt phát xít của tác giả Nguyễn Đình Thi. Sau lời phi lộ, ông Nguyễn Văn Nhất trang trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập và danh sách các thành viên của Chính phủ lâm thời. Sau bản tin thời sự 30 phút là 30 phút chương trình “ca nhạc sống” do Đoàn quân nhạc ngồi ở ngoài sân biểu diễn. Tiếp đến là chương trình tiếng Anh 15 phút và chương trình tiếng Pháp 15 phút. Như vậy, buổi phát thanh đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam gồm 4 chương trình: Thời sự, Ca nhạc, Tiếng Anh và Tiếng Pháp với tổng thể thời lượng là 90 phút. Buổi ban đầu không có máy ghi âm nên mọi chương trình, kể cả Ca nhạc đều đọc và phát trực tiếp. Từ buổi khó khăn ban đầu đầy thử thách ấy, đến tháng 3 – 2000, cả nước ta có một hãng thông tấn, một đài truyền hình quốc gia, ba đài truyền hình khu vực, 61 đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh, truyền thanh cấp huyện, trong đó có 288 đài huyện, thị xã phát sóng FM và hàng nghìn trạm truyền thanh xã, phường … Công suất thời lượng phát sóng và diện tích phủ sóng phát thanh, truyền hình ngày càng tăng. Đã có 80 % số hộ dân được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và 70 % số hộ dân trong cả nước được xem các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng trên 95 % cả nước và số thính giả thường xuyên từ 70 nước. Có thể nói, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục là một trong những phương tiện truyền thông rộng khắp và có hiệu quả nhất hiện nay, là cầu nối gần gũi với công chúng nghe đài trong và ngoài nước. Bản đồ phủ sóng của VOV – Đài Tiếng nói Việt Nam (Trích từ trang Web:VOV Đài Tiếng nói Việt Nam). Có nhiều ý kiến cho rằng, phát thanh là loại hình truyền thông lạc hậu và sẽ sớm bị đào thải trong xã hội hiện đại. Nhưng thực tế, ở nhiều nước trên thế giới, phát thanh vẫn đang phát huy cao thế mạnh của mình và chiếm được một lượng khán giả lớn. Đặc biệt với sự ủng hộ của công nghệ thông tin, phát thanh ngày càng phát triển một cách đa dạng và phong phú, với những tiến bộ rõ rệt. Phát thanh đã chứng tỏ được sự tồn tại bền bỉ của nó, với những đặc trưng và thế mạnh riêng. 2. Đặc trưng của báo phát thanh Radio chính là linh hồn và làm nên đặc trưng của báo phát thanh. Loại hình báo chí phát thanh đã được tác giả Lois Baird phân tích và nêu ra 11 đặc điểm của loại hình báo chí này. Đó là: 1. Radio hình ảnh 2.Radio là thân mật, riêng tư. 3. Radio dễ tiếp cận và dễ mang. 4.Radio là trực tiếp. 5.Radio có ngôn ngữ riêng của mình. 6.Radio có tính tức thời. 7.Radio không đắt tiền. 8.Radio có tính lựa chọn. 9.Radio gợi lên cảm xúc. 10. Làm công việc thông tin và giáo dục. 11. Radio là âm nhạc. Những đặc trưng này thể hiện quan điểm khác nhau giữa báo phát thanh và những loại hình báo chí khác: Thứ nhất, báo phát thanh không dùng hình ảnh nhưng thông qua những phương tiện âm thanh để diễn đạt, chuyển tải ý nghĩa của thông điệp một cách chính xác, hình tượng. Thứ hai, báo phát thanh vô cùng gần gũi , thân mật vì những phát thanh và kĩ thuật viên sẽ sử dụng một loạt những âm thanh hết sức trung thực, gần gũi và đời thường. Báo phát thanh tỏa sóng rộng khắp, vì vậy thính giả vô cùng dễ tiếp cận và dễ mang đi, phát thanh không có giới hạn về khoảng cách (tốc độ phủ sóng 300000km/s). vì thế nó mang tính xã hội hóa rất cao. Báo phát thanh thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời và lấy âm thanh một cách trực tiếp từ hiện trường khác hẳn với báo in, cùng một lúc, cùng thời điểm, hàng triệu dân chúng có thể nghe cùng một lúc. Vô cùng sống động, riêng tư và thân mật vì với báo phát thanh, công chúng được nghe thông tin qua giọng đọc, tức là bằng giọng nói của chính những con người cụ thể, giống như họ đang ngồi ngay cạnh nên rất thân mật. Nhưng mỗi thính giả lại lắng nghe radio với tư cách cá nhân, mỗi người có một lời nhận xét, đánh giá riêng. Yêu cầu đặt ra cho báo phát thanh lúc này là: Hãy nói với công chúng như nói với một người. Sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc). Âm thanh không bị phụ thuộc vào hình ảnh, chữ in nên không ảnh hưởng gì đến trình độ văn hóa. Có thể coi đây là đặc điểm của cả báo truyền hình, thậm chí, báo truyền hình còn có những đặc điểm còn sinh động hơn nhiều so với phát thanh. Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt: đối với truyền hình, hình ảnh luôn giữ vị trí số 1, âm thanh chỉ có nhiệm vụ bổ trợ cho những phần mà truyền hình chưa nói hết. Bởi lẽ đó, nếu xét riêng trong sự so sánh với báo truyền hình thì báo phát thanh nổi lên ở đặc điểm quan trọng nhất, đó là việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc) tác động vào thính giác. Như vậy, đây không chỉ là phương thức tác động duy nhất mà còn là đặc trưng cơ bản của báo phát thanh trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác. 3. Chức năng của báo phát thanh 3.1 Khái niệm chức năng Chức năng (tiếng Latinh: Functio – mục đích, công dụng, tác dụng) được hiểu là tổng hợp những vai trò và tác dụng của một hoạt động nào đó trong tự nhiên và xã hội. Ngày nay, hệ thống báo chí bao gồm nhiều loại hình: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo internet. Báo phát thanh là một loại hình báo chí có lịch sử phát triển muộn hơn so với loại hình báo in. Ra đời 1917, báo phát thanh gắn bó chặt chẽ với khoa học kỹ thuật, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông. Xét vai trò của báo phát thanh như một tiểu hệ thống trong hệ thống báo chí nói riêng và hệ thống xã hội liên tục vận động và phát triển nói chung, báo phát thnh có những chức năng cơ bản như sau: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức tổ chức quản lý xã hội, chức năng phát triển khai sáng và giải trí, chức năng chỉ đạo giám sát xã hội. Các chức năng của báo phát thanh 3.2 Các chức năng báo phát thanh 3.2.1 Chức năng thông tin Nhiệm vụ hàng đầu và cũng là lý do ra đời của báo chí là thông tin. Có thể nói, thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của báo chí nói chung và của phát thanh nói riêng. Thông tin là nhu cầu sống của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng cao và do đó, báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội. 3.2.2 Chức năng tư tưởng: Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chính đảng, các hệ thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội. Mục đích của công tác tư tưởng là nhằm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ thống tư tưởng thống trị với những định hướng nhất định. Đây chính là một phương thức để phát huy những quyền lực trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy được những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm xây dựng xã hội theo con đường đã định. Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động báo chí nói chung cũng như của phát thanh nói riêng có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong công tác tư tưởng. Các phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào quần chúng, lôi kéo, tập hợp thuyết phục họ và tổ chức họ thành lực lượng cách mạng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. 3.2.3 Chức năng tổ chức – quản lý xã hội Báo chí nói chung và phát thanh nói riêng đang hàng ngày hàng giờ tham gia vào công tác tổ chức, quản lý xã hội. Phát thanh góp phần tuyên truyền những chủ trương chính sách của của đảng và nhà nước, đồng thời cũng là diễn đàn để phản ánh những tâm tư nguyện vọng của người dân. Phát thanh là kênh thông tin hai chiều để mọi chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra đều phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Báo chí được coi là “quyền lực thứ tư trong xã hội” vì nó tạo sức mạnh dư luận thông qua thông tin. Trên báo phát thanh hiện nay có những chương trình đặc biệt thu hút được sự quan tâm của đông đảo thính giả như: hộp thư pháp luật, Diễn đàn trẻ… Đó là những chương trình mà tính công khai dân chủ được thể hiện rất rõ ràng. 3.2.4 Chức năng giải trí – văn hóa Có thể nói, chức năng phát triển văn hoá, giải trí là một trong những chức năng quan trọng của phát thanh, là yếu tố có tính quyết định đến sự phát triển của loại hình này. Thông qua các chương trình ca nhạc, câu hỏi chuyên mục an toàn giao thông khán giả vừa có điều kiện giải trí, vừa có điều kiện nâng cao kiến thức của mình về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. 2.2.6 Chức năng chỉ đạo, giám sát xã hội. Báo chí tiền thân ra đời và phát triển từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp. Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, Nhà nước ra đời và báo chí luôn luôn thuộc về một giai cấp, một lực lượng chính trị nhất định. Một công cụ lợi hại như báo chí, các giai cấp và lực lượng chính trị tìm mọi cách để chiếm giữ, thậm chí lũng đoạn. Này nay, báo chí còn là công cụ quan trọng của các tập đoàn kinh tế trong cuộc đấu tranh, cạnh tranh giành giật ảnh hưởng, chiếm lĩnh thị trường. Bởi vì, trong quá trình đấu tranh giành và giữ, cùng cố địa vị xã hội, các lực lượng chính trị sử dụng báo chí như một công cụ lợi hại, không chỉ để truyền bá tư tưởng, tuyên truyền ảnh hưởng mà quan trọng là chỉ đạo cuộc đấu tranh trong việc giành và giữ quyền lực chính trị của mình. Chức năng chỉ đạo của báo chí, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của chủ thể quản lý, lãnh đạo nhằm thúc đẩy công việc theo mục tiêu đã đề ra, uốn nắn những lệnh lạc hay cổ vũ mọi người tập trung thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trọng tâm trong từng thời gian. Chương II: Xu thế phát triển của báo phát thanh trên thế giới và Việt Nam 1. Khái niệm xu thế Theo từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 1992 - trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản thân trong một thời gian lâu dài. Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài. Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới. 2. Các xu thế phát triển của báo phát thanh hiện đại trên thế giới Phát thanh trong bối cảnh mới Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, trên cơ sở của sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã lần lượt xuất hiện các loại hình báo chí mới: báo mạng điện tử, truyền hình kỹ thuật số… Trước đó, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế riêng không bị lấn át. Nhưng internet ra đời kéo theo sự ra đời của báo mạng, thông tin được cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp
Luận văn liên quan