Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Gạo là loại lương thực được sản xuất và tiêu thụ chủ yếu ở nước ta. Vấn đề sản xuất mua bán, tiêu thụ gạo trong nước từ xa xưa đã là vấn đề quan trọng hàng đầu của quốc kế dân sinh. Trong suốt 1/4 thế kỉ phát triển, ngành gạo Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể, từ một nước xuất khẩu ở vị trí thấp, cho đến nay, nước ta đã vươn lên vị trí là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới mang lại một nguồn thu nhập ngoại tệ không nhỏ đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Đặc điểm nền kinh tế nước ta là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định gạo là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn không những tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho sự phát triển đất nước mà còn là nguồn thu nhập chính của hầu hết các hộ gia đình của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trước xu hướng quốc tế hoá, hội nhập các nền kinh tế, tình hình sản xuất và kinh doanh lúa gạo trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối đầu với những thách thức lớn như : thị trường bất ổn định, sản lượng xuất khẩu tăng giảm không đều, xu hướng cạnh tranh của các nước ngày càng ác liệt, thị trường nhập khẩu biến động không ngừng . Vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn ngành gạo thế giới nói chung và ngành gạo Việt Nam nói riêng là đưa ra những giải pháp hữu hiệu để có thể cải thiện tình hình đang diễn ra. Từ tiêu chí như trên, sau thời gian học tập và tìm hiểu tài liệu, em đã chọn đề tài tiểu luận: “ Xuất khẩu gạo Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp.” Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận được chia thành ba chương: Chương I : Cơ sở lý luận về xuất khẩu. Chương II : Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam. Chương III : Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 12581 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan