Tiểu luận Xung đột văn hóa Đông Tây

Xung đột theo nghĩa chung nhất được hiểu như quan hệ không tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống, dẫn đến sự vận hành hay sự sụp đổ của hệ thống. Hay có thể hiểu theo một cách đơn giản, xung đột là quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng quyền lợi của họ bị bên kia chống lại hoặc bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi những hành động của bên kia

pdf10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xung đột văn hóa Đông Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Xung đột văn hóa Đông Tây 2 Khái niệm: 1. Xung đột: Xung đột theo nghĩa chung nhất được hiểu như quan hệ không tương thích giữa các yếu tố trong một hệ thống, dẫn đến sự vận hành hay sự sụp đổ của hệ thống. Hay có thể hiểu theo một cách đơn giản, xung đột là quá trình trong đó một bên cảm nhận rằng quyền lợi của họ bị bên kia chống lại hoặc bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi những hành động của bên kia. Từ đó ta có khái niệm về “xung đột văn hóa”. 2. Xung đột văn hóa: Khái niệm “xung đột văn hóa” cũng chưa được định hình một cách rõ ràng, bởi những thuật ngữ cấu thành như “xung đột” và “văn hóa” vẫn được luận giải theo nhiều cách khác nhau. Văn hóa, theo nghĩa rộng, là toàn bộ hiện thực mang tính người. Với nghĩa đó, có thể coi mọi xung đột xã hội đều là xung đột văn hóa hay đều nhuốm màu sắc văn hóa. Nói cách khác, xung đột văn hóa là các biểu hiện văn hóa trái ngược nhau gặp nhau trong tình trạng không được dàn xếp trước dẫn đến va chạm và nảy sinh vấn đề loại trừ giữa cái này và cái kia. Xét trên các gốc độ khác nhau thì xung đột văn hóa có nhiều dạng khác nhau: từ gốc độ địa lý có đụng độ giữa văn hoá phương Đông và phương Tây; từ gốc độ lịch sử có đụng độ giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại; từ gốc độ quốc gia có đụng độ giữa văn hoá ngoại lai và văn hoá bản địa; từ gốc độ phát triển xã hội có đụng độ giữa văn hoá nông nghiệp và văn hoá công nghiệp… Tóm lại, cái gọi là xung đột văn hoá hay đụng độ văn hóa, nói khái quát: là chỉ sự đối lập, gạt bỏ, phủ định lẫn nhau giữa các nền văn hoá khác nhau; là sự va 3 đập gay gắt giữa các quan niệm khác nhau về giá trị, mà thực chất là sự đụng độ giữa các đặc tính khác nhau của loài người. I. Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây: 1. Văn hóa phương Đông: Văn hóa phương Đông dựa trên nền văn minh nông nghiệp: tinh thần, chủ trương con người và vạn vật đồng 1 thể, chỉ có đạo học, giới thiệu cách sống con người hài hòa với vũ trụ thiên nhiên, với cộng đồng loài người; trọng lễ nhạc (vì đời không có lễ thì đời sẽ loạn, đời không có nhạc thì đời sẽ khô khan); bỏ trừ cái "tôi”, kiềm hãm dục vọng , kiến trúc thì thấp ẩn. Đại diện cho văn hóa phương Đông là các Ấn Độ và Trung Quốc .... 2. Văn hóa Phương Tây: Văn hóa phương Tây dựa trên nền văn minh du mục: vật chất , chủ trương con người là chủ thể của vũ trụ; vũ trụ, thiên nhiên phục vụ cho con người ; đề cao tự do cá nhân, có chuẩn mực rõ ràng, cụ thể giải quyết mâu thuẫn bằng pháp luật, lí trí; chủ nghĩa bá quyền, đề cao cái "tôi"; kiến trúc thì cao ngạo nghễ (nhà chọc trời), sống hưởng thụ dục lạc, đo thành công bằng tiền kiếm ra được. Đại diện cho nền văn hóa này Hy Lạp, La Mã, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Mỹ ....  Sự khác biệt của văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây: Các khía cạnh Văn hóa phương Đông Văn hóa phương Tây Cư xử Thiên về tinh cảm, trầm tĩnh, hướng nội, tư duy. Cách nói năng thì thường vòng vo, gián tiếp, ám chỉ. Thiên về lý trí, hướng ngoại, tư duy phân tích. 4 Lối sống Cư xử theo thứ bậc, hợp lẽ trời, thuận đạo làm người. Tự do, dân chủ, công bằng, cởi mở, minh bạch, áp dụng luật pháp trong đời sống. Cách tiếp cận vấn đề Chi tiết thuộc phong nền bối cảnh, tư duy bao quát, có tính tổng hợp. Tập trung vào những điểm chính, tư duy tập trung mang tính phân tích. Quan hệ xã hội Phức tạp với những vai trò xã hội mang tính đặc thù. Ít quan hệ xã hội, đè nén lên tính tự chủ, tự lập cá nhân. Thời gian Khái niệm thời gian chỉ mang tính tương đối, xuất hiện từ “giờ giây thun”. Khái niệm đúng giờ (on time) thường tuyệt đối và tiết kiệm đến từng phút. Mời cơm Như một cách để thể hiện sự chân thành, tình cảm, rất thoải mái. Phải là người thật sự tin tưởng và quý mến, và người được mời tới thường mang theo một món quà. Xếp hàng Không theo thứ tự, lộn xộn, chen lấn nhau. Có trật tự, xếp thành hàng ngay ngắn, không chen lấn xô đẩy. 5 II. Xung đột văn hóa đông tây: Như đã trình bày đầu tiên về xung đột văn hóa, thì ở đây nhóm xin trình bày về xung đột văn hóa về khoảng cách đia lý – Đông Tây. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới thì không chỉ hội nhập về kinh tế, công nghệ mà hội nhập cả về văn hóa. Nhưng do điều kiện về tự nhiên khác nhau nên nguồn gốc hình thành nền văn hóa và quá trình phát triển của phương Đông và phương Tây rất khác nhau. Chính vì vậy, trong tiến trình hội nhập ắt có những mâu thuẫn, xung đột xảy ra ở các mức độ khác nhau. 1. Nguyên nhân gây xung đột văn hóa Đông Tây: Trong quá trình giao lưu hội nhập về văn hóa, ta rất khó nhận xét được đâu là nền văn hóa tốt nhất, cái nào là phù hợp nhất. Tùy vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà sẽ có 1 nền văn hóa thích hợp, đặc biệt là sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi nền chính trị và tôn giáo. Xu hướng toàn cầu hóa sẽ kéo tất cả các quốc gia vào chung 1 nền văn hóa đa dạng. Tất cả các sự khác biệt sẽ góp phần làm đa dạng văn hóa, nhưng nếu sự khác biệt đó không được dung hòa về quyền lợi cá nhân hay lợi ích tập thể sẽ đưa tới xung đột văn hóa. 2. Mức độ biểu thị xung đột: Trên thực tế, xung đột được biểu thị qua ba mức độ khác nhau của phản ứng; đó là:  Bày tỏ thái độ phản đối bằng ngôn ngữ.  Thể hiện sự phản đối bằng hành động phi bạo lực.  Chủ động trấn áp bằng cách sử dụng bạo lực (vũ trang). 6 Ở cấp độ cuối này, xung đột có thể chuyển thành chiến tranh, nhất là khi chủ thể tham dự xung đột là các nhà nước dân tộc. Còn nhìn chung, “xung đột” được quan niệm là có quy mô nhỏ hơn so với “chiến tranh”. Chiến tranh là đỉnh cao của sự phát triển xung đột (chỉ xảy ra khi xung đột leo thang, lan rộng và đi kèm với yếu tố bạo lực hay vũ trang). Trong thực tế sự xung đột bằng ngôn ngữ và hành động phi bạo lực ở cấp độ nhẹ hơn và thường xuyên hơn. Trong cách sống và làm việc của người phương Đông và phương Tây có rất nhiều xung đột. Lấy ví dụ từ các khía cạnh khác nhau ở trên, trong lập trường quan điểm của phương Tây là cá nhân, còn người phương Đông là đề cao tập thể. Tất nhiên nếu 2 quan điểm đó trong cùng một môi trường mà không hòa hợp với nhau sẽ xảy ra mâu thuẫn. Ban đầu là thể hiện bằng ngôn ngữ: tranh luận, góp ý, định kiến, chỉ trích,… sau nữa là đấu tranh (loại bỏ). Cao hơn nữa là mức độ đàm phán, văn bản,… Trong văn hóa xếp hàng của phương Tây lại là một điều đáng học hỏi. Thế nhưng, còn người phương Đông những hành động theo thói quen, hay không văn hóa lại làm người khác khó chịu, gây mâu thuẫn, xung đột. 3. Hậu quả của xung đột văn hóa: Ở đây đối chiếu văn hoá không phải là (và cũng không thể là) tìm hiểu xem nền văn hoá nào là "lịch sự hơn", càng không thể đi đến kết quả xếp chúng theo thứ bậc cao thấp trên "thang giá trị của các nền văn hoá" . Có một chân lý đã được các nhà nghiên cứu liên văn hoá xác định : văn hoá này không thể cao hơn hay thấp hơn văn hoá kia, mà giữa chúng chỉ có thể có sự khác nhau (Do mỗi nền văn hoá có những điểm chung, giống các nền văn hoá khác, đồng thời cũng có những nét đặc thù tạo nên bản sắc, ta không thể đứng từ một góc độ chủ quan (của dân tộc mình) để đánh giá và phê phán một nền văn hoá khác, bởi vô hình chung sẽ rơi 7 vào những căn bệnh đã bị các nhà dân tộc học cực lực lên án, là luôn lấy dân tộc mình làm trung tâm). Bản chất của xung đột là đã có tính chất cạnh tranh, bạo lực. Vậy nên khi có xung đột xảy ra tùy vào mức độ mà có tác động xấu khác nhau. Nó gây mất đoàn kết từ phương diện cá nhân cho tới tập thể (công ty, dân tộc, quốc gia,..) Vì văn hóa mang tính chất nhân văn nên những gì liên quan đến con người đều bị ảnh hưởng theo(kinh tế, chính trị, tôn giáo,...) Khó có thể tránh khỏi sự tương tác, xung đột giữa các nền văn hoá. Một khi không thể ngăn chặn sự ảnh hưởng lẫn nhau, chúng ta nên tiếp thu những yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, hòa hợp trong đa dạng, tránh đồng hóa. Mỗi nền văn hóa và truyền thống có những đặc thù tích cực. Điều quan trọng làm thế nào để nhận rõ được chúng. Làm thế nào để tiếp thu một nền văn hóa, các nền văn hóa tồn tại song hành, hòa hợp nhưng không hợp nhất, “hòa nhập nhưng không hòa tan”. III. Tác động của xung đột văn hóa đối với du lịch: Với sự phát triển văn hóa phương Tây, cuộc sống của người phương Đông thay đổi về vật chất cũng như tâm linh. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm thay đổi đạo đức, giá trị tôn giáo, tư tưởng và văn hóa phương Đông. Đặc biệt, chủ nghĩa cá nhân gây khủng hoảng văn hóa và sinh thái trên thế giới. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng văn hóa phương Tây cũng có nhiều mặt tích cực và tiêu cực. 1. Mặt tích cực: Thông tin toàn cầu, giao lưu văn hóa, con người sẽ hiểu lẫn nhau hơn về hệ thống đạo đức, giá trị, lối sống. Đối với ngành du lịch, giao thoa văn hóa đem lại sự đa dạng văn hóa, trao đổi kinh nghiệm, xem trọng các trào lưu tư tưởng và văn 8 hóa của nhau. Từ đó tạo nên được các sản phẩm văn hóa đa dạng và các sản phẩm riêng đặc sắc thu hút du khách tìm tòi, khám phá, giao lưu, học hỏi. Sự trao đổi giao lưu văn hóa còn đòi hỏi đội ngũ lao động phải có hiểu biết sâu, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vừng vàng từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn lao động phục vụ trong ngành du lịch. 2. Mặt tiêu cực: Tuy nhiên khi giao lưu văn hóa trở thành xung đột văn hóa lại đưa đến những tác động tiêu cực cho hoạt động du lịch. Trước hết việc xung đột văn hóa dẫn đến không tiếp nhận các nền văn hóa nước ngoài cũng như văn hóa ngoại lai, làm mất đi sự đa dạng văn hóa. Các sản phẩm văn hóa độc đáo cũng không thể giới thiệu vì không có sự giao lưu văn hóa. Xung đột văn hóa làm nảy sinh vấn đề, triệt tiêu lẫn nhau dẫn đến lượng du khách giảm. Đặc biệt xung đột văn hóa Đông Tây nếu không dàn xếp được sẽ làm mất đi nguồn khách chính trong lượng khách quốc tế tới Việt Nam vì đối tượng khách đến từ các quốc gia phương Tây chiếm phần lớn trong thị phần du lịch quốc tế. 3. Kết luận: Xung đột văn hóa là một trong những yếu tố khách quan có tác động sâu sắc tới hoạt động du lịch. Giải quyết vấn đề xung đột văn hóa cần gắn liền với xu thế phát triển, cái chung, cái riêng, nguyên tắc truyền thống gắn với hiện đại, bản sắc với giao lưu hội nhập và giải quyết đồng bộ cùng với các nhân tố mang tính xung đột khác (nhân tố chủ quan: người làm du lịch, khách du lịch; nhân tố khách quan: kinh tế, chính trị, môi trường) trong du lịch. Để khẳng định và phát triển thì bản thân du lịch cần phải xóa bỏ các rào cản do tính xung đột mang đến. Nếu không 9 giải quyết được các xung đột nói trên nó sẽ làm cản trở, kìm hãm sự phát triển của hoạt động du lịch nói chung và của từng địa phương nói riêng. Khó có thể tránh khỏi sự tương tác, xung đột giữa các nền văn hoá. Một khi không thể ngăn chặn sự ảnh hưởng lẫn nhau, chúng ta nên tiếp thu những yếu tố tích cực và loại bỏ yếu tố tiêu cực, hoà hợp trong đa dạng, tránh đồng hóa. Mỗi nền văn hóa và truyền thống có những đặc thù tích cực. Điều quan trọng làm thế nào để nhận rõ được chúng. Làm thế nào để tiếp thu một nền văn hóa, các nền văn hóa tồn tại song hành, hòa hợp không hợp nhất. Tính xung đột được xem là một trong những nhân tố đứng giữa ranh giới sự tồn tại hay không tồn tại của hoạt động du lịch. Nhận thức rõ bản chất, giải quyết được tính xung đột trong các mối quan hệ của hoạt động phát triển du lịch cũng chính là cách đi tìm sự tồn tại. 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO Từ các trang web: www.vientriethoc.com.vn www.thangtien.de www.saga.vn
Luận văn liên quan