Tìm hiểu các qui trình công nghệ sản xuất thực phẩm được chế biến từ rau quả của Công ty thực phẩm Hà Nội

Thực phẩm đó là những chất cần thiết mà chúng ta có thể nuốt và tiêu hoá được để cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sự nuôi dưỡng và sinh trưởng của cơ thể. Thực phẩm bao gồm rất nhiều loại và tồn tịa dưới nhiều dạng khác nhau như: Nước, sữa, thịt, rau, quả. Thực phẩm cũng có thể bao gồm tát cả các vật thể sống khác nhau hoặc nó là kết quả của sự biến đổi các dạng thực phẩm khác. - Rau quả là thực phẩm rất cần thiết trong ăn uống hàng ngày của con người. Chế độ ăn uống hợp lý cần có tỉ lệ rau và quả thích hợp. - Sau một thời gian học hỏi lý thuyết tại trường chúng em đi thực tế tại Công ty thực phẩm Hà Nội(Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm Hà Nội). Tại đây chúng em đã : tỡm hiểu cỏc qui trỡnh cụng nghệ sản xuất thực phẩm được chế biến từ rau quả của Cụng ty thực phẩm Hà Nội.

doc25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3094 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu các qui trình công nghệ sản xuất thực phẩm được chế biến từ rau quả của Công ty thực phẩm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Thực phẩm đó là những chất cần thiết mà chúng ta có thể nuốt và tiêu hoá được để cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sự nuôi dưỡng và sinh trưởng của cơ thể. Thực phẩm bao gồm rất nhiều loại và tồn tịa dưới nhiều dạng khác nhau như: Nước, sữa, thịt, rau, quả... Thực phẩm cũng có thể bao gồm tát cả các vật thể sống khác nhau hoặc nó là kết quả của sự biến đổi các dạng thực phẩm khác. - Rau quả là thực phẩm rất cần thiết trong ăn uống hàng ngày của con người. Chế độ ăn uống hợp lý cần có tỉ lệ rau và quả thích hợp. - Sau một thời gian học hỏi lý thuyết tại trường chúng em đi thực tế tại Công ty thực phẩm Hà Nội(Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm Hà Nội). Tại đây chúng em đã : tỡm hiểu cỏc qui trỡnh cụng nghệ sản xuất thực phẩm được chế biến từ rau quả của Cụng ty thực phẩm Hà Nội. Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm (Sơ đồ tổ chức xí nghiệp) Tổ kho Kho nguyên liệu Kho thành phẩm Nhân viên Kỹ thuật KCS Tương ớt KCS Dấm KCS Mắm Tổ máy Tổ trưởng Nhân viên Kế toán Kế toán trưởng Kế toán kho Kế toán tài vụ Thủ quỹ Tổ maketing Tổ trưởng Nhân viên Bộ phận sản xuất tương ớt Tổ trưởng Nhân viên Bộ phận xản xuất dấm Tổ trưởng Nhân viên Bộ phận sản xuất mắm Tổ trưởng Nhân viên Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kinh doanh Bán hàng Quầy trưởng Nhân viên Bộ phận sản xuất mắm Tổ trưởng Nhân viên Khái quát chung về công nghệ thực phẩn và công nghệ đồ hộp Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta phát triển mạnh mẽ do vậy đơì sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu ăn, mặc, ở, là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được. Nếu giải quyết tốt các nhu cầu trên là một thành công lớn với các cấp lãnh đạo. Trong đó vấn đề lương thực, thực phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với đời sống con người bởi vì mỗi ngày mỗi người lao động cần cung cấp trung bình là 2100 kcal, nhu cầu này lấy từ 75 g đạm, 30 g chất béo và 40 g chất bột. Theo thống kê thu hoạch của thế giới năm 1976 tổng sản lượng lương thực và thực phẩm đạt được với nhu cầu cần thiết thì 2/3 dân số thế giới thiếu ăn. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hiện đại đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa. 2/3 dân số thế giới hoạt động trong lĩnh vực này, người nông dân lại cần cù chịu khó và thông minh. Trước tình hình đó đòi hỏi con người cần phải phát triển nền nông nghiệp để tăng hiệu suất trồng chọt, cùng với tính kế thừa nền khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay để chế biến và bảo quản nông sản. Nhằm nâng cao chất lượng thực phẩm kéo dài thời gian sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu ăn uống của toàn thế giới. Những nước có nền nông nghiệp phát triển là những nước bảo đảm tốt vấn đề về “an ninh lương thực” bảo đảm cuộc sống ấm no, đủ lượng dinh dưỡng mà còn phát triển đến vấn đề xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm đóng hộp ra thị trường quốc tế. Làm cho nền kinh tế ngày một tăng, giải quyết phần lớn người lao động thất nghiệp. Trước những điều kiện thuận lợi trên cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong nước nói chung và phát triển nghành chế biến lương thực thực phẩm nói riêng. Ngày nay Lương thực thực phẩm đã và đang đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày của nhân dân trong nước và có một số mặt hàng bảo quản và chế biến đò hộp đang chiếm một vị trí quan trọng. Sơ đồ Công nghệ sản xuất tương ớt Kiểm tra Sơ chế, rửa sạch Kiểm tra Nguyên liệu(ớt vàng,ớt đỏ) Tỏi xay nhỏ Phối trộn Xay nhỏ Hấp chín Đường, muối, gia vị Xay nhuyễn lần 2 Kiểm tra Đun ở 100oC Chai nhựa mới Để nguội 60oC Tiệt trùng Đóng chai Đóng chai Kiểm tra Tương ớt thành phẩm Bảo quản B, Thuyết minh quy trình - Nguyên liệu: Nguyên liệu được nhà máy nhập về từ các tỉnh lân cận như: Nghệ Tĩnh, Thái Bình, Gia Lâm, Tứ Lộc... ớt có vị cay, màu đẹp, quả chín đều, thành vỏ quả dày, quả không bị dập nát. Thời gian thu hái tốt nhất là sau 24 giờ. - Kiểm tra: Để có nguyên liệu tốt cho sản xuất ta cần kiểm tra lại và lựa chọn để loại bỏ những quả hỏng dập nát và loại bỏ tạp chất. Những quả hỏng, quả không phù hợp cho sản xuất ta loại bỏ và trả lại nha cung cấp. - Rửa và sơ chế: Là để loại bỏ các tạp chất như cỏ, rác, đá...và để giảm bớt một phần vi sinh vật không tốt có mạt trên nguyên liệu. + Sau khi ớt đã được rửa sạch ta đem sơ chế ngắt bỏ cuống và loại bỏ phần xấu của nguyên liệu. + Sau khi đã rửa sạch và sơ chế ta kiểm tra lại lần nữa để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và những phần không sử dụng. - Hấp chín: Khi ớt đã được rửa sạch và sơ chế ta đưa đi hấp chín. Ta tiến hành như sau: Ta cho ớt đã được rửa sạch cho vào nồi hấp. Ta bổ xung thêm một lượng nước bằng 1/10 lượng nguyên liệu cân được cho vào nồi đun đến sôi. Hấp là quá trình tăng nhiệt độ sẽ làm cho ớt chín, loại bỏ và làm bay hơi những thành phần gây mùi lạ. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao chất nguyên sinh trong tế bào bị đông tụ, màng tế bào bị phá huỷ làm mất tính bán thẩm thấu. Không khí và hơi nước thoát ra ngoài làm cho cấu trúc toàn khối trở lên nén chặt, mềm sẽ giúp cho các quá trình cơ học kế tiếp được dễ dàng. - Xay nhỏ: Sau khi ớt được hấp chín ta lấy ra khỏi nồi hấp và đưa đi xay nhỏ. Lúc này ớt đã được hấp chín và mềm nên xay được dễ dàng hơn. - Phối trộn: Sau khi xay nhỏ ta thu được lượng bột ớt, ta đưa đi cân lượng bột ớt thu được để tính tỉ lệ thành phần gia vị cần bổ xung. Các gia vị cần bổ xung là những thành phần nhằm tạo vị và làm hoàn thiện hơn sản phẩm như: Tỏi, hạt tiêu, muối, đường, chất bảo quản, tinh bột và chất bảo quản. Thành phần gia vị được tính theo công thức cụ thể sau: + Công thức chung tính gia vị: + Đường 10% = + Tỏi 2% = + Muối 4% = +Tinh bột 3% = +Tiêu 0,5% = + Chất bảo quản benzoat natri: 0,2% = + Axit axetic: 1% = - Xay nhuyễn lần 2: Khi đã phối trộn xong các gia vị và các chất phụ gia ta đưa đi xay lại lần 2 cho nguyên liệu thu được thật mịn và không bị vón cục. + Khi đã xay lại lần 2 ta kiểm tra lại đã đạt yêu cầu chưa nếu chứ đạt yêu cầu ta xay lại lần nữa. - Đun: Lượng nguyên liệu đã được xay nhỏ ta có thể thêm một lượng nước nhất định rồi cho vào nồi hai vỏ ta đun. Nhiệt độ đun ở đây là 100oC đun trong thời gian là 15 phút không nên để nhiệt độ quá cao sẽ làm cháy và xảy ra một số biến đổi về phần sinh hoá. Thu được dịch đặc (tương ớt) có độ khô yêu cầu là 18% là được. Trong thời gian đun tương ớt trong nồi hai vỏ phai luôn luôn được khuâý trộn liên tục. Nồi nấu dịch ớt phải được thiết kế có cánh khuấy với tốc độ quay thích hợp không quá nhanh cũng không quá chậm để dịch ớt được đồng đều, không vón cục. + Quá trình đun nóng là nhằm hoàn thiện bán sản phẩm tương ớt, cho các thành phần gia vị được phối trộn đồng đều toàn sản phẩm. Các gia vị được cho vào ở các thời điểm khác nhau như: Khi thời gian đun nóng kết thúc nhiệt độ giảm dần đến khoảng 70-800C thì lúc đó ta cho lượng tinh bột đã tính vào và phải khuấy đều liên tục tránh hiện tượng vón cục. Không nên cho tinh bột ở nhiệt độ quá cao nếu không tương ớt sẽ không tốt về mặt cảm quan. Đồng thời lầm chín sản phẩm và quan trọng hơn hết là loại trừ những vi sinh vật độc hại gây bệnh cho người sử dụng và gây hư hỏng sản phẩm. - Để nguội: Ta cần giảm nhiệt độ của dịch vừa đun vì ở nhiệt độ cao ta không thể đóng vào chai nhựa nếu gặp nhiệt độ cao chai sẽ bị méo chai. Trong thời gian làm nguội ta cho chất bảo quản benzoat natri (đã được tính theo công thức ở trên) để kéo dài thời gian sử dụng. Tương ớt được rót vào chai bằng thiết bị chuyên dùng, tương ớt được rót đầy chai,ghép nắp kín tránh vi sinh vật tiếp xúc gây hỏng sản phẩm. - Dán nhãn: Sau khi ớt đã được đóng lọ ghép nắp kín ta đưa đi dán nhãn. Nhãn dán vào chai phải ghi đầy đủ các thông số qui định về chất lượng thực phẩm, đăng ký chất lượng, nơi sản xuất... Ta có sản phẩm là tương ớt. II.3: Yêu cầu sản phẩm Yêu cầu sản phẩm cuối cùng của sản phẩm tương ớt là: Tương ớt phải có màu đỏ tươi. Cảm quan có vị cay, hơi ngọt và có mùi thơm đặc trưng. - Sản phẩm được dán mác của công ty thực phẩm Hà Nội. Trên mác được ghi đầy đủ ngày sản xuất, hạn sử dụng. Ghi thành phần của sản phẩm. Trọng lượng tịnh: 250 ml Hàm lượng chất khô:18% Đường ³ 8% , Muối 2á3% ; NSX:28/06/2003 HSD:28/06/2004 Công nghệ sản xuất măng dầm dấm Nguyên liệu (măng củ) Kiểm tra Sơ chế, rửa sạch Kiểm tra Thái Lát Thái thỏi Chần Cho gia vị vào lọ Kiểm tra Đóng lọ Tiệt trùng Lọ nhựa mới Rót dịch Ghép nắp Thanh trùng Dán nhãn Bảo ôn Sản phẩm Kiểm tra 1.2. Thuyết minh qui trình . Nguyên liệu: Măng được nhập về từ những tỉnh, thành lân cận như tỉnh Hoà Bình, Lạng Sơn, Thanh Hoá...Măng đưa về phải được chọn lọc kỹ vì trong quá trình vận chuyển bằng các loại phương tiện nên thường bị dập nát và loại bỏ những củ măng bị sâu, hỏng. Măng được dùng cho sản xuất phải không quá già, có màu đẹp, không bị sâu và phù hợp với công nghệ. Măng phải luôn luôn được ngâm ngập vào trong nước không thì măng sẽ bị thâm... -Rửa: Măng đã ngâm ta đưa đi rửa.Quá trình rửa ở đây vừa giúp làm sạch măng loại bỏ nhưng chất cặn bẩn và loại bỏ một phần VSV bám trên nguyên liệu. -Thái lát: Đối với thái măng cũng là công việc hết sức quan trọng nó vừa tăng cảm quan cho sản phẩm, vừa làm cho sản phẩm dễ sử dụng hơn . Măng củ ta thái lát theo chiều dọc của măng dầy khoảng 1cm rồi ta thái thỏi chiều dầy 1cm sao cho chiều dài của măng được thái phải vừa với chiều cao của lọ, măng thái không quá dài khi đóng lọ sẽ rất khó và xấu.Sau đó ta đem cân lượng măng vừa thái thu được để tính lượng dung dịch cho thích hợp với công nghệ. - Chần: Măng vừa thái xong ở bàn thao tác ta mang đi chần quá trình chần. ở đây là để tạo độ mền cho nguyên liệu, giúp bài khí. Chần là quá trình tăng nhiệt độ sẽ làm cho măng chín, loại bỏ và làm bay hơi những thành phần gây mùi lạ. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao chất nguyên sinh trong tế bào bị đông tụ, màng tế bào bị phá huỷ làm mất tính bán thẩm thấu. Không khí và hơi nước thoát ra ngoài làm cho cấu trúc toàn khối trở lên nén chặt, mềm sẽ giúp cho quá trình xếp măng vào lọ được dễ dàng. Măng vừa xong phải được làm lạnh ngay, bằng cách vớt măng vừa chần xong cho vào bể nước lạnh để giảm nhiệt độ của khối măng để măng không bị nhũn, giữ được độ dòn, mềm của măng. Thực hiện quá trình: Lấy một lượng nước bằng lượng măng vừa cân đem đun sôi ta cho măng vào chờ sôi lại rồi vớt ra làm nguội và để ráo. - Cho gia vị: Việc cho gia vị cũng rất quan trọng. Không những nó làm thơm ngon sản phẩm mà nó còn tạo cảm quan tốt cho người tiêu dùng. Gia vị ở đây có 4 nhánh tỏi, 5 miếng ớt, hạt tiêu 5 I 7 hạt, đường, muối, axit axetic. Các chất phụ gia như tỏi, ớt, hạt tiêu nên dùng tươi là tốt nhất vì nó còn nguyên tinh dầu. Mùi hương và các chất vi lượng. Riêng với tỏi và ớt phải chần một phần để bài khí, diệt vi sinh vật. Tỏi chần để loại chất Talanh (lam xanh tỏi) có trong tỏi. Tuy nhiên khi mua những phụ gia trên trái mùa thì giá thành sẽ rất cao không kinh tế nên chúng đêù được mua đúng muà vụ để đạt được hiệu quả kinh tế. Chúng được làm sạch, rửa sạch...và muối trong dịch muối bão hoà khi cần sử dụng ta lấy sử dụng mà vẫn giữ được chất lượng tự nhiên của nó. Gia vị được đưa xuống đáy lọ xếp măng lên trên. -Xếp lọ: Xếp lọ cũng tạo cảm quan cho sản phẩm, Phần đầu miếng măng được thái ta xếp cho xuống dưới và phần đuôi lên trên. Vì khi thái măng không tránh được sai sót có những miếng măng dài hơn lọ do vậy phải xếp đầu măng xuống để đóng nắp dễ dàng hơn. Cũng chính vì vậy mà tạo cho lọ măng được đẹp hơn tạo cảm quan cho người tiêu dùng. Lọ măng củ có chiều cao là: 13 cm Đường kính nắp: 7,5 cm Đường kính đáy: 6,5 cm -Rót dịch : Sau khi măng đã được đóng lọ với đầy đủ các thành phần thì ta rót dịch. Dịch được rót phải nóng nhiệt độ rót dịch thích hợp từ 80I900C. Dịch được đun nóng bằng nồi hai vỏ cho nên lượng dung dịch cung cấp rất đảm bảo. Dịch măng được rót đầy chàn vào lọ. Với nhiệt độ rót dịch cao như vậy thì gần như ta tránh được các loại vi sinh vật tấn công vào sanr phẩm, dịch rót đầy cũng với mục đích như vậy. Dịch măng ở đây gồm có các thành phần sau: Muối, đường, axit axêtic. Thành phần dung dịch được pha và được tính cụ thể như sau: Trong 1000 ml dung dịch : Có 4% muối : Có 10% đường : Axit axetic ( đậm đặc) 1% = Sau khi pha xong ta đun sôi dịch và rót dịch đang sôi vào lọ đã xếp măng và gia vị. - Ghép nắp: Sau khi rót dịch ta phải tiến hành ghép nắp ngay. Nếu chậm ghép nắp thì sản phẩm có thể bị biến màu và có độ nhiễm trùng cao. Đóng nắp cần phải nắp khít và vừa phải nếu chặt quá sẽ bị chờn ren, hỏng nắp ngoài ra nếu nắp không chặt dẫn đến hở và hỏng sản phẩm. Ta dùng tay xoáy nắp và xếp vào giỏ thanh trùng cẩn thận vì trong quá trình thanh trùng xẩy ra quá trình va đập sẽ dẫn đến vỡ lọ. - Thanh trùng: Rỏ thanh trùng cần có đường kính phù hợp với nồi thanh trùng và có các lỗ ở thành và đáy của rỏ để thoát nước nhanh. Đây là quá trình sẽ quyết định cho thời hạn bảo quản và sử dụng sản phẩm, và đánh giá chất lượng của sản phẩm quá trình thanh trùng thích hợp sẽ đem lại cho sản phẩm độ dòn, màu sắc thích hợp, thanh trùng ở nhiệt độ cao nhằm tiêu diệt một số vi sinh vật có hại trong măng. Với mỗi loại xản phẩm có một công thức thanh trùng khác nhau Công thức thanh trùng măng củ: Trong đó:10 phút: Là thời gian nâng nhiệt đến 100o C trong 10 phút. 15 phút: Là thời gian dữ nhiệt ở 100oC trong thời gian 15 phút. 20: Là thời gian hạ nhiệt làm nguội với sản phẩm. Lọ măng vừa được ghép nắp nên nhiệt độ vẫn cao nên khi đưa vào thanh trùng thì nhiệt độ của nước trong nồi thanh trùng phải ở khoảng 600C. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ gây hiện tượng vỡ lọ và gây nguy hiểm. Khi măng cho vào nồi thanh trùng ta từ từ nâng nhiệt lên đến 1000C trong thời gian nâng nhiệt là 10 phút. Khi nhiệt độ đã lên đến 1000C ta giữ nhiệt độ này trong vòng 15 phút. Công nhân vận hành nồi thanh trùng luôn luôn phải theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình thanh trùng. Quá trình thanh trùng này nhiều khi cũng phụ thuộc vào kinh ngiêm của công nhân vận hành thanh trùng. Vì trong quá trình thanh trùng còn có nhiều vấn đề xảy ra trong vận hành. Sau 15 phút giữ nhiệt ở 1000C ta phải giảm nhiệt độ xuống bằng cách khoá van cấp hơi và từ từ cấp nước lạnh vào, xả từ từ nước nóng ra. Chú ý cả hai quá trình này ta cần phải làm song song cùng nhau tránh hiện tượng hạ nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến vỡ lọ và nguy hiểm đến công nhân vận hành. Hạ nhiệt đến khi nhiệt độ trong nồi giảm xuống còn 45 I 500C là ta có thể cho sản phẩm ra. -Dán nhãn: Sau khi sản phẩm thanh trùng xong ta phải bảo ôn trong 15 ngày để cho sản phẩm ổn định. Trong thời gian bảo ôn trong kho phải thường xuyên kiểm tra đảo trộn để loại bỏ những sản phẩm hỏng và không đủ điều kiện xuất ra thị trường. Sản phẩm sau khi được bảo ôn xong ta đưa đi dán nhãn. Trên nhãn sản phẩm phải ghi đầy đủ các thông số cần thiết cho người tiêu dùng hiểu. 3. Yêu cầu sản phẩm. Sản phẩm cuối cùng phải có màu vàng của măng. Cảm quan có vị cay, có mùi thơm đặc trưng cuả măng. Sản phẩm phải được dán mác của công ty thực phẩm Hà Nội Trên mác có ghi các thành phần của sản phẩm gồm có: Măng, ớt, tỏi, tiêu, đường, dấm. Chỉ tiêu đăng ký chất lượng: Hàm lượng chất khô : 12 I14% Axxetic : 0.8 I1% Ngày sản xuất :17/10/2003 Hạn sử dụng : 17/10/2004 Trọng lượng tịnh : 500 g Máy chà I. Công dụng của máy chà a. Chà là quá trình làm nhỏ nguyên liệu mềm thành dạng bột như: chà cà, chà chuối...ngoài ra chà các nguyên liệu khác đã được làm mềm sau khi chà thu được thành phần bã và bột b.Nguyên tắc hoạt động: Nguyên tắc làm việc của máy là tạo cho nguyên liệu một lực ly tâm làm nguyên liệu văng mạnh lên thành thiết bị có đục lỗ cùng với tác dụng đập và chà sát của cánh chà, nguyên liệu được đánh tơi nhỏ, bột lỏng qua lỗ sàng ra ngoài, phần bã đi ra ở phía cuối máy, kích thước lỗ đục trên sàng thay đổi theo yêu cầu làm nhỏ nguyên liệu. c. Cấu tạo. Gồm có các cánh chà được lắp với trục quay, trục quay có bọc một lớp kim loại không rỉ. Cánh chà được nắp với trục bằng nan hoa. Máy chà có thể làm hình côn hoặc hình trụ để vận chuyển nguyên liệu từ đầu đến cuối máy. Nếu cánh chà làm hình trụ thì cánh chà phải lắp nghiêng so với trục thường thì nghiêng 2 – 3 độ. II. Qui trình vận hành máy chà Kiểm tra toàn bộ máy chà các bu lông gối đỡ, trong lồng chà và lưới chà có vật lạ không. Nháy thử động cơ xem máy có bị kẹt không, nếu có thì phải tìm nguyên nhân xử lý. Tráng nước nóng vệ sinh toàn bộ phần trong của thiết bị. Cho máy hoạt động, đổ nguyên liệu vào phễu. Kéo cửa mở để nạp liệu(thiết bị chà liên tục cho nên nguyên liệu phải được đưa liên tục vào phễu liệu). Trước khi hết nguyên liệu thì tắt máy. Mở nắp thiết bị. Tháo lưới chà. - Vệ sinh toàn bộ thiết bị. II. Bảo dưỡng: Vệ sinh toàn bộ trục cũng như lồng chà, máng hứng liệu...sau ca làm việc rửa bằng nước sạch. Khi vệ sinh chú ý giữ gìn không để nước bắn vào hộp điện của động cơ. Hàng tuần tra dầu thực phẩm vào hai phớt đầu trục, mỗi lần chỉ tra vài giọt. Trong khi vệ sinh cần bên trong cần chú ý kiểm tra các bulông trên cánh chà và trục chà bắt chặt nếu nghi ngờ có hiện tượng tự lỏng. Những bulông này nếu tuột ra sẽ gây sự cố phá hỏng máy. Nồi nấu hai vỏ I. Qui trình vận hành. Kiểm tra toàn bộ thùng, vệ sinh nồi nấu. Bơm dịch cần nấu vào nồi (tối đa cách miệng nồi 100 mm). Bật công tawc khởi đông cánh khuấy. Đóng các van nước làm nguội của nồi nấu. Mở van xả nước ngưng. Mở van cấp hơi vào nồi một cách từ từ sao cho đồng hồ áp lực của nồi nấu không bị tăng đột ngột(chú ý áp suất làm việc bằng 1 á 1,5 at). Theo dõi các đồng hồ nhiệt độ. Nấu trong thời gian 15 á 20 phút tính từ khi nhiệt độ trong tủ lên đến 95oC. Sau khi kết thúc quá trình nấu đóng van cấp hơi vào, mở van cho nước vào làm nguội dịch nấu cho tới khi nhiệt độ trong nồi còn lại là 50á55oC. II. Bảo dưỡng sủa chữa. Cần phải vệ sinh sạch sẽ nồi nấu sau khi hấp xong. Kiểm tra van xả ngưng xem có tắc hay không. Hàng tháng cần phải bảo dưỡng động cơ cánh khuấy bằng cách cho dầu vào ổ trục động cơ(tránh rơi rớt vào nồi nấu). Công nghệ sản xuất dấm gạo Gạo Nấu cơm Trộn men ẹ chậu Kiểm tra Vào chum Vào ang 200ml Cồn TP 960C Kiểm tra Ra dấm lít Lọc Kiểm tra Đóng chai Dán nhãn mác Dấm chai thành phẩm Bảo quản Kiểm tra Làm sạch Chai nhựa mới
Luận văn liên quan