Tìm hiểu vể các bước thiết kế công trình thủy lợi và tính toán ứng suất trong đập bê tông

Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nuôi dưỡng sự sống. Nước ta có lượng nước dồi dào nhưng phân bố không đồng đều theo thời gian, phần lớn lượng nước tập trung vào mùa lũ, đồng thời cũng không phân bố đều theo không gian. Các dòng sông đã tạo nên những vùng châu thổ màu mỡ như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, mang lại những vụ mùa bội thu, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế. Song hằng năm, nước ta vẫn chịu nhiều trận lũ, lụt, lốc xoáy, hạn hán xảy ra ở tất cả các khu vực, gây ra thiệt hại về người và của. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu dùng nước cũng gia tăng và yêu cầu cao hơn về chất lượng nước. Mỗi biện pháp thủy lợi có thể sử dụng nguồn nước vào các mục đích khác nhau. Ví dụ: có thể sử dụng nguồn nước để phát điện đồng thời để tưới trong nông nghiệp, có thể sử dụng nguồn nước cung cấp cho thành phố và khu công nghiệp đồng thời cho giao thông thủy, nuôi cá Vì thế lợi dụng tổng hợp nguồn nước, bảo vệ, phát triển bền vững lưu vực là nguyên tắc cơ bản trong việc nghiên cứu khai thác, sử dụng, trị thủy dòng sông. Để ra đời một công trình thủy lợi là quá trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tính toán, phân tích kỹ lưỡng.Tùy vào quy mô công trình mà các bước tiến hành thiết kế có sự khác nhau. Nhiệm vụ, khối lượng công việc trong từng bước thiết kế là những kiến thức cần thiết cho một người kỹ sư thủy lợi, những người đảm nhận trọng trách chủ nhiệm công trình, do vậy cần tìm và hiểu về nội dung này. Trong các loại công trình thủy lợi thì đập ngăn nước tạo thành hồ chứa có vị trí quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy. Các đập xây dựng ở nước ta chủ yếu là đập đất. Trong những năm gần đây, xu thế xây đập bê tông đã và đang phát triển, có thể kể đến một số đập bê tông như: đập Tân Giang (Ninh Thuận) đã hoàn thành năm 2001, đập Lòng Sông (Bình Thuận), đập Định Bình, đập Sơn La đang xây dựng. Loại đập này có ưu điểm là kết cấu và phương pháp thi công đơn giản, độ ổn định cao có thể dùng tràn nước hoặc không tràn nước. Một trong những vần đề trong thiết kế đập bê tông là vấn đề ứng suất trong đập. Tính toán ứng suất trong đập bê tông để kiểm tra khả năng chịu lực của vật liệu, phân vùng đập để định các số hiệu bê tông khác nhau, phù hợp với điều kiện chịu lực từng vùng, bố trí, cấu tạo các bộ phận công trình thích ứng với điều kiện làm việc của chúng. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, tìm hiểu về nội dung các bước thiết kế công trình thủy lợi và tính toán ứng suất trong đập bê tông là hai nhiệm vụ cần đạt được.

doc41 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3911 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu vể các bước thiết kế công trình thủy lợi và tính toán ứng suất trong đập bê tông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Sự cần thiết và mục đích tìm hiểu nội dung các bước thiết kế công trình thủy lợi và tính toán ứng suất trong đập bê tông Nước là nguồn tài nguyên quý giá, nuôi dưỡng sự sống. Nước ta có lượng nước dồi dào nhưng phân bố không đồng đều theo thời gian, phần lớn lượng nước tập trung vào mùa lũ, đồng thời cũng không phân bố đều theo không gian. Các dòng sông đã tạo nên những vùng châu thổ màu mỡ như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, mang lại những vụ mùa bội thu, góp phần to lớn vào phát triển kinh tế. Song hằng năm, nước ta vẫn chịu nhiều trận lũ, lụt, lốc xoáy, hạn hán…xảy ra ở tất cả các khu vực, gây ra thiệt hại về người và của. Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu dùng nước cũng gia tăng và yêu cầu cao hơn về chất lượng nước. Mỗi biện pháp thủy lợi có thể sử dụng nguồn nước vào các mục đích khác nhau. Ví dụ: có thể sử dụng nguồn nước để phát điện đồng thời để tưới trong nông nghiệp, có thể sử dụng nguồn nước cung cấp cho thành phố và khu công nghiệp đồng thời cho giao thông thủy, nuôi cá…Vì thế lợi dụng tổng hợp nguồn nước, bảo vệ, phát triển bền vững lưu vực là nguyên tắc cơ bản trong việc nghiên cứu khai thác, sử dụng, trị thủy dòng sông. Để ra đời một công trình thủy lợi là quá trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tính toán, phân tích kỹ lưỡng.Tùy vào quy mô công trình mà các bước tiến hành thiết kế có sự khác nhau. Nhiệm vụ, khối lượng công việc trong từng bước thiết kế là những kiến thức cần thiết cho một người kỹ sư thủy lợi, những người đảm nhận trọng trách chủ nhiệm công trình, do vậy cần tìm và hiểu về nội dung này. Trong các loại công trình thủy lợi thì đập ngăn nước tạo thành hồ chứa có vị trí quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy. Các đập xây dựng ở nước ta chủ yếu là đập đất. Trong những năm gần đây, xu thế xây đập bê tông đã và đang phát triển, có thể kể đến một số đập bê tông như: đập Tân Giang (Ninh Thuận) đã hoàn thành năm 2001, đập Lòng Sông (Bình Thuận), đập Định Bình, đập Sơn La đang xây dựng. Loại đập này có ưu điểm là kết cấu và phương pháp thi công đơn giản, độ ổn định cao có thể dùng tràn nước hoặc không tràn nước. Một trong những vần đề trong thiết kế đập bê tông là vấn đề ứng suất trong đập. Tính toán ứng suất trong đập bê tông để kiểm tra khả năng chịu lực của vật liệu, phân vùng đập để định các số hiệu bê tông khác nhau, phù hợp với điều kiện chịu lực từng vùng, bố trí, cấu tạo các bộ phận công trình thích ứng với điều kiện làm việc của chúng. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này, tìm hiểu về nội dung các bước thiết kế công trình thủy lợi và tính toán ứng suất trong đập bê tông là hai nhiệm vụ cần đạt được. 2. Nội dung tìm hiểu vể các bước thiết kế công trình thủy lợi và tính toán ứng suất trong đập bê tông a, Các bước thiết kế công trình thủy lợi: Một công trình thủy lợi muốn ra đời phải theo một quy trình chung sau: (1) Quy hoạch (2)Báo cáo đầu tư (3) Lập dự án đầu tư (4) Thiết kế kỹ thuật (5) Thiết kế bản vẽ thi công Mỗi giai đoạn đòi hỏi mức độ chi tiết của tài liệu là khác nhau.Tài liệu nói chung nhất để việc thiết kế có thể tiến hành gồm tài liệu tự nhiên, tài liệu kinh tế - xã hội, tài liệu về dân sinh. Với từng loại tài liệu cần thu thập những số liệu gì? lấy được ở đâu? và xử lý tài liệu đó trong thiết kế ra sao? là nội dung của Phần I: Nội dung các bước thiết kế công trình thủy lợi. Do còn là một sinh viên ít những kiến thức thực tế, với nội dung mang tính tổng quát, thực tế kinh nghiệm cao nên em đã tìm đọc tài liệu, các quy định, hồ sơ thiết kế, để rút ra những điểm chính trong từng nội dung thiết kế. b, Tính toán ứng suất trong đập bê tông: Với một công trình đập bê tông, việc tính toán ứng suất trong thân đập có nhiều phương pháp tính như phương pháp sức bền vật liệu, phương pháp lý thuyết đàn hồi, phương pháp phần tử hữu hạn…Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Nội dung tính toán này em đã dùng chương trình tính toán kết cấu Sap2000 để tính ứng suất. Chương trình này dựa trên cơ sở là phương pháp phần tử hữu hạn. Mặt cắt ngang của đập được chia nhỏ thành các phần tử hình tam giác, tứ giác được nối với nhau ở các nút. Sự làm việc của đập có ảnh hưởng đến nền nên cần xác định phạm vi chịu ảnh hưởng của nền. Bằng việc gán liên kết và các lực vào các phần tử tạo nên mô hình bài toán phẳng để tính ứng suất. Để đảm bảo ổn định cho đập, trong tính toán cần xét với nhiều mặt cắt đập làm việc trong các trường hợp khác nhau như mực nước thượng lưu là mực nước kiểm tra; mực nước thượng lưu là mực nước dâng bình thường, thiết bị chống thấm, thoát nước làm việc bình thường hoặc không bình thường; có động đất; thi công xong, hồ chưa có nước… Nội dung tính toán ứng suất ở Phần II: Tính toán ứng suất trong đập bê tông Cạn Thượng. 3. Kết quả thu hoạch Nội dung các bước thiết kế công trình thủy lợi đưa ra những yêu cầu cho các giai đoạn thiết kế. Sự khác nhau cơ bản giữa các giai đoạn, không nhầm lẫn về nội dung của các giai đoạn, có được cái nhìn tổng quan về vấn đề thiết kế. Kết quả tính toán ứng suất là cơ sở đánh giá, nhận định về tình hình ứng suất trong thân đập bê tông, từ đó có đề xuất những biện pháp kỹ thuật xử lý đảm bảo công trình được ổn định, thực hiện được nhiệm vụ của công trình. Những nội dung được viết trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này là những suy nghĩ, lập luận, tính toán, nhận xét của bản thân người làm báo cáo. Trong báo cáo chắc chắn còn những điểm sai sót, khiếm khuyết em rất mong nhận được những đóng góp của các thầy cô giáo, những người làm thủy lợi để em có thêm những hiểu biết và kinh nghiệm cho bản thân trong việc thiết kế công trình sau này. Phần I: nội dung thiết kế một công trình thủy lợi Một công trình thủy lợi muốn ra đời phải theo một quy trình chung sau: (4) Thiết kế kỹ thuật (3) Lập dự án đầu tư (2)Báo cáo đầu tư (1) Quy hoạch (5) Thiết kế bản vẽ thi công Theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP, ngoài Thiết kế cơ sở nằm trong giai đoạn Lập dự án đầu tư xây dựng, thì giai đoạn thiết kế thường có hai bước: Thiết kế kỹ thuật và Thiết kế bản vẽ thi công hay còn gọi là thiết kế chi tiết. Đối với các dự án nhóm A thì cần lập Báo cáo đầu tư trước khi Lập dự án đầu tư. i. Giai đoạn báo cáo đầu tư I.1. Yêu cầu chung của giai đoạn Báo cáo đầu tư: - Báo cáo đầu tư là một giai đoạn của bước chuẩn bị đầu tư đối với các dự án thuộc nhóm A, nhằm bước đầu nghiên cứu các luận cứ về kinh tế - kỹ thuật – xã hội – môi trường trong vùng có liên quan đến dự án để xem xét sơ bộ về: Sự cần thiết phải đầu tư. Quy mô, tổng mức đầu tư. Sơ bộ xác định tính khả thi của dự án. Dự kiến hình thức đầu tư và biện pháp huy động vốn để đầu tư. - Báo cáo đầu tư xem xét các vấn đề quan trọng nhất, cần thiết nhất về kinh tế – kỹ thuật – xã hội của dự án. Báo cáo đầu tư được thực hiện cần đảm bảo những yêu cầu như: Đúng với đường lối, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. Phù hợp với: Quy hoạch hoặc hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng và lãnh thổ có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch hoặc hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm các lĩnh vực có liên quan sau: Tài nguyên nước của lưu vực. Tài nguyên đất. Tài nguyên rừng. Nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp. Năng lượng. Giao thông vận tải. Nuôi trồng thủy sản. Các ngành liên quan khác. Khai thác và sử dụng tổng hợp, bảo vệ bền vững tài nguyên nước, phòng tránh có hiệu quả lũ lụt và tác hại do nước gây ra. Gắn thủy lợi với giao thông, với xây dựng nông thôn và đô thị. Gắn tài nguyên nước với tài nguyên rừng, tài nguyên đất, khoáng sản, khí hậu, nhu cầu và khả năng phát triển cây trồng và vật nuôi. Đáp ứng nhu cầu bền vững và mỹ quan. Bảo vệ môi trường sinh thái. áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm, các định mức kinh tế, kỹ thuật. Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả nhất. I.2. Thành phần Báo cáo đầu tư bao gồm: Điều tra, khảo sát, thu thập những căn cứ để xác định sơ bộ sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi lập và thực hiện dự án. Thu thập, nghiên cứu và giới thiệu tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch lưu vực sông, các Quy hoạch phát triển ngành có liên quan đến dự án đầu tư. Nghiên cứu và lập Báo cáo đầu tư. Lập hồ sơ Báo cáo đầu tư. I.3. Nội dung và khối lượng chủ yếu: I.3.1. Nội dung và khối lượng điều tra, khảo sát thu thập những căn cứ để xác lập sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi, khó khăn khi lập Báo cáo đầu tư và khi thực hiện dự án. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư Thu thập, nghiên cứu và giới thiệu tóm tắt những nội dung chủ yếu và quan trọng về các chủ trương, chính sách, kế hoạch của Đảng và Nhà nước có liên quan đến dự án. Thu thập, nghiên cứu và giới thiệu tóm tắt những nội dung chủ yếu và quan trọng của các Quy hoạch có liên quan đến dự án. Thu thập, nghiên cứu và liệt kê cụ thể tên các luật, các quy chế, các tiêu chuẩn có liên quan làm căn cứ để lập Báo cáo đầu tư. Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên của vùng dự án và các vùng có liên quan Địa hình, địa mạo: Tài liệu địa hình cần thiết bao gồm các bản đồ, bình đồ địa hình (trong đó có thể hiện các hệ thống mốc, cao độ khống chế mặt bằng, cao độ các điểm đo và định vị tim, tuyến công trình), các mặt cắt dọc, mặt cắt ngang. Trong giai đoạn Lập dự án đầu tư, thường cần sử dụng các bản đồ địa hình khu vực tỷ lệ 1:50 000, 1:25 000 để nghiên cứu tổng thể hoặc cần dùng các bình đồ tỷ lệ 1:10 000, 1:5 000, 1:1000 để nghiên cứu tính toán lòng hồ và các khu tưới; bình đồ tỷ lệ 1:2 000, 1:1 000, 1:500 để bố trí công trình đầu mối công trình. Từ các tài liệu về địa hình, địa mạo, có những đánh giá chung nhất về khu vực thực hiện đầu tư xây dựng công trình. Tùy theo từng dạng, loại công trình mà đánh giá những đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí, quy mô công trình, những thuận lợi, khó khăn về điạ hình, địa mạo của lưu vực thực hiện dự án, nhận định loại công trình sắp thực hiện có phù hợp và đáp ứng được nhu cầu dùng nước hay không. Địa chất, khoáng sản: Tài liệu địa chất cần thiết bao gồm bản đồ địa chất công trình, mặt cắt địa chất công trình, hình trụ hố khoan, hố đào, kết quả thí nghiệm hiện trường về ép nước hoặc sức chịu tải của nền, kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý và lực học của các mẫu đất đá…Các phương pháp khảo sát địa chất thường dùng gồm: mô tả các điểm lộ tự nhiên, đào hố, khoan địa tầng và lấy mẫu, thăm dò địa vật lý bằng từ trường, thí nghiệm hiện trường, thí nghiệm trong phòng, chụp ảnh…Khi khảo sát địa chất cần đặc biệt chú ý đến phân bố và cấu trúc của các tầng đất đá, các hiện tượng uốn nếp, đoạn tầng, khe nứt, tầng phong hóa, các hiện tượng sạt lở, lún, thấm mất nước qua nền. Những đặc điểm về địa chất sẽ ảnh hưởng đến hình thức công trình, đưa ra nhận định nên hay không nên xây dựng công trình tại khu vực đó. Tình hình khoáng sản trong vùng cần thu thập tài liệu về loại khoáng sản, gía trị, sự phân bố, trữ lượng khoáng sản trong vùng. Sử dụng tỷ lệ bản đồ từ 1/100.000 – 1/25.000 tùy theo quy mô của dự án. Địa chất thủy văn, động đất và hoạt động địa động lực hiện đại: Tài liệu địa chất thủy văn bao gồm nước mặt, nước ngầm về tình hình phân bố, trữ lượng nước trong mùa khô, mùa mưa, chất lượng nước, cần chú ý đến phân bố của các tầng đất đá thấm nước mạnh, tầng đất ít thấm, xác định hệ số thấm của các tầng đất đá, sự thay đổi mực nước ngầm, thành phần hóa học của nước ngầm…Các tài liệu này phục vụ cho thiết kế thoát nước hố móng, xử lý chống thấm, chống ăn mòn hóa học vật liệu, cũng như đánh giá tác động của môi trường đến công trình. Trong quá trình khảo sát địa chất, cần tìm hiểu lịch sử vận động địa chất trong vùng thực hiện dự án. Trong vùng đã xảy ra động đất hay chưa, xảy ra khi nào, mức độ thiệt hại do động đất là bao nhiêu…Đây là cơ sở để đánh giá được hình thức, quy mô công trình. Khí tượng, thủy văn công trình, thủy lực hệ thống kênh rạch, sông ngòi: Các tài liệu về khí tượng cần thu thập gồm: nhiệt độ, độ ẩm, mưa, bốc hơi, tốc độ gió, hướng gió, thời gian nắng, các mực nước trên sông, các trận lũ xảy ra trong vùng… Tài liệu thủy văn cần thiết bao gồm các liệt số, bảng biểu, biểu đồ quan trắc và tính toán về lưu lượng, mực nước, lưu tốc, hàm lượng bùn cát… Ngoài các trạm khí tượng, thủy văn cố định, khi cần thiết có thể phải lập các trạm đo đạc tại vị trí tuyến công trình để thu thập thêm các số liệu cần thiết, đồng thời điều tra thu thập các tài liệu về lũ quét, lũ lịch sử, động đất, mực nước kiệt nhất…Với các tài liệu này, tính toán được những tần suất xuất hiện của lũ, hạn hán, tổng lượng nước, đỉnh lũ, lượng bùn cát lắng đọng…Từ đó có những đánh giá sơ bộ về điều kiện khí hậu, thời tiết, khí tượng thủy văn của lưu vực và vùng dự án. Vật liệu xây dựng: Cần xác định phân bố, trữ lượng, tính chất cơ lý và phẩm chất của các loại vật liệu địa phương phục vụ cho xây dựng công trình. Trong nhiều trường hợp, trữ lượng và chất lượng của các loại vật liệu tại chỗ quyết định đến hình thức, kết cấu và giá thành công trình. Thông thường, công tác khảo sát vật liệu địa phương được kết hợp thực hiện trong quá trình khảo sát địa chất công trình. Điều tra, thu thập tài liệu về tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến dự án Tài nguyên đất và thổ nhưỡng: Sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 – 1/25.000 tùy theo quy mô của dự án, thu thập bản đồ tài nguyên đất và thổ nhưỡng của vùng dự án. Đánh giá sơ bộ hiện trạng sử dụng đất trong vùng dự án. Phương hướng quy hoạch sử dụng và phát triển đất của vùng. Tài nguyên rừng: Thu thập tài liệu và bản đồ tài nguyên rừng tỷ lệ từ 1/100.000 – 1/25.000 tùy theo quy mô của dự án. Trong vùng có diện tích rừng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích vùng, rừng nguyên sinh hay rừng tái sinh, hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng ra sao…Từ đó có những đánh giá sơ bộ và phương hướng quy hoạch phát triển tài nguyên rừng trong lưu vực có liên quan đến dự án. Tài nguyên nước: Đánh giá sơ bộ hiện trạng tài nguyên nước trong vùng dự án trên các phương diện: phát triển, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước. Nghiên cứu để đề ra hoặc rà xoát lại (nếu đã có) phương hướng phát triển, bảo vệ và khai thác tài nguyên nước trong vùng dự án với yêu cầu gắn nước với đất, rừng, cây trồng và vật nuôi. Gắn thủy lợi với xây dựng nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề nước thải trong vùng dự án, nước thải công nghiệp, làng nghề… Hiện trạng thủy lợi trong vùng dự án: Trong vùng đã có những công trình thủy lợi thì cần tóm tắt nhiệm vụ, quy mô, năng lực thiết kế của các công trình đã xây dựng. Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu và đánh giá sơ bộ hiện trạng của dự án về các mặt: chất lượng, mức độ an toàn, bền vững của công trình, năng lực và hiệu qủa của công trình. Nghiên cứu đề xuất có cần thiết phải xây dựng thêm công trình nữa hay không. Điều tra, thu thập số liệu và nghiên cứu về dân sinh – kinh tế – xã hội – môi trường của vùng dự án và các vùng có liên quan đến dự án. Dân số và xã hội: Điều tra và đánh giá sơ bộ về thực trạng dân số và xã hội trong vùng dự án và các vùng có liên quan về các mặt như: số dân, tỷ lệ tăng dân số, mật độ dân cư, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, ngành nghề, trình độ học vấn, trình độ sản xuất… Nghiên cứu về định hướng kế hoạch phát triển dân số và xã hội trong vùng dự án và các vùng có liên quan Nông nghiệp và nông thôn: Khảo sát và đánh giá sơ bộ về hiện trạng nông nghiệp và nông thôn về các mặt: cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, mức độ sử dụng nước, mùa vụ… Tóm tắt phương hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong vùng dự án và các vùng có liên quan. Công nghiệp: Thu thập và đánh giá sơ bộ về hiện trạng công nghiệp: trong vùng có những ngành công nghiệp nào, trình độ kỹ thuật cao hay thấp, sử dụng nguyên liệu ở đâu, mức độ dùng nước bao nhiêu, nước thải công nghiệp đã được xử lý hay chưa…Đánh giá phương hướng phát triển công nghiệp trong vùng và các vùng có liên quan đến dự án. Giao thông và vận tải: Tình hình giao thông vận tải gồm các mặt như hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ; chất lượng đường giao thông; hệ thống giao thông thủy; lưu lượng qua lại trên các loại hình giao thông…Đánh giá phương hướng phát triển giao thông vận tải trong vùng dự án và các vùng có liên quan. Năng lượng: Điều tra và đánh giá khái quát về tình hình hệ thống năng lượng, trình độ sử dụng năng lượng của vùng dự án. Đánh giá phương hướng phát triển hệ thống năng lượng vùng dự án và các vùng có liên quan. Cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp: Điều tra, khảo sát về tình hình cung cấp nước trong vùng cho sinh hoạt của người dân, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, quan tâm đến vấn đề nguồn nước lấy ở đâu, chất lượng nước như thế nào, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các thiết bị cung cấp nước, mức độ sử dụng nước theo các mùa trong năm như thế nào…Tóm tắt phương hướng phát triển hệ thống cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp trong vùng dự án. Điều kiện vệ sinh, sức khỏe cộng đồng: Xem xét vấn đề vệ sinh môi trường, sức khỏe của người dân trong vùng trên các mặt: có thường xảy ra các dịch bệnh không, đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân từ nước, ý thức về bảo vệ sức khỏe của người dân, hệ thống trạm y tế chăm sóc sức khỏe như thế nào…Từ đó dánh giá khái quát tình hình vệ sinh, sức khỏe cộng đồng trong vùng dự án. Môi trường sinh thái: Khảo sát về tình hình môi trường, sinh thái, hệ động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên… trong vùng dự án. Tình hình lũ lụt, úng ngập, chua phèn, cạn kiệt trong vùng dự án. Các lĩnh vực khác có liên quan đến dự án. Tổng nhu cầu dùng nước và tổng cân bằng nước cho dự án. Tính toán sơ bộ tổng nhu cầu nước cho các ngành trong vùng dự án và các vùng có liên quan theo các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Tính toán sơ bộ tổng cân bằng nước cho vùng dự án và các vùng có liên quan. Phân tích và đánh giá sự cần thiết phải đầu tư. Đánh giá sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về an ninh quốc phòng và các mặt khác. Những thuận lợi, khó khăn khi lập Báo cáo đầu tư và khi thực hiện dự án. Khảo sát, điều tra, phân tích cụ thể những thuận lợi, khó khăn khi lập Báo cáo đầu tư và thực hiện đầu tư về các mặt: kỹ thuật, kinh tế – xã hội, các mặt khác có liên quan. I.3.2. Nghiên cứu quy hoạch tài nguyên nước của lưu vực có liên quan đến dự án. Tùy theo yêu cầu của dự án, cần thu thập, nghiên cứu và trình bày tóm tắt những nét cơ bản của quy hoạch chuyên ngành tương ứng về tài nguyên nước sau đây: Quy hoạch thủy nông và cải tạo đất. Quy hoạch cấp thoát nước cho dân sinh, công nghiệp. Quy hoạch thủy điện. Quy hoạch giao thông thủy. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Quy hoạch an dưỡng, du lịch, giải trí. Quy hoạch phòng tránh lũ lụt, quy hoạch đê điều. Quy hoạch phòng tránh nước biển dâng. Quy hoạch phòng tránh bồi xói bờ và lòng dẫn. Quy hoạch phòng tránh cạn kiệt nguồn nước. Quy hoạch lưu vực sông. Trong trường hợp không có quy hoạch thì phải có phương hướng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. I.3.3. Nội dung và khối lượng nghiên cứu và tính toán phục vụ cho thiết kế. Mục tiêu, nhiệm vụ và quy mô dự án Mục tiêu của dự án: Đề ra mục tiêu về thủy lợi của dự án nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội vùng dự án và các vùng có liên quan. Nhiệm vụ và quy mô của dự án: Dự kiến nhiệm vụ, quy mô và công suất hợp lý của dự án, trong khuôn khổ khung phân định của quy hoạch. Lựa chọn biện pháp công trình, địa điểm xây dựng công trình chính và nhu cầu diện tích sử dụng đất Biện pháp công trình: Phân tích để lựa chọn biện pháp công trình đạt yêu cầu khả thi trong khuôn khổ kết luận của quy hoạch tài nguyên nước của lưu vực. Số biện pháp công trình cần nghiên cứu không ít hơn 2. Trong trường hợp biện pháp công trình đề xuất khác với kết luận của Quy hoạch thì cần phải đưa ra các luận cứ kinh tế kỹ thuật. Địa điểm xây dựng công trình: Công trình đầu mối: Phân tích, lựa chọn vùng tuyến hợp lý của công trình đầu mối. Số lượng vùng tuyến cần được xem xét không ít hơn 2. Đường dẫn chính: Phân tích, lựa c
Luận văn liên quan