Tìm hiểu về các cam kết WTO+

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc. Việc trở thành thành viên của WTO đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển; đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với các doanh nghiệp, đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân ta để vượt qua.

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3648 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về các cam kết WTO+, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới, nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới, đang có những biến đổi nhanh và sâu sắc. Việc trở thành thành viên của WTO đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra những cơ hội lớn để đất nước ta phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn, sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển; đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với các doanh nghiệp, đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân ta để vượt qua. Tuy nhiên để có thể gia nhập vào tổ chức WTO, Việt Nam đã trải qua không ít khó khăn. Đặc biệt với các cam kết “WTO +”. Do đó, tìm hiểu về các cam kết “WTO +” này là rất quan trọng. NỘI DUNG Cam kết “WTO +” Khái niệm Đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam gồm 6 giai đoạn(1). Trong đó, giai đoạn khó khăn nhất và tốn nhiều thời gian nhất là giai đoạn đàm phán song phương. Đàm phán song phương là đàm phán về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ với từng thành viên quan tâm, nhằm giải quyết các quyền lợi thương mại riêng. Điều bất trắc trong việc mong muốn đạt được mục tiêu cuối cùng trở thành thành viên WTO có thể làm tăng khả năng dễ bị tổn thương trước những đòi hỏi Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. Tr 279-283 nhân nhượng cao hơn những gì hiện hữu trong WTO, thường được gọi là “WTO +”. Tức là ngoài các quy định trong WTO, Việt Nam còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác, chẳng hạn như sở hữu trí tuệ… Đặc điểm của “WTO +” Không có sự ủng hộ của các thành viên WTO có vai trò then chốt, chẳng nước xin gia nhập nào có thể được chuẩn y. Bản chất tiến trình gia nhập WTO là không công bằng. Chẳng những một quốc gia muốn trở thành thành viên phải tuân thủ tất cả các luật lệ của WTO, mà từng quốc gia thành viên còn được phép đòi hỏi nước xin gia nhập phải có thêm “WTO +” để đổi lại sẽ ủng hộ nước xin gia nhập. Không thiếu những chuyện các thành viên WTO đưa ra những yêu sách quá đáng đối với các nước đang phát triển xin gia nhập WTO, chẳng chút bận tâm đến những ưu tiên phát triển của các nước đó. Những điều kiện do các nước giàu đặt ra bao gồm mở cửa nhanh chóng cho các nhà đầu tư quốc tế thâm nhập các lĩnh vực dịch vụ và chế tạo, bỏ hàng rào nhập khẩu, thậm chí còn bán nông phẩm phá giá. Trở ngại lớn nhất mà các nước chịu “WTO +” phải đối mặt trong quá trình đàm phán gia nhập WTO là việc phải chịu sức ép đưa ra các cam kết vượt quá khả năng đáp ứng của mình và cao hơn so với các nước thành viên hiện tại của tổ chức này. Đây dường như đã trở thành “hội chứng WTO +” mà người tạo ra chính là các nước phát triển trong WTO nhằm o ép các nước đang phát triển mở cửa hoàn toàn thị trường vì mục tiêu “thương mại hoá toàn cầu” của họ. Liệu một nước có được hay không được vào WTO và với tiến độ thế nào phần lớn được quyết định bởi những ưu tiên và tham vọng của các thành viên cũ. Việc gia nhập của một số nước bị chặn lại vì những vấn đề chính trị, một số nước khác được thuận lợi hơn nhờ tư cách cựu thuộc địa và nhờ những liên minh chính trị. WTO liên tục từ chối tư cách quan sát viên của Iran và Syria bởi sự phản đối của Hoa Kỳ, trong lúc đó Irắc được quy chế này ngay cả khi một chính phủ có chủ quyền vẫn chưa ra đời. Phương thức “gia nhập bằng đàm phán” đặt nước xin gia nhập vào thế bất lợi là. Có rất nhiều lí do cho đặc điểm này: - Đàm phán gia nhập là đàm phán một chiều. Mọi thành viên đều có quyền đòi hỏi trong khi nước xin gia nhập không có quyền đó, chỉ hoặc là chấp nhận, hoặc là kiên trì thuyết phục các thành viên giảm bớt yêu cầu. Kiểu đàm phán này dẫn đến 2 hệ quả: Một là, quá trình đàm phán thường bị kéo dài. Hai là, nước xin gia nhập nhiều khi phải chấp nhận WTO +. - Đàm phán một chiều còn làm nảy sinh xu thế ép nước gia nhập sau phải cam kết ít nhất là bằng, trong nhiều trường hợp là sâu và rộng hơn nước gia nhập trước. Tiêu chuẩn gia nhập, vì vậy, được nâng dần. - Trong một số trường hợp, đàm phán có thể bị ảnh hưởng bởi các toan tính chính trị hoặc phi thương mại khác khiến nước xin gia nhập rất khó định hướng hoặc xử lý. - Các cam kết "WTO +” có thể đã làm một số thành viên mới gia nhập sau năm 1995 gặp khó khăn trong việc thực thi cam kết. Xuất phát từ đây, để “chắc ăn”, một số thành viên không chỉ yêu cầu đưa ra cam kết mà còn muốn thấy cam kết đó đã được thực thi trên thực tế, từ trước ngày gia nhập vào WTO. Hậu quả của cam kết “WTO +” Một là các nước mới được kết nạp gần đây không mặc cả được nhiều trong các vòng đàm phán, bởi họ đã nhân nhượng hết mức trước khi tham gia. Các nước quá độ luôn vấp phải nhiều đòi hỏi hơn các nước đang phát triển khác. Hai là nước xin gia nhập bao giờ cũng ở vào một vị trí rất bất lợi trong quá trình đàm phán Ba là tiềm ẩn hậu quả cho người nghèo Nếu được chấp nhận, những nhượng bộ đó sẽ có khả năng gây hậu quả tai hại cho việc bảo vệ sinh kế của những người nghèo nhất ở các nước phải chịu “WTO +”. Tăng trưởng kinh tế mang lại ít lợi ích hơn cho các khu vực nghèo, đồng thời có thể kéo theo việc tái cơ cấu kinh tế, gây mất sinh kế trên quy mô đáng lo ngại. Cam kết “WTO +” của một số quốc gia Việt Nam Trong lĩnh vực nông nghiệp Dưới sức ép mạnh mẽ của các thành viên Ban Công tác, Việt Nam đề xuất cam kết chung về thuế nông nghiệp ở mức trần thuế bình quân là 21%. Tuy nhiên các nước láng giềng ASEAN là Thái Lan và Philipin, thành viên Ban Công tác về việc gia nhập của Việt Nam, được áp dụng mức thuế nông nghiệp cao hơn Việt Nam, cụ thể là Thái Lan 36% và Philipin 34%. Nêpan, một nước kém phát triển hoàn thành đàm phán gia nhập năm 2003, cũng được áp dụng mức thuế nông nghiệp bình quân là 42%. Một số thành viên Ban Công tác (dẫn đầu là Ôtxtrâylia và Niu Dilân, đại diện cho nhóm Cairns, cùng với Hoa Kỳ) gây sức ép để buộc Việt Nam hủy bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp khi được kết nạp vào WTO. Theo Trung tâm vì Tiến bộ Nông thôn, Việt Nam chỉ cấp khoảng 1.103 tỷ VND (73,5 triệu USD) mỗi năm cho trợ cấp xuất khẩu trong thời kỳ 1999-2001. Con số này thật không đáng kể bên cạnh con số 6-7 tỷ USD mà các nước giàu trợ cấp xuất khẩu và cấp tín dụng xuất khẩu ưu đãi (1). Cam kết về thuế xuất khẩu Việt Nam đã cam kết ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4%, thực hiện dần trung bình trong 5 - 7 năm. Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng thuế có suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may (giảm 63.2%), cá và sản phẩm cá (giảm 38.4%), gỗ và giấy (giảm 32.8%), máy móc và thiết bị điện - điện tử (giảm 23.5%)(2). Thực chất đây là những ngành hang được bảo hộ rất cao. Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp nhất. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia mội số ngành. Ngành mà Việt Nam cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Việt Nam cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam được quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 - 60%, lá (1) “Tác động của việc Loại bỏ Trợ cấp Xuất khẩu của EU”, S. Leetmaa, Vụ nghiên cứu kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 2001 (2) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, Tr.284 thuốc lá 30%, muối ăn 30%) thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Sở hữu trí tuệ Tại chương II của Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ-Việt Nam, Mỹ yêu cầu thêm một số nghĩa vụ không nằm trong Hiệp định TRIPs của WTO là: thời lượng bảo vệ quyền tác giả dài hơn; mở rộng việc bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá đến nhãn hiệu chứng nhận; có nghĩa vụ cung cấp hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; có nghĩa vụ bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá; bảo vệ các dữ liệu trắc nghiệm lâm sang cho dược phẩm ít nhất là năm năm, dẫn đến tăng giá thuốc men Các biện pháp tự vệ Các điều khoản tự vệ nói ở đây là cam kết “WTO +” trong Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam (BTA). BTA cho phép các bên áp dụng các biện pháp Tự vệ chống lại hàng nhập khẩu của bên này hoặc bên kia trong các trường hợp “rối loạn thị trường”. Bằng chứng trưng ra thấp hơn nhiều so với yêu cầu của Hiệp định WTO về tự vệ: “Rối loạn thị trường xảy ra trong một công nghiệp nội địa khi việc nhập khẩu một sản phẩm, tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh với một sản phẩm của công nghiệp nội địa, đang tăng nhanh, một cách tuyệt đối hay tương đối, tới mức là nguyên nhân đáng kể của tổn hại vật chất, hoặc đe dọa gây nên tổn hại đó, cho công nghiệp nội địa ấy.”(1). Theo những điều khoản của Hiệp định, trừ phi có một giải pháp khác được hai bên chấp nhận trong quá trình tham vấn, bên nhập khẩu có thể áp đặt hạn chế (1)Điều 6, BTA, 2001 vế số lượng, biện pháp thuế quan, hoặc bất cứ hạn chế hoặc biện pháp nào khác thấy là cần thiết để ngăn chặn hoặc chỉnh đốn lại nguy cơ hoặc những đảo lộn thị trường thực sự đã diễn ra. Dịch vụ Việt Nam đã đồng ý cho các công ty quốc tế tham gia vào 110 tiểu ngành dịch vụ, bao gồm nhiều ngành dịch vụ quan trọng như: viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, phân phối(1). Trong khi đó, Trung Quốc đồng ý cho tiếp cận 85 tiểu ngành, Thái Lan 74 và Philippines 50(2). Trung Quốc   Cam kết của Trung Quốc trong WTO bao gồm 10 ngành dịch vụ với gần 90 phân ngành dịch vụ bao gồm hầu hết các dịch vụ quan trọng như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, giao thông vận tải, các dịch vụ chuyên ngành như kế toán, kiểm toán, thiết kế kỹ thuật, kiến trúc..v.v. Nhiều lĩnh vực dịch vụ có cam kết tự do hoá đầy đủ sau khoảng thời gian từ 5 đến 8 năm. Cam kết của Trung Quốc có chỉ số 57,4% cao hơn mức cam kết của các nước đang phát triển (38,6%) và thậm chí cao hơn cả những nước có thu nhập cao (47,3%). Đánh giá mức độ cam kết trong từng lĩnh vực, rất nhiều lĩnh vực có mức cam kết đầy đủ, kể cả các loại dịch vụ nhạnh cảm hoặc nhiều lợi ích như dịch vụ phân phối, bảo hiểm, ngân hàng. Trung Quốc sẵn sàng loại bỏ các hạn chế về cấp phép, về phạm vi địa lý, về quy mô hoạt động. Cho đến thời điểm Trung Quốc là thành viên của WTO “Nội tình Thương mại Hoa Kỳ”, www.insidetrade.com, 25 tháng Sáu 2004. “Trả giá Gia nhập WTO: Đánh giá So sánh các Cam kết trong Lĩnh vực Dịch vụ của các Thành viên WTO và Các nước Đang xin làm Thành viên”, Grynberg, Ognivtsev và Razzaque, Tài liệu Thảo luận của EAD, 2002.) (2001), chưa có một thành viên nào của WTO có mức cam kết cao như vậy. Như vế số lượng, biện pháp thuế quan, hoặc bất cứ hạn chế hoặc biện pháp nào khác Việt Nam, Trung Quốc bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 15 năm kể từ ngày gia nhập, như thế là cho đến năm 2016. Quy định này gây khó khăn cho Trung Quốc trong các vụ kiện chống phá giá bởi vì rất dễ chứng minh hiện tượng bán phá giá và áp dụng thuế chống phá giá đối với nước có nền kinh tế phi thị trường hơn là nước có nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Trung Quốc cũng phải cam kết hạ thuế quan cam kết xuống 9% cho hàng nhập khẩu vào năm 2006, thấp hơn rất nhiều mức yêu cầu cho các nước đang phát triển ở WTO. Campuchia Campuchia là một trong hai nước kém phát triển đầu tiên (Campuchia và Nepal) được kết nạp kể từ khi WTO ra đời. Tuy nhiên, Campuchia vẫn phải chịu những cam kết vô cùng hà khắc. Đầu tiên, Campuchia buộc phải chấp nhận không được sản xuất hay nhập thuốc rẻ tiền điều trị bệnh AIDS vì vi phạm bản quyền do các hãng dược phẩm lớn nắm giữ, cho dù ngay trước Hội nghị Cancun, WTO đã đạt được thỏa thuận cho phép các nước nghèo nhất sản xuất hay nhập thuốc điều trị rẻ tiền. Trong quá trình đàm phán, Campuchia cũng có nhắc tới Tuyên bố Doha cho phép các nước LDC được hoãn thực hiện bản quyền dược phẩm đến năm 2016, nhưng bị phản đối. Các thành viên WTO đã ép Campuchia phải nhượng bộ vượt xa những cam kết của các thành viên là nước kém phát triển. Mặc dù 80% số dân Campuchia được sử dụng trong khu vực nông nghiệp, nước này phải đồng ý bảo hộ bằng thuế quan cho lĩnh vực nông nghiệp dễ bị tổn thương ít hơn (mức thuế tối đa là 60%) của Hoa Kỳ, EU và Canađa(1). Thuế nông nghiệp cao nhất của EU là 252%; Hoa Kỳ và Canada lần lượt là 121% và 120%(1) Campuchia bị buộc phải cam kết đưa ra mức thuế cao nhất cho hàng nông sản nhập khẩu là 60%. Trong khi đó mức thuế tương tự ở Mỹ hiện là 121%, ở Canada là 120% và lên đến 252% ở EU. Trung bình thuế của Campuchia sẽ ở mức 18,4%, tức là gấp hơn 18 lần thuế Mỹ đánh vào các sản phẩm của EU (trên dưới 1%). Hầu hết các dòng thuế nằm trong khoảng 0-40%, cao hơn đối với một số loại rượu (60%) và thuốc lá (50%). Nước này cũng không được sử dụng hạn ngạch. Trợ cấp xuất khẩu ở mức 0% đối với mọi mặt hàng nông sản. Với những loại thuế khác và phụ thu, Campuchia phải bảo đảm tôn trọng các điều khoản của WTO kể từ ngày được kết nạp và sẽ đưa xuống mức bằng 0%. KẾT LUẬN Bản chất tiến trình gia nhập WTO là không công bằng. Một nước muốn gia nhập WTO phải tuân thủ không chỉ luật lệ của WTO mà phải nhượng bộ các yêu cầu riêng của các thành viên riêng lẻ. Nếu không có sự đồng ý của các thành viên chủ chốt thì khó lòng gia nhập WTO. Hai nhà phân tích thương mại Grynberg và Joy viết: “Các quan chức WTO thích nói hệ thống thương mại đa phương là một hệ thống dựa vào luật lệ. Thế nhưng quá trình gia nhập không có luật lệ, trừ tiền lệ và quyền lực” (2). “Sau Cancun”, Báo Tuổi trẻ Online Campuchia gia nhập WTO: Luật rừng áp đặt lên một trong những nước nghèo nhất thế giới như thế nào, Oxfam Quốc tế, tháng Tám 2003. Luật lệ dàn dựng và tiêu chuẩn kép, Oxfam Quốc tế, 2002 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008. Walter Goode, Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Mutrap II, 2005. Báo cáo của Oxfam, “Gia nhập WTO? Liệu Việt Nam có giành được những điều kiện có lợi cho phát triển?” Website
Luận văn liên quan