Tìm hiểu về rào cản Kỹ thuật của EU với Việt Nam

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) là một loại hàng rào phi thuế quan, được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước song có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với các định chế của Hiệp định TBT.

docx37 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6770 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu về rào cản Kỹ thuật của EU với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC  1   I. RÀO CẢN KỸ THUẬT  3   1. Khái niệm về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT  3   2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).  3   a. Mục đích của Hiệp định TBT  3   b. Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT  4   c. Hiệp định hàng rào kỹ thuật được thể hiện dưới các hình thức như sau:  5   II. CÁC HÌNH THỨC RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI  6   1. Các qui định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và thủ tục xác định sự phù hợp  6   2. Kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary - SPS)  7   3. Thủ tục về đóng gói sản phẩm:  9   4. Yêu cầu về dán nhãn sinh thái:  9   5. Các yêu cầu về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm (PPMs):  10   6. Các yêu cầu của người tiêu dùng:  11   III. RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU VỚI VIỆT NAM  12   1. Tổng quan về cơ cấu, tỷ trọng và thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2009  12   1.1-  Kim ngạch  12   1.2. Nhận diện về rào cản kỹ thuật của EU có ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu của Việt nam.  13   2. Rào cản kỹ thuật của EU với Việt Nam  13   2.1. Các rào cản kỹ thuật chính áp dụng cho các mặt hàng Công nghiệp  14   (1) Các loại rào cản quan thuế và phi quan thuế  14   (2) Các loại rào cản “cứng” và “mềm”  14   (3) Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ  14   (4) Rào cản “vô hình”  14   2.1-         Các rào cản kỹ thuật chính áp dụng cho các mặt hàng Công nghiệp  15   Một số rào cản cụ thể đối với mặt hàng công nghiệp  15   2.1.1- REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals  15   2.1.2- RoHS / WEEE  16   2.1.3- FLEGT(Forest Law Enforcement, Governance and Trade)  16   2.1.3- Chính sách đầu tư (Comprehensive Investment Policy)  16   2.1.4- Luật hải quan mới  17   Một số rào đối với một số mặt hàng công nghiệp  17   (i)   Mặt hàng xe đạp  17   (ii)   Nhóm hàng giấy dép, dệt- may mặc  18   (iii)   Một số nhóm hàng khác  19   2.2. Rào cản áp dụng đối với các mặt hàng nông nghiệp  19   a) Các loại rào cản “hữu hình” đang được EU áp dụng gồm  19   b) Các loại rào cản “vô hình”  21   Rào cản áp dụng riêng đối với từng loại sản phẩm cụ thể khác nhau  21   2.2.1- Gạo  21   2.2.2-Nhóm sản phẩm động vật và sản phẩm thịt  22   2.2.3- Gia cầm và sản phẩm gia cầm  23   2.2.4- Rau và hoa tươi (thuộc nhóm mã số HS 0601, 0602, 0603 và 0604)  23   2.2.5- Mặt hàng cà phê  24   2.3. Rào cản áp dụng đối với thủy sản  24   2.3.1. Rào cản chung  25   2.3.2. Một số rào cản cụ thể mới  25   IV. KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIỆT NAM  27   1, Nguyên nhân gây nên tranh chấp thương mại đối với Việt Nam  27   2. Khó khăn đối với Việt Nam  27   V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN  30   1. Định hướng từ phía doanh nghiệp  30   2. Định hướng từ phía Nhà nước  33   TÀI LIỆU THAM KHẢO  36   I. RÀO CẢN KỸ THUẬT 1. Khái niệm về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) là một loại hàng rào phi thuế quan, được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Hàng rào này liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa... Chúng là các rào cản hợp lý và hợp pháp, cần được duy trì. Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, còn có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, giữa hàng hóa trong nước hoặc nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật (hay rào cản kỹ thuật) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng trong nước, lợi ích quốc gia, bảo hộ sản xuất trong nước song có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế do việc đưa ra những quy định quá mức cần thiết hoặc không phù hợp với các định chế của Hiệp định TBT. 2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Được viết tắt là TBT (The WTO Agreement on Technical Barriers to Trade). Hiệp định này được các quốc gia thành viên của WTO thông qua và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục. a. Mục đích của Hiệp định TBT Thúc đẩy thương mại, khuyến khích các nước thành viên tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn của các nước thành viên hài hòa càng nhiều càng tốt với tiêu chuẩn quốc tế; Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua hoạt động tiêu chuẩn hóa. Đảm bảo các biện pháp quản lý kỹ thuật các nước đề ra nhưng không cản trở thương mại quá mức cần thiết. Không ngăn cản các nước thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình để bảo vệ sức khỏe, an toàn cuộc sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường, chống gian lận thương mại, bảo đảm an ninh quốc gia. Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuậttrong Thương mại (TBT) nhằm đảm bảo cho các văn bản pháp quy kỹ thuật, cáctiêu chuẩn, các thủ tục kiểm nghiệm và chứng nhận không tạo nên những vật chướng ngại không cần thiết. Hiệp định thừa nhận quyền của các nước chấp nhận các tiêu chuẩn mà họ cân nhắc sự phù hợp đối với cuộc sống hoặcsức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ môi trường hoặc đáp ứngnhững mối quan tâm khác của người tiêu dùng. Các thành viên không bị ngăn cảnviệc thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo các tiêu chuẩn của mình được đáp ứng. Nhằm ngăn chận sự đa dạng quá mức, Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong những lĩnh vực phù hợp mà không dẫn đến đòi hỏi phải thay đổi mức độ bảo hộ của nước đó. Hiệp định đưa ra một quy chế thựchành về thủ tục xây dựng, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn do các cơ quanchính phủ trung ương ban hành. Nó cũng bao gồm các điều khoản mô tả cách thứccác cơ quan nhà nước địa phương và tổ chức phi chính phủ áp dụng các văn bảnpháp quy kỹ thuật do họ ban hành – thường là theo cùng các nguyên tắc áp dụngđối với các cơ quan chính phủ trung ương. Hiệp định nói đến các thủ tục được sử dụng để quyết định xem một sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn quốc giacó được sự công bằng và đúng đắn không. Nó ngăn cản các phương pháp để cho cáchàng hóa sản xuất trong nước có một sự ưu đãi không công bằng. Hiệp định cũngkhuyến khích các nước thừa nhận lẫn nhau các phương pháp kiểm nghiệm. Bằng cáchđó, một sản phẩm có thể được đánh giá xem có đáp ứng được các tiêu chuẩn củanước nhập khẩu hay không thông qua việc kiểm tra ở nước sản xuất ra sản phẩm đó. Các nhà sản xuất và xuất khẩu cầnbiết những tiêu chuẩn mới nhất ở các thị trường triển vọng. Để giúp đảm bảo cóđược thông tin này thuận tiện hữu dụng, tất cả các chính phủ thành viên của WTO được yêu cầu phải thành lập các điểm hỏi đáp quốc gia b. Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT Không phân biệt đối xử hoặc không công bằng giữa các quốc gia thành viên với nhau, các quốc gia khác với bản thân quốc gia đó. Không  cản trở quá mức cần thiết đối với thương mại quốc tế. Minh bạch hóa trong việc xây dựng và áp dụng các văn bản tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp bằng các hình thức thông báo công khai và đảm bảo một thời gian thích hợp trước khi có hiệu lực. Tính bình đẳng, tính minh bạch trong thực thi Hiệp định TBT không cho phép sự chiếu cố đối với trình độ kỹ thuật hoặc khả năng tài chính của bất kỳ quốc gia thành viên nào, đồng thời hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng không hẳn là bùa hộ mệnh đối với các nước phát triển. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại luôn được hiểu đầy đủ là phương án phòng vệ chính đáng của mỗi quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, phù hợp lợi ích quốc gia và quốc tế. c. Hiệp định hàng rào kỹ thuật được thể hiện dưới các hình thức như sau: Tiêu chuẩn kỹ thuật: Văn bản tự nguyện áp dụng, đề cập đến đặc tính của hàng hóa, phương pháp sản xuất, bao gói ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Văn bản pháp quy kỹ thuật: Với nội dung kỹ thuật tương tự như tiêu chuẩn nhưng mang tính pháp lý buộc phải thực hiện. Quy trình đánh giá sự phù hợp: Là quy  trình xác định xem các yêu cầu của tiêu chuẩn, văn bản pháp quy kỹ thuật có được thực hiện hay không. Khi xây dựng các tiêu chuẩn, văn bản pháp quy kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp phải đảm bảo không gây cản trở thương mại, không phân biệt đối xử quốc gia, minh bạch hóa và phải tính đến nhu cầu, quyền lợi của các nước đang phát triển là thành viên WTO. Tạo điều kiện, trợ giúp kỹ thuật từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển và đặc biệt kém phát triển. Như vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời đây cũng là rào cản hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến môi trường sống... Một trong những thử thách đối với Việt Nam khi bước vào sân chơi WTO là xây dựng được hàng rào kỹ thuật hợp lý khi từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững. Các tiêu chuẩn công nghiệp và văn bản pháp quy kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhưng chúng lại thay đổi theotừng nước. Việc có quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau tạo nên những khó khăn chocác nhà sản xuất và xuất khẩu. Nếu các tiêu chuẩn này được lập nên một cách tùy ý, chúng có thể được sử dụng như một hình thức bảo hộ hàng hóa trong nước. Các tiêu chuẩn này có thể trở thành vật chướng ngại trong thương mại. II. CÁC HÌNH THỨC RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBTs) quy định việc lập ra và áp dụng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại hàng hoá nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người, các loại động thực vật và môi trường. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của Hiệp định này là nhằm giảm thiểu tác động của các quy định kỹ thuật trong phạm vi quốc gia, các thủ tục về đánh giá trong tiêu chuẩn và hợp chuẩn đến thương mại quốc tế. Hiệp định này quy định rõ rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật - bao gồm các tiêu chuẩn quy định đối với việc đóng gói, quảng bá sản phẩm và các yêu cầu về nhãn mác hàng hoá- không được phép gây nên các tác động hạn chế thương mại lớn hơn sự cần thiết đạt được các mục tiêu chính đáng của Chính phủ, đồng thời cũng cần phải chú ý tới việc nếu đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao thì có thể các công ty hay các đối tác kinh doanh sẽ không thể thực hiện được các tiêu chuẩn này và điều đó sẽ gây ra các tác động hạn chế thương mại vô hình. Trong quá trình đánh giá các rủi ro nói trên thì những thông tin có thể tiếp cận được về công nghệ, kỹ thuật, các công nghệ chế biến có liên quan và việc sử dụng cuối cùng của sản phẩm cũng nên được xem xét. Đối với quản lý ở các cấp trung ương thì những điều khoản quy định trong Hiệp định TBTs được áp dụng đối với những quy định về kỹ thuật đã được các Chính phủ địa phương, các tổ chức phi Chính phủ và các cơ quan khu vực thông qua. 1. Các qui định kỹ thuật (technical requirements), tiêu chuẩn (standards) và thủ tục xác định sự phù hợp Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra các yêu cầu cụ thể về physical đối với sản phẩm. Các yêu cầu này có thể liên quan tới kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương pháp sản phẩm liên quan tới sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ thuật là bắt buộc. Trên thực tế, nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật thì nó sẽ không được phép bán ra thị trường. Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn được phép bán ra thị trường, mặc dù có thể bị người tiêu dùng tẩy chay. Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ của con người, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối. Các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến kỹ thuật là một trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếp cận các thị trường nước ngoài của các nước đang và kém phát triển vì những nước này chưa có đủ trình độ và kỹ năng về công nghệ sản xuất, chế biến cũng như công nghệ bảo quản độ an toàn cho các sản phẩm hàng hoá, nhất là các loại lương thực, thực phẩm. Các nước phát triển thường yêu cầu các nước đang và kém phát triển phải thực hiện các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trường và nhiều khi còn yêu cầu các nước này phải xuất trình trước các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm ... Điều này đã làm phức tạp thêm rất nhiều các thủ tục kiểm tra và chứng nhận sản phẩm xuất khẩu. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp: chẳng hạn như xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định, chứng nhận - được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra. WTO yêu cầu các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục để đánh giá sự phù hợp với các qui định kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hoà hoá. Nhưng các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu... mà nó cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. 2. Kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary - SPS) Hiệp định về các biện pháp Vệ sinh dịch tễ (SPS) của WTO bao gồm các biện pháp nhằm bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của con người và động vật. Trong các quy định của Hiệp định này, có cả các quy định nhằm phòng tránh những rủi ro về vệ sinh của hàng hoá có thể phát sinh từ các chất phụ gia, các chất gây độc tố và chất có hại đối với cơ thể con người có trong các loại lương thực, thực phẩm và đồ uống. Hiệp định cũng đưa ra các quy định về việc ngăn chặn sự lây lan của các loại thực phẩm có hại ... Các biện pháp được quy định trong Hiệp định SPS cũng nhằm mục đích đảm bảo rằng các quy định về an toàn và sức khoẻ không có những ảnh hưởng quá mức đến thương mại quốc tế. Hiệp định cũng yêu cầu các biện pháp SPS, có tiêu chuẩn yêu cầu vượt quá các tiêu chuẩn quốc tế, nếu áp dụng cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học và phải có các đánh giá rủi ro. Hiệp định quy định rằng các biện pháp đưa vào áp dụng không được có các tác động hạn chế thương mại nhiều hơn mức độ bắt buộc và cần thiết phải hạn chế. Điều này có nghĩa là khi các thành viên áp dụng các biện pháp SPS thì trong một chừng mực nào đó sẽ có tác động hạn chế thương mại, nhưng Hiệp định về SPS đưa ra quy định này để không khuyến khích hoặc cấm các thành viên WTO áp dụng các biện pháp SPS có tác động hạn chế thương mại không cần thiết. Mục tiêu này nhằm cho các thành viên chọn lựa được mức bảo hộ vệ sinh kiểm dịch cần thiết và phù hợp. Cũng trong khuôn khổ của Hiệp định SPS, các Thành viên WTO cũng được yêu cầu thông báo cho Uỷ ban chức năng có liên quan của WTO các biện pháp SPS đang áp dụng mà có các ảnh hưởng đến thương mại, đồng thời phải thành lập các cơ quan Quốc gia có chức năng kiểm tra các biện pháp này và chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin của thành viên đó. Hiệp định SPS cũng quy định về việc trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên LDCs nhằm tăng cường năng lực cho các thành viên này trong quá trình triển khai các quy định trong Hiệp định này. Cũng giống như các quy định trong Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Hiệp định này cũng đưa ra quy định về việc cho các nước đang phát triển và các nước LDCs được hưởng các đãi ngộ đặc biệt trong quá trình thực hiện Hiệp định. Ở nhiều nước phát triển, các quy định về SPS bao gồm các luật, Nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan như: các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các phương pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan tới việc vận chuyển cây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dưỡng chúng trong quá trình vận chuyển; những quy định về các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm. Nhìn chung các biện pháp kiểm dịch động thực vật là nhằm mục đích phát hiện ra dư lượng độc tố ( kháng sinh, hoá chất) và dư lượng vi sinh (nẫm, côn trùng) có trong sản phẩm. HACCP[22] là một trong những biện pháp thường được áp dụng trong thương mại quốc tế để kiểm soát chất lượng của hàng thuỷ sản và thịt. Theo quy định của Hiệp định SPS: Các thành viên WTO có thể ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tuỳ tiện, hay bóp méo thương mại. Các thành viên phải đảm bảo là việc áp dụng của bất kỳ biện pháp nào chỉ với phạm vi và mức độ cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật, cũng như phải dựa trên các cơ sở khoa học và không được phép duy trì nếu không có chứng cớ khoa học đầy đủ. Trong trường hợp chứng cớ khoa học liên quan không đầy đủ, một thành viên có thể áp dụng một cách tạm thời các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật trên cơ sở thông tin xác đáng sẵn có, kể cả các thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như các biện pháp kiểm dịch của các thành viên khác. Trong những trường hợp như vậy, các thành viên sẽ tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết cho sự đánh giá rủi ro khách quan hơn. Đồng thời tiến hành xem xét đánh giá các biện pháp tạm thời này trong một thời hạn hợp lý. Các thành viên đảm bảo rằng các biện pháp SPS được dựa trên đánh giá rủi ro đối với sức khoẻ con người, động vật và thực vật, tuỳ theo hoàn cảnh, có cân nhắc tới những kỹ thuật đánh giá rủi ro của các tổ chức quốc tế liên quan. Trong quá trình đàm phán WTO, Việt Nam đã phải cam kết sửa đổi/loại bỏ các quy định về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật trái với quy định của WTO. Chính phủ chỉ định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) là cơ quan chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm thông báo các vấn đề về SPS. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của các tổ chức OIE, CODEX và IPPC (cơ quan xác định tiêu chuẩn của WTO). 3. Thủ tục về đóng gói sản phẩm: Các thủ tục này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển (LDCs) sang thị trường của các nước đang phát triển vì các nước nhập khẩu nhiều khi không tin tưởng vào quá trình bao gói sản phẩm của các nước LDCs, mặt khác nhiều nước phát triển cho rằng các loại bao, gói sản phẩm từ các nước đang phát triển không có khả năng tái chế được sau khi sử dụng vì thế sẽ gây ảnh hưởng trong công tác xử lý chất thải của nước nhập khẩu. Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn. Các chính sách đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy
Luận văn liên quan