Tình hình kinh tế - Xã hội Thành phố Hà Nội

K.Mác đã từng nói: lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có giáo dục. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo ra các thế hệ giảng viên cho hệ thống các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong cả nước. Để đào tạo ra những giảng viên giỏi trong tương lai thì ngoài những kiến thức chuyên môn, cần có những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Đây chính là quá trình gắn lý luận với thực tiễn hay học đi đôi với hành, vì vậy hàng năm Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cho sinh viên năm thứ 3 các ngành lý luận đợt kiến tâp sư phạm. Kiến tập sư phạm là một hoạt động thường niên nhằm giúp cho sinh viên từng bước tiếp cận với thực tế giảng dạy ở trên lớp và hoạt động chuyên môn của giảng viên ở các trường chính trị tỉnh, thành phố; tìm hiểu hoạt động của các khoa, phòng, ban, các chức năng nhiệm vụ của nhà trường cũng như các quan hệ công tác của giảng viên tạo nền tảng cho việc thực tập cuối khoá và công tác sau khi tốt nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức rèn luyện , bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp cho mỗi sinh viên đối với chuyên nghành được đào tạo. Trên cơ sở đó kiến tập sư phạm năm học 2012-2013 được diễn ra từ ngày 27/12/2012-11/01/2013 Theo kế hoạch học tập của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền năm 2012-2013. Căn cứ vào quyết định số 2836/HVBCTT. Ngày 22/11/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên Truyền về việc cử đoàn sinh viên đi kiến tập.

doc31 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6185 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình kinh tế - Xã hội Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU K.Mác đã từng nói: lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có giáo dục. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đào tạo ra các thế hệ giảng viên cho hệ thống các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học…trong cả nước. Để đào tạo ra những giảng viên giỏi trong tương lai thì ngoài những kiến thức chuyên môn, cần có những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Đây chính là quá trình gắn lý luận với thực tiễn hay học đi đôi với hành, vì vậy hàng năm Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cho sinh viên năm thứ 3 các ngành lý luận đợt kiến tâp sư phạm. Kiến tập sư phạm là một hoạt động thường niên nhằm giúp cho sinh viên từng bước tiếp cận với thực tế giảng dạy ở trên lớp và hoạt động chuyên môn của giảng viên ở các trường chính trị tỉnh, thành phố; tìm hiểu hoạt động của các khoa, phòng, ban, các chức năng nhiệm vụ của nhà trường cũng như các quan hệ công tác của giảng viên… tạo nền tảng cho việc thực tập cuối khoá và công tác sau khi tốt nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức rèn luyện , bồi dưỡng tinh thần say mê nghề nghiệp cho mỗi sinh viên đối với chuyên nghành được đào tạo. Trên cơ sở đó kiến tập sư phạm năm học 2012-2013 được diễn ra từ ngày 27/12/2012-11/01/2013 Theo kế hoạch học tập của Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền năm 2012-2013. Căn cứ vào quyết định số 2836/HVBCTT. Ngày 22/11/2012 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên Truyền về việc cử đoàn sinh viên đi kiến tập. Mục đích của trường là nhằm tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập tiếp cận với việc giảng dạy ở lớp tại chính địa phương, từ đó rèn luyện thêm năng lực giảng dạy và nâng cao lòng yêu nghề để trở thành giảng viên lý luận của tỉnh, thành phố. Nắm vững chức năng nhiệm vụ và tham gia các hoạt động chủ yếu của trường để làm quen với hệ thống tổ chức và môi trường nghề nghiệp của mình. Do sự nỗ lực của bản thân và nhận được sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện của các Thầy Cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội, qua đợt kiến tập em đã thu hoạch được như sau: Phần I. Tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội. Phần II: Nhận thức về nhiệm vụ, chức năng, cơ sở vật chất và hoạt động chung của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội. Phần III: Dự giờ giảng và tham gia các hoạt động của khoa, Trường trong thời gian kiến tập. Phần IV: Đề xuất ý kiến, khả năng đảm nhận giảng dạy sau này. Những ý kiến đề xuất với Học viện về tổ chức kiến tập sư phạm. Được sự quan tâm, Tạo mọi điều kiện thuận lợi của Học viên Báo chí và Tuyên Truyền, phòng đào tạo, khoa Dân Vận và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Đoàn chúng em đã hoàn thành đợt kiến tập theo đúng thời gian quy định. B. NỘI DUNG PHẦN I TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Vài nét sơ lược về thành phố Hà Nội 1.1.1 vị trí địa lý, địa hình thành phố Hà Nội Hà Nội là thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông,Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là: Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn. Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì. Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ, và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. 1.1.2 Khí hậu thành phố Hà Nội Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8 giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. 1.1.3 Lịch sử Hà Nội Thời Lý – Trần Hà Nội là thành phố ngàn năm văn hiến. Thành phố được thành lập từ năm 1010 với tên gọi là Thăng Long. Từ ngày 1/10 đến 10/10/2010, Việt Nam đã tổ chức một Đại lễ long trọng và quy mô để chào mừng ngày Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của rất nhiều vương triều Việt cổ. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kì. Năm 1010, Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) về Đại La. Theo truyền thuyết, năm 1009, khi Lý Công Uẩn về thăm quê ở châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh) có đi qua Đại La. Vua đã nhìn thấy nơi chân thành có đám mây hình một con rồng vàng đang bay lên. Vua cho rằng đó là điềm báo nên dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (rồng bay lên). Từ đó, Hà Nội – Thăng Long thực sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất Việt Nam. Ngay từ năm đầu định đô (1010), nhà Lý đã cho đắp vòng thành bao quanh các cung điện gọi là Thăng Long thành (từ đời Lê đổi là Hoàng thành). Năm 1029, Lý Thái Tông xây thêm 1 khu đặc biệt dành cho vua và hoàng gia gọi là Long Thành (đời Lê gọi là Cấm thành). Thời Lý, đã có nhiều công trình kiến trúc và nghệ thuật đã được xây dựng tại Hà Nội tiêu biểu như chùa Diên Hựu (1049, chùa Một Cột), Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám (1076 – trường đại học đầu tiên của Việt Nam)… Đến thời Trần, thành Thăng Long tiếp tục được mở rộng và phát triển. Thăng Long được chia thành 61 phường với những đặc trưng nghề thủ công khác nhau như dệt vải (Nghi Tàm), làm giấy (Yên Thái), nhuộm điều (Hàng Đào)… Thương nghiệp thời Trần cũng rất phát triển, thu hút nhiều lái buôn trong và ngoài nước tới. Từ 1258 – 1288, đế chế Mông – Nguyên đã 3 lần xâm lấn Đại Việt. Trong 3 lần đó, vua tôi nhà Trần đều rút khỏi kinh thành và thực hiện sách lược “vườn không nhà trống”. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô ở An Tôn (Thanh Hoá) và dời đô về đó. Thăng Long được đổi tên thành Đông Đô. Thời Hậu Lê (1428 – 1778) Năm 1406, quân Minh sang xâm lược Đại Ngu (tên nước Việt Nam lúc bấy giờ). Ngày 21/1/1407, thành Đông Đô thất thủ. Đông Đô bị đổi tên thành Đông Quan là nơi đặt bộ máy cai trị Đại Việt. Ngày 29/4/1428, sau khi đánh bại quân Minh, Thái Tổ Lê Lợi khôi phục cái tên Đông Đô và định đô ở đó. Năm 1430 thì đổi tên thành Đông Kinh. Năm 1527, sau khi Thái Tổ Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Hà Nội đã trở về với tên Thăng Long. Năm 1588, nhà Mạc đắp thêm 3 lần luỹ ngoài thành Đại La. Đến thời Lê Trịnh năm 1749, Trịnh Doanh điều động dân phu, dựa theo thành Đại La cũ, đắp lại vòng thành ngoài gọi là Đại Đô. Ở thời kì này, Thăng Long còn được gọi với tên Kẻ Chợ. Thương nghiệp Hà Nội phát triển mạnh với một mạng lưới chợ dày đặc. Dân số Thăng Long tăng nhanh. Các nghề thủ công đa dạng. Năm 1786, quân Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh. Cuối năm 1788, quân Thanh được sự hậu thuẫn của Lê Chiêu Thống vào chiếm Thăng Long. Xuân 1789, Quang Trung đã tiến ra giải phóng Thăng Long. Quang Trung lên ngôi vua, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long trở thành thủ phủ của Bắc Thành (Bắc Bộ Việt Nam ngày nay). Thời Nguyễn, Pháp thuộc (1802 – 1945) Năm 1802, Gia Long diệt Tây Sơn, Thăng Long vẫn là thủ phủ Bắc Thành. Những năm 1803 – 1805, Gia Long ra lệnh phá thành cũ, xây lại một toà thành mới kiểu Pháp. Năm 1931, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long cũ và 4 phủ. Tuy không còn là thủ đô, nhưng ở thời kì này, Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế, văn hoá lớn. Các công trình kiến trúc đặc sắc đã được xây dựng, tu bổ trong thời gian này. Năm 1865, Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra lo sửa sang đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và xây đài Nghiên, tháp Bút. Năm 1912, nhà Nguyễn cho xây dựng Kỳ Đài (hay Cột Cờ). Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã dũng cảm đấu tranh, không chịu khuất phục. Hai lần Pháp tiến đánh Bắc Kì (1873 và 1882 – 1883), họ đều hứng chịu những thất bại nặng nề ở Cầu Giấy. Ngày 1/10/1888, Hà Nội chính thức trở thành thành phố nhượng địa của Pháp. Tổng thống Pháp, Marie François Sadi Carnot, ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội là đô thị cấp 1. Hà Nội trở thành thủ phủ Liên bang Đông Dương (gồm 5 bang: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì thuộc Việt Nam và Lào, Campuchia). Bộ mặt xã hội và kinh tế của Hà Nội đã có những biến chuyển nhanh chóng. Thực dân Pháp xây dựng ở Hà Nội nhiều trường đại học, cao đẳng chung cho Đông Dương, thành lập Nha Khí tượng, Viện Vi trùng, xây cầu Long Biên (1902)… Nhiều công ti, xí nghiệp lớn của tư bản Pháp đặt trụ sở ở Hà Nội. Trong thời kì Pháp thuộc, Hà Nội cũng đã diễn ra nhiều phòng trào yêu nước mà nổi bật như cuộc hưởng ứng hoạt động của Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (1905), phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)… Hà Nội cũng là nơi ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (cuối tháng 3 năm 1929 tại số 5D Hàm Long). Trong giai đoạn 1930 – 1945, Hà Nội đã diễn ra nhiều cuộc mitting, biểu tình, rải truyền đơn của các tầng lớp nhân dân. Ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Hà Nội đã đứng lên tổng khởi nghĩa và giành chính quyền từ tay thực dân Pháp. Thời kì kháng chiến (1945 -1975) Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hà Nội lại trở về với vai trò là một thủ đô. Từ 19/12/1946 – 17/2/1947, nhân dân Hà Nội đã anh dũng chống lại cuộc tấn công xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Để bảo toàn lực lượng, Trung đoàn Thủ đô đã rút lui tạm để Pháp chiếm đóng Hà Nội (từ tháng 3 năm 1947). Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, nhân dân Hà Nội đã phải chống trả không ít những cuộc không kích của không quân Mĩ. Sau nhiều lần tấn công thất bại, Mĩ quyết định dùng B52 – máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ hòng đưa Hà Nội quay trở về thời kì đồ đá. Sau 12 ngày đêm chiến đấu (18/12 – 30/12/1972), cuộc tập kích bằng đường không của Mĩ đã hoàn toàn thất bại. Thắng lợi của quân dân Hà Nội đã góp phần buộc Mĩ phải kí hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. 1.1.4 Dân cư thành phố Hà Nội Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23 % Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1% 1.1.5 Các đơn vị hành chính Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội bao gồm 29 đơn vị hành chính (trong đó có 27 quận, huyện, 02 Thành phố trực thuộc với 577 xã, phường, thị trấn. Như vậy, diện tích, quy mô Hà Nội hiện nay rộng lớn hơn trước rất nhiều (cộng thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây (cũ), huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hà Bình). 1.2. Khái quát tình hình chung của Thủ đô. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của 3 đề án Cải cách hành chính, Nâng cao hiệu quả kinh tế, Cải thiện môi trường xã hội; gắn kết chặt chẽ việc thực hiện các đề án này với các chương trình công tác khác của Thành phố. 1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội năm 2012. Trên lĩnh vực công nghiệp, Thành phố đã từng bước xây dựng, sắp xếp lại sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý theo hướng đề cao vai trò tự chủ của doanh nghiệp; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, mặt hàng; tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường,… công nghiệp Thủ đô ngày càng khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã trụ vững trong cơ chế thị trường, làm ăn có lãi. Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng Chín và 9 tháng năm 2012 – Cục Thống kê TP. Hà Nội Tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý III năm 2012 dự kiến tăng 7,9% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 0,6%; Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng 9 tháng đầu năm tăng 8%; Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,9%. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn 9 tháng đầu năm 2012 tăng 4,4% so cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 7,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4%; sản xuất, phân phối điện tăng 10,8%; cung cấp nước, xử lý nước thải và thu gom rác tăng 17,5%. Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư phát triển thành phố Hà Nội (vốn đầu tư xã hội): đạt 146.080,9 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn đạt 42.470,7 tỷ đồng, tăng 11,5%; vốn ngoài nhà nước đạt 84.493,7 tỷ đồng, tăng 13,6%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 19.116,4 tỷ đồng, tăng 13,2%. Chia theo khoản mục đầu tư: vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 21,4% trong tổng vốn đầu tư xã hội, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không qua XDCB chiếm tỷ trọng 43%, tăng 13,4%; vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ tỷ trọng 0,7%, tăng 10,9%; vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động tỷ trọng 33,4%, tăng 12,2%; vốn đầu tư khác tỷ trọng 1,5%, tăng 11,5%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quý III năm 2012: Hà Nội thu hút được 231 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 919 triệu USD (bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó: số dự án cấp mới là 155 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 579 triệu USD. Số dự án tăng vốn là 76 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 340 triệu USD. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong 9 tháng năm 2012 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 11,5 nghìn doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 68% về số doanh nghiệp và 54% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có 730 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và 1900 doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Dự kiến quý III năm 2012, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 20,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó tổng mức bán lẻ tăng 20,4% (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,2%). Trong tổng mức bán lẻ, kinh tế Nhà nước tăng 21,3%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19,7%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,7%. 9 tháng năm 2012, dự kiến kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 7,5%. Dự kiến kim ngạch nhập khẩutrên địa bàn giảm 5,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu địa phương giảm 0,3%. Trong quý III năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội là 7491,4 ngàn lượt, tăng 12,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế là 1144,6 ngàn lượt khách (tăng 28%), khách nội địa là 6346,8 ngàn lượt khách (tăng 9,8%). Doanh thu kinh doanh khách sạn, lữ hành tăng 13,4% so cùng kỳ năm trước. So cùng kỳ 9 tháng năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 38,9%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 38,2%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 39,8%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 39,1%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 39,1%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 37,9%.  Có 618,1 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm trong quý III (trong đó 63,2 nghìn thuê bao cố định), tăng 39,8% so cùng kỳ năm 2011;  230,6 nghìn thuê bao Internet phát triển mới, tăng 39,9%. Doanh thu  đạt  10.470 tỷ đồng, tăng 39,9%. Tình hình giá cả thị trường 9 tháng đầu năm 2012 đã hạ nhiệt hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 9 tháng đầu năm 2012 là 0,59%/tháng, chỉ số giá bình quân 9 tháng năm 2012 so cùng kỳ tăng 9,24% (năm 2011 tốc độ này là 17,76%). Dự kiến sản lượng sản phẩm chăn nuôi quý III toàn Thành phố đa số đều tăng hơn so cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 1.117 tấn, tăng 2,48%. Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước 7.000 tấn, tăng 7,20%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm 1,92% và ước đạt 214.305 tấn. Sản lượng thịt gia cầm bán giết thịt ước đạt 47.605 tấn, tăng 4,88%; Vụ mùa năm 2012, tổng diện tích gieo trồng toàn Thành phố 123,2 nghìn ha, giảm 0,71% so với cùng kỳ năm 2011. Diện tích cây lương thực 106,5 nghìn ha, giảm 0,33%; Sản lượng lương thực vụ này ước đạt 587.423 tấn, giảm 2,16% so với cùng kỳ; Diện tích cây lâu năm ước đạt 17,8 nghìn ha, giảm 0,60% so với cả năm 2011. Từ đầu năm đến nay, diện tích rừng trồng mới ước đạt 203 ha, bằng 55,6% so với cả năm 2011, chủ yếu là trồng rừng phòng hộ ( 196 ha). Sản lượng gỗ khai thác 9 tháng ước đạt 7.872 m3, bằng 80,09 % so với cả năm 2011; Sản lượng củi 16.559 Ste, bằng 35,14%; Tổng sản lượng thuỷ sản 9 tháng 2012 ước đạt 50.389 tấn, tăng 3,40% so với cùng kỳ. Sản lượng cá 49.717 tấn, tăng 3,47%; Sản lượng tôm 112 tấn, giảm 0,80%; Các loại thuỷ sản khác 560 tấn, giảm 2,17%. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 48.234 tấn, tăng 3,38% so với cùng kỳ và chiếm 95,72% cơ cấu sản lượng thuỷ sản toàn Thành phố. Sản lượng thuỷ sản khai thác ước đạt 2.155 tấn, tăng 3,69% so với cùng kỳ. Thành phố đã chi 57,7 tỷ đồng để hỗ trợ xây lại nhà dột nát cho nhân dân, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí cho trên 460.000 người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách trong các dịp lễ Tết với số tiền trên 48,8 tỷ đồng. Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; “xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được nâng lên. Trong năm, Thành phố đã bố trí kinh phí xây lại 1.485 phòng học, nâng cấp, xây dựng thêm 75 trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân d