Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp

Phần thứ nhất Cơ sở lý luận tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp I - Khái niệm, đặc điểm phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp 1.1- Khái niệm đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dung cụ: * Vật liệu : Là đối tượng lao động mà lao động trực tiếp tác động vào để thoả m•n nhu cầu của doanh nghiệp. Vật liệu có thể có sẵn trong tự nhiên: quặng, cây, cá ở dưới ao, hồ . Vật liệu có thể qua tác động của con người: sắt thép để chế tạo phụ tùng. Như vậy là không phải bất cứ một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối tượng lao động do lao động làm ra thì mới có thể thành nguyên vật liệu ví dụ như sắt thép nằm trong quặng không phải là nguyên vật liệu nhưng sắt cung cấp cho công nghiệp là nguyên vật liệu vì người ta đ• tiêu hao lao động để tìm ra nó. * Công cụ dung cụ: Là tư liệu lao động có giá trị nhỏ mà con người dùng nó để tác động vào đối tượng lao động, CCDC giữ nguyên hình thái vật chất khi tham gia vào quá tình SXKD, giá trị được chuyển dịch dần dần từng bộ phận vào chi phí SXKD, tuỳ theo giá trị và thời gian sử dụng mà giá trị CCDC có thể được tính toàn bộ một lần hay nhiều lần vào chi phí SXKD của từng đối tượng sử dụng. 1.2 Đặc điểm VL- CCDC. Vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến dạng không còn giữ nguyên hình thái ban đầu khi tham gia vào quá trình sản xuất. Giá trị của nó chuyển dịch một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình sản xuất vật liệu tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của sản xuất như: + Giai đoạn chuẩn bị sản xuất vật liệu ở dạng ban đầu chưa chịu tác động của bất kỳ quy trình nào. + Các giai đoạn sản xuất khác: Vật liệu là sản phẩm dở, bán thành phẩm để được tiếp tục đưa vào sản xuất , chế biến tạo thành thực thể của sản phẩm. Vật liệu cũng chịu sự tác động của môi trường vật chất, chịu sự tác động của các đặc tính lý, hoá. * CCDC : Tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu và giá trị bị hao mòn dần, chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. CCDC có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên được theo dõi đánh giá như là TSLĐ và được mua sắm bằng NVLĐ của doanh nghiệp như là đối với vật liệu. 1.3- Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trong mỗi doanh nghiệp do tính chất đặc thù của sản xuất kinh doanh nên sử dụng những loại vật tư khác nhau. Phân loại vật tư là việc nghiên cứu, sắp xếp các loại vật tư theo từng nội dung, công dụng, tính chất thương phẩm của chúng, nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị của Doanh nghiệp. - Nguyên vật liệu * Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu của quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp được chia thành: + Nguyên vật liệu chính (kể cả bán thành phẩm mua ngoài): Là đối tượng chế biến chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Trong các Doanh nghiệp khác nhau thì nguyên vật liệu chính cũng gồm những loại khác nhau như sắt, thép, xi măng, gạch trong xây dựng, bông trong các doanh nghiệp kéo sợi. + Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được kết hợp với vật liệu chính để làm tăng chất lượng, hoàn thiện sản phẩm hoặc góp phần làm cho máy móc thiết bị hoạt động tốt hơn. + Nhiên liệu : Được sử dụng phục vụ để tạo ra năng lượng cho quá trình sản xuất, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động như xăng, dầu, than củi. + Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. + Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị, phương tiện được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. + Phế liêu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đây là cách phân loại một cách tổng quát tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và kế toán chi tiết của từng doanh nghiệp mà trong từng loại nguyên vật liệu, vật liệu trên lại có thể được phân chia thành từng nhóm, thứ một cách chi tiết hơn, theo tính năng lý hoá theo quy cách phân cấp vật liệu. Việc đó thực hiện trên cơ sở xây dựng và lập sổ danh điểm vật liệu trong đó vật liệu được chia thành từng loại, từng nhóm, từng thứ vật liệu. Sổ danh điểm vật liệu được xây dựng trên cơ sở số liệu của vật liệu, nhóm, thứ vật liệu, tuỳ theo số lượng nhóm thứ vật liệu để xây dựng số liệu gồm 1,2,. chữ số ...........

doc31 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan