Tóm tắt luận án Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc

ghịquyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, khẳng định vị trí then ch ốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra, trong những năm qua ngành GD-ĐT đã tập trung giải quy ết nhiều khâu trọng yếu đểnâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học. và đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũgiáo viên. Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹnăng nghềnghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủ th ể của hoạt động dạy học. Năng lực thực hành nghề nghiệp của người công nhân chính là kết quả đào tạo của các nhà trường. Năng lực này phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khảnăng hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quyết định, bởi v ậy trong quá trình đào tạo của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đội ng ũcông nhân trước hết phải nâng cao NLDH cho đội ng ũgiáo viên dạy thực hành (sau đây gọi là giáo viên thực hành - GVTH). Qua khảo sát thực t ế độ i ng ũGVTH tạ i các tr ường dạy nghềkhu v ực miền núi phía B ắc cho th ấy cầ n thiế t ph ả i có các bi ệ n pháp bồi d ưỡng NLDH cho GVTH nh ằm chuẩ n hóa và từng bước nâng cao n ă ng lực củ a giáo viên. Chính vì vậy, việc l ựa ch ọ n đề tài “B ồi d ưỡng năng l ực d ạy học cho giáo viên th ực hành các tr ường dạy nghềkhu v ực miền núi phía B ắ c” sẽgóp phầ n giả i quy ết nh ững v ấn đềv ềlý lu ậ n và th ực ti ễn trong việ c b ồ i d ưỡng NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chấ t l ượng đào t ạo nghềc ủa các trường dạy nghề khu v ực miền núi phía B ắc trong th ời gian t ới

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra, trong những năm qua ngành GD-ĐT đã tập trung giải quyết nhiều khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới chương trình, giáo trình, đổi mới phương pháp dạy học... và đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên. Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học. Năng lực thực hành nghề nghiệp của người công nhân chính là kết quả đào tạo của các nhà trường. Năng lực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khả năng hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quyết định, bởi vậy trong quá trình đào tạo của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân trước hết phải nâng cao NLDH cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành (sau đây gọi là giáo viên thực hành - GVTH). Qua khảo sát thực tế đội ngũ GVTH tại các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc cho thấy cần thiết phải có các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực của giáo viên. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực đội ngũ GVTH, xây dựng biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. 2 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, NLDH của đội ngũ GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc chưa đáp ứng được đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và khu vực. Nếu các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng trên cơ sở lý luận về phát triển NLDH, các tiêu chí NLDH và phù hợp với nhu cầu thực tế về bồi dưỡng NLDH của GVTH thì sẽ giúp các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận bồi dưỡng NLDH cho GVTH. - Đánh giá thực trạng năng lực GVTH và thực trạng bồi dưỡng GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. - Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. - Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng được đề xuất. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực GVTH được tiến hành ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 5 năm vừa qua và tổ chức thực nghiệm, đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của GVTH nghề Hàn điện và GVTH nghề Điện công nghiệp tại Khoa Đào tạo nghề Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên. 7. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng hệ thống các quan điểm sau: Quan điểm hệ thống - cấu trúc; quan điểm thực tiễn. 8. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm. 9. Những luận điểm cần bảo vệ - Quan điểm “Có thầy giỏi mới có trò giỏi” đòi hỏi GVTH phải được bồi dưỡng để hoàn thiện và phát triển năng lực, phẩm chất. 3 - NLDH là thành tố chính trong cấu trúc năng lực SPKT, quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. - Các biện pháp bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên, thực trạng năng lực và bồi dưỡng đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. - Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH có tính hệ thống, có mối quan hệ, tác động lẫn nhau. 10. Những đóng góp mới của luận án - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về vấn đề bồi dưỡng NLDH cho GVTH, xây dựng được cấu trúc NLDH và tiêu chí đánh giá NLDH cho GVTH làm cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. - Về mặt thực tiễn: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng năng lực, bồi dưỡng NLDH của GVTH và đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc. 11. Cấu trúc luận án Luận án được cấu trúc gồm các phần: - Mở đầu - Kết quả nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành trong các trường dạy nghề Chương 2. Thực trạng năng lực và bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc Chương 3. Biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc - Kết luận và kiến nghị - Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả - Tài liệu tham khảo - Phụ lục Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Tại Liên Xô (cũ), có công trình nghiên cứu của Xukhômlinxki: “Tâm lý học nghề nghiệp” (1972) đề cập đến một số vấn đề về tâm lý học trong dạy 4 sản xuất; công trình của Ia. Batưxep và X.A Sapôrinxki: “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” (1977) nghiên cứu sâu về giáo dục nghề nghiệp. Viện Dạy nghề CHLB Đức có nhiều đề tài nghiên cứu về năng lực của GVDN. Một trong các đề tài có giá trị và được quan tâm nhiều nhất là đề tài “Đào tạo giáo viên dạy nghề chuyên sâu theo năng lực”. Với quan điểm trên, giáo viên dạy nghề được đào tạo theo 3 loại: Giáo viên dạy lý thuyết, giáo viên dạy thực hành, giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành. Trên cơ sở phân loại giáo viên, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo dạng chuyên môn hóa. Viện Dạy nghề Trung Quốc xây dựng nội dung đào tạo giáo viên dạy nghề theo 3 cấp trình độ. Ở mỗi cấp trình độ đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực nhất định, muốn nâng cấp trình độ cần tham gia các khóa bồi dưỡng những năng lực còn thiếu so với yêu cầu của cấp trình độ đó. Viện nghiên cứu Dạy nghề Vương quốc Anh có đề tài: “ Năng lực sư phạm kỹ thuật - yếu tố quyết định tạo nên nhân cách toàn diện của người giáo viên dạy nghề”. Khẳng định vai trò quan trọng của năng lực SPKT. 1.1.2. Ở trong nước Năm 1991, tác giả Trần Khánh Đức biên soạn và xuất bản cuốn “Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề”. Năm 1994, nhóm tác giả Nguyễn Duy Hồ, Nguyễn Văn Sự, Lê Trần Lâm xuất bản cuốn “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam”. Năm 2001, tác giả Nguyễn Đức Trí chủ trì đề tài nghiên cứu “Mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật trình độ đại học cho các trường THCN&DN”. Đề tài đưa ra mô hình nhân cách, mô hình hoạt động của người giáo viên làm cơ sở để xác định mô hình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCN và dạy nghề. Năm 2003, tác giả Trần Hùng Lượng hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho giáo viên dạy nghề Việt Nam hiện nay”. Ngoài ra còn nhiều viết của các tác giả đề cập đến vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như: Tác giả Nguyễn Thanh Hà, tác giả Ngô Tự Thành, tác giả Phạm Hồng Quang, nhóm tác giả Vũ Quốc Chung và Nguyễn Văn Cường, nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hợi và Thái Văn Thành đã có bài viết trên Tạp chí Giáo dục nghiên cứu và đề xuất giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng GVDN. Về phía các Bộ, Ngành chủ quản trong đã có nhiều nghiên cứu và biên soạn một số chương trình bồi dưỡng GVDN. Cụ thể là: Năm 1992, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 1 (bậc cơ sở) cho giáo viên các trường THCN và dạy nghề. Năm 1993, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình bồi dưỡng sư phạm bậc 2 (bậc nâng cao). 5 Năm 1994, Bộ GD&ĐT ban hành “Tiêu chuẩn giáo viên giỏi” với các tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên trên cơ sở mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của người giáo viên. Năm 1995, Bộ GD&ĐT tổ chức “Đánh giá thực trạng và những đổi mới của ngành dạy nghề”. Năm 2005, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB&XH ban hành Chương trình khung Chứng chỉ sư phạm dạy nghề thay thế chương trình sư phạm bậc 1, bậc 2 trong đào tạo GVDN trình độ Cao đẳng sư phạm kỹ thuật; đào tạo và cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho các đối tượng đã có trình độ chuyên môn kỹ thuật để làm GVDN. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Giáo viên dạy nghề GVDN là những người giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, môn lý thuyết nghề và thực hành nghề. GVDN có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. 1.2.2. Giáo viên thực hành GVTH là những người chuyên giảng dạy các môn học/môđun thực hành nghề, giúp học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất nghề nghiệp. 1.2.3. Dạy học Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục. Dạy học bao hàm hoạt động dạy của giáo viên (người dạy) và hoạt động học của học sinh (người học). Hoạt động dạy và hoạt động học luôn gắn bó với nhau, thống nhất biện chứng với nhau trong quá trình dạy học. 1.2.4. Năng lực Có nhiều khái niệm về năng lực, nhưng điểm chung trong các khái niệm là: Năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Năng lực là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó giáo dục, hoạt động và giao lưu có vai trò quyết định. Mặt khác, về bản chất, năng lực được tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại riêng lẻ mà chúng hòa quyện, đan xen vào nhau. Do vậy, năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, ôn luyện, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn. Năng lực có 3 cấp độ khác nhau: Năng lực bình thường; tài năng; thiên tài. 1.2.5. Năng lực sư phạm Năng lực sư phạm thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc trưng của nghề dạy học (trong đó có dạy nghề hay đào tạo nghề nghiệp). 6 Theo quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc thì “Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc tính tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy” và “Năng lực sư phạm tựa như là hình chiếu của hoạt động sư phạm”. Như vậy, năng lực sư phạm là một thành tố tạo nên nhân cách của người giáo viên. 1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật Do tính đặc thù của dạy nghề nên đối với người GVDN ngoài năng lực sư phạm (chung cho mọi giáo viên) còn phải có năng lực chuyên môn nghề nghiệp. Tích hợp hai năng lực này tạo ra năng lực của GVDN - Đó là năng lực SPKT. Năng lực SPKT thuộc loại năng lực chuyên biệt, đặc trưng cho người GVDN. Cấu trúc của năng lực SPKT gồm: NLDH trong dạy nghề, năng lực giáo dục nghề nghiệp, năng lực tổ chức các hoạt động dạy nghề và giáo dục nghề nghiệp. 1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề Từ các khái niệm năng lực, năng lực SPKT và cấu trúc năng lực SPKT, năng lực dạy nghề có thể hiểu “Là sự tổ hợp một số đặc điểm tâm lý của nhân cách người GVDN nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy nghề để hình thành kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của người lao động theo mục tiêu đào tạo”. Năng lực dạy học trong dạy nghề (sau đây gọi tắt là năng lực dạy học - NLDH) gồm các nhóm: Nhóm năng lực chuẩn bị dạy nghề; nhóm năng lực thực hiện dạy nghề; nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập. 1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NLDH cho GVTH - Có một số khái niệm về bồi dưỡng: Bồi dưỡng là quá trình làm cho năng lực hoặc phẩm chất của con người tăng thêm; Bồi dưỡng là quá trình làm cho đối tượng tốt hơn, giỏi hơn; Theo quan niệm của UNESCO thì bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp. - Bồi dưỡng NLDH cho GVTH chính là quá trình tác vào đối tượng (GVTH) để người giáo viên nâng cao NLDH trong dạy nghề. Việc tổ chức bồi dưỡng cho GVTH gồm các loại hình: Bồi dưỡng chuẩn hóa; Bồi dưỡng thường xuyên; Bồi dưỡng nâng cao; Tự bồi dưỡng. 1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành 1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được xây dựng trên các cơ sở: 1/Cấu trúc NLDH; 2/Phân tích hoạt động của GVDN với các công việc cụ thể theo phương pháp DACUM; 3/Nội dung đánh giá bài giảng thực hành sử dụng trong hội thi giáo viên giỏi toàn quốc Ngành dạy nghề. 7 1.3.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được trình bày trong bảng sau: Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH TT Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH Điểm chuẩn 1 Nhóm năng lực chuẩn bị dạy thực hành 30 1.1 Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành 5 1.2 Chuẩn bị các điều kiện cho bài thực hành 5 1.3 Biên soạn giáo án, đề cương bài thực hành 5 1.4 Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành 3 1.5 Lựa chọn phương pháp và đồ dùng dạy học cho bài thực hành 5 1.6 Dự kiến các tình huống sư phạm và phương án xử lý trong quá trình thực hiện giáo án 2 1.7 Xây dựng tiêu chí, thang điểm đánh giá các nội dung của bài thực hành 5 2 Nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành 60 2.1 Sư phạm 40 2.1.1 Tư thế, tác phong 5 2.1.2 Ngôn ngữ 2 2.1.3 Đặt vấn đề, chuyển tiếp vấn đề 2 2.1.4 Phối hợp các phương pháp dạy thực hành 5 2.1.5 Lựa chọn các bước thao tác mẫu 3 2.1.6 Sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học 3 2.1.7 Phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học 3 2.1.8 Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh 5 2.1.9 Giáo dục phẩm chất và tác phong nghề nghiệp 5 2.1.10 Xử lý các tình huống sư phạm trong giờ giảng 2 2.1.11 Hướng dẫn cách học, cách luyện tập cho học sinh 5 2.2 Chuyên môn 20 2.2.1 Nội dung 2 2.2.2 Trình tự hướng dẫn 1 2.2.3 Cấu trúc bài giảng 1 2.2.4 Thao tác mẫu 5 2.2.5 Phân tích, làm mẫu các thao tác khó 4 2.2.6 Uốn nắn các thao tác sai, thao tác thiếu chính xác của học sinh trong thực hành bài tập 3 2.2.7 Kết hợp lý thuyết và thực hành 2 2.2.8 Liên hệ thực tế 1 2.2.9 Củng cố bài 1 3 Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập 10 3.1 Phân tích kết quả thực hiện bài thực hành của học sinh 2 3.2 Lượng hóa kết quả tiếp thu bài của học sinh 3 3.3 Xử lý thông tin phản hồi từ học sinh 5 Tổng số điểm 100 8 Trên cơ sở nội dung các tiêu chí và thang điểm đánh giá, xếp loại NLDH của GVTH được chia làm 4 loại: Loại giỏi (≥ 80 điểm); loại khá (70 đến < 80 điểm); loại trung bình (50 đến < 70 điểm); loại yếu (< 50 điểm). 1.4. Mục tiêu, nội dung, loại hình bồi dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành 1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng - Mục tiêu chung: Phát triển và hoàn thiện nhân cách GVTH để có một đội ngũ GVTH giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. - Mục tiêu cụ thể: Chuẩn hóa đội ngũ GVTH; Nâng cao năng lực sư phạm, nâng cao trình độ tay nghề; Tiếp cận với thực tiễn phát triển khoa khoa học và công nghệ mới. 1.4.2. Nội dung bồi dưỡng Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng thuộc nhóm năng lực chuẩn bị và nhóm năng lực thực hiện dạy thực hành, nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập. 1.4.3. Loại hình bồi dưỡng Loại hình bồi dưỡng được phân loại theo nhiều cách khác nhau: Theo thời gian; theo cách tổ chức; theo kiến thức, kỹ năng; theo chu kỳ hoặc theo sự kết hợp giữa các loại hình trên. Trong thực tế thường sử dụng loại hình bồi dưỡng kết hợp. Ngoài ra còn hình thức tự bồi dưỡng của cá nhân giáo viên. 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng Yếu tố chủ quan chính là nhận thức về nhu cầu và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH của các nhà trường và của bản thân mỗi giáo viên. Yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố trong các khâu của quá trình bồi dưỡng và một số tác động khác của xã hội. Kết luận chương 1 1. GVDN có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho người học. Để hoàn thành vai trò, nhiệm vụ của mình, GVDN được đào tạo để có năng lực chuyên môn kỹ thuật, năng lực sư phạm và phẩm chất nghề nghiệp. Một trong những năng lực đặc trưng cho GVDN là năng lực SPKT. Năng lực SPKT là loại năng lực chuyên biệt bao gồm NLDH trong dạy nghề, năng lực giáo dục nghề nghiệp và năng lực tổ chức với các năng lực, kỹ năng tương ứng. Năng lực SPKT giúp người GVDN hoàn thành nhiệm vụ dạy học và giáo dục nghề nghiệp cho học sinh. 9 2. NLDH trong dạy nghề là thành tố chính cấu thành năng lực SPKT. NLDH của GVTH là một tập hợp các nhóm năng lực với các năng lực, kỹ năng thành phần. NLDH giúp GVTH chuẩn bị bài giảng, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy thực hành với các kỹ năng có tính đặc thù mà các loại giáo viên khác không có như: Thiết kế phiếu hướng dẫn thực hành; phối hợp các phương pháp dạy thực hành; lựa chọn các thao tác mẫu; làm mẫu các thao tác; phân tích, làm mẫu các thao tác khó; kết hợp lý thuyết với thực hành... NLDH của GVTH ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của học sinh. 3. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH được xây dựng trên cơ sở cấu trúc NLDH trong dạy nghề, phân tích hoạt động của GVTH và các tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH bao trùm mọi hoạt động chuyên môn, hoạt động sư phạm của GVTH trong việc chuẩn bị, thực hiện bài giảng và đánh giá kết quả học tập. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH là công cụ để khảo sát, điều tra thực trạng và đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của nhóm giáo viên TN. 4. Bồi dưỡng NLDH cho GVTH nhằm đạt mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm... Xác định mục tiêu, nội dung và lựa chọn loại hình bồi dưỡng phù hợp giúp cho việc bồi dưỡng đạt kết quả, nâng cao được NLDH cho GVTH. Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.1. Sơ lược về ngành dạy nghề, đặc điểm đội ngũ giáo viên dạy nghề và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề có tác động trực tiếp đến sự hình thành, phát triển đội ngũ GVDN. Qúa trình này có thể chia ra các thời kỳ sau:1946-1954; 1954-1964; 1964-1975; 1975-1986; 1986-1998; 1998 đến nay. 2.1.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN cho thấy tính khác biệt của đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc với GVTH ở các khu vực khác trong toàn quốc, đó là: GVTH đa số là cử nhân tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng (có trình độ tay nghề tương đương bậc 2/7) được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (sư phạm bậc 1, bậc 2) và bồi dưỡng tay nghề để đảm nhiệm việc dạy thực hành. Tính khác biệt nêu trên đã phần nào phản ánh sự yếu kém về năng lực sư phạm, trình độ tay nghề của đội ngũ GVTH. 10 Học sinh
Luận văn liên quan