Tóm tắt luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực tây nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Sinh viên ởcác trường đại học, cao đẳng là một bộphận thanh niên ưu tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họlà những người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sựthay đổi của điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, vốn kinh nghiệm còn nhiều hạn chếnên sinh viên cũng rất dễbịtác động bởi những yếu tốtiêu cực từmặttrái của kinh tếthịtrường và quá trình toàn cầu hoá. Sựtác động đó, đang ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của sinh viên, đến sựhình thành và phát triển nhân cách sinh viên và đặt sinh viên trước những thách thức mới, trong đó có sinh viên ởkhu vực Tây Nguyên. Thực tế, vẫn còn một bộphận không nhỏsinh viên có lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc, thậm chí thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài nghi về con đường đi lên chủnghĩa xã hội ởViệt Nam. Thực trạng nhân cách của thanh niên - sinh viên khu vực Tây Nguyên nêu trên có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do chúng ta chưa chú trọng đúng mức việcgiáo dục giá trịđạo đức truyền thống cho những trí thức tương lai của vùng đất Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục giá trịđạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay”đểnghiên cứu và làm luận án tiến sỹchuyên ngành triết học

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực tây nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM HUY THÀNH gi¸o dôc gi¸ trÞ ®¹o ®øc truyÒn thèng víi viÖc h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch cho sinh viªn khu vùc t©y nguyªn trong bèi c¶nh toµn cÇu hãa hiÖn nay Chuyên ngành : CNDVBC&CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. PGS,TS TRẦN SỸ PHÁN 2. PGS,TS LÊ THỊ THỦY Ph¶n biÖn 1: Ph¶n biÖn 2: Ph¶n biÖn 3: LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh. Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận thanh niên ưu tú, giàu tâm huyết, nhiệt tình và say mê với lý tưởng cách mạng. Họ là những người rất nhạy cảm với cái mới, thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, do tuổi đời còn trẻ, vốn kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên sinh viên cũng rất dễ bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá. Sự tác động đó, đang ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống của sinh viên, đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên và đặt sinh viên trước những thách thức mới, trong đó có sinh viên ở khu vực Tây Nguyên. Thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có lối sống thực dụng, xa hoa lãng phí, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc, thậm chí thoái hoá, biến chất, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực trạng nhân cách của thanh niên - sinh viên khu vực Tây Nguyên nêu trên có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do chúng ta chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho những trí thức tương lai của vùng đất Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” để nghiên cứu và làm luận án tiến sỹ chuyên ngành triết học. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu Phân tích một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách sinh viên, giá trị, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hóa, tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Làm rõ thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, từ đó luận án đề xuất quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 2 2.2. Nhiệm vụ Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách sinh viên, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hóa. Làm rõ tầm quan trọng, nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất một số quan điểm định hướng, giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên (nhất là sinh viên dân tộc thiểu số) trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Phạm vi: Diện khảo sát sinh viên hệ chính quy ở các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục giá trị đạo đức truyền nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử-lôgíc, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, các phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác. 3 Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học: thời gian vào tháng 10 năm 2012, số phiếu phát ra 400 phiếu: trường Đại học Tây Nguyên 100 phiếu, đại học Đà Lạt 100, Cao đẳng Sư phạm Đắk Lăk là 100 phiếu, Cao đẳng Sư phạm Gia Lai 100 phiếu, kết quả thu về 376 phiếu. 5. Những đóng góp khoa học của luận án Góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của luận án: nhân cách, nhân cách sinh viên, giá trị truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hóa. Phân tích vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó. Đề xuất một số quan điểm định hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu các khái niệm: giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, toàn cầu hoá, tính tất yếu của quá trình toàn cầu hoá. Về mặt thực tiễn: Luận án làm rõ thực trạng nhân cách sinh viên và công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, môn đạo đức học, đồng thời góp phần vào mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU XUNG QUANH VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG, GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG, NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Vấn đề giá trị truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Các giá trị truyền thống được làm sáng tỏ từ sự hình thành, phát triển và tiếp biến trong điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu là các giá trị truyền thống, chủ yếu là các giá trị tinh thần được biến đổi trong sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta. Các công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Cách tiếp cận của các công trình khoa học thường đi từ khái niệm giá trị và cấu trúc giá trị bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần; trong giá trị tinh thần thì giá trị đạo đức đóng vai trò chủ yếu. Song, có thể thấy, đó chủ yếu là các giá trị tinh thần (bao gồm giá trị đạo đức), và do vậy, việc nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống chỉ được nghiên cứu cùng với giá trị tinh thần khác, mà ít có công trình nghiên cứu chuyên biệt. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đối tượng cụ thể là sinh viên được nhiều công trình khoa học đề cập đến, nhưng đối với sinh viên khu vực Tây Nguyên chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống. Luận án của tác giả sẽ kế thừa các khái niệm cộng cụ: giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống của các công trình khoa học nêu trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân cách, giá trị nhân cách, thực trạng nhân cách của con người Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. Vấn đề nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách ở nước ta được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp 5 công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các công trình đề cập đến khái niệm nhân cách, quá trình hình thành và phát triển cách, cấu trúc nhân cách; vai trò của giáo dục đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Cách tiếp cận của các công trình khoa học trên thường khai thác khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và quá trình hình thành, phát triển nhân cách; cấu trúc nhân cách bao gồm tài và đức là vấn đề xuyên suốt được phân tích rõ trong quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách. Chưa có công trình nào nghiên cứu nhân cách dưới góc độ cụ thể, chẳng hạn, nghiên cứu vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách con người Tây Nguyên nói chung, sinh viên nói riêng. Do vậy, đây là hướng nghiên cứu mới của luận án, làm rõ vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, luận án kế thừa các khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và cách triển khai cấu trúc nhân cách trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên khu vực Tây Nguyên. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH, LỐI SỐNG, ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI RIÊNG 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và đặc điểm của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã có những quan niệm rất khác nhau, song tất cả các công trình được đề cập ở trên, chúng ta thấy chủ yếu là toàn cầu hóa về kinh tế. Cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, toàn cầu hóa đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và môi trường tự nhiên…Vấn đề ở chỗ, bản chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế chiếm một vị trí trọng tâm. Những vấn đề toàn cầu hóa của văn hóa, môi trường tự nhiên…cũng nảy sinh từ toàn cầu hóa kinh tế. Vì vậy, có thể nói, toàn cầu hóa ngày nay chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, với những tác động sâu rộng của nó đến các mặt đời sống xã hội như quân sự, chính trị, văn hóa, môi trường...của thế giới trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa tác động tới một khu vực riêng biệt thì rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên. Đây có thể nói là vấn đề mới mà luận án cần phải đi sâu nghiên cứu, nhất là 6 sự tác động của toàn cầu hóa làm biến đổi giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu đến sự tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng Sự tác động của toàn cầu hoá đến nhân cách con người Việt Nam được nhiều nhà khoa học đề cập đến, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề. Mặt khác, cũng cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của toàn cầu hoá tác động tới nhân cách, đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các công trình khoa học đã làm rõ khái niệm toàn cầu hóa, sự tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Làm rõ biểu hiện các giá trị đạo đức của con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế thị trường: quá trình thay đổi các giá trị trong cuộc sống, biểu hiện lệch lạc trong mối quan hệ giữa con người với con người, lối sống thực dụng đề cao đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân đang làm băng hoại đạo đức xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã đưa ra các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa tới đạo đức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng ở nước ta. Trong luận án chúng tôi kế thừa khái niệm toàn cầu hóa, kết quả nghiên cứu xu thế tất yếu với những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đối với đời sống xã hội và sự biến đổi các giá trị đạo đức. Nhưng các công trình trên, chưa có một công trình nào nghiên cứu về nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa, mà chỉ đề cập đến sinh viên cả nước nói chung. Đây là điểm mới của luận án, nghiên cứu sinh tập trung khai thác để làm rõ vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. 1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÂY NGUYÊN NÓI CHUNG VÀ THANH NIÊN - SINH VIÊN TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG 13.1. Các công trình nghiên cứu về tác động của toàn cầu hoá đến đời sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên Các công trình nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến vùng đất Tây Nguyên chỉ mới dừng lại ở sự tác động đối với văn hóa – kinh tế – xã 7 hội nói chung. Chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến sự tác động của toàn cầu hóa đối với những giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Trong luận án, nghiên cứu sinh tập trung luận giải các nhân tố ảnh hưởng tới giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và sinh viên nói riêng. 1.3.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng, giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên. Thực trạng đạo đức, giải pháp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong các công trình khoa học chỉ mới được đề cập một vài giá trị tiêu biểu, cũng chưa đưa ra được các giải pháp để xây dựng nhân cách, đạo đức sinh viên khu vực này trong thời gian tới. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt dưới góc độ triết học về nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Chương 2 NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 2.1. NHÂN CÁCH VÀ NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM 2.1.1. Khái nhiệm nhân cách Từ cách tiếp cận bắt đầu từ khái niệm con người, cá nhân, tác giả luận án đồng tình với khái niệm nhân cách: Nhân cách như là một chỉnh thể cá nhân có tính lịch sử - cụ thể, tham gia vào hoạt động thực tiễn, đóng vai trò của chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới, chủ thể của quyền hạn và nghĩa vụ, của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực xã hội khác. Xét về mặt cấu trúc, nhiều ý kiến cho rằng nhân cách gồm hai mặt thống nhất với nhau là phẩm chất và năng lực, hay nói cách khác nhân cách là sự thống nhất của phẩm chất đạo đức và năng lực. 8 2.1.2. Một số nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành nhân cách Thứ nhất, quá trình hình thành và phát triển nhân cách luôn gắn liền với giáo dục. Thứ hai, quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự tác động qua lại giữa cá nhân và xã hội. Thứ ba, sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối bởi các yếu tố văn hoá - xã hội. Thứ tư, quá trình hình thành và phát triển nhân cách chịu sự chi phối của đạo đức - nhân tố cốt lõi trong cấu trúc nhân cách. 2.1.3. Sinh viên và nhân cách sinh viên - Sinh viên Việt Nam - tầng lớp xã hội đặc thù: Khác với những bộ phận thanh niên khác, Sinh viên là những công dân có độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 30 đang học tập ở bậc đại học, cao đẳng, đang chuẩn bị những nền tảng tri thức, kỹ năng cần thiết cho các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp sau này. Một trong những biểu hiện đặc thù của sinh viên là chỗ họ luôn nêu cao khả năng tự ý thức, tự đánh giá và luôn luôn muốn tự khẳng định mình. Biểu hiện thứ hai của tính đặc thù ở sinh viên chính là việc xây dựng kế hoạch để thực hiện nghề nghiệp mà mình đã chọn. - Nhân cách sinh viên Nhân cách sinh viên là trường hợp cụ thể của nhân cách, là hình thức biểu hiện tính người ở một tầng lớp đặc biệt. Nên được hiểu: Nhân cách sinh viên là toàn bộ những năng lực, phẩm chất đạo đức của mỗi sinh viên, biểu hiện qua các hoạt động học tập, giao tiếp, ứng xử, giúp sinh viên tự điều chỉnh hành vi, tự đánh giá để hoàn thiện bản thân mình. - Cấu trúc nhân cách sinh viên Về phẩm chất đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay: có niềm tin lý tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, phong phú, lối sống văn hóa, tình nghĩa, yêu lao động, có ý thức pháp luật, có trách nhiệm với gia đình, quê hương và cộng đồng. Về năng lực của sinh viên Việt Nam hiện nay: nỗ lực trong học tập, lao động, năng động, có tri thức khoa học, có khả năng tư duy độc lập và năng lực sáng tạo trong việc tiếp thu cái mới, thích ứng nhanh với những biến đổi của đời sống xã hội. 9 2.2. TOÀN CẦU HOÁ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG NHẰM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ HIỆN NAY 2.2.1. Toàn cầu hoá và xu thế tất yếu của toàn cầu hoá - Khái niệm toàn cầu hoá Từ cách tiếp cận của mình, chúng tôi cho rằng: Toàn cầu hoá là sự mở rộng biên độ gia tăng liên kết, ảnh hưởng sâu sắc trên phạm vi toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội bằng nhiều phương thức khác nhau mà xuất phát điểm của nó là từ kinh tế và chủ yếu là kinh tế. - Xu thế tất yếu của toàn cầu hoá Toàn cầu hoá đang là một xu thế khách quan, bắt nguồn từ xã hội hoá sản xuất cao trên thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Mặc dù, quá trình toàn cầu hoá đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, nên có nhiều mặt tiêu cực đe doạ độc lập và chủ quyền của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, quá trình này vẫn có mặt “tích cực” nhất định của nó, vì thế toàn cầu hóa vẫn lôi cuốn được nhiều nước khác nhau tham gia vào quá trình này. 2.2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Thứ nhất, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên sẽ góp phần củng cố và phát huy các giá trị đó ở sinh viên trong hoàn cảnh lịch sử mới, hình thành ở sinh viên những phẩm chất nhân cách cần thiết. Thứ hai, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức trong nhân cách sinh viên. Thứ ba, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần quan trọng đối với việc phát triển yếu tố năng lực trong nhân cách sinh viên. 2.3. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CẦN PHẢI GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1. Giá trị và giá trị đạo đức truyền thống - Khái niệm giá trị Từ những quan niệm khác nhau, chúng tôi hiểu giá trị là một phạm trù triết học, phản ánh sự vật, hiện tượng và những thuộc tính của chúng 10 có ý nghĩa đối với xã hội, cộng đồng, cá nhân, với tư cách là phương tiện thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần, đồng thời thể hiện tính mục đích của con người trong hoạt động. Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống giá trị tinh thần của dân
Luận văn liên quan