Tóm tắt Luận án Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam khá rộng lớn với 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là những thị trường có dung lượng và sức mua lớn nhất thế giới và bởi sự đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng thủy sản của Việt Nam vào các thị trường trên không chỉ gặp sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm từ các quốc gia khác mà còn gặp phải hàng rào bảo hộ mậu dịch rất tinh vi, phức tạp và khó vượt qua. Đây chính là những rào cản kỹ thuật thương mại được các quốc gia sử dụng ngày càng nhiều hơn, tinh vi và chặt chẽ hơn.Chính những biến động tại các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã khiến cho hệ thống chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản của Việt Nam bộc lộ những hạn chế như: sự cập nhật, sự đầy đủ cũng như công bằng và minh bạch cho tất cả các đối tượng tham gia xuất khẩu hàng hóa nói chung và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng thủy sản nói riêng.

pdf28 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PHẠM MINH ĐẠT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số - : 62.34.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Doãn Kế Bôn 2. PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh Phản biện 1: .. Phản biện 2: .. Phản biện 3: .. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Vào hồi.. giờ ngày . tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Thương mại 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam khá rộng lớn với 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó các thị trường chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây là những thị trường có dung lượng và sức mua lớn nhất thế giới và bởi sự đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng. Hàng thủy sản của Việt Nam vào các thị trường trên không chỉ gặp sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm từ các quốc gia khác mà còn gặp phải hàng rào bảo hộ mậu dịch rất tinh vi, phức tạp và khó vượt qua. Đây chính là những rào cản kỹ thuật thương mại được các quốc gia sử dụng ngày càng nhiều hơn, tinh vi và chặt chẽ hơn.Chính những biến động tại các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã khiến cho hệ thống chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản của Việt Nam bộc lộ những hạn chế như: sự cập nhật, sự đầy đủ cũng như công bằng và minh bạch cho tất cả các đối tượng tham gia xuất khẩu hàng hóa nói chung và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng thủy sản nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam” là có ý nghĩa thời sự cấp thiết và có giá trị lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Xác lập các quan điểm và hàm ý giải pháp có luận cứ khoa học thực tế nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. - Trên cơ sở một số dự báo xu thế và những thay đổi có thể về TBT trên thị trường thủy sản thế giới, xây dựng các quan điểm đề xuất các giải pháp hàm ý chính sách để hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu thủy sản Việt nam đến 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách quản lý nhà nước đối với việc vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. - Hai là, đánh giá thực trạng chính sách QLNN đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. - Ba là, đề xuất một số quan điểm, hàm ý giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các vấn đề lý luận và thực tế của chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: luận án tập trung vào các yếu tố nội dung chính sách quản lý nhà nước chủ yếu đối với việc vượt qua rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam - Về thời gian: trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2013 và các giải pháp đề xuất định hướng đến năm 2020. - Về không gian: tại Việt Nam, các rào cản kỹ thuật nghiên cứu ở các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, logic và lịch sử. Những phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng là Phương pháp thứ nhất là tổng hợp, phân tích và so sánh các công trình nghiên cứu trước, các báo cáo số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước (Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê). Phương pháp quan trọng thứ hai là nghiên cứu điển hình, tức nghiên cứu dựa trên những trường hợp đặc trưng có mục tiêu cơ bản là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi sát và toàn diện trường hợp đã chọn trong một thời gian đủ dài và ngay tại môi trường tự nhiên của nó. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đã chọn nghiên cứu 3 thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật; đây là ba thị trường trọng điểm lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Kết quả nghiên cứu điển hình cho phương pháp này đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như trong trường hợp cụ thể, và thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong tương lai. Phương pháp thứ ba là tham vấn chuyên gia (là những nhà khoa học, những chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản) và kết hợp điều tra trắc nghiệm qua bảng hỏi. Đối tượng và nội dung điều tra là các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm, cá tra, basa, cá ngừ và có thị trường xuất khẩu chủ lực là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. 5. Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án a) Về lý luận Hệ thống hóa và cập nhật mộ số vấn đề lý luận về rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu thủy sản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng, xây dựng khung lý luận và mô hình nghiên cứu chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam b) Về thực tiễn Rút ra một số bài học hàm ý chính sách quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật đối với thương mại xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam từ thực tiễn vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu thủy sản của một số nước điển hình. Đánh giá thực trạng khả năng đáp ứng và vượt qua các rào cản kỹ thuật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chủ lực từ đó phân tích và đánh giá thực trạng ban hành, tổ chức thực hiện cà về triển khai của doanh nghiệp và về tổ chức quản lý của các cơ quan Nhà nước hữu quan với vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam hiện nay. 3 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rào cản kỹ thuật thương mại và chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu hàng hóa Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đói với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam Chương 3: Quan điểm và một số hàm ý giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam PHẦN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài có rất nhiều tài liệu, sách về rào cản thương mại nói riêng và rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế nói riêng như: Lee F. Peoples - International Trade in Agricultural Producs (2004) - Oklahoma City University School of Law, United States; Jan HAGEMEJER, Jan J. MICHALEK (2007), “The Importance of Technical Barriers in International Trade - Theory and Empirical Evidence”, Warsaw University; Jonh S. Wilson (2004), Technical bariers to trade database, research at the World bank. Đây là những tài liệu tham khảo quý mà NCS kế thừa để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài, tuy nhiên chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp tới những tác động của chính sách quản lý nhà nước đối với việc vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên trong số đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của luận án như: Nguyễn Bách Khoa (2003) (sách chuyên khảo): Chính sách thương mại và marketing xuất khẩu nông phẩm Việt Nam - NXB Thống kê. Cao tuấn Khanh (2010), Chính sách thương mại và marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Luận án tiến sĩ. Lê Danh Vĩnh (2004) Đổi mới quản lý nhà nước với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam (đề tài cấp Nhà nước nghiệm thu năm 2004). Nguyễn Bách Khoa (2002) Marketing trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê. Doãn Kế Bôn (Chủ biên) (2010) Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, NXB Thống kê. Đoàn Thị Hồng Vân (2010) Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao động Xã hội. Nguyễn Văn Nam (2006) Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam - Đề tài khoa học cấp Nhà nước. Các tài liệu hướng dẫn và cẩm nang xuất khẩu hàng hóa Việt Nam của Bộ Công Thương (2008 - 2011), NXB Thương mại, Hà Nội. Đinh Văn Thành (2005), Rào cản thương mại quốc tế, NXB Lao động Xã hội; Đinh Văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, NXB Lao động Xã hội; Doãn Kế Bôn (2006), Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ trong xuất khẩu hàng thuỷ sản nước ta sang thị trường Hoa kỳ, Đề tài khoa học cấp bộ; Bùi Thị Lý (2005), Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường một số nước phát triển, Đề tài khoa học cấp bộ; Đỗ Đức Bình và Bùi Huy 4 Nhượng (chủ biên) (2009) - Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia; Digby Gascoine và các đồng nghiệp, (2009), “Báo cáo 1 - Vượt qua rào cản SPS để thúc đẩy xuất khẩu sang liên minh Châu Âu”, Mutrap III www.mutrap.org.vn. Những công trình nghiên cứu đã giới thiệu về chính sách thương mại, chính sách xuất khẩu nông sản, những công cụ hỗ trợ của Nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu, những rào cản mà hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp phải tại các thị trường nhập khẩu Từ các công trình nghiên cứu trên cho thấy còn một số khoảng trống trong nghiên cứu như sau: Một là, những diễn biến và xu thế vận dụng mới về rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản chưa được cập nhập và tính chất phức tạp, tinh vi của các quy định rào cản kỹ thuật thương mại ngày càng lớn cần có nghiên cứu cập nhật. Hai là, các công trình nghiên cứu công bố chủ yếu đề cập tới các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại về phía doanh nghiệp xuất khẩu, chính sách quản lý nhà nước được đề cập như là một yếu tố ảnh hưởng hoặc được nghiên cứu trên khía cạnh hỗ trợ là chủ yếu. Nội hàm chính sách quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật thương mại được đề cập chưa hệ thống, toàn diện và cập nhật (như vấn đề hài hòa hóa chính sách quản lý nhà nước theo yêu cầu cam kết WTO và quan hệ thương mại song phương, đa phương). Ba là, còn thiếu nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về kết quả tác động của chính sách quản lý nhà nước với vượt rào cản kỹ thuật thương mại, chất lượng quản lý chính sách để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, nhu cầu doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam Bốn là, còn thiếu những nghiên cứu hệ thống, trực diện về các giải pháp chính sách quản lý nhà nước để nâng cao mức độ tác động và vai trò của chính sách quản lý nhà nước đến chất lượng và hiệu quả vượt rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần được nghiên cứu. Những khoảng trống nghiên cứu trên đặt ra đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài: “Hoàn thiện chính sách quản lý Nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam”. 5 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Tổng quan về rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản 1.1.1. Khái niệm - Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” đối với thương mại chỉ được đề cập chính thức trong 1 hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical Barriers to Trade). Tuy nhiên, trong hiệp định này khái niệm rào cản cũng không được định danh một cách rõ rang mà chỉ được thừa nhận như một thỏa thuận rằng “không một nước nào có thể ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này”. [15] 1.1.2. Mục đích và điều kiện áp dụng rào cản kỹ thuật thương mại: Mục đích áp dụng rào cản kỹ thuật thương mại nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ việc làm, khuyến khích các lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường Điều kiện áp dụng rào cản kỹ thuật thương mại: Để phát triển thương mại với các nước thành viên WTO, đồng thời bảo vệ lợi ích người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng, chúng ta phải cân nhắc giữa một bên là nghĩa vụ và một bên là quyền lợi trong cam kết gia nhập WTO - Các yếu tố tác động đến khả năng vượt rào cản kỹ thuật thương mại đối với hàng thủy sản xuất khẩu gồm: Quy trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; Quy trình chế biến; Hoạt động quản lý của nhà nước; 1.1.3. Vài trò của vượt rào cản kỹ thuật thương mại đối với hàng thủy sản xuất khẩu Duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản; Chuẩn hóa các tiêu chuẩn và chính sách nhà nước; Phát triển nguồn lực vốn, công nghệ và con người; Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên; Nâng cao chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Xuất phát từ những lợi ích trước mắt cũng như lâu dài thì có thể thấy việc vượt qua các rào cản kỹ thuật là vô cùng quan trọng đối với thủy sản Việt Nam và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam trong tương lai. 1.2. Chính sách quản lý Nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu 1.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu - Chính sách thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, một bộ phận chủ yếu của chính sách thương mại là: một loại hình công cụ quản lý nhà nước (QLNN) thể hiện thái độ, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ mà Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương định hướng, khuyến khích, hỗ trợ (hợp thức, hài hòa) và kiểm soát mức độ “mở” của thị trường quốc gia vào các thị trường nước ngoài, thị trường quốc tế và tiến tới thị trường thế giới nhằm tận dụng các lợi thế so sánh động để phát triển chiều sâu sản xuất hướng về xuất khẩu và kiểm soát, thay thế nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay. - Chính sách quản lý nhà nước là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, những phương thức hành động cơ bản để quản lý nền kinh tế và xã hội, mang tính quyền lực nhà nước, 6 sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của con người trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và tăng cường phát triển xã hội. - Chính sách quản lý nhà nước về vượt rào cản kỹ thuật thương mại được tác giả nêu ở đây là một bộ phận của chính sách thương mại của Nhà nước và được hiểu là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu, những phương thức hành động cơ bản để quản lý quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại xuất khẩu hàng hóa nói riêng, mang tính quyền lực nhà nước, để điều chỉnh hành vi các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu, được quản lý bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng phát triển xuất khẩu để chủ động đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lý, hợp thông lệ/ thường quy quốc tế của các quốc gia nhập khẩu. - Vai trò của chính sách QLNN đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản: Thúc đẩy xuất khẩu; Góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng của Việt Nam; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hiệp hội ngành nghề sản xuất, chế biến, XKTS hoạt động có hiệu quả; 1.2.2. Nội dung chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại cho hàng thủy sản xuất khẩu Bao gồm các chính sách bộ phận sau - Chính sách quy hoạch vùng nuôi trồng: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định khả năng vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. - Chính sách kiểm soát con giống, thức ăn và hóa chất dùng trong sản xuất chế biến thủy sản: nhằm đưa ra những quy định về con giống, về thức ăn và các loại hóa chất được dùng trong nuôi trồng và chế biến thủy sản - Chính sách hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản: nhằm giúp cho người nuôi trồng có thể tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp cho các cơ sở chế biến và các cơ sở chế biến cũng có thể nắm được các quy định và bao gói dán nhãn cũng như kiểm soát việc bao gói dán nhãn - Chính sách xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hỗ trợ thông tin về rào cản kỹ thuật thương mại: nhằm giúp cho các hộ nuôi trồng thủy sản và các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ứng phó với các rào cản, giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua rào cản để có thể thâm nhập sâu hơn, đưa nhiều hàng thủy sản xuất khẩu hơn vào thị trường mục tiêu. - Khía cạnh môi trường và trách nhiệm xã hội của chính sách vượt rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu thủy sản 1.2.3. Tiêu chí đánh giá chính sách quản lý nhà nước đối với vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Đánh giá chính sách QLNN đối vơi vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản được thể hiện qua 3 tiêu chí : i - Chất lượng hoạch định chính sách Chất lượng tổng thể của hoạch định chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu được phản ánh qua mức đáp ứng các yêu cầu đặt ra với chính sách quản lý nhà nước và được xác định qua công thức: ∑ = = n i ihđ XN Q 1 1 7 Trong đó: :hđQ Chất lượng tổng thể trung bình của hoạch định chính sách :iX Mức độ đáp ứng trung bình của yêu cầu thứ i với hoạt định chính sách thứ I (các yêu cầu cụ thể được đánh giá tại chương 2 luận án) n: Số lượng yêu cầu với hoạch định chính sách ii - Chất lượng triển khai thực thi chính sách Chất lượng triển khai thực thi chính sách QLNN với vượt rào cản kỹ thuật thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phản ánh mức hiệu suất đạt được so với yêu cầu thực hiện tốt nhất (kỳ vọng) (tham khảo mô hình SERVPERF của A.Zeithanl - 1988) và được xác định qua công thức: ∑ = = m j jjt ZkQ 1 Trong đó: :tQ Chất lượng trung bình tổng thể của triển khai thực thi chính sách :jZ Mức hiệu suất trung bình của yếu tốt cấu thành thứ j (các yếu tố cấu thành triển khai thực thi chính sách được nêu trong chương 2 luận án) jk : Hệ số quan trọng của yếu tố cấu thành thứ j đến chất lượng thực thi tổng thể iii - Chất lượng vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản do tác động của chính sách Hiệu suất vượt rào cản kỹ thuật thương mại của các doánh nghiệp xuất khẩu thủy sản (DNXKTS) có thể được đánh giá bằng nhiều chỉ số khác nhau, với mặt hàng và thị trường xuất khẩu mục tiêu
Luận văn liên quan