Tóm tắt Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Ngành Dệt May là ngành sản xuất quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong một thời gian dài, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Ngành là 20% năm, đóng góp từ 16% - 18% tổng giá trị công nghiệp cả nước, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động. Trong Quy hoạch Phát triển Công nghiệp đến năm 2020 - 2030, Ngành Dệt May vẫn tiếp tục là ngành trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong Ngành, trong đó có các doanh nghiệp may mặc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trên con đường phát triển. Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương sách quản lý hữu hiệu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo hoạt động tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả. Trong thời kỳ hiện đại, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo mà còn mở rộng sang cả vai trò hỗ trợ và tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang đối mặt với thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được hoàn thiện. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự biến động lao động lớn gây khó khăn cho sản xuất. Hoạt động sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng thể hiện sự lệ thuộc quá lớn của doanh nghiệp may Việt Nam vào các bạn hàng nước ngoài ở cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm, đồng thời kéo theo hiệu quả kinh doanh thấp, tính tự chủ trong kinh doanh không cao. Hệ thống thông tin tiềm ẩn nhiều hạn chế không thực sự hữu dụng cho quá trình ra quyết định và điều hành doanh nghiệp của nhà quản lý. Trên thị trường quốc tế, hàng may mặc Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng may mặc của các nước có ngành dệt và may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, . Các rào cản thương mại luôn được các nước nhập khẩu dựng lên để hạn chế lượng lớn hàng may mặc từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam

pdf25 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ‹ BÙI THỊ MINH HẢI HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN (KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH) Mà SỐ: 62.34.30.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA 2: PGS. TS NGÔ TRÍ TUỆ Hµ néi, n¨m 2011 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÝnh cÊp thiÕt cña §Ò tµi Ngành Dệt May là ngành sản xuất quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong một thời gian dài, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Ngành là 20% năm, đóng góp từ 16% - 18% tổng giá trị công nghiệp cả nước, chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 2 triệu lao động. Trong Quy hoạch Phát triển Công nghiệp đến năm 2020 - 2030, Ngành Dệt May vẫn tiếp tục là ngành trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong Ngành, trong đó có các doanh nghiệp may mặc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trên con đường phát triển. Hệ thống kiểm soát nội bộ là phương sách quản lý hữu hiệu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Hệ thống này bao gồm các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết kế nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu: bảo vệ tài sản, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo hoạt động tuân thủ các quy định pháp lý, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả. Trong thời kỳ hiện đại, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo mà còn mở rộng sang cả vai trò hỗ trợ và tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang đối mặt với thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được hoàn thiện. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với sự biến động lao động lớn gây khó khăn cho sản xuất. Hoạt động sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng thể hiện sự lệ thuộc quá lớn của doanh nghiệp may Việt Nam vào các bạn hàng nước ngoài ở cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm, đồng thời kéo theo hiệu quả kinh doanh thấp, tính tự chủ trong kinh doanh không cao. Hệ thống thông tin tiềm ẩn nhiều hạn chế không thực sự hữu dụng cho quá trình ra quyết định và điều hành doanh nghiệp của nhà quản lý. Trên thị trường quốc tế, hàng may mặc Việt Nam luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng may mặc của các nước có ngành dệt và may phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan,. Các rào cản thương mại luôn được các nước nhập khẩu dựng lên để hạn chế lượng lớn hàng may mặc từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ những lí do trên, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trở thành vấn đề có tính cấp bách trong quản lý tại các doanh nghiệp may mặc, có ý nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Nhận thức 2 được tầm quan trọng của vấn đề này, Tác giả đã lựa chọn Đề tài: "Hoµn thiÖn hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé trong c¸c doanh nghiÖp may mÆc ViÖt Nam" lµm ĐÒ tµi LuËn ¸n tiÕn sÜ cña m×nh. 2. Tổng quan các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp dệt may Trên thế giới: Từ rất lâu, tầm quan trọng của kiểm soát đối với quản lý luôn được coi là đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý kể cả trong hoạt động thực tiễn cũng như trong lý luận. Một trong những khái niệm đầu tiên về kiểm soát nội bộ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra vào năm 1929, sau đó được Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán của Mỹ sử dụng nhằm đưa ra Đạo luật Giao dịch Chứng khoán vào năm 1934. Có rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu về kiểm soát nội bộ của các nhà nghiên cứu đề cập đến khái niệm về kiểm soát, kiểm soát nội bộ, các loại hình kiểm soát trong mối quan hệ với kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán tài chính. Một số nghiên cứu có thể kể đến như: Nghiên cứu của Tác giả Victor Z. Brink và Herbert Witt (1941) về «Kiểm toán nội bộ hiện đại», các Tác giả Alvin A. Arens và James Loebecke về «Kiểm toán»; Tác giả O. Ray Wittington và Kurt Pany (1995) về «Các nguyên tắc của kiểm toán»; Tác giả Jack C. Robertson (1996) về «Kiểm toán»; Tác giả Robert R. Moller (2005) về «Kiểm toán nội bộ hiện đại kế thừa quan điểm của Brink». Các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán, chẳng hạn như Liên đoàn Kế toán quốc tế đã đưa ra khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ trong Chuẩn mực kiểm toán ISA 400. Hiệp hội các tổ chức tài trợ của Mỹ (COSO) được thành lập từ sự kết hợp các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán đã đưa ra khái niệm về kiểm soát nội bộ vào năm 1992 nhằm thống nhất quan niệm về kiểm soát nội bộ phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau. Bên cạnh lĩnh vực kiểm toán, những nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với quản trị doanh nghiệp cũng thể hiện rất nhiều tác phẩm: Tác giả Merchant, K.A (1985) về « Kiểm soát trong tổ chức kinh doanh »; Tác giả Anthony, R.N và Dearden, J. Bedford (1989) về « Hệ thống kiểm soát quản lý ». Một số tác giả sau này có xu hướng nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong phạm vi hẹp các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, chẳng hạn như quản trị rủi ro trong mối quan hệ với kiểm soát nội bộ; mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với kiểm soát nội bộ; vai trò định hướng thị trường của doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ có tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm mới 3 Tại Việt Nam: Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một đơn vị cụ thể ở các ngành cũng được nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến: PGS.TS Ngô Trí Tuệ và các đồng tác giả (2004) với Đề tài cấp bộ «Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam», các đề tài Luận văn Thạc sĩ của các Tác giả Trần Thị Minh Thư (2001) với Đề tài «Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam»; Tác giả Lê Thị Minh Hồng (2002) với Đề tài «Tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ trong các khách sạn - Khảo sát nghiên cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội»; Tác giả Nguyễn Thị Mỹ (2004) với Đề tài «Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trung tâm Bưu chính - Công ty Viễn thông quân đội Vietel» ; Tác giả Nguyễn Thị Lệ Chi (2006) với Đề tài «Hoàn thiện chính sách tiền lương với việc tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Xuân Hoà»; Tác giả Bùi Duy Hùng (2007) với Đề tài «Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các khách sạn liên doanh do ACCOR quản lý trên địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh», Đề tài Luận án tiến sĩ của Tác giả Phạm Bính Ngọ (2011) về «Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng» và một số tác giả khác Trong nghiên cứu nói chung và trong chuyên ngành kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh nói riêng, Ngành Dệt May đã thu hút sự quan tâm, chú ý nhiều nhà nghiên cứu. Về Luận văn thạc sĩ có thể kể đến các tác giả: Tác giả Trần Thị Thu Phong (2002) với Đề tài «Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng may mặc»; Tác giả Đoàn Thị Hồng Nhung (2003) với Đề tài «Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam»; Tác giả Ngô Thị Quyên (2004) với Đề tài «Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Dệt May Việt Nam»; Tác giả Bùi Thị Minh Hằng (2007) với Đề tài «Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam»; Tác giả Nguyễn Xuân Phúc (2007) với Đề tài «Hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp dệt may trong Bộ Quốc phòng». Về Luận án tiến sĩ có các tác giả như: Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (1996) với Đề tài «Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thuộc chuyên ngành dệt may xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh»; Tác giả Vũ Văn Khang (2002) với Đề tài «Hoàn thiện cơ chế trả lương cho người lao động ở các doanh nghiệp thuộc Ngành Dệt May»; Tác giả Đỗ Thị Phương (2010) về «Phân tích lợi nhuận và một số biện pháp 4 nâng cao lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ngành Dệt May Việt Nam» và một số tác giả khác, Như vậy, tại Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngành khác nhau, tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp thuộc Ngành May Việt Nam. Đây là Đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước. 3. Môc ®Ých nghiªn cøu cña LuËn ¸n Đề tài hướng đến các mục đích chủ yếu sau: Làm rõ và hệ thống hoá cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; Phân tích đặc điểm Ngành May mặc có ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp; Nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may ở một số nước trên thế giới; Khảo sát và phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam; Nghiên cứu phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp may Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án Phạm vi nghiên cứu của Luận án là các doanh nghiệp có quy mô lớn với phương thức hoạt động chủ yếu là may gia công xuất khẩu thuộc Ngành May Việt Nam. Tiêu chuẩn để xác định doanh nghiệp có quy mô lớn theo hướng dẫn tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 6 năm 2009. Việc phân tích, đánh giá, so sánh, khái quát các vấn đề trong Luận án dựa trên những tài liệu, tư liệu nghiên cứu về doanh nghiệp may Việt Nam và quá trình điều tra, khảo sát thực tiễn của Tác giả. 5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án Dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lê nin vào nghiên cứu xã hội học, Luận án sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin sơ cấp kết hợp với sưu tầm thông tin thứ cấp, phân tích và tổng hợp. Trong các phương pháp, phương pháp được sử dụng chủ yếu là điều tra trên cơ sở lập phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra. Trong quá trình phỏng vấn, Tác giả đã kết hợp với quan sát thực địa thực tế hoạt động của doanh nghiệp để việc phân tích, 5 đánh giá khách quan hơn. Kết quả điều tra được sử dụng để phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm đưa ra những nhận định về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam. 6. Những đóng góp của Luận án Những đóng góp của Luận án thể hiện ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể: Về lý luận: Luận án đã hệ thống hoá lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ, trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm chung của Ngành May toàn cầu tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp trong Ngành. Các kinh nghiệm tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực may mặc trên thế giới đã được đề cập và phân tích, từ đó rút ra bài học ứng dụng cho doanh nghiệp may Việt Nam Về thực tiễn: Luận án đã khảo sát các yếu tố: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát trong các doanh nghiệp may Việt Nam nhằm phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp này. Kết quả đánh giá đã chỉ ra được những ưu điểm, đặc biệt là các yếu điểm và nguyên nhân của các yếu điểm, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam. 7. Bố cục, kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm ba chương sau: Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam 6 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP MAY MẶC 1.1. Kiểm soát trong quản lý 1.1.1. Khái niệm và vai trò của kiểm soát trong quản lý Quản lý đã hiện diện từ hàng nghìn năm nay và luôn được nhìn nhận là hoạt động quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một cách chung nhất, có thể khái quát khái niệm về quản lý như sau: “quản lý là quá trình thể hiện sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã định”. Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm soát được hiểu là hoạt động xem xét có gì sai quy tắc, điều lệ, kỷ luật hay không. Trong Từ điển Hán Việt từ nguyên của Bửu Kế, kiểm soát là việc kiểm tra xem xét một việc gì đó hoặc đặt cái gì dưới quyền mình. Trong quản lý không thể thiếu được các chức năng lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát để đạt được các mục tiêu. Bản chất và tác dụng chính của kiểm soát nhằm đảm bảo quá trình quản lý đạt được các mục tiêu. Trên cơ sở phân tích những quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của nó trong quản lý, Tác giả đưa ra khái niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm soát là chức năng quan trọng của quản lý, được thực hiện liên tục trong mọi cấp độ và hoạt động của tổ chức thông qua quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo việc đạt được các mục tiêu của tổ chức đó” 1.1.2. Các loại kiểm soát Có các loại kiểm soát được phân chia theo các tiêu thức sau đây: Theo lĩnh vực của kiểm soát có kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán. Theo đối tượng cụ thể của kiểm soát có kiểm soát đầu ra và kiểm soát hành vi. Căn cứ vào sự hiện diện của chủ thể thực hiện hoạt động kiểm soát có kiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp. Căn cứ vào phạm vi kiểm soát có kiểm soát toàn diện (tổng quát) và kiểm soát chuyên đề. Trong quan hệ với mục đích kiểm soát có kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm soát có kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm) và kiểm soát nội bộ (nội kiểm). 1.1.3. Kiểm soát nội bộ Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), trong Chuẩn mực ISA 315, kiểm soát nội bộ được hiểu là “một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp 7 lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”. Theo ISA 315 của (IFAC), kiểm soát nội bộ có liên quan và được thể hiện ở các nội dung: môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, quá trình đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, giám sát. Hiệp hội các tổ chức tài trợ của Mỹ (COSO) cũng có quan điểm tương đồng với IFAC về khái niệm và các nội dung liên quan đến kiểm soát nội bộ. Lý do thống nhất Báo cáo về kiểm soát nội bộ của COSO để phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau, không chỉ sử dụng riêng trong kiểm toán tài chính nên COSO tiếp cận và trình bày những khía cạnh ở phạm vi rộng hơn. 1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 1.2.1. Bản chất và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ Theo Chuẩn mực Kiểm toán về Đánh giá rủi ro và Kiểm soát nội bộ (ISA 400 trước đây) của IFAC thì: “hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé bao gồm toàn bộ các chính sách và thủ tục (các loại hình kiểm soát) được áp dụng bởi nhà quản lý của đơn vị nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã định như: thực hiện hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật, bám sát chủ trương mà nhà quản lý đã đặt ra; bảo vệ tài sản; ngăn ngừa và phát hiện gian lận và sai sót; đảm bảo sự đầy đủ và chính xác của các thông tin kế toán; lập báo cáo tài chính tin cậy, đúng thời hạn”. Tại Việt Nam, theo ChuÈn mùc Kiểm toán 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ được Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 143/2001/QĐ - BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001, thì : “hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé ®−îc hiÓu lµ c¸c qui ®Þnh vµ c¸c thñ tôc kiÓm so¸t do ®¬n vÞ ®−îc kiÓm to¸n x©y dùng vµ ¸p dông nh»m b¶o ®¶m cho ®¬n vÞ tu©n thñ ph¸p luËt vµ c¸c qui ®Þnh, ®Ó kiÓm tra, kiÓm so¸t, ng¨n ngõa vµ ph¸t hiÖn gian lËn, sai sãt; ®Ó lËp b¸o c¸o tµi chÝnh trung thùc vµ hîp lý; nh»m b¶o vÖ, qu¶n lý vµ sö dông cã hiÖu qu¶ tµi s¶n cña ®¬n vÞ”. Các kh¸i niÖm vÒ hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé theo quan ®iÓm cña ChuÈn mùc KiÓm to¸n ViÖt Nam và chuẩn mực kiểm toán của từng quốc gia trên thế giới víi t− c¸ch h−íng dÉn qu¸ tr×nh thùc hµnh cña kiÓm to¸n viªn vÒ thùc chÊt quan t©m, chú trọng và nhấn mạnh ®Õn kiÓm so¸t néi bé kÕ to¸n h¬n lµ kiÓm so¸t qu¶n trÞ néi bé. PGS.TS Ngô Trí Tuệ đã đưa ra khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chung nhất: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống các chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động”. Các chính sách và thủ tục kiểm soát này do nhà quản lý thiết lập trên cơ sở tuân thủ luật pháp, đồng thời thể hiện 8 tư tưởng, quan điểm và triết lý trong quản lý và điều hành các mặt, các lĩnh vực hoạt động được thực hiện trong đơn vị, tổ chức. Về thực chất, khái niệm này phản ánh phù hợp với bản chất nghĩa của từ “hệ thống” theo Đại Từ điển Tiếng Việt, với tư cách là “thể thống nhất, bao gồm những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách chặt chẽ có lôgich”. Hơn nữa, nó có tính tổng quát, có thể sử dụng để nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ ở mọi loại hình đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh, hành chính hay sự nghiệp. Hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu là cơ sở đảm bảo thành công của đơn vị nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Sự thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát đầy đủ, phù hợp là cơ chế đảm bảo hiện thực hoá các mục tiêu: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc tuân thủ các chế độ pháp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý. Với sự phát triển trong nhận thức về kiểm soát nội bộ phù hợp với những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra, vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo các mục tiêu truyền thống mà còn có tác dụng hỗ trợ tổ chức và tạo ra giá trị gia tăng cho đơn vị, thậm chí còn giúp doanh nghiệp hướng đến những giá trị phi vật chất, chẳng hạn tính chính trực và giá trị đạo đức. Tuy nhiên, khi hệ thống không tồn tại hoặc có yếu điểm, thành tích và kết quả của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì vậy, cần phải ý thức và nhận diện những hạn chế có thể tiềm ẩn trong bản thân hệ thống. Những hạn chế này phụ thuộc vào các nhân tố: tính hiệu quả trong thực hiện các loại hình kiểm soát, kiểm soát nội bộ không thể đảm bảo tuyệt đối rằng các sai phạm được ngăn ngừa, sửa chữa và phát hiện kịp thời, các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu, vượt tầm kiểm soát; thiếu sự quan tâm của nhà quản lý. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ Thứ nhất, môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát bao gồm : đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, uỷ ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ. Môi trường kiểm soát chung của một doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài bao gồm: thể chế kinh tế, chính trị, môi trường luật pháp, văn hoá, phong tục tập quán, ảnh hưởng của các chủ nợ, các nhà đầu tư, đến doanh nghiệp. Những nhân tố này vượt khỏi phạm vi kiểm soát của các nhà quản lý
Luận văn liên quan