Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên

Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa đã làm cho các quốc gia, một mặt phải ra sức nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển; mặt khác phải hợp tác với nhau cùng phát huy thế mạnh. Trong bối cảnh ấy, giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành chiến lược phát triển của mỗi nước. Nơi nào có nền giáo dục – đào tạo tốt hơn sẽ có lợi thế hơn nhiều trong cạnh tranh và phát triển. Bởi vậy, nhìn vào triết lý và chính sách giáo dục người ta có thể đoán được sự phát triển của mỗi quốc gia.

doc24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa đã làm cho các quốc gia, một mặt phải ra sức nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển; mặt khác phải hợp tác với nhau cùng phát huy thế mạnh. Trong bối cảnh ấy, giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trở thành chiến lược phát triển của mỗi nước. Nơi nào có nền giáo dục – đào tạo tốt hơn sẽ có lợi thế hơn nhiều trong cạnh tranh và phát triển. Bởi vậy, nhìn vào triết lý và chính sách giáo dục người ta có thể đoán được sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây, Giáo dục và đào tạo Việt Nam đang đổi mới toàn diện và đồng bộ theo hướng “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc - nơi tập trung khá đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Thái Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, anh ninh. Ngày nay, Thái Nguyên vẫn làm nhiệm vụ che chở, bảo vệ thủ đô Hà Nội, lại là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Những năm gần đây, các thế lực thù địch lợi dụng sự cả tin của đồng bào dân tộc để lôi kéo, tuyên truyền chống phá nhà nước. Vì vậy, tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ, trong đó có học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) miền núi tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù đã có cố gắng trong dạy học lịch sử (DHLS) để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nhưng chất lượng DHLS ở các trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, đánh giá một cách nghiêm túc thực trạng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên để tìm ra nguyên nhân cơ bản, từ đó đề xuất các biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng là cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử, mã số 62.14.01.11. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình DHLS Việt Nam ở trường phổ thông, các biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở các trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Luận án nghiên cứu những vấn đề lí luận về chất lượng dạy học nói chung, chất lượng DHLS Việt Nam nói riêng ở trường THPT; nghiên cứu, tìm hiểu những hình thức tổ chức dạy học, đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954).Việc điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm (TNSP) từng phần, toàn phần các biện pháp được tiến hành ở các trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT, luận án đề xuất một số biện pháp sư phạm trong DHLS Việt Nam (1930 - 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở địa phương này. 3.2. Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu những tài liệu tâm lí học, giáo dục học và giáo dục lịch sử để làm rõ cơ sở lí luận về nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông. - Điều tra thực trạng DHLS nói chung, DHLS Việt Nam (1930 – 1954) nói riêng ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên (thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn) - Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa (SGK) lịch sử Việt Nam (1930 - 1954) ở trường THPT; xác định mục tiêu cần đạt về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ trong dạy học bộ môn. - Đề xuất các biện pháp sư phạm cụ thể để nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. - Tiến hành TNSP từng phần và toàn phần để rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm mà luận án đã đề xuất. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác–Lênin về nhận thức và giáo dục; quan điểm đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cụ thể sau: - Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và tâm lí học, giáo dục lịch sử, phương pháp dạy học bộ môn. Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK lớp 12 – THPT (phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954), xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ để đề xuất các biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu thực tiễn việc DHLS ở trường THPT thông qua dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học, phỏng vấn GV, HS, cán bộ quản lí giáo dục. Ngoài ra, chúng tôi còn tranh thủ lắng nghe ý kiến chia sẻ của đồng nghiệp trong tổ bộ môn Lí luận và PPDH lịch sử ở các trường đại học, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. - Soạn bài TN sư phạm theo những biện pháp đã đề xuất trong Luận án và tiến hành TN sư phạm - Sử dụng phương pháp thống kê toán học, tập hợp và xử lí số liệu đã thu được để phân tích, nhận xét, rút ra kết luận và nêu kiến nghị. 5. Giả thuyết khoa học Trong quá trình DHLS Việt Nam ở trường THPT, nếu GV sử dụng những biện pháp sư phạm mà luận án đề xuất đáp ứng những yêu cầu đưa ra, phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cụ thể của nhà trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT nói chung và DHLS Việt Nam (1930 – 1954) trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng. 6. Đóng góp của luận án Kết quả nghiên cứu luận án sẽ góp phần: - Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT. Đưa ra những biện pháp sư phạm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. 7. Ý nghĩa của luận án - Về mặt khoa học: Luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận và PPDH bộ môn về vấn đề nâng cao chất lượng DHLS nói chung, DHLS Việt Nam (1930 – 1954) nói riêng ở trường THPT hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho GV lịch sử ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên, SV ngành sư phạm lịch sử trong việc vận dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng DHLS. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Thực nghiệm sư phạm và khái quát các biện pháp Chương 1. TỔNG QUAN Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi tiếp cận nguồn tài liệu theo các nhóm sau: 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Trong lĩnh vực giáo dục học và tâm lí học Ở Liên Xô trước đây, các tác giả như I.F. Kharlamốp, M.N.Sacđacốp, B.P.Exipôp, A.M. Đanilop, H.V.Savin đã xuất bản nhiều công trình rất giá trị, nêu lên những cơ sở khoa học về phát triển các năng lực nhận thức của HS trong DH nói chung, đồng thời cũng chỉ ra cách thức để nâng cao hiệu quả bài học và chất lượng dạy học. Gần đây, bộ sách dịch của các nhà giáo dục học Mĩ gồm: Thomas Armstrong; Giselle O. Martin- Kniep; Robert J. Marzano; Jana S. Marzano; Debra J. Pickering; Jane E. Pollock; James H. Stronge đã đưa ra cho chúng ta những cách tiếp cận mới về đổi mới PPDH, mối quan hệ giữa GV – HS và nghệ thuật sư phạm để nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông. 1.1.2. Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử Về lý luận DH bộ môn, các nhà giáo dục lịch sử thế giới từ lâu đã quan tâm đến việc cần phải có những biện pháp để tác động vào nhận thức của HS, khiến các em ham mê tìm tòi, nghiên cứu. Ở Liên Xô trước đây, các tác giả N.G Đairi, F.P Korovkin, A.A.Vaghin...đều khẳng định để nâng cao chất lượng dạy học, người GV phải biết sử dụng linh hoạt các PPDH, biết vận dụng quỹ thời gian hợp lí, phương tiện dạy học phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho HS tự giác, tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.2.1. Trong lĩnh vực giáo dục học và tâm lí học Ở nước ta, các tác giả như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Thái Duy Tuyên, Phạm Viết Vượng, Trần Thị Tuyết Oanh đã công bố nhiều công trình có giá trị, trong đó đề cập rất cụ thể các vấn đề trong dạy học như nguyên tắc trực quan, hình thức tổ chức dạy học, các biện pháp sư phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 1.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục lịch sử Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (do tác giả Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản và tái bản nhiều lần) đã nêu lên một cách hệ thống về PPDH lịch sử ở trường THPT, đồng thời đưa ra những yêu cầu, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học. Các tác giả cho rằng chỉ khi HS tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập thì việc lĩnh hội kiến thức mới diễn ra nhanh và bền vững, chất lượng DHLS mới có thể được nâng lên. Cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Côi đã trình bày cụ thể vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông. Đây là tài liệu cần thiết gợi ý cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Thị Kim Thành trong cuốn “Bảo tàng, di tích – nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho HS phổ thông” đã trình bày rất khái quát, dễ hiểu về mối quan hệ bổ trợ giữa việc truyền thụ kiến thức lịch sử trong nhà trường với phương pháp tiếp cận mới trong việc dạy và học lịch sử từ Bảo tàng và di tích. Tài liệu đã bổ sung thêm cho lí luận DHLS trong việc thay đổi hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trên tạp chí chuyên ngành, tác giả Nguyễn Thị Côi có các bài viết: “Khai thác và sử dụng tài liệu của Bảo tàng, nhà truyền thống vào DHLS dân tộc ở trường phổ thông”; “Một số phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thông”. Tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng có bài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT” Liên quan đến đề tài luận án còn có Luận văn của các tác giả Phạm Văn Tại, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Hà; Luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng. Ngoài ra, thực hiện luận án này chúng tôi còn được tiếp cận một vài đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Nguyễn Thị Côi: “Các giải pháp nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay”, tác giả Đỗ Hồng Thái: “Ứng dụng CNTT trong DHLS ở các trường THPT (khu vực trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam)” 1.3. Những vấn đề luận án kế thừa từ những công trình đã công bố Tiếp cận những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi kế thừa được các vấn đề sau: lý luận về giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học nói chung và DH bộ môn lịch sử nói riêng. Quá trình vận dụng từ lý luận dạy học vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, trên đây là những vấn đề lý luận chung, còn nghiên cứu về các biện pháp sư phạm để nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên thì chưa có công trình nào đề cập. Vì vậy, đây chính là vấn đề mà luận án tiếp tục giải quyết. 1.4. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Thứ nhất, khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Thứ hai, phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH hiện nay và chỉ ra những yêu cầu để nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở các trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. Thứ ba, đánh giá thực trạng DHLS nói chung, DHLS Việt Nam (1930 – 1954) nói riêng ở trường phổ thông miền núi tỉnh Thái Nguyên dựa trên kết quả điều tra. Từ đó nêu ra những vấn đề của thực tiễn cần giải quyết. Thứ tư, tìm hiểu chương trình Lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông (chương trình chuẩn) để xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam (1930 – 1954). Từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và hướng triển khai phù hợp nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Thứ năm, đề xuất các biện pháp sư phạm nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. Tiến hành TNSP từng phần và toàn phần để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1930 - 1954) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 2.1.1.1. Chất lượng giáo dục Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự vật, sự việc”. Như vậy, trong giáo dục, chất lượng được biểu hiện trước hết ở phẩm chất, nhân cách của HS, những người được đào tạo, giáo dục. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng giáo dục. Trên cơ sở kế thừa, tổng hợp quan niệm về chất lượng giáo dục của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng “chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, có thể trước mắt hay lâu dài.” Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển. 2.1.1.2. Chất lượng dạy học Chất lượng dạy học được xem xét chủ yếu qua bài học hay một quá trình dạy học. Song dạy học là hai hoạt động của một quá trình thống nhất nên khi đánh giá chất lượng người ta còn chú ý đến cả kết quả học tập, rèn luyện của HS. Như vậy, chất lượng dạy học là kết quả giảng dạy và học tập xét cả về mặt định lượng và định tính so với các mục tiêu bộ môn cũng như góp phần vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS. 2.1.1.3.Chất lượng dạy học lịch sử Căn cứ vào mục tiêu bộ môn Lịch sử, thực tế DHLS ở trường phổ thông, có thể khẳng định chất lượng DHLS ở trường phổ thông là kết quả đạt được sau một quá trình, nó thể hiện trên cả 3 mặt: Hình thành kiến thức, kết quả giáo dục và phát triển toàn diện HS. Như vậy, để đánh giá chất lượng DHLS, ta phải căn cứ vào mục tiêu dạy học bộ môn, trong đó có tính tới mục tiêu tổng quát của môn học và mục tiêu cụ thể của từng bài học. Khi kết quả dạy học đáp ứng được các mục tiêu bộ môn đặt ra, lúc đó có thể nói dạy học đạt chất lượng. 2.1.1.4. Nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. Nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên chính là việc phải nâng kết quả DHLS Việt Nam đã đạt được ở đây lên mức cao hơn trên cơ sở bám sát mục tiêu của môn học. Kết quả học tập của HS sau khi GV sử dụng các hình thức tổ chức và PPDH trong quá trình lên lớp; thái độ tư tưởng của HS thể hiện trước các vấn đề lịch sử, cách ứng xử của HS trong môi trường xã hội; kĩ năng vận dụng những điều đã học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống là thước đo chính xác nhất chất lượng DHLS Việt Nam ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên đã được nâng lên hay chưa? 2.1.2. Các yếu tố của quá trình dạy học tác động đến chất lượng DHLS ở trường phổ thông Xem xét quá trình DHLS ở trường phổ thông, đặc biệt để trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để nâng cao chất lượng DHLS?”, người ta rất coi trọng vai trò các yếu tố của quá trình dạy học trong mối quan hệ biện chứng, đó là: mục tiêu dạy học; nội dung dạy học; PPDH; chương trình SGK; phương tiện dạy học; môi trường dạy học; kiểm tra đánh giá; người dạy, người học. Thực tế, tất cả các yếu tố này của quá trình dạy học có tác động rất quan trọng khiến chất lượng DHLS có đạt được kết quả như mong muốn hay không. Ở mục này, luận án đã phân tích từng yếu tố một để thấy sự tác động của nó đến chất lượng DHLS, trên cơ sở đó đề xuất những cách thức, biện pháp sư phạm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng DHLS hiện nay. 2.1.3. Xuất phát điểm của vấn đề nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên 2.1.3.1.Yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc Trên đất nước ta, địa bàn miền núi, biên giới, trong đó có tỉnh Thái Nguyên là những địa bàn chiến lược, có nhiệm vụ trấn giữ, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Những năm gần đây, các thế lực thù địch đã lợi dụng địa bàn này để tuyên truyền chống phá cách mạng, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trước tình hình đó, củng cố quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm. Muốn vậy, tăng cường giáo dục lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ nói chung, HS THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên nói riêng để các em thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước. 2.1.3.2.Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường THPT là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, rèn luyện các năng lực tư duy, năng lực thực hành, khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống. Nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đó. 2.1.3.3. Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Định hướng đổi mới PPDH, từ bỏ lối truyền thụ một chiều, “dạy học nhồi nhét” kiến thức cho HS, chuyển sang lối dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học đã được quan tâm từ rất sớm. Vì vậy, nâng cao chất lượng DHLS nói chung, DHLS Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1954 nói riêng ở các trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 2.1.3.4. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của HS THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên So với HS ở những vùng miền khác, đặc điểm tâm lí và năng lực nhận thức của HS miền núi tỉnh Thái Nguyên có những nét riêng rất đặc thù. Vì vậy, GV cần thiết phải hiểu rõ đối tượng giáo dục để đưa ra các biện pháp sư phạm phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng DHLS hiện nay. 2.1.4. Những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam (1930 – 1954) ở trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên 2.1.4.1. Đối với GV bộ môn Lịch sử Có thể nói, GV là lực lượng quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công của việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học nói chung, DHLS nói riêng, bởi “chính GV là những người thực hiện các ý tưởng của chương trình và cũng là người khích lệ HS kiến tạo những kiến thức của môn học”. Vì vậy, điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn chính là việc cần phải có một đội ngũ những người thầy có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, thực sự tâm huyết, đam mê với nghề. 2.1.4.2. Đối với HS Thực tế cho thấy sự thành công của mỗi giờ giảng phụ thuộc một phần rất quan trọng từ phía đóng góp, tham gia tích cực của HS. Vì vậy, để nâng cao chất lượng DHLS, các nhà trường cần xây dựng nề nếp học tập cho HS, khuyến khích, động viên, giúp các em xác định được động cơ học tập đúng đắn. Do đó, yếu tố người học được đặt ra như một điều kiện quan trọng cho việc nâng cao chất lượng DHLS ở các trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên. 2.1.4.3. Đối với môi trường dạy học Trong bối cảnh hiện nay, môi trường dạy học có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học bộ môn. Người dạy và người học chịu áp lực của môi trường xung quanh trong việc thực hiện các chức năng của mình. Vì vậy, các nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho dạy học, tạo môi trường trong lành, gần gũi, thân thiện để thu hút HS. Lãnh đạo nhà trường nên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV được thể hiện các khả
Luận văn liên quan