Tóm tắt luận án Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án N-ớc ta làmột n-ớc nông nghiệp. Việc nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu (NSXK) không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong n-ớc, giải quyết đ-ợc nhiều việc làm cho ng-ời lao động màcòn góp phần thực hiện chiến l-ợc đẩy mạnh xuất khẩu thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) đã vàsẽ đem lại nhiều cơ hội, nh-ng chúng ta sẽ gặp phải những thách thức ngày càng lớn hơn khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Th-ơng mại thế giới (WTO). Đó làdo nhiều mặt hàng NSXK của Việt Nam còn mang tính đơn điệu, nghèo nàn, chất l-ợng thấp, ch-a đủ sức cạnh tranh trên thị tr-ờng thế giới. Việc nghiên cứu sức cạnh tranh một số hàng NSXK chủ yếu của Việt Nam, chỉ ra đ-ợc những mặt hàng nào có điểm mạnh vànhững mặt hàng nào có những điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh làmột việc làm hết sức cần thiết, rất có ý nghĩa cả về mặt lý luận vàthực tiễn trong điều kiện hội nhập KTQT. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong hơn 10 năm trở lại đây đã có nhiều đề tài, dự án của các Bộ, các tr-ờng Đại học, các Viện nghiên cứu đã nghiên cứu về sức cạnh tranh của hàng nông sản n-ớc ta. Trong số đó, tr-ớc hết phải kể đến công trình Dự án Hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821 (2000) về “Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam: Một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập ASEAN vàAFTA” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) đ-ợc sự tài trợ của Tổ chức Nông L-ơng của Liên Hiệp Quốc (FAO) [11]. Dự án này bao gồm nhiều báo cáo đềcập đến khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam nh-gạo, đ-ờng, hạt điều, thịt lợn, càphê d-ới giác độ chi phí sản xuất vàtiếp thị, năng suất, kim ngạch xuất khẩu, giá cả. Thời gian phân tích của các báo cáo này giới hạn đến năm 1999. Đề tài cấp Bộ, mã số 98-98-036 về “Những giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào thị tr-ờng khu vực vàthế giới” (2000) của Viện Nghiên cứu Khoa học thị tr-ờng giá cả. Đề tài này nghiên cứu diễn biến khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, ngành xi măng vàngành mía đ-ờng cho đến năm 1999. Các giải pháp đ-a ra chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Đề án ”Chiến l-ợc phát triển nông nghiệp-nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ 2001-2010” (2000) của Bộ NN &PTNT. Đề án này đã phân chia khả năng cạnh tranh một số mặt hàng nông sản của Việt Nam thành 3 nhóm: nhóm có khả năng cạnh tranh cao (gạo, càphê, hạt điều), cạnh tranh trung bình (chè, cao su, lạc); cạnh tranh yếu (đ-ờng, sữa, bông). Các giải pháp chủ yếu tập trung để phát triển sản xuất nông nghiệp vàđẩy mạnh xuất khẩu chung cho tất cả các loại hàng nông sản. Báo cáo khoa học về “Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh vàphát triển thị tr-ờng xuất khẩu nông sản trong thời gian tới: càphê, gạo, cao su, chè, điều” (2001), của Bộ NN&PTNT, do TS. Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm đề tài, đã đ-a ra những khái niệm cơ bản về lợi thế so sánh vàlợi thế cạnh tranh, phân tích những đặc điểm vàđ-a ra những chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (gạo, càphê, cao su, chè vàđiều), bao gồm các chỉ tiêu về định tính nh-chất l-ợng vàđộ an toàn trong sử dụng, quy mô vàkhối l-ợng, kiểu dáng vàmẫu mã sản phẩm, phù hợp của thị hiếu vàtập quán tiêu dùng, giá thành v.v. vàcác chỉ tiêu định l-ợng nh-: mức lợi thế so sánh (RCA), chi phí nguồn lực nội địa (DRC). Số liệu nghiên cứu mới dừng lại ở năm 2000. Nghiên cứu của ISGMARD (2002) về “Tác động của tự do hóa th-ơng mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, càphê, chè, đ-ờng”. Dự án đã sử dụng mô hình cân bằng bộ phậnđể đánh giá tác động của Hiệp định th-ơng mại tự do ASEAN (AFTA) tới gạo, càphê, chè vàmía đ-ờng. Báo cáo chỉ ra rằng, AFTA sẽ giúp tăng xuất khẩu nông sản cả về số l-ợng vàgiá xuất khẩu (l-ợng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10,5% với giá tăng 4,2%; l-ợng càphê tăng 2,3% với giá tăng 1,9%; l-ợng chè tăng 1,3% với giá tăng 0,8%, v.v.). Song, sử dụng số liệu điều tra nông hộ thuần túy với giá lao động rẻkhông phản ánh đúng chỉ số cạnh tranh của toàn ngành hàng Việt Nam. Sách tham khảo về “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế n-ớc ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế“ (2003) của Chu Văn Cấp (chủ biên), đã nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu nh-gạo, chè, càphê, thủy sản cho đến năm 1999 dựa trên các tiêu chí về chi phí sản xuất, giá xuất khẩu, chất l-ợng vàuy tín sản phẩm, thị tr-ờng tiêu thụ v.v. Báo cáo khoa học về “Khả năng cạnh tranh nông sản Việt Nam trong hội nhập AFTA” (2005), của Quỹ Nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR số MISPA A/2003/06. Báo cáo đã nghiên cứu thực trạng, tiềm năng vàlợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gàvàdứa trên thị tr-ờng nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA . Đồngthời báo cáo nghiên cứu ảnh h-ởng của việc Việt Nam gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản trên đến năm 2004. Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học khác đã đã nghiên cứu từng loại nông sản xuất khẩu riêng biệt của n-ớc ta trong thời gian qua nh-: Lúa gạo Việt Nam tr-ớc thiên niên kỷ mới-h-ớng xuất khẩu của TS. Nguyễn Trung Vãn[62]; Cung cầu hàng hóa gạo vànhững giải pháp chủ yếu phát triển thị tr-ờng lúa gạo Việt Nam của TS. Đinh Thiện Đức[24]; Càphê Việt Nam vàkhả năng cạnh tranh trên thị tr-ờng thế giới của TS. Nguyễn Tiến Mạnh [38]; Cây chè Việt Nam: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu vàphát triển của TS. Nguyễn Hữu Khải [30]; Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010, của Bộ Th-ơng mại [16] v.v. Tóm lại, cho đến nay ch-a có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ vàcập nhật về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc sơ l-ợc sức cạnh tranh xuất khẩu của một số mặt hàng đơn lẻ, đ-a ra các giải pháp nhằm phát huy những lợi thế cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản v.v.Vì vậy, có thể nói đề tài đ-ợc lựa chọn nghiên cứu trong luận án mang tính thời sự cao, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.

pdf27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan