Tóm tắt luận án Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khỏe và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011-2012

Để nâng cao sức khỏe và tuổi nghề của thuyền viên lao động trên các tàu vẩn tải viễn dương chúng tôi kiến nghị: 1. Cần tăng cường nguồn nhân lực y tế của các công ty vận tải viễn dương nhằm đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đoàn thuyền viên làm việc trên các tàu vi ễn dương 2. Đẩy mạnh việc đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành về y học biển cho sỹ quan boong và chương trình cấp cứu biển cho thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương để đáp ứng việc thực hiện Công ước quốc tế STCW/2010. 3. Trang bị đầy đủ dụng cụ y tế và tủ thuốc thi ế t y ếu trên tàu theo đúng Công ước lao động biển quốc tế (MLC/ 2006). 4. Tổ chức lập hồ sơ điện tử quản lý sức khoẻ thuy ền viên tại cơ quan y tế chuyên ngành và bộ phận y tế của công ty. 5. Thực hi ện nghiêm túc việc khám sức khoẻ đầu vào của các công ty vận tải biển, đầu vào của các trường đào tạo nghề đi biển và khám và c ấp ch ứng ch ỉ sức khoẻ đi biể n cho thuy ền viên theo đúng Công ước quốc tế STCW/2010 và Quy ế t định số 20/2008/QĐ- BYT của Bộ Y tế .

pdf14 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khỏe và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. NguyễnThị Hải Hà, Nguyễn Trường Sơn, Trần Thị Quỳnh Chi, Đặng Đức Phú (2013), Cơ cấu bệnh tật của thuyền viên tàu vận tải viễn dương , Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản, Hà nội 2014, tr. 86-90. 2. NguyễnThị Hải Hà, Trần Thị Quỳnh Chi, Đặng Đức Phú, Nguyễn Trường Sơn (2013), Thực trạng môi trường sống và lao động trên các tàu vận tải viễn dương VIệt Nam, năm 2011-2012, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 7(143) 2013 Số đặc biệt, Hội Y học dự phòng Việt Nam XB, tr. 135-141. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG --------O0O-------- Nguyễn Thị Hải Hà NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT CỦA THUYỀN VIÊN TÀU VIỄN DƯƠNG TẠI 2 CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM NĂM 2011-2012 Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế Mã số: 62.72.01.64 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hà Nội - 2014 Công trình đã được hoàn thành tại: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trường Sơn GS.TS. Đặng Đức Phú Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện theo quyết định số: Họp tại: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Vào lúc giờ , ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Kết quả áp dụng giải pháp can thiệp bằng đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong là biện pháp hữu hiệu nhất trong điều kiện hiện nay: việc đào tạo y học biển cho sỹ quan boong đã thu được kết quả rất cao sau khóa học so với trước khóa học cả về kiến thức và kỹ năng thực hành. Sau tốt nghiệp các sỹ quan boong có đủ khả năng phụ trách công tác y tế trên tàu. KIẾN NGHỊ Để nâng cao sức khỏe và tuổi nghề của thuyền viên lao động trên các tàu vẩn tải viễn dương chúng tôi kiến nghị: 1. Cần tăng cường nguồn nhân lực y tế của các công ty vận tải viễn dương nhằm đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đoàn thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương 2. Đẩy mạnh việc đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành về y học biển cho sỹ quan boong và chương trình cấp cứu biển cho thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương để đáp ứng việc thực hiện Công ước quốc tế STCW/2010. 3. Trang bị đầy đủ dụng cụ y tế và tủ thuốc thiết yếu trên tàu theo đúng Công ước lao động biển quốc tế (MLC/ 2006). 4. Tổ chức lập hồ sơ điện tử quản lý sức khoẻ thuyền viên tại cơ quan y tế chuyên ngành và bộ phận y tế của công ty. 5. Thực hiện nghiêm túc việc khám sức khoẻ đầu vào của các công ty vận tải biển, đầu vào của các trường đào tạo nghề đi biển và khám và cấp chứng chỉ sức khoẻ đi biển cho thuyền viên theo đúng Công ước quốc tế STCW/2010 và Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bệnh có tỷ lệ cao nhất là bệnh dinh dưỡng, nội tiết chuyển hóa (69,17%); bệnh hệ tiêu hóa (59,00%); bệnh hệ tuần hoàn (34,33%); bệnh hệ hô hấp (32,83%); Bệnh mắt (24,50%); các rối loạn hành vi tâm thần (22,33%)... Nhóm máy tàu, boong và nhóm sỹ quan có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn các nhóm còn lại; tuổi nghề cao, tỷ lệ mắc bệnh càng cao. 2.3. Hành trình dài ngày trên biển có ảnh hưởng rõ rệt tới tình trạng sức khoẻ và sự phát sinh bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương + Một số chỉ tiêu sinh học có biến đổi rõ sau hành trình như: - Trọng lượng cơ thể (kg), chỉ số BMI đều cao hơn trước hành trình. Tần số mạch, HA, tỷ lệ điện tâm đồ bất thường tăng lên rõ rệt; tỷ lệ rối loạn rung nạp glucose máu, tiểu đường từ 13,34% trước hành trình lên 20,33 % và RLCH lipid từ 65,67% lên 80,67%. Loại hình thần kinh u sầu tăng lên rõ, loại hoạt bát lại giảm đi rõ, khả năng tư duy bị giảm rõ so với trước hành trình. + Một số rối loạn và bệnh lý có tỷ lệ tăng lên rõ rệt sau hành trình: Bệnh dinh dưỡng, nội tiết chuyển hoá tăng từ 69,33 lên 85,67%; bệnh hệ tiêu hóa từ 41,00 lên 86,67%; bệnh hô hấp từ 39,00 lên 63,67%; bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (15,33 lên 43,33%); bệnh hệ tuần hoàn tăng từ 24,33 lên 48,67%; các rối loạn hành vi, tâm thần tăng từ 28,67 lên 38,33%; bệnh hệ thần kinh cũng tăng lên rõ sau hành trình, khả năng chú ý và tư duy giảm rõ sau hành trình. 3. Một số giải pháp và kết quả áp dụng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam - Về thực trạng CSSK cho TV vận tải viễn dương: Không có tổ chức y tế của công ty, nhân lực y tế thiếu số lượng và yếu về chất lượng. Tủ thuốc và trang thiết bị y tế trên tàu chưa hoàn chỉnh và thiếu nhiều chủng loại thuốc. - Một số giải pháp CSSK cho TV vận tải viễn dương: Tăng cường nhân lực y tế cho công ty và đội tàu; Đẩy mạnh công tác đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong và TV; Trang bị đầy đủ thuốc, thiết bị y tế cho tàu; ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia biển, với trên 3260 km bờ biển và một vùng biển rộng lớn gấp 3 lần diện tích đất liền. Những năm gần đây kinh tế biển của nước ta đang trên đà khởi sắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước đã xác định kinh tế biển phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước với tỷ trọng ngày càng tăng. Với tiềm năng về kinh tế biển vô cùng phong phú, nên các ngành kinh tế biển đã và đang thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động trong đó có các lao động làm việc trong ngành vận tải biển. Tất cả các yếu tố bất lợi của môi trường trên biển và điều kiện lao động trên tàu biển đã có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, sự phát sinh các bệnh tật có tính chất đặc thù và hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng tới khả năng lao động và giảm tuổi nghề của thuyền viên. Đội tàu của 2 công ty Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam và Công ty vận tải biển ngoại thương Việt Nam chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải viễn dương. Thời gian mỗi chuyến hành trình của các tàu thường kéo dài từ 11 đến 14 tháng liên tục trên biển. Việc tổ chức công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đoàn thuyền viên còn rất nhiều khó khăn do không có nhân viên y tế trên tàu, thiếu thuốc men, dụng cụ y tế, sự trợ giúp của các cơ sở y tế trên bờ nhiều khi không thể thực hiện được. Vậy thực chất điều kiện lao động trên các tàu biển viễn dương của các công ty này ra sao và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ và sự phát sinh những bệnh tật có tính chất nghề nghiệp đặc thù như thế nào, thực trạng chăm sóc sức khoẻ cho đoàn thuyền viên có những thuận lợi và khó khăn gì? Đó chính là lý do thúc đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả điều kiện lao động trên các tàu vận tải của 2 công ty vận tải viễn dương Việt Nam năm 2011-2012. 2. Đánh giá thực trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật và một số biến đổi sức khoẻ của thuyền viên (TV) trước và sau một chuyến hành trình. 3. Đề xuất và áp dụng một số giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã xác định được những yếu tố bất lợi về điều kiện lao động đối với thuyền viên viễn dương, luận án cũng nêu rõ được đặc điểm sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật, ảnh hưởng của hành trình dài ngày trên biển đến sức khoẻ, các rối và bệnh lý của thuyền viên. Đặc biệt luận án đã nêu được thực trạng công tác CSSK của thuyền viên, đề xuất giải pháp và áp dụng thành công một giải pháp then chốt là đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong là những người chịu trách nhiệm phụ trách công tác y tế trên tàu. Bố cục của bản luận án Luận án gồm 130 trang (Đặt vấn đề: 02 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu 33 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 41 trang; Chương 4: Bàn luận 34 trang, kết luận và kiến nghị 03 trang). Có 50 bảng,12 hình. Tài liệu tham khảo: 154 (tiếng Việt: 75, tiếng Anh, 64). Phần phụ lục gồm mẫu phiếu nghiên cứu và danh sách sỹ quan boong tham gia khoá đào tạo y học biển can thiệp. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TRÊN BIỂN Môi trường tự nhiên được xem là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, đặc biệt là môi trường tự nhiên trên biển. Người lao động hàng ngày phải trực tiếp đối mặt với môi trường khắc nghiệt của biển cả, mà trước tiên phải kể đến: + Ảnh hưởng của giông, bão và sóng biển Khí hậu vùng biển nước ta là loại khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiều loại hình thời tiết phức tạp gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngành kinh tế biển của nước ta, đồng thời làm ảnh pháp bảng kiểm – Check list) trước khi đào tạo và ngay sau khi khóa học kết thúc, kết quả thu được cho thấy, sau khoá học đội ngũ sỹ quan này hoàn toàn có đủ tự tin nhận nhiệm vụ phụ trách công tác y tế trên tàu thay cho chức danh bác sỹ trên tàu trước đây. Mô hình can thiệp vào việc đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong đã mang lại kết quả rất khả quan, đội ngũ sỹ quan boong được đào tạo bài bản ở cơ quan y tế chuyên ngành chắc chắn có đủ khả năng để đảm nhiệm nhiệm vụ quản lý chăm sóc sức khỏe cho đoàn thuyền viên của các tàu viễn dương. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Về điều kiện lao động trên các tàu vận tải viễn dương Việt Nam có nhiều điểm bất lợi cho sức khỏe của đoàn thuyền viên: - Môi trường lao động trong buồng máy tàu có nhiệt độ, độ ồn, độ rung cao hơn TCVSCP; điều kiện ATVSLĐ như trang thiết bị bảo vệ cá nhân, các phương tiện đảm bảo an toàn sinh mạng, tủ thuốc và thiết bị y tế được các công ty trang bị đủ, nhưng thiếu về chủng loại, số lượng. - Môi trường vi xã hội bất thường (chỉ một giới nam), luôn căng thẳng thần kinh do ca kíp, đơn điệu, nhàm chán, sinh hoạt văn hóa, tinh thần thiếu thốn. - Chế độ ăn mất cân đối, thiếu rau xanh, chất xơ, thừa mỡ, đạm, đường. 2. Thực trạng sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật và một số biến đổi sức khỏe của thuyền viên trước và sau hành trình 2.1.Về sức khoẻ của thuyền viên viễn dương Tỷ lệ thuyền viên thừa cân là 23,30%, béo phì là 14,34 %, Huyết áp và tần số mạch cũng cao hơn LĐTĐL, 31,67 % TV có ĐTĐ biến đổi. Rối loạn dung nạp glucose lúc đói và tiểu đường cao 12,83 %, tỷ lệ thuyền viên bị rối loạn lipid máu chiếm 65,67%. Rối loạn căng thẳng cảm xúc chiếm tỷ lệ rất cao. 2.2. Về cơ cấu bệnh tật của thuyền viên tàu vận tải viễn dương + Về thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên Kết quả khảo sát công tác tổ chức y tế của các công ty vận tải viễn dương cho thấy cả 2 công ty VOSCO và Vitranschart đều không có tổ chức phòng y tế và bệnh xá. Việc khám sức khỏe cho thuyền viên tuyển dụng vào công ty, khám sức khỏe trước khi đi biển đều được thực hiện 100%, riêng khám sức khỏe định kỳ mới chỉ đạt 75 %. Về việc huấn luyện cấp cứu ban đầu trên biển cho thuyền viên theo qui định của IMO, 100 % thuyền viên của Công ty VOSCO đã được đào tạo, trong khi đó Công ty Vitranschart mới chỉ có 50 % thuyên viên được đào tạo. Chương trình đào tạo môn y học biển cho sỹ quan boong mới chỉ có Công ty VOSCO là đào tạo được 1/3 sỹ quan, Công ty Vitranschart chưa đào tạo được sỹ quan nào (số liệu thống kê của 2 trung tâm thuyền viên và Trung tâm đào tạo y học biển của Viện Y học biển Việt Nam). Việc sỹ quan phụ trách y tế trên tàu chưa được đào tạo môn y học biển đối với những tàu hoạt động trên tuyến viễn dương là hết sức nguy hiểm vì họ phải quản lý và sự dụng tủ thuốc và thiết bị y tế và chữa bệnh cho thuyền viên ở trên tàu (đảm nhận chức năng thay thế sỹ quan y tế trên tàu trước đây) nhưng lại hoàn toàn không biết về kiến thức và thực hành y học biển. 4.4.2. Hiệu quả áp dụng giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ thuyền viên Nhằm triển khai đánh giá việc áp dụng một số giải pháp chăm sóc sức khỏe thuyền viên vận tải viễn dương, chúng tôi tiến hành việc can thiệp áp dụng một trong 4 nội dung các biện pháp đã được đề xuất đó là biện pháp “Đẩy mạnh việc đào tạo chương trình y học biển cho đội ngũ sỹ quan boong của các công ty theo qui định của Công ước STCW/2010 của Tổ chức Hàng hải quốc tế”. 104 sỹ quan boong đã được đưa vào diện đào tạo chương trình y học biển xây dựng dành riêng cho sỹ quan boong gồm 100 giờ lý thuyết và 100 giờ thực hành (đào tạo tập trung trong 6 tuần tại Trung tâm Đào tạo y học biển thuộc Viện Y học biển Việt Nam). Các học viên được đánh giá về kiến thức (Qua điểm thi lý thuyết) và kỹ năng thực hành (Qua điểm thi kiểm tra theo phương hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động trên biển của thuyền viên, thậm chí còn đe dọa cả an toàn sinh mạng của họ [41]. Sóng biển là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất trên biển, sóng lớn hơn có thể gây ra say sóng đối với nhiều người làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể và khả năng lao động của họ. +Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí và bức xạ mặt trời Lao động trên biển, con người chịu tác động trực tiếp của nhiệt độ không khí nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Mặt khác, nhiệt độ giữa trong và ngoài con tàu chênh nhau rất nhiều làm cho khả năng điều nhiệt của cơ thể khi di chuyển giữa trong và ngoài tàu trở nên rất khó khăn và dễ bị cảm cúm [129]. 1.2. Đặc điểm điều kiện lao động trên tàu vận tải Viễn dương 1.2.1. Môi trường lao động trên tàu viễn dương Người lao động phải chịu đồng thời nhiều tác động của môi trường trên tàu đến sức khoẻ không những trong lúc lao động mà ngay cả lúc nghỉ ngơi, thậm chí cả trong giấc ngủ, những yếu tố đó bao gồm: môi trường vi khí hậu trên tàu; các yếu tố vật lý như tiếng ồn, rung, lắc trên tàu biển, chiếu sáng trên tàu, sóng điện từ và sóng siêu cao tần; Các yếu tố hóa học, các yếu tố sinh học, sự thay đổi đột ngột qua các vùng khí hậu khác nhau 1.2.2 Điều kiện xã hội, tổ chức lao động và vệ sinh dinh dưỡng trên tàu viễn dương - Điều kiện vi xã hội trên tàu: Trong cuộc hành trình trên biển thuyền viên bị cách biệt với đời sống xã hội thường ngày trên đất liền. Mọi sinh hoạt, lao động của họ đều bị giới hạn trong khoảng không gian chật hẹp của con tàu. - Điều kiện dinh dưỡng trên tàu: Thực đơn trên tàu bị mất cân đối gây nên các rối loạn chuyển hóa Gluxit, Lipit, Protit, sẽ làm tăng thêm nguy cơ phát sinh các bệnh về tim mạch, huyết áp. 1.3. Đặc điểm sức khoẻ và cơ cấu bệnh tật của thuyền viên 1.3.1. Đặc điểm sức khoẻ của thuyền viên vận tải viễn dương Sức khoẻ của người lao động là nhân tố quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ lao động và năng suất lao động.Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 3.300 thuyền viên làm việc tại các Công ty vận tải biển của Cộng hoà Ba Lan Filikowski J. [88] đã nhận thấy rằng: Chỉ có 32,82% thuyền viên được kiểm tra là có sức khoẻ tốt, 19,21% số thuyền viên bị rối loạn chức năng một số cơ quan nhưng chưa đến mức bệnh lý, trong khi đó tới 42,97% số thuyên viên bị mắc các bệnh mãn tính. Đây là một tỷ lệ bệnh rất cao. Kết quả này cũng tương tự kết quả của Nguyễn Văn Hoan, Vũ Tuyết Minh [25] đã tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho 380 thuyền viên làm việc trên một số tàu biển Việt Nam. 1.3.2. Các nghiên cứu về bệnh tật của thuyền viên vận tải viễn dương Bệnh của hệ tuần hoàn, bệnh của hệ tiêu hoá, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, các rối loạn hành vi và tâm thần là những nhóm bệnh thường gặp nhất của thuyền viên. 1.4. Vấn đề chăm sóc và công tác quản lý sức khoẻ thuyền viên vận tải viễn dương 1.4.1. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe thuyền viên Các tổ chức quốc tế như ILO, WHO, IMO và IMHA đã ban hành nhiều công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho thuyên viên, đồng thời xây dựng khung tiêu chuẩn sức khoẻ cho thuyền viên nhằm mục đích cho các quốc gia thành viên xây dựng Bộ tiêu chuẩn sức khoẻ thuyền viên, phục vụ cho việc tuyển chọn các lao động có sức khoẻ phù hợp với công việc có tính đặc thù này [99], [101], [132], [133]. 1.4.2. Công tác chăm sóc và quản lý sức khỏe cho đoàn thuyền viên vận tải viễn dương - Công tác chăm sóc sức khoẻ cho thuyền viên vận tải viễn dương tại công ty còn nhiều bất cập. Các đội tàu đã được trang bị thuốc và trang thiết bị y tế, tuy nhiên danh mục thuốc và trang thiết bị còn chưa đầy đủ và theo đúng Tiêu chuẩn của công ước lao động biển quốc tế [12], [55], [86]. Nhiều tàu còn chưa có sỹ quan đi học các Về gánh nặng tâm sinh lý trong khi hành trình dài ngày trên biển chúng tôi thấy: yếu tố căng thẳng do ô nhiễm ồn, rung, lo sợ tai nạn, thảm họa xảy ra, cảm giác cô đơn, giày vò, căng thẳng cảm xúc tình dục, lo nghĩ về kinh tế, gia đình là những yếu tố góp phần làm tăng gánh nặng thần kinh tâm lý cho đoàn thuyền viên. Nếu căng thẳng này kéo dài sẽ là nguyên nhân phát sinh nhiều rối loạn bệnh lý của thuyền viên mà trước tiên là các rối loạn và bệnh lý có liên quan đến hệ thần kinh và các cơ quan liên quan. Nghiên cứu của Shuji Hisamune, Miho Ehara, Sonone Muramatsu trên đoàn thuyền viên của Nhật (2004) [122]; Bogdan Jaremin nghiên cứu trên đoàn thuyền viên Ba Lan (2005) [77], cũng cho những nhận xét tương tự. 4.3.2. Biến đổi tỷ lệ một số bệnh lý của thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam sau một chuyến hành trình 4.3.2.1. Biến đổi tỷ lệ hội chứng rối loạn chuyển hoá ở thuyền viên sau một chuyến hành trình Nhóm các bệnh chuyển hóa chiếm tỷ lệ tỷ lệ khá cao, tới 69,33% trước khi đi biển và tỷ lệ này lên tới 85,67% sau chuyến hành trình trên biển dài ngày. Chức năng hệ tim-mạch chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện lao động, sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của TV trong hành trình trên biển. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trước hành trình trên biển tỷ lệ mắc nhóm bệnh tuần hoàn tăng từ 22,33 % lên đến 40 % sau hành trình. Bệnh tăng huyết áp thực sự của thuyền viên tăng lên rõ rệt, từ trước hành trình là 17,33%, sau hành trình tỷ lệ này tăng lên đến 23,67%. Đây là tỷ lệ khá cao đối với các thuyền viên tuổi đời còn tương đối trẻ (tuổi trung bình là 36,45 tuổi). Các rối loạn tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành...cũng tăng lên rõ sau hành trình (xem bảng 3.36). 4.4. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ và áp dụng giải pháp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho thuyền viên vận tải viễn dương Việt Nam 4.4.1. Thực trạng chăm sóc sức khoẻ thuyền viên vận tải viễn dương hướng tăng theo tuổi nghề đi biển một cách rõ ràng. Nhiều nghiên cứu của các nhà y học lao động cho thấy rằng trong quá trình lao động các yếu tố độc hại tác động một cách từ từ và thường xuyên lên cơ thể, gây ra những biến đổi từ về lượng đến một ngưỡng nhất định, sẽ làm thay đổi về chất và phát sinh bệnh lý. 4.3. Biến đổi sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên sau một chuyến hành trình trên biển Hành trình dài ngày trên biển gây nên hàng loạt các rối loạn chức năng của cơ thể thuyền viên và kéo theo đó là sự biến đổi tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh lý khác nhau mà chúng tôi sẽ bàn dưới đây: 4.3.1. Biến đổi thể lực và một số chức năng cơ thể trước và sau một chuyến hành trình + Biến đổi thể lực của thuyền viên vận tải viễn dương sau một chuyến hành trình Do chế độ dinh dưỡng và do điều kiện để tập luyện thể lực hạn chế trên tàu dẫn đến trọng lượng cơ thể và chỉ số BMI tăng lên rõ sau hành trình so với trước hành trình. Tình trạng căng thẳng thần kinh tâm lý kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hoá, hấp thu thức ăn và thể lực ở nhóm thuyền viên gầy bị giảm sút. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trường Sơn [50] và Grifill [93], Bogdan Jaremin [77] và Lawther A. [107], + Biến đổi chức năng sinh lý của thuyền viên viễn dương Chức năng hệ tuần hoàn có biến đổi rõ rệt nhất như tần số mạch, huyết áp tâm thu và tâm trương. Điều kiện lao động trên biển là những yếu tố góp phần làm tăng biến đổi chức năng hệ tim mạch. Nếu những tác động đó kéo dài thì rối loạn chức năng hệ tuần hoàn càng nhiều và cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý thực sự. Hàm lượng đường máu tăng lên sau hành trình, đặc biệt tỷ lệ thuyền viên bị rối loạn dung nạp glucose máu tăng lên rõ rệt sau hành
Luận văn liên quan