Tóm tắt luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu Cạnh tranh là sựtranh giành, sựganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tếthịtrường để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Cạnh tranh trong kinh tế thịtrường có thểmang lại lợi ích cho người này, doanh nghiệp này nhưng lại gây ra các thiệt hại cho người khác doanh nghiệp khác. Song, xét trên phạm vi toàn xã hội thì cạnh tranh luôn có tác động tích cực: Cạnh tranh tạo ra động lực cải tiến khoa học công nghệvà đào thải các công nghệlỗi thời. Cạnh tranh hướng việc sửdụng các nhân tốsản xuất vào những nơi có có lợi thế đểsản xuất ra của cải xã hội ngày càng có hiệu quảhơn. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từcơchếkếhoạch hoá tập trung sang kinh tếthịtrường và đang trong lộtrình hội nhập kinh tếquốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước đang từng bước phải chấp nhận và đối diện với sựcạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong khoảng 3 thập kỷvừa qua, việc trồng mía và công nghiệp chếbiến đường mía ởViệt Nam phát triển khá mạnh và có những bước tiến đáng khích lệ, đặc biệt là quy mô sản xuất của ngành đường mía ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện hơn, sản phẩm đường mía đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Tuy nhiên, ngành đường mía Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chếvềsản xuất mía nguyên liệu; mối quan hệvà sự phối hợp giữa nhà máy đường với hộnông dân trồng mía; quy mô, công nghệvà thiết bịcủa các nhà máy đường; cơchếchính sách và trình độquản lý. Những hạn chếnày dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất đường mía ởViệt Nam khá cao, rất khó cạnh tranh trên thịtrường quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía của Việt Nam là vấn đềmang tính thời sựvà đang được Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, nhiều nông dân hết sức quan tâm. Chỉcó nâng cao năng lực được cạnh tranh thì ngành hàng đường mía của Việt Nam mới có thểtồn tại và phát triển bền vững. 2. Một sốcông trình nghiên cứu liên quan đến luận án Trên thếgiới đã có nhiều công trình nghiên vềnăng lực cạnh tranh quốc gia như: “Năng lực cạnh tranh quốc gia” của M. Porter năm 1990; “Cạnh tranh một sốngành công nghiệp Việt Nam” của DIS và JICA và nhiều công trình khác nữa. Trong nước cũng đã có một sốcông trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam như: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và tác động xã hội của ngành công nghiệp đường mía trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Quỹnghiên cứu ICARD-MISPA tài trợ(2004); ”Nghiên cứu ngành đường mía Việt Nam đến 2010-2020”; do BộNN và PTNT và Cơquan Phát triển Pháp thực hiện (1999); ”Nghiên cứu vềqui hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu tổng quan ngành hàng đường mía” của Viện Quy hoạch và Thiết kếnông nghiệp (2005); “Nghiên cứu giải pháp cơbản đểngành đường mía phát triển bền vững” của Nguyễn Xuân Thảo (2004) và nhiều nghiên cứu khác. Các nghiên cứu tiêu biểu trên đây đã đềcập một số vấn đềliên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía. Song, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực sựtoàn diện và đầy đủvềnăng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía làm cơsởcho việc xây dựng các giải pháp và đềxuất cơchếchính sách đối với ngành hàng này. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn đềtài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế”nhằm nghiên cứu cảvềlý thuyết và thực tế để đánh giá năng lực cạnh tranh và đềxuất các giải pháp của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tếThếgiới.

pdf14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4063 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN HỮU ĐIỆP NGHI£N CøU N¡NG LùC C¹NH TRANH CñA NGμNH §−êng mÝa viÖt nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ Chuyªn ngµnh: kinh tÕ c«ng nghiÖp M∙ sè : 62.31.09.01 tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sü kinh tÕ HÀ NỘI-2008 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Hữu Điệp (2006) “Định hướng cơ bản về tăng cường năng lực cạnh tranh sản phẩm đường mía của Việt Nam tới năm 2010” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2), tr. 12-13. 2. Nguyễn Hữu Điệp (2005) “Chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước cho các nhà máy chế biến đường” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (1), tra. 108-110. 3. Nguyễn Hữu Điệp (2005) Những bất cập trong môi trường chính sách vĩ mô liên quan đến khả năng cạnh tranh của ngành mía đường” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (10), tr. 74-75;79. 4. Nguyễn Hữu Điệp (2005) “Sắp xếp đổi mới và hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành mía đường” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (17), tr. 13-14;56. 5. Nguyễn Hữu Điệp (2004) “Xúc tiến thương mại hợp lực bốn nhà, động lực để nông sản xuất khẩu phát triển” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (4), tr. 394-395. 6. Nguyễn Hữu Điệp (2003) “Kinh nghiệm đẩy mạnh nông sản xuất khẩu của một số quốc gia” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (4), tr. 517-518. 7. Nguyễn Hữu Điệp (2007) “Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mía đường ở nước ta” Báo Quân đội Nhân dân, số 16464 ngày 23/2/2007. 8. Nguyễn Hữu Điệp (2003) “Phát triển cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu” Báo Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, số 31 ngày 16/4/2003. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cạnh tranh là sự tranh giành, sự ganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường có thể mang lại lợi ích cho người này, doanh nghiệp này nhưng lại gây ra các thiệt hại cho người khác doanh nghiệp khác. Song, xét trên phạm vi toàn xã hội thì cạnh tranh luôn có tác động tích cực: Cạnh tranh tạo ra động lực cải tiến khoa học công nghệ và đào thải các công nghệ lỗi thời. Cạnh tranh hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có có lợi thế để sản xuất ra của cải xã hội ngày càng có hiệu quả hơn. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường và đang trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp trong nước đang từng bước phải chấp nhận và đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong khoảng 3 thập kỷ vừa qua, việc trồng mía và công nghiệp chế biến đường mía ở Việt Nam phát triển khá mạnh và có những bước tiến đáng khích lệ, đặc biệt là quy mô sản xuất của ngành đường mía ngày càng tăng lên, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện hơn, sản phẩm đường mía đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Tuy nhiên, ngành đường mía Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về sản xuất mía nguyên liệu; mối quan hệ và sự phối hợp giữa nhà máy đường với hộ nông dân trồng mía; quy mô, công nghệ và thiết bị của các nhà máy đường; cơ chế chính sách và trình độ quản lý. Những hạn chế này dẫn đến chi phí sản xuất và giá thành sản xuất đường mía ở Việt Nam khá cao, rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía của Việt Nam là vấn đề mang tính thời sự và đang được Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, nhiều nông dân hết sức quan tâm. Chỉ có nâng cao năng lực được cạnh tranh thì ngành hàng đường mía của Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. 2 2. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên về năng lực cạnh tranh quốc gia như: “Năng lực cạnh tranh quốc gia” của M. Porter năm 1990; “Cạnh tranh một số ngành công nghiệp Việt Nam” của DIS và JICA và nhiều công trình khác nữa. Trong nước cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam như: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và tác động xã hội của ngành công nghiệp đường mía trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA tài trợ (2004); ”Nghiên cứu ngành đường mía Việt Nam đến 2010-2020”; do Bộ NN và PTNT và Cơ quan Phát triển Pháp thực hiện (1999); ”Nghiên cứu về qui hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu tổng quan ngành hàng đường mía” của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005); “Nghiên cứu giải pháp cơ bản để ngành đường mía phát triển bền vững” của Nguyễn Xuân Thảo (2004) và nhiều nghiên cứu khác. Các nghiên cứu tiêu biểu trên đây đã đề cập một số vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía. Song, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực sự toàn diện và đầy đủ về năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp và đề xuất cơ chế chính sách đối với ngành hàng này. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế” nhằm nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tế để đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp của ngành đường mía Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Thế giới. 3. Mục đích của luận án - Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành kinh tế nói chung ngành đường mía nói riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành đường mía của Việt Nam, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và 3 nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành đường mía của Việt Nam . - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường mía của Việt Nam trong diều kiện hội nhập kinh tế . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: (i) Các tác nhân trong ngành hàng đường mía từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu chế biến, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm đường; (ii) Năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía được xem xét thông qua các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh sản phẩm đường mía như: sản lượng, thị phần, chi phí và lợi nhuận. Về không gian: Luận án nghiên cứu về ngành hàng đường mía trên phạm vi cả nước. Về thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía từ năm 1990 trở lại đây. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận Luận án vận dụng phương pháp luận của trường phái Tân cổ điển và sử dụng 3 cách tiếp cận: (i). Tiếp cận theo lý thuyết hệ thống; (ii). Tiếp cận theo lý thuyết kinh tế phát triển ; (iii). Tiếp cận theo phương pháp phân tích kinh tế ngành hàng. 5.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Luận án đã vận dụng các phương pháp: (i). Phương pháp kế thừa; (ii). Phương pháp thống kê kinh tế. 4 5.3. Phương pháp phân tích Để hoàn thành các nội dung nghiên cứu, tác giả luận án đã vận dụng các phương pháp phân tích sau: (i). Các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế; (ii). Phương pháp phân tích kinh tế ngành hàng; (iii). Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT); (iv). Phương pháp phân tích đối chiếu chính sách. 6. Những đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp chủ yếu sau đây: Một là: Hệ thống hoá, làm rõ các vấn đề lý luận về cạnh tranh. Đặc biệt, đề tài đã làm rõ chuỗi giá trị ngành hàng đường mía, xây dựng phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành đường mía trong kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập. Hai là: Mô tả bức tranh tổng quát về sự hình thành và phát triển của ngành đường mía Việt Nam, những đóng góp của ngành đường mía đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong điều kiện đổi mới. Ba là: Đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Bốn là: Đề xuất về định hướng và giải pháp ở cả tầm vi mô và vĩ mô nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh ngành đường mía Việt Nam những năm tới. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục có liên quan, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Luận cứ cơ bản về năng lực cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế. Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành đường mía ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường mía ở Việt Nam những năm tới. 5 Chương 1 LUẬN CỨ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ 1.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.1. Cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng một cách phổ biến, kể từ khi nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa phát triển và đã được nhiều nhà kinh tế học bàn luận. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các thành viên tham gia kinh tế thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Mục đích cạnh tranh của các chủ thể kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả các yếu tố “đầu vào” hoặc nâng cao giá sản phẩm “đầu ra” để tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh là xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Nó đào thải các doanh nghiệp có chi phí cao, chất lượng sản phẩm thấp; Nó buộc tất cả các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu để giảm chi phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. 1.1.1.2. Các phương pháp cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, để cạnh tranh, các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp: + Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ: Với cùng một mức chi phí, doanh nghiệp sẽ canh tranh bằng cách bán ra thị trường sản phẩm cùng loại với cùng mức giá nhưng chất lượng tốt hơn. + Sử dụng công cụ giá cả để nâng cao năng lực cạnh tranh: (i) dựa vào năng suất; (ii) bán phá giá; (iii) phân biệt giá; (iv) chỉ đạo giá; (v) cạnh tranh phi giá cả. + Tổ chức phân phối nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh: (i) các doanh nghiệp luôn tìm cách có được phương án vận chuyển hợp lý nhất; (ii) cải tiến các phương pháp quản lý tồn kho; (iii) xây dựng hệ thống kênh phân phối trung gian mạnh và hiệu quả. 6 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Cạnh tranh có các vai trò quan trọng: Cạnh tranh đảm bảo cho doanh nghiệp và sản phẩm phát triển trong điều kiện tự do hoá thương mại và đầu tư; Cạnh tranh tạo cơ hội cho doanh nghiệp và sản phẩm tham gia hoạt động theo yêu cầu của các khối liên minh kinh tế khu vực và Thế giới; Cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến và sáng tạo; Cạnh tranh góp phần đa dạng hoá nhu cầu xã hội. Xét dưới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực: Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận chức năng điều chỉnh cung, cầu; hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất; tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến đổi của cầu và công nghệ sản xuất; tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập; cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới. 1.2. Phương pháp luận phân tích năng lực cạnh tranh 1.2.1. Năng lực cạnh tranh: Khái niệm và phân loại Trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh, các nhà kinh tế đưa ra ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia (bao gồm cả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) được xác định bởi các nhân tố: Chính sách; môi trường đầu tư; thể chế, kết cấu hạ tầng; đất đai, tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực; công nghệ. Có 2 chỉ tiêu được sử dụng đồng thời khi đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: (i) chỉ số khả năng cạnh tranh tăng trưởng (GCI); (ii) chỉ số khả năng cạnh tranh hiện tại (CCI). Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thể hiện qua 9 chỉ số thành phần: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; thực hiện chính sách của Trung ương; ưu đãi đối với doanh nghiệp nước ngoài; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; và các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Năng lực cạnh tranh của một ngành kinh tế: Năng lực cạnh tranh của ngành chịu tác động của các nhân tố có thể kiểm soát bởi công ty (chiến lược phát triển và cạnh tranh, năng suất, chủng loại sản phẩm); các nhân tố có thể kiểm soát bởi Chính phủ (môi trường kinh doanh, chính sách khoa học công nghệ); 7 các nhân tố chỉ có thể kiểm soát được phần nào (giá các yếu tố đầu vào, công tác giáo dục đào tạo); những nhân tố khó có thể kiểm soát được (biến động tự nhiên, dịch bệnh). Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, người ta sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả (ERP), chi phí các nguồn lực nội địa (DRC): VAi d ERP i = _________ * 100 VAi b ΣQdi Sd DRCi = _________________________________________ (1 + FX Premium) (PibQi - ΣQfi Pfb) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp-sản phẩm phụ thuộc khả năng duy trì và mở rộng thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp-sản phẩm thể hiện qua các chỉ tiêu: Trình độ chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp; phân tích theo chiến lược quản lý; uy tín của doanh nghiệp trên thị trường; tỷ trọng thị phần hàng năm; hiệu quả-năng suất. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng và phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành 1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh: Công nghệ, nguồn nhân lực, vốn, chính sách thương mại, đối thủ cạnh tranh mới. Theo diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh là: Sự mở cửa nền kinh tế, vai trò của Nhà nước, khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng, công nghệ, quản lý, lao động, thể chế; Có thể phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo nhóm yếu tố: (i) Các yếu tố nội tại (năng suất chế biến, quy mô các nhà máy; giá cả trong nước và quốc tế; năng lực tài chính; năng lực quản lý; các mối quan hệ xã hội và truyền thống doanh nghiệp; uy tín và thương hiệu sản phẩm; và (ii) Các yếu tố bên ngoài (môi trường pháp lý cho hoạt động cạnh tranh; môi trường chính sách kinh tế cho hoạt động cạnh tranh; tổ chức, quản lý của Nhà nước; hình ảnh của quốc gia). Ngày nay các nhà kinh tế học thường sử dụng mô hình kim cương của M.Porter và mô hình SWOT. Mô hình kim cương của 8 M.Porter cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh gồm: Chiến lược, cấu trúc và mức độ cạnh tranh cho biết chiến lược phát triển, điều kiện về các yếu tố đầu vào điều kiện về cầu, các ngành liên quan và hỗ trợ. Mô hình SWOT phân tích các mặt mạnh (S), mặt yếu (W), Cơ hội (O), thách thức (T). 1.2.2.2. Phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành đường mía, có thể sử dụng một số chỉ tiêu như: (i).Nhóm chỉ tiêu về năng suất như sản lượng, doanh thu, thị phần; (ii). Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả của sản xuất gồm các chỉ tiêu: Chi phí, giá cả, lợi nhuận, doanh thu/vốn và doanh thu/lao động. Phân tích kinh tế ngành hàng cũng là một phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh. Trong ngành hàng đường mía các tác nhân chuỗi giá trị ngành hàng được thể hiện qua sơ đồ sau: Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng đường mía cần phải tiết kiệm chi phí ở cả 3 khâu: sản xuất nguyên liệu, chế biến và lưu thông phân phối. Các yếu tố cấu thành giá thành tiêu thụ đường mía Giá thành mía nguyên liệu phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quan trọng là: Năng suất mía, chất lượng mía và chi phí vận Sản xuất mía nguyên liệu Chế biến đường Phân phối sản phẩm Chi phí mía nguyên liệu Giá thành tiêu thụ đường mía CP lưu thông, tiêu thụ CPchế biến 9 chuyển. Chi phí chế biến đường tại các nhà máy phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quan trọng là: Công suất chế biến, công nghệ chế biến và tỷ lệ huy động công suất nhà máy. Chi phí lưu thông phụ thuộc 3 nhóm yếu tố quan trọng là: Hiệu quả của kênh phân phối, chi phí bán hàng và tỷ lệ tồn kho. Bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích năng lực cạnh tranh ngành đường mía Nhóm các chỉ tiêu Sử dụng đánh giá cho 1. Chỉ tiêu về NS, sản lượng 1.1. Năng suất mía nguyên liệu SX mía nguyên liệu 1.2. Năng suất lao động SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 1.3. Sản lượng, doanh thu SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 1.4. Thị phần ngành đường mía Chế biến, tiêu thụ 2. Chỉ tiêu về hiệu quả SXKD 2.1. Giá thành mía nguyên liệu Sản xuất nguyên liệu 2.2. Giá thành CB, tiêu thụ đường Chế biến, tiêu thụ SP 2.3. Giá trị gia tăng SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 2.4. GTGT, lợi nhuận/lao động SX nguyên liệu, chế biến, tiêu thụ SP 2.5. Thu nhập hỗn hợp/lao động Sản xuất nguyên liệu mía 1.3. Kinh nghiệm một số nước nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đường mía và khả năng vận dụng đối với Việt Nam Đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành đường mía ở một số nước như: Trung Quốc, Thái lan, Philipines, Indonesia và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như: Vận dụng hợp lý quy luật tuần tự của quá trình phát triển, nâng cao năng lực ở khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ; khai thác ưu thế sẵn có, đồng thời biến bất lợi thành lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh ở khâu nguyên liệu; tăng cường vai trò nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành đường mía. 10 Chương 2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH ĐƯỜNG MÍA HIỆN NAY 2.1.1. Thực trạng phát triển của ngành đường mía Việt Nam Kết quả nghiên cứu về sản xuất đường mía ở Việt Nam những năm gần đây cho thấy (i) tốc độ phát triển sản lượng đường ở Việt Nam tăng rất nhanh. Nếu so với Thái Lan, thì trong 20 năm tốc độ tăng của Thái Lan chỉ đạt 290% còn Việt Nam chỉ trong vòng 11 năm tăng tới 203%. Tuy nhiên, về sản lượng đường trên đầu người hiện nay ở Việt Nam chỉ bằng 1/5- 1/4 của Thái Lan; (ii) năng suất lao động ngành đường mía của Việt Nam còn thua xa các nước khác trên Thế giới. Năng suất mía của Việt Nam chỉ cao hơn Cu Ba và thấp hơn các nước khác. Sản lượng đường trung bình của Việt Nam là 2,6 tấn/lao động (Thái Lan 14 tấn/lao động, Brazil 68 tấn/lao động, Úc 221 tấn/lao động). Qua các chỉ số bình quân của toàn chuỗi ngành hàng đường mía về sản xuất mía cũng như chế biến đường có thể khẳng định rằng khả năng cạnh tranh của ngành đường mía Việt Nam là rất kém. 2.1.2. Hiệu quả của ngành đường mía Để phân tích chỉ tiêu hiệu quả của ngành đường mía, đã tiến hành phân tích (i) chi phí sản xuất ở các khâu. Trong khâu trồng mía, chi phí lao động trung bình cho sản xuất 1 tấn mía nguyên liệu bình quân chung cả nước là 3,8 công/tấn mía. Giá thành sản xuất 1 tấn mía cây bình quân chung cả nước là 169,5 ngàn đồng, (10,9 USD/tấn); (ii) chi phí lao động sản xuất mía, giá thành nguyên liệu mía và năng suất mía hoà vốn cho từng vùng, làm rõ những nơi có chi phí và giá thành thấp, trung bình và cao để thấy rõ lợi thế của từng vùng; (iii) đồng thời đã so sánh khả năng cạnh tranh của cây mía nguyên liệu với một số cây trồng khác trong cùng điều kiện canh tác như ngô, lạc, sắn cho chế biến công nghiệp, cà phê, dứa Cayeen, điều, đỗ tương, cỏ cho chăn nuôi, cây ăn quả để thấy được lợi thế và khó khăn của cây mía trong cuộc cạnh t
Luận văn liên quan