Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự phát triển các Khu công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối Đổi Mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản, thể hiện rõ qua cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. KCN là một hình thức TCLTCN có hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, đón nhận và ứng dụng nhanh nhất các tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần giải quyết việc làm góp phần thực hiện CNH,HĐH đất nước.

doc23 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự phát triển các Khu công nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sau gần 30 năm thực hiện đường lối Đổi Mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản, thể hiện rõ qua cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. KCN là một hình thức TCLTCN có hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, đón nhận và ứng dụng nhanh nhất các tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần giải quyết việc làm góp phần thực hiện CNH,HĐH đất nước. Vùng Bắc Trung Bộ được đặc trưng về tính đa dạng lãnh thổ, giáp vùng biển rộng, có tiềm năng phát triển kinh tế biển, đồng thời giữ vị trí cầu nối trung gian giữa phía Bắc và phía Nam, giữa phía Tây và phía Đông với những tuyến giao thông quan trọng chạy qua, là địa bàn trọng điểm về KT- XH, an ninh quốc phòng Để nhanh chóng phát triển kinh tế theo hướng CNH,HĐH, trong những năm qua các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ đã chú trọng xây dựng và phát triển các KCN, nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế. Đến nay, Bắc Trung Bộ đã có 34 KCN, trong đó có 24 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách của các địa phương trong vùng. Tuy nhiên, quá trình phát triển các KCN của vùng Bắc Trung Bộ đã xuất hiện những vấn đề, như: Số lượng các KCN tăng nhanh nhưng tỷ lệ lấp đầy các KCN chậm, cơ sở hạ tầng đầu tư chưa đồng bộ, cơ cấu phân bố các ngành nghề còn nhiều điểm chưa hợp lý, quy mô CN còn nhỏ. Bên cạnh đó, hàng loạt các vấn đề xã hội nảy sinh từ sự phát triển KCN của vùng,.. Xuất phát từ thực tế hiện nay, đề tài luận án “Nghiên cứu sự phát triển các KCN ở vùng Bắc Trung Bộ” được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng phát triển các KCN của vùng, trên cơ sở đó đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển KCN vùng Bắc Trung Bộ hợp lí và có hiệu quả, để các KCN có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế của vùng cũng như của đất nước. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Trong thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia khác đã tiến hành xây dựng KCX để đón nhận làn sóng đầu tư ào ạt từ các nước có lợi thế về vốn, công nghệ, thị trường. Trong số đó nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ và điều đó đã có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế của các nước này từ phát triển KCX, KCN (như Trung Quốc, Malaixia, Philippines, Thái Lan,, Ấn Độ, Ai Cập, Đài Loan) Hướng phát triển KCN sinh thái (EIPs) với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong điều kiện của Australia của B.H. Roberts Elsevier cho thấy các KCN sinh thái được thiết kế cho phép các doanh nghiệp chia sẻ chung cơ sở hạ tầng thúc đẩy sản xuất và giảm thiểu chi phí, với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh đi đôi với công tác BVMT được quan tâm. Nghiên cứu của Susan M. Walcott, 2003 đã xem xét vai trò của các KCN Trung Quốc trong việc thu hút các công nghệ hiện đại để sản xuất các hàng hóa có chất lượng đưa ra thị trường trong nước và quốc tế. Công trình này đưa ra các lập luận dựa trên các lý thuyết về liên kết KCN trong bối cảnh của nước này với các khác biệt ở các địa phương khác nhau, từ Tây An ở phía Tây tới Bắc Kinh ở phía Bắc, Tô Châu – Thượng Hải ở duyên hải. Nghiên cứu về sự tác động của KCN đến môi trường có Ho, Samuel P. S. (1979) Liu, Hwa-Jen (2011) cho rằng phát triển KCN nhanh và tình trạng thực thi luật pháp chưa triệt để trong vấn đề môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn tới môi trường, các nhà máy chế tạo phải di dời khỏi 16 trung tâm đô thị, 2 đô thị Đài Bắc và Cao Hùng (Đài Loan) từng được đánh giá là những đô thị ô nhiễm bậc nhất thế giới vào năm 1971. Những tác động xã hội vùng của KCN đã có các nghiên cứu của Sonja Kurz, Sonja and Schmidkonz, Christian (2005), Gopalakrishnan, Shankar (2007) đã đưa ra ảnh hưởng của người dân bị mất đất cho phát triển KCN, tâm lí không muốn di dời do thói quen sống ở nơi cũ và việc mất đất, mất đi nguồn sinh kế buộc họ phải di cư đi đến các thành phố tìm kiếm việc làm và dễ dẫn đến phạm tội dẫn chứng tại Thâm Quyến (Trung Quốc). 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, KCN đưa vào nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn bước đầu vào những năm 90. Năm 1989, Viện Kinh tế đối ngoại đã xuất bản cuốn “Các khu chế xuất châu Á" nghiên cứu về vai trò của các công ty xuyên quốc gia tại các KCX châu Á và giới thiệu về Đặc Khu kinh tế Thâm Quyến. Năm 1994, Viện Kinh tế học đã xuất bản công trình “Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCN, KCX và Đặc Khu kinh tế". KCN ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, là một trong những hình thức TCLTCN nước ta trong thời kì CNH-HĐH, các nghiên cứu về TCLTCN nói chung và KCN nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình như: Địa lý công nghiệp của Nguyễn Minh Tuệ, Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam của Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ , Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam của Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam của Lê Thông (chủ biên). Nghiên cứu về sự phân bố của các KCN, quy mô diện tích khả năng lấp đầy của các KCN để thấy được vai trò của vị trí địa lí trong việc phân bố của các KCN của Nguyễn Văn Phú . Khả năng lấp đầy của các KCN cho thấy tiến độ thu hút vốn đầu tư và tình hình triển khai các dự án đầu tư vào KCN. Hướng nghiên cứu đánh giá hiện trạng phát triển các KCN của Võ Thanh Thu đề cập đến thực trạng phát triển KCN trong quá trình CNH, HĐH. Hoặc nghiên cứu “Phát triển KCN, KCX những vấn đề đặt ra” của Vũ Anh Tuấn, “KCX, KCN ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Thế Bắc và “Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH” của Nguyễn Chơn Trung, Trương Giang Long. Một số công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp phát triển KCN cho Việt Nam thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài về các mặt: Định hướng phát triển, thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường như nghiên cứu về công tác hoạch định chính sách phát triển KCN của Đài Loan và một vài kinh nghiệm cho Việt Nam của Lê Tuấn Dũng (2006). Những nghiên cứu đề cập đến phát triển bền vững KCN có nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng PTBV tỉnh Vĩnh Phúc của Ngô Thúy Quỳnh (2009), đã đề xuất hướng bố trí, tổ chức không gian phát triển các KCN, khu đô thị, khu vực sản xuất thương mại, dịch vụ và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc một cách hiệu quả và bền vững. Sự phát triển KCN đi đôi với sự phát triển kinh tế nói chung, tính ổn định về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Vũ Thành Hưởng “Phát triển bền vững KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” năm 2010. Ở vùng Duyên hải miền Trung và Bắc Trung Bộ, nghiên cứu của Vũ Đại Thắng đã đánh giá thực trạng, giải pháp phát triển của các KCN vùng Duyên hải miền Trung. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cũng đã lập và triển khai qui hoạch phát triển KCN đến năm 2020. Đối với sự phát triển KCN của một lãnh thổ cấp tỉnh có nghiên cứu về TCLTCN tỉnh Nghệ An của Lương Thị Thành Vinh. Như vậy, dựa trên những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu, đề tài đã kế thừa được hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ công nghiệp nói chung, hình thức tổ chức KCN nói riêng, cơ sở thực tiễn về KCN trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đề tài đã vận dụng để nghiên cứu sự phát triển các KCN vùng Bắc Trung Bộ trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động KCN của vùng, đây là một hình thức TCLTCN tiêu biểu, phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam và đang được vùng quan tâm đầu tư. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về KCN trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mục tiêu chủ yếu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển các KCN của vùng Bắc Trung Bộ dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được lựa chọn, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển có hiệu quả hơn nữa hình thức TCLTCN này ở địa bàn nghiên cứu. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về KCN, lựa chọn hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển các KCN để vận dụng vào vùng Bắc Trung Bộ. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KCN vùng Bắc Trung Bộ. - Phân tích thực trạng phát triển các KCN vùng Bắc Trung Bộ. - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển các KCN ở vùng Bắc Trung Bộ hợp lí và có hiệu quả. 3.3. Giới hạn của đề tài -Về phương diện lãnh thổ: Đề tài nghiên cứu các KCN thuộc 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, bao gồm cả các KCN nằm trong các KKT ( KKT Nghi Sơn, KKT Đông Nam, KKT Vũng Áng, KKT Hòn La). Ngoài ra, đề tài chú ý so sánh với KCN một số vùng trong nước. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển các KCN vùng Bắc Trung Bộ, thực trạng phát triển của 15 KCN tiêu biểu của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, T.T Huế trong tổng số 24 KCN đang hoạt động của vùng theo các tiêu chí đã lựa chọn. -Về mặt thời gian: Đề tài sử dụng chuỗi số liệu từ năm 2005 đến năm 2013, định hướng đến năm 2020. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1 Các quan điểm nghiên cứu Luận án sử dụng những quan điểm nghiên cứu: Quan điểm tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm hệ thống; Quan điểm lịch sử - viễn cảnh; Quan điểm phát triển bền vững; 4.2 Các phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập, xử lý và tổng hợp tài liệu;; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp thống kê, so sánh Phương pháp thang điểm tổng hợp; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lí (GIS), phương pháp dự báo. 5. Đóng góp mới của luận án - Kế thừa, bổ xung và làm sáng tỏ thêm được cơ sở lý luận và thực tiễn về KCN từ việc tổng quan các nghiên cứu ở trong và ngoài nước để vận dụng vào vùng Bắc Trung Bộ. - Lụa chọn được hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển của các KCN cho địa bàn nghiên cứu. - Làm rõ được những thuận lợi, cơ hội, khó khăn và thách thức của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KCN vùng Bắc Trung Bộ. - Đánh giá bằng phương pháp định lượng thực trạng phát triển các KCN vùng Bắc Trung Bộ theo các tiêu chí đã lựa chọn. - Đưa ra được định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển các KCN ở vùng Bắc Trung Bộ hợp lí và có hiệu quả trong tương lai. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 4 chương Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về khu công nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Chương 3: Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1 Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 1.1.1.1 Khái niệm A.T.Khơrusov (1979) đã cho rằng: TCLTCN là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng như tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp trong lịch sử về phân bố các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao . Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ đó. 1.1.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất các nguồn lực của lãnh thổ (các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội...). - Giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan - Giảm sự chênh lệch về trình độ giữa các vùng, các địa phương trong vùng với các tỉnh, vùng lân cận và với mức trung bình chung của cả nước. - Đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường bằng sự phát triển bền vững. - Tổ chức lãnh thổ CN phải gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phải tạo được nòng cốt, động lực cho quá trình phát triển của mỗi địa phương. 1.1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Từ đầu thập kỷ 90 trở về trước, ở nước ta chưa có những công trình nghiên cứu về các hình thức TCLTCN cụ thể. Dựa vào lý luận và kinh nghiệm của nước ngoài, Viện chiến lược và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra 6 hình thức được vận dụng vào thực tiễn tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta. Sáu hình thức cụ thể được xếp theo thứ tự tăng dần về quy mô: Điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, KCN, trung tâm công nghiệp, dải công nghiệp, vùng công nghiệp. 1.1.2. Khu công nghiệp 1.1.2.1 Quan niệm về khu công nghiệp Quan niệm về KCN giữa các nước trên thế giới không đồng nhất, nhưng thường được hiểu là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện ích công cộng, các dịch vụ phục vụ và hỗ trợ.  Định nghĩa của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc( UNIDO): “KCN là khu vực được phân cách về ranh giới địa lí trong một quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư vào các ngành CN hướng về xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho những ngành CN này những điều kiện đặc biệt thuận lợi về đầu tư và mậu dịch so với các lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà” Ở Việt Nam: Định nghĩa ban đầu về KCN được nêu trong Nghị định số 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ và được cụ thể hóa tại Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997. Đến năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và KKT thì KCN được xác định là: “Khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Như vậy, so với Nghị định 36/CP ngày 24 /4/ 1997, Nghị định mới đã lược bớt qui định về việc KCN, KCX không có dân cư sinh sống . 1.1.2.2 Vai trò, đặc điểm của khu công nghiệp a) Vai trò - Huy động nguồn vốn đầu tư lớn ở trong và ngoài nước KCN chính là những mảnh đất thuận lợi cho sự xuất hiện của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá trị lâu dài Việc xây dựng và phát triển KCN có thể làm thay đổi diện mạo của một vùng và là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng đó. - Nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH - Góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập và trình độ người lao động - Góp phần tích cực bảo vệ môi trường sinh thái. b) Đặc điểm KCN - Đây là khu vực được quy hoạch riêng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. - Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp công nghiệp trên một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội. - Sản phẩm trong KCN chủ yếu là các mặt hàng CN phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. - Trong KCN không có dân cư sinh sống (trừ những trường hợp được Ban quản lý KKT và UBND tỉnh cho phép với những điều kiện cụ thể. - Về quản lý và tổ chức sản xuất, có ban quản lý thống nhất để thực hiện quy chế quản lý, để giúp Chính phủ quản lý KCN, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập các Ban quản lý KCN cấp tỉnh ở các tỉnh có KCN - Các xí nghiệp nằm trong KCN được hưởng quy chế ưu đãi riêng, có chính sách kinh tế đặc thù ưu tiên nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước - KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song, DN có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, DN 100% vốn nước ngoài, DN liên doanh và cả DN 100% vốn trong nước. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN vùng Bắc Trung Bộ bao gồm nhân tố vị trí địa lí, các nhân tố kinh tế xã hội (Dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng ,trình độ khoa học - công nghệ, cơ chế chính sách, các trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị, vốn đầu tư, thị trường), nhân tố tự nhiên (khoáng sản, đất, nước và khí hậu) 1.1.2.4. Một số lý thuyết liên quan đến sự phát triển các KCN a) Lý thuyết định vị công nghiệp. Nhà kinh tế học Alfred Weber (1868-1958) đã đề cập những ưu điểm và hạn chế của việc tập trung các doanh nghiệp tại một địa điểm (mô hình các KCN). Lý thuyết định vị công nghiệp làm sáng tỏ lý do hình thành và phát triển các KCN, đó là quá trình tích tụ và tập trung hóa sản xuất CN theo lãnh thổ, thúc đẩy việc chuyển từ bố trí các doanh nghiệp CN tại những địa điểm riêng rẽ sang bố trí tập trung vào những khu vực nhất định. b) Lý thuyết về cụm tương hỗ (cluster) Lý thuyết cụm tương hỗ đã được nhà kinh tế học Michael Porter (1998) phát triển và được sử dụng khá phổ biến trong việc hoạch định các chính sách cạnh tranh kinh tế. Cụm tương hỗ là tập hợp về mặt không gian của các doanh nghiệp trong đó tổ hợp KCN được hình thành dựa trên sự hợp tác để tạo ra lợi thế cạnh tranh 1.1.2.5. Các tiêu chí đánh giá khu công nghiệp và áp dụng vào vùng Bắc Trung Bộ Nghiên cứu sự phát triển các KCN vùng Bắc Trung Bộ được xây dựng bằng 8 tiêu chí gồm: Tỉ lệ lấp đầy, số dự án, vốn đầu tư, lao động, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu. 1.2. Cơ sở thực tiễn về khu công nghiệp 1.2.1 Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên thế giới Sự ra đời của KCN đầu tiên trên thế giới là vào cuối thế kỷ XIX, đánh dấu bằng sự ra đời của khu Trafford Park (1896) tại thành phố Manchester, Vương Quốc Anh. Sau đó là vùng công nghiệp Clearing ở Chicago – Hoa Kỳ (1899) và KCN tại thành phố Naples (1904) – Italia. Tiếp sau sự phát triển các KCN này là sự hình thành KCN tại một số nước phương Tây như: Pháp, Thụy Điển, Hà Lan hay Canada. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các KCN được phát triển rộng rãi ở các nước đang phát triển như Braxin, Columbia, Mexico (Mỹ La tinh); đặc biệt ở một số nước châu Á tiến hành CNH vào thập kỷ 60 – 70. Trong những năm đầu phát triển, các KCN được xem như một mô hình qui hoạch công nghiệp. Từ năm 1960, với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã xuất bản các công trình nghiên cứu và tổ chức các hội thảo về mô hình KCN với tư cách là công cụ cho phát triển kinh tế. Như vậy, KCN đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như một công cụ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. 1.2.2. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam Sau hơn 20 năm kể từ ngày ra đời của KCX Tân Thuận năm 1991, KCX đầu tiên của Việt Nam, các KCX, KCN đã phát triển trở thành nhân tố động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tính đến hết tháng 6/2014, cả nước đã có 293 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 82.800 ha và được phân bố trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các KCN đã trở thành trọng điểm thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 2,1 triệu lao động trực tiếp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước. Tính đến cuối tháng 6/2014, các KCN, KCX đã thu hút được 5.290 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 77.100 triệu USD. 5.246 dự án trong nước còn hiệu lực trong KCN với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 464.500 tỷ đồng. Năm 2013 tổ
Luận văn liên quan