Tóm tắt Luận án Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam

Cùng với Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Danh gia, Âm dương gia với tư cách là sản phẩm của “Bách gia tranh minh” thì Pháp gia là một trong sáu học phái lớn nhất, có tầm ảnh hưởng đến toàn xã hội Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc. Pháp gia và học thuyết của nó có lịch sử phát triển khá độc đáo trong quá trình hình thành nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Vai trò của học thuyết Pháp gia không chỉ ở việc Tần Thủy Hoàng đã áp dụng thành công học thuyết này trên đất Tần để kết thúc cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc, mà còn tiếp tục tác động đến xã hội phong kiến Trung Hoa và các nước phương Đông đồng văn, trong đó có Việt Nam.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5. Phước. tóm tăt.Việt.doc VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Nguyễn Hữu Phước PHÁP GIA TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI PHONG KIẾN VIỆT NAM Chuyên ngành: Triết học Mã số: 62 22 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI – năm 2016 Hà Nội, 2015 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Triết học, Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nguyên Việt Phản biện 1: ............................................................................................................................. ......................................................................................................................... Phản biện 2: ............................................................................................................................. ......................................................................................................................... Phản biện 3: ............................................................................................................................. ......................................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện KHXH – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vào hồi...giờphút, ngàytháng.năm 2016. Luận án lưu tại: Học Viện khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia Việt nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN [1]. Nguyễn Hữu Phước (2015), Bốn nguyên tắc dùng “pháp” của pháp gia và ý nghĩa hiện thời của nó, Tạp chí Triết học số 3(286), tr. 70-78. [2]. Nguyễn Hữu Phước (2015), Hàn Phi – người kế thừa và hoàn thiện tư tưởng của các Pháp gia tiền bối, Tạp chí nhân lực Khoa học xã hội, số 3(22), tr. 51-61. [3]. Nguyễn Hữu Phước (2015), Sự xung đột giữa Nho gia và Pháp gia về tư tưởng trị nước, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 231(2015), tr.60-64. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Danh gia, Âm dương gia với tư cách là sản phẩm của “Bách gia tranh minh” thì Pháp gia là một trong sáu học phái lớn nhất, có tầm ảnh hưởng đến toàn xã hội Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc. Pháp gia và học thuyết của nó có lịch sử phát triển khá độc đáo trong quá trình hình thành nhà nước quân chủ chuyên chế Trung Hoa cổ đại. Vai trò của học thuyết Pháp gia không chỉ ở việc Tần Thủy Hoàng đã áp dụng thành công học thuyết này trên đất Tần để kết thúc cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc, mà còn tiếp tục tác động đến xã hội phong kiến Trung Hoa và các nước phương Đông đồng văn, trong đó có Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì nội dung tư tưởng biến pháp, những phương cách về thuật dùng người, biện pháp để cải tạo xã hội, cách dựng luật, phýõng pháp xây dựng nhà nýớc mạnh, cách thức phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối trị nước là điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của bất kỳ triều đại phong kiến nào. Với giá trị to lớn đó, Pháp gia đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả cũng như các nhà hoạt động chính trị từ trước đến nay trên thế giới. Ở Việt Nam, trong 70 năm qua kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, việc nghiên cứu về Pháp gia và tư tưởng trị nước của nó luôn được các học giả quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế những nghiên cứu về vị thế và vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại được đề cập còn khá mờ nhạt, đặc biệt là sự tiếp thu những giá trị lý luận trong học thuyết đó cho việc thiết lập thể chế, kiến tạo xã hội và hình thành nên một hệ thống pháp luật đồng bộ cho xã hội phong kiến Việt Nam như thế nào, cho đến nay vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. 2 Chính vì vậy, việc trình bày một cách có hệ thống nhằm lý giải nguyên nhân ra đời của Pháp gia và những nội dung căn bản về tư tưởng chính trị - xã hội của nó cũng như những tác động của hệ tư tưởng này đến đời sống chính trị - xã hội phong kiến nước ta là một việc làm có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Về lý luận, những kết quả nghiên cứu mới sẽ góp phần làm rõ thêm diện mạo của trường Pháp gia trong lịch sử triết học chính trị, chỉ ra những giá trị và đóng góp của nó cho kho tàng văn hóa của phương Đông nói riêng, của toàn nhân loại nói chung. Về thực tiễn, do nhu cầu quản lý xã hội không thể thiếu pháp luật trong bất kỳ thời đại nào cũng như cách thức vận dụng những nội dung phù hợp của tư tưởng pháp trị, cho nên việc tìm hiểu mức độ ảnh hưởng, cách thức ảnh hưởng của Pháp gia trong lịch sử cũng như ngày nay là việc làm có ý nghĩa. Trải qua 70 năm chính thể mới của chúng ta, đặc biệt là sau 30 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực pháp luật. Đó là đổi mới, hoàn thiện Hiến pháp cho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đáp ứng nhu cầu về luật pháp để "đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”1. Để hoàn thiện mục tiêu trên, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt là hệ thống chính trị XHCN, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Do đó, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết chính trị - xã 1 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, tr.103. 3 hội trong lịch sử có vai trò rất quan trọng, trong đó có những giá trị tiến bộ của học thuyết Pháp gia. Để góp phần thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, với tinh thần “ôn cố nhi tri tân” cũng như “tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại”2, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn “Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án * Mục đích: Làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại và ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị trong học thuyết này đến chế độ phong kiến Trung Hoa, Việt Nam trên một số phương diện tiêu biểu. * Nhiệm vụ: Từ yêu cầu trên, luận án cần giải quyết và làm rõ những nội dung căn bản sau: Một là: Nghiên cứu tổng quan các công trình tiêu biểu nghiên cứu về Pháp gia và tư tưởng của trường phái này, từ đó đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo. Hai là: Trên cơ sở phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề cho sự ra đời trường phái Pháp gia; những nội dung căn bản của trường phái này, luận án sẽ tập trung làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa thời cổ đại. Ba là: Luận án làm sáng tỏ tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã tác động lên đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là sự thúc đẩy thành lập nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập 2 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.115. 4 quyền như thế nào, từ đó phân tích vì sao tư tưởng pháp trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX. Bốn là: Luận án sẽ luận giải sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong kiến nước ta từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra ý nghĩa, bài học lịch sử cho công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại và ảnh hưởng của nó đối với xã hội phong kiến Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Do dung lượng luận án có giới hạn và việc xác định mục tiêu của luận án, cho nên chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Nghiên cứu những nội dung căn bản về tư tưởng pháp trị của các Pháp gia thời kỳ cổ đại mà đỉnh cao là tư tưởng Hàn Phi; chỉ ra vị trí, vai trò của hệ tư tưởng này chi phối tư tưởng, đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại và ảnh hưởng của nó đến nhà nước phong kiến Tung Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX. Làm rõ một số ảnh hưởng tiêu biểu tư tưởng của Pháp gia lên đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX và rút ra bài học cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ đạo trong luận án là phương pháp luận mácxít trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng, cụ thể chúng tôi sử dụng tổ hợp các phương pháp: lôgic - lịch sử, phân tích - 5 tổng hợp, quy nạp - diễn dịch... Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác như: khảo cứu tài liệu, so sánh - đối chiếu 5. Những đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các học giả đi trước, chúng tôi phát triển và đưa ra một số điểm mới như sau: Một là, làm rõ vị thế, vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại. Hai là, làm sáng tỏ tư tưởng pháp trị của Pháp gia đã tác động lên đời sống chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là sự thúc đẩy thành lập nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền như thế nào, từ đó phân tích vì sao tư tưởng pháp trị đã ảnh hưởng sâu sắc đến chế độ phong kiến Trung Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX. Ba là, luận giải sự tiếp biến và vận dụng tư tưởng pháp trị của Pháp gia trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XX (trên một số phương diện tiêu biểu). Từ đó rút ra ý nghĩa, bài học của học thuyết pháp trị của Pháp gia đối với thực tiễn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các nội dung theo quy định, luận án được kết cấu: 3 phần chính là mở đầu, nội dung và kết luận được luận giải trong 4 chương 14 tiết. 6 NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình tiếp cận theo phương diện bối cảnh lịch sử Trung Hoa cổ đại và những tiền đề cho sự ra đời của Pháp gia * Các công trình nghiên cứu về lịch sử - xã hội - chính trị và học thuật của Trung Hoa cổ đại Tiêu biểu là: “Sử ký” của Tư Mã Thiên và cuốn “Hàn Phi Tử” trước tác của Hàn Phi do Phan Ngọc dịch. Đây là hai tài liệu căn bản mà chúng tôi sử dụng khi nghiên cứu tư tưởng Pháp gia. Bên cạnh đó còn có: “Hàn Phi Tử” tác giả của Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (Nxb VHTT, Hà Nội, 1992) vừa là tác phẩm triết học vừa nghiên cứu, trích dịch. Tuy nhiên, cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu với các nhà luân lý khác: Tử Sản, Ngô Khởi, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng; tư liệu sử và liên ngành..., để đi đến khẳng định về vị thế, vai trò Pháp gia trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa cổ đại. * Các công trình nghiên cứu về nguồn gốc, sự hình thành trường Pháp gia Trước hết là công trình: Lịch sử triết học (tập 1) – Triết học cổ đại, của Nguyễn Thế Nghĩa, Doãn Chính (Nxb KHXH, Hà Nội, 2002); Nguyễn Đăng Thục với cuốn Lịch sử triết học phương Đông (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006); Max Kaltenmark trong cuốn Triết học Trung Hoa nằm trong Bộ sách giới thiệu những kiến thức thời đại (Que sais je – Tôi biết gì?) do Nxb Thế giới dịch và giới thiệu năm 1999 Các công trình đi đến khẳng định: Tư tưởng pháp gia là sản phẩm của sự biến đổi xã hội thời Chiến quốc. Nó đại biểu cho tầng lớp địa chủ mới trỗi dậy do yêu cầu củng cố chế độ tập quyền trung ương của nền chuyên chế quân chủ. Tuy nhiên, phong trào “Bách gia tranh minh” là 7 động lực để tư tưởng Pháp gia thăng hoa như thế nào? Các cuộc biến pháp của Pháp gia ra sao? Vẫn là vấn đề ngỏ đòi hỏi luận án cần tiếp cận để giải quyết. 1.2. Các công trình nghiên cứu chú trọng đến nội dung tư tưởng Pháp gia và vai trò, vị thế của nó trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại * Khuynh hướng nghiên cứu đi sâu vào nội dung, đặc điểm tư tưởng Pháp gia Nội dung tư tưởng pháp trị của Pháp gia cũng đã được nhiều tác giả công bố. Tiêu biểu: Lịch sử triết học phương Đông của tác giả Doãn Chính chủ biên (Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội, 2012); Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc (Nxb CTQG, Hà Nội, 2004) Doãn Chính; Phạm Quýnh có cuốn Bách gia Chư tử do Nguyễn Quốc Thái dịch (Nxb VHTT, Hà Nội, 2000); Lê Nguyễn Gia Thiện, Nguyễn Ngọc Kiện với bài “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi” (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 116/2001); Luận án tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hàn Phi Tử của Vũ Kim Dung (Viện Triết học, Hà Nội, 2003); cuốn Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, do Nguyễn Huệ Chi giới thiệu (Nxb Văn học, Hà Nội, 1995); Lã Trấn Vũ với công trình Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc do Trần Văn Tấn dịch (Nxb, Sự thật, Hà Nội, 1964) Trường phái Pháp gia và triết học Hàn Phi có nội dung căn bản: Pháp gia là một trường phái triết học lớn nhất Trung Quốc; chủ trương của Pháp gia là “Pháp – Thế - Thuật”; cơ sở triết lý của Pháp gia là học thuyết về Đạo; trong Pháp gia có thể chia làm bốn phái “trọng thực”, “trọng thế”, “trọng thuật”, “ trọng pháp và biến pháp”. Hàn Phi là đại biểu ưu tú nhất của Pháp gia. Mặc dù các công trình đã đề cập khá nhiều đến những nội dung, đặc điểm căn bản học thuyết pháp trị của Pháp gia, nhưng vẫn còn những 8 nội dung như: sự tác động của tư tưởng pháp trị ở kiến trúc thượng tầng đã ảnh hưởng đến việc thiết lập nhà nước trung ương tập quyền như thế nào, Pháp gia với tư duy kinh tế, quản lý và ổn định xã hội ra sao? Hay những hệ luỵ của học thuyết pháp trị do Tần Thủy Hoàng dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Tần sau 15 năm thống nhất chưa được đề cập sâu sắc, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. * Khuynh hướng nghiên cứu chuyên sâu về vai trò và vị thế của Pháp gia trong lịch sử chính trị - xã hội Trung Hoa cổ đại Thứ nhất, đi sâu vào quan hệ của Pháp gia với các trường phái, trong cuốn Những tư tưởng gia vĩ đại ở phương Đông của IAN P.McGREAL do Phạm Khải dịch (Nxb Lao động, Hà Nội, 2005); Giải thích về quan hệ giữa Pháp gia với Nho và Đạo, trong Từ điển triết học Trung Quốc, tác giả Doãn Chính đều cho rằng các Pháp gia tiền bối đều xuất phát từ đạo Khổng và người có công tổng hợp và cho ra đời học thuyết pháp trị là Hàn Phi. Thứ hai, đi sâu và làm rõ quan hệ tư tưởng giữa Pháp gia với trường phái khác, phải kể đến tác giả Phùng Hữu Lan với công trình Đại cương triết học sử Trung Quốc do Nguyễn Văn Dương dịch (Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1999); Luận án tiến sĩ Chính trị học Tư tưởng chính trị Hàn Phi Tử của Trương Văn Huyền (HVCT HCQG HCM, Hà Nội, 2012); Ngô Quân có sách Bảy đại triết gia Trung Quốc thời Chu – Tần Các công trình ập trung đi sâu lý giải sự ra đời của Pháp gia và tư tưởng pháp trị là sản phẩm kế thừa từ “Bách gia chư tử” mà điển hình là Nho, Mặc, Lão, Danh gia. Nhưng ngay sau khi ra đời, nó đã tỏ rõ là một học thuyết triết học chính trị đặc thù, có tính thực tế cao, thậm chí đối cực với Nho gia và trong cuộc luận chiến với Nho gia, Pháp gia đã thắng thế, trở thành tư tưởng thống trị dưới thời chư hầu 9 Tần. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ đặt ra cho luận án của chúng tôi cần phải làm rõ. 1.3. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Pháp gia trong đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc và Việt Nam thời phong kiến Công trình nghiên cứu về vai trò của Pháp gia đối với lịch sử phải kể đến: tập thể tác giả Hồng Tiềm, Nhiệm Hoa, Uông Tử Tung, Trương Thế Anh, Trần Tú Mai, Chu Bá Côn là cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc do Lê Vũ Lang dịch (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1957); Nguyễn Văn Hiền có bài “Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử - ý nghĩa và bài học lịch sử” (Tạp chí KHXH, số 1 - 113/2008) đã khẳng định Pháp gia là trường phái đã giúp Trung Hoa cổ đại đi đến thống nhất. Nói về sức sống của tư tưởng pháp trị gắn liền với các quân vương, có cuốn Aristotle và Hàn Phi Tử - con người chính trị và thể chế chính trị, của Nguyễn Văn Vĩnh; bài viết “Trung Hoa pháp hệ” - sản phẩm đặc sắc của sự kết hợp giữa hai học thuyết Đức trị và Pháp trị trong lịch sử phong kiến Trung Hoa (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2010) của tác giả Đỗ Đức Minh; Luận án tiến sĩ “Tư tưởng Hàn Phi”của Vũ Kim Dung sau khi phác họa chân dung Hàn Phi và những đặc điểm của tư tưởng Pháp gia, đường lối pháp trị, các tác giả đi vào phân tích những giá trị ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với văn hóa các nước Đông và Bắc Á: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Đánh giá về những giá trị và hạn chế trong học thuyết pháp trị của Pháp gia có tác giả: Đỗ Đức Minh với bài “Những giá trị và hạn chế của học thuyết Pháp trị Trung Hoa cổ đại”, (Tạp chí KHXH, số 7 - 143/ 2010); tác giả Trần Đình Hượu có bài “Nho Pháp tịnh dụng và con đường bành trường của thiên triều” (1979), bài viết đã có nhiều kết luận sâu sắc: Một là, Pháp gia, mà đại biểu ưu tú nhất là Hàn Phi Tử đã 10 xây dựng học thuyết của mình đạt đến tầm đỉnh cao của nhân loại, những giá trị của học thuyết này không chỉ có giá trị lịch sử mà về cơ bản những giá trị đó vẫn phù hợp với thực tiễn đương đại. Hai là, những hạn chế của Pháp gia và Hàn Phi đưa họ đến bế tắc không thể giải quyết được. Thể hiện, một mặt, họ muốn xây dựng pháp luật trên cơ sở khách quan, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội; mặt khác, xây dựng pháp luật nhằm củng cố vị trí tuyệt đối của một ông vua, đó là điều không thể thực thi lâu dài, đặc biệt trong xã hội phát triển Về sự vận dụng kết hợp giữa tư duy pháp trị với các học thuyết khác ở Việt Nam có: Luận án tiến sĩ triết học Vấn đề Đức trị và Pháp trị trong lịch sử tư tưởng Việt Nam (Viện KHXH Việt Nam, 2004) của Phan Quốc Khánh; bài viết “Tư tưởng kết hợp Đức trị và Pháp trị trong đường lối trị nước của triều đại Lê Sơ và ý nghĩa lịch sử của nó” của Ngô Văn Hưởng (Tạp chí Triết học, số 6 - 229/2010); cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Huỳnh Công Bá (Nxb Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế, 2007) các tác giả đều có chung nhận định: Chịu ảnh hưởng của đường lối và tổ chức cai trị của Trung Quốc, các nhà chính trị và Nho gia Việt Nam cũng áp dụng chủ trương “ngoại Nho, nội Pháp” họ tiếp nhận một cách đương nhiên chủ trương cai trị dùng pháp luật của Pháp gia mà không tự biết, vẫn cho đó là việc làm của đường lối nhân chính, đức trị, xem đó là một công cụ phụ giúp cho việc cai trị. Có thể nói, những công trình, bài viết, hay ý kiến của các tác giả, đã bước đầu đề cập đến vai trò của Pháp gia trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội và sự ảnh hưởng của nó ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi nghiên cứu, nên cho đến nay chưa có công trình chuyên biệt nào bàn về sự ảnh hưởng tư tưởng pháp trị đối với đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong 11 kiến nước ta, đó là vấn đề đặt ra cho chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những kết luận mới ở góc độ này. 1.4. Một số vấn đề cần giải quyết trong luận án Một là: Luận án làm rõ bối cảnh ra đời, những tiền đề căn bản cho sự ra đời trường phái Pháp gia, những nội dung căn bản của trường phái này và vị thế, vai trò của nó trong lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Trung Hoa thời cổ đại. Hai là: Luận án khái quát những ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng pháp trị của Pháp gia lên đời sống chính trị gắn với việc thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Trung Hoa cổ đại; những ảnh hưởng của tư tưởng đó đến các triều đại phong kiến Trung Hoa từ thời Hán đến nửa đầu thế kỷ XIX. Ba là: Luận án làm rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng pháp trị đối với đời sống chính trị - xã hội dưới chế độ phong
Luận văn liên quan