Tóm tắt Luận án Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, qua thực tiễn tại Quảng Trị

Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm nhanh chóng do nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết nhu cầu đất ở, xây dựng các khu đô thị bên cạnh đó việc thực hiện canh tác đất nông nghiệp đang là vấn đề báo động bởi sử dụng các loại hóa chất làm cho đất nông nghiệp giảm chất lượng, ngày một bị ô nhiễm và bạc màu chính từ những điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, vấn đề an ninh lương thực đang là một trong những thách thức mang tính toàn cầu; việc sản xuất nông nghiệp không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, là một trong những thế mạnh của Việt Nam khẳng định sản phẩm nông nghiệp của mình trên thương trường quốc tế. Việc quy định các chế định về đất nông nghiệp phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, các hộ nông dân yên tâm vào đầu tư sản xuất. Ngược lại, nếu Nhà nước quy định chưa phù hợp thì không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà việc sử dụng đất nông nghiệp cũng không mang lại hiệu quả. Dưới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, nhiệm vụ sử dụng bền vững, hiệu quả để bảo vệ đất nông nghiệp cần phải được quan tâm hàng đầu không phải chỉ vì bản thân nền nông nghiệp mà còn vì sự ổn định, phát triển bền vững và đồng bộ của kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng. Vì vậy, việc bảo vệ chặt chẽ đất nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; nhận thức vấn đề này là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, qua thực tiễn tại Quảng Trị” để nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ đất nông nghiệp hiệu quả hơn

pdf31 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, qua thực tiễn tại Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN NGỌC TRUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP, QUA THỰC TIỄN TẠI QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ, năm 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật, Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Công Cường Phản biện 1: ........................................:.......................... Phản biện 2: ................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm........... MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu ..................................................................... 1 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .......................................... 3 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................ 3 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................ 3 6. Những điểm mới của Luận văn ..................................................... 4 7. Kết cấu luận văn. ........................................................................... 4 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .......................... 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp ................................. 6 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp ..................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm đất nông nghiệp ....................................................... 6 1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất nông nghiệp ........ 6 1.2.1. Khái niệm quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................. 6 1.2.2. Đặc điểm quyền sử dụng đất nông nghiệp .............................. 6 1.3. Khái niệm, đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền sử đất nông nghiệp ở Việt Nam ............................................................................ 7 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp . 7 1.3.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp .. 8 1.4. Nội dung của pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp 8 1.5. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................. 8 Kết luận Chương 1 ........................................................................... 8 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ....................................... 9 2.1. Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Quảng trị ......................................8 2.2. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ... 9 2.2.1. Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức trong nước .......................................................................................... 9 2.2.2. Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân ............................................................................................... 9 2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị ................................................................... 10 2.3.1. Thực tiễn cơ quan quản lý đất đai thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ....................................................... 10 2.3.2. Những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Quảng Trị .............................. 10 2.3.2.1. Những bất cập của pháp luật về chủ thể có quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................ 10 2.3.2.2. Hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về điều kiện thực hiện quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................................... 11 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ ........ 15 3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung, pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng ............................ 15 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................ 18 3.2.1. Tiếp tục ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 18 3.2.2. Bỏ quy định thu hồi đất (đất nông nghiệp) vì mục đích kinh tế bằng biện pháp hành chính: .............................................................. 19 3.2.3. Mở rộng việc áp dụng cơ chế thỏa thuận đối với các dự án sử dụng đất nông nghiệp vì mục đích kinh tế ....................................... 20 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Quảng Trị .............................. 20 3.3.1. Lập cơ quan định giá đất nông nghiệp độc lập, đảm bảo nguyên tắc giá đất sát thị trường ...................................................... 20 3.3.2. Đảm bảo đời sống, việc làm cho người dân có đất bị thu hồi.... 21 3.3.3. Minh bạch trình tự, thủ tục, thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất.... 22 3.3.4. Nâng cao trình độ, phẩm chất cán bộ, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật cho người dân ................................................................... 22 KẾT LUẬN ..................................................................................... 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................... 26 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm nhanh chóng do nhà nước thu hồi đất nhằm mục đích phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết nhu cầu đất ở, xây dựng các khu đô thị bên cạnh đó việc thực hiện canh tác đất nông nghiệp đang là vấn đề báo động bởi sử dụng các loại hóa chất làm cho đất nông nghiệp giảm chất lượng, ngày một bị ô nhiễm và bạc màu chính từ những điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, vấn đề an ninh lương thực đang là một trong những thách thức mang tính toàn cầu; việc sản xuất nông nghiệp không chỉ bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, là một trong những thế mạnh của Việt Nam khẳng định sản phẩm nông nghiệp của mình trên thương trường quốc tế. Việc quy định các chế định về đất nông nghiệp phù hợp sẽ có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, các hộ nông dân yên tâm vào đầu tư sản xuất. Ngược lại, nếu Nhà nước quy định chưa phù hợp thì không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà việc sử dụng đất nông nghiệp cũng không mang lại hiệu quả. Dưới sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, nhiệm vụ sử dụng bền vững, hiệu quả để bảo vệ đất nông nghiệp cần phải được quan tâm hàng đầu không phải chỉ vì bản thân nền nông nghiệp mà còn vì sự ổn định, phát triển bền vững và đồng bộ của kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng. Vì vậy, việc bảo vệ chặt chẽ đất nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; nhận thức vấn đề này là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, qua thực tiễn tại Quảng Trị” để nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ đất nông nghiệp hiệu quả hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về lĩnh vực đất nông nghiệp có rất nhiều tác giả đã đưa ra các quan điểm cũng như những giải pháp nhằm phát triển và bảo vệ đât nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau: 2 Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai ở Việt Nam - Luận văn Ths Luật học – Nguyễn Thanh Hoa - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Giáo trình Luật đất đai của trường Đại học luật Hà Nội, nhà xuất bản công an nhân dân; Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam – Luận văn Ths Luật kinh tế – Nguyễn Danh Kiên; Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ luật kinh tế - Phạm Thu Thủy – Trường Đại học luật Hà Nội; Nguyên tắc Ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp Luật đất đai https://text.123doc.org/document/3532564-nguyen-tac-uu-tien- bao-ve-va-phat-trien-quy-dat-nong-nghiep-luat-dat-dai.htm; Thiên Trường -Bảo đảm thực thi quyền sử dụng đất nông nghiệp- https://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen/bao-dam-thuc-thi-quyen- su-dung-dat-nong-nghiep-1260213.html; Xác lập quyền tài sản của nông dân với đất nông nghiệp - Phạm Duy Nghĩa - Cái Văn Long - https://congluan.vn/quang-tri-ubnd-huyen-vinh- linh-den-bu-gpmb-sai-quy-dinh-cap-so-do-tren-giay-post60162.html; Lê Minh - Hồi âm bài báo: “Nguy cơ mất trắng hơn 300 triệu đồng vì bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hơn 16 năm”: Hai nông dân nuôi tôm thắng kiện; Nguyễn Phương Thảo - Một số bất cập trong quy định về thu hồi đất trong Luật đất đai 2013; Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn về "Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam"; báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi, bổ sung. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các công trình nghiên cứu trên đây đã giới thiệu, phân tích, đánh giá một số khía cạnh, một số lĩnh vực về pháp luật đất nông nghiệp. Đề tài "Pháp luật Bảo vệ đất nông nghiệp qua thực tiễn tỉnh Quảng Trị" sẽ tiếp thu, thừa kế những mặt tích cực của các công trình đã nghiên cứu, mặt khác tác 3 giả sẽ cố gắng phân tích cụ thể hơn thực tế áp dụng các quy định pháp luật về đất nông nghiệp và đi sâu phân tích những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định về đất nông nghiệp hiện nay. Qua đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất nông nghiệp trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Trị 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp; - Làm rõ thực trạng pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp; - Phân tích những thành tựu, hạn chế của thực tiễn thực hiện quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Quảng Trị, qua đó xác định nguyên nhân của hạn chế và đề xuất giải pháp. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các phương diện lý luận và thực tiễn thuộc lĩnh vực pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất ở Việt Nam; - Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này; - Nghiên cứu thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, hạn chế và bất cập của pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp; - Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Các vấn đề lý luận và thực tiễn trong luận văn được giới hạn từ năm 2013 đến này; Không gian: Các số liệu thực tiễn, các vụ việc thực hiện pháp luật cụ thể được giới hạn chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 4 Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng phương pháp khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, trong đó: Phương pháp phân tích, so sánh và khái quát hoá được sử dụng ở Chương 1 để làm rõ các khái niệm, đặc điểm của đất đai, quyền sử dụng đất và pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất; Phương pháp tổng hợp số liệu thứ cấp, phân tích số liệu thứ cập và thống kê được sử dụng chủ yếu ở Chương 2 để làm rõ thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị, bất cập của pháp luật và hạn chế của hoạt động thực hiện pháp luật; Phương pháp tổng hợp, dự bảo và so sánh được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 để xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. 6. Những điểm mới của Luận văn Luận văn đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất nông nghiệp và pháp luật bảo vệ các quyền này ở Việt Nam. Ngoài ra, luận văn chỉ rõ các yếu tố tác động đến hiệu quả bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng pháp luật. Trên cơ sở phân tích các hạn chế của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Quảng Trị, Luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân tác động tiêu cực đến quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoạt động của các cơ chế bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực, hiệu quả bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Quảng Trị. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, chữ viết tắt. Luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ đất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất ở tỉnh Quảng Trị 5 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, đặc điểm của đất nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp Như vậy đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thừa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó) 1 . 1.1.2. Đặc điểm đất nông nghiệp Ngoài những đặc điểm chung của đất đai, như đó là tài sản không do con người tạo ra, có tính cố định và không thể di dời, đất nông nghiệp còn có những đặc điểm riêng cơ bản sau đây: Thứ nhất, đất nông nghiệp là loại đất mà giá trị sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đất đai, độ màu mỡ phì nhiêu của đất. Thứ hai, đất nông nghiệp được sử dụng làm tư liệu sản xuất trực tiếp và không thể thay thế được trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối. 1.2. Khái niệm, đặc điểm của quyền sử dụng đất nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm quyền sử dụng đất nông nghiệp Quyền sử dụng đất nông nghiệp có thể hiểu theo hai nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, quyền sử dụng đất nông nghiệp là bộ phận của quyền sở hữu trong sự phân biệt rõ ràng với các quyền năng khác trong quyền sở hữu đất nông nghiệp. Nếu như quyền sở hữu đất nông nghiệp gồm ba quyền năng chính là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với một diện tích đất nông nghiệp cụ thể thì quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ bao hàm quyền khai thác công dụng, hưởng lợi thu nhập từ việc sử dụng đất nông nghiệp. 1.2.2. Đặc điểm quyền sử dụng đất nông nghiệp Thứ nhất, nội hàm của quyền sử dụng đất nông nghiệp ngày càng được mở rộng. Điều 3, Luật Đất đai năm 1987 quy định: Nhà nước bảo 1 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 7 đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó được chuyển giao cho người khác sử dụng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thứ hai, quyền sử dụng đất nông nghiệp do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai quyết định trao quyền cho người sử dụng đất và quy định cụ thể quyền của người sử dụng đất. Nhà nước trao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người sử dụng đất thông qua các hình thức: (i) Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, (ii) quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; (iii) công nhận quyền sử dụng đất. Thứ 3, quyền sử dụng đất nông nghiệp là quyền tài sản Thứ 4, quyền sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các quyền cho phép chủ thể sử dụng đất nông nghiệp khai thác công dụng, hưởng lợi một phần thu nhập từ việc sử dụng đất nông nghiệp, quyền định đoạt có giới hạn như các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kếquyền sử dụng đất. Thứ 5, quyền sử dụng đất nông nghiệp là một quyền có giới hạn 1.3. Khái niệm, đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền sử đất nông nghiệp ở Việt Nam 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là một chế định cơ bản của pháp luật đất đai. Qua các giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1987 đến nay, Nhà nước ta đã ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất. Cơ chế quản lý đất đai cũng được đổi mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới chính sách đất đai, tạo điều kiện đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất. Các quy định pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất ngày càng được quy định rõ ràng, cụ thể, theo hướng mở rộng hơn quyền của người sử dụng đất. Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung pháp luật bảo vệ đất nông nghiệp, theo tác giả khái niệm pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp có thể được hiểu như sau: pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng 8 chế của nhà nước nhằm điều chỉnh nhóm quan hệ bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp của các chủ thể 1.3.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp có các đặc điểm cụ thể sau: Thứ nhất, pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi hình thức sở hữu toàn dân về đất đai. Thứ hai, pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp thể hiện xu hướng ngày càng mở rộng bảo vệ quyền của người sử dụng đất, được điều chỉnh theo hướng ngày càng có lợi hơn cho người sử dụng đất. 1.4. Nội dung của pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp Thứ nhất, căn cứ phát sinh quyền sử dụng đất nông nghiệp Thứ hai, về các quyền của người sử dụng đất Thứ ba, nghĩa vụ của Nhà nước đối với người sử dụng đất nông nghiệp Thứ tư, quy định về khiếu nại, khiếu kiện và khởi kiện của người có quyền sử dụng đất 1.5. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp Thứ nhất, mức độ hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật bảo t quyền sử dụng đất nông nghiệp nói riêng Thứ hai, cơ chế pháp lý bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp phải đa dạng và dễ tiếp cận Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế Thứ tư, pháp luật phù hợp với xu thế toàn cầu hoá Kết luận Chương 1 Vấn đề sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn về diện tích đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết; việc tìm ra phương thức quản lý đất nông nghiệp, hay nói cách khác là các quan hệ về sử dụng đất nông nghiệp khoa học hơn, sẽ tác động lớn đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp không chỉ nằm trong các quy định của pháp luật đất đai mà còn trong các quy phạm ph
Luận văn liên quan