Tóm tắt Luận án Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO

Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Công nghệ phát triển nhanh chóng nên kiến thức và kỹ năng của người được đào tạo phải đổi mới và cập nhật liên tục. Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi giáo dục cần cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có chất lượng cao về kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động tốt để tiến tới một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ và hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, việc nghiên cứu phát triển CTĐT liên thông là nhiệm vụ cấp bách của nhà trường. Chương trình đào tạo liên thông sẽ được phát triển theo một tiếp cận mới, đó là tiếp cận năng lực, giúp người học không chỉ biết mà còn làm được ở trong môi trường lao động phù hợp với lĩnh vực mình được học. Tiếp cận CDIO đã và đang là xu hướng hiện đại trong phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật ở Mỹ và các nước có nền giáo dục kỹ thuật phát triển cao và phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực theo chuẩn đầu ra ở nước ta. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn trong khuôn khổ của luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục là “Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO”.

doc24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Công nghệ phát triển nhanh chóng nên kiến thức và kỹ năng của người được đào tạo phải đổi mới và cập nhật liên tục. Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi giáo dục cần cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có chất lượng cao về kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động tốt để tiến tới một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ và hiện đại. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, việc nghiên cứu phát triển CTĐT liên thông là nhiệm vụ cấp bách của nhà trường. Chương trình đào tạo liên thông sẽ được phát triển theo một tiếp cận mới, đó là tiếp cận năng lực, giúp người học không chỉ biết mà còn làm được ở trong môi trường lao động phù hợp với lĩnh vực mình được học. Tiếp cận CDIO đã và đang là xu hướng hiện đại trong phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật ở Mỹ và các nước có nền giáo dục kỹ thuật phát triển cao và phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực theo chuẩn đầu ra ở nước ta. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn trong khuôn khổ của luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục là “Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chương trình đào tạo liên thông theo tiếp cận CDIO và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo trình độ CĐ/ĐH nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trong hệ thống GD quốc dân. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng. 4. Giả thuyết khoa học Đào tạo liên thông ở bậc đại học tuy đã có những kết quả bước đầu song còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập. Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ở Việt Nam chưa thực sự được xây dựng bài bản theo một quy trình khoa học, hợp lý để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu xã hội. Nếu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO với một quy trình khoa học, hợp lý và phù hợp với thực tiễn thì sẽ giúp các trường đại học và cao đẳng đào tạo ra những SV có năng lực cao về thực hành thiết kế, vận hành, sáng tạo, sẽ góp phần đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo liên thông trình độ đại học, đáp ứng với những thay đổi rất nhanh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu cầu nhân lực kỹ thuật có trình độ cao cho sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. 5. Nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học; Cách tiếp cận CDIO vào phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. 5.2. Nghiên cứu khảo sát - đánh giá thực trạng CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng. 5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. 5.4. Khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia về biện pháp đề xuất. Xây dựng dự thảo cấu trúc CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO giữa Trường CĐ Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO. Phạm vi khảo sát một số trường đại học, cao đẳng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát trong các năm học 2016 - 2018. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận Luận án nghiên cứu dựa trên những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với các cách tiếp cận chủ yếu sau: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận CDIO; Tiếp cận về thực tiễn; Tiếp cận phát triển; Tiếp cận liên thông. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các sách khoa học chuyên khảo, công trình nghiên cứu, tài liệu lý luận trong nước và quốc tế. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn; - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; - Phương pháp điều tra; - Phương pháp phỏng vấn; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ Phương pháp thống kê toán học được sử dụng các công cụ, phần mềm thống kê và xử lý số liệu, tính toán, trong việc đánh giá thực trạng các CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. 8. Câu hỏi nghiên cứu Hiện nay, hoạt động đào tạo liên thông ở bậc đại học nói chung và đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí nói riêng có những khó khăn, hạn chế nào về chương trình đào tạo liên thông? Tiếp cận CDIO trong phát triển chương trình đào tạo nhóm ngành công nghệ kỹ thuật có những đặc điểm nào? Cách tiếp cận này có phù hợp với đặc trưng và yêu cầu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí không? Cần có những biện pháp nào để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và khả thi? 9. Những đóng góp mới của đề tài 9.1. Về lý luận Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển CTĐT liên thông trình độ ĐH nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO. Nghiên cứu quy trình, cách thức chung để phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO. 9.2. Về thực tiễn Đề xuất các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình và biện pháp cụ thể để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. Thiết kế cấu trúc khung CTĐT liên thông trình độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO của Trường CĐ Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Biện pháp và cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông này có thể xem là mẫu để xây dựng cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học của các ngành học khác trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO. 10. Các luận điểm bảo vệ Tiếp cận CDIO trong phát triển chương trình đào tạo nói chung và CTĐT liên thông nói riêng là cách tiếp cận phát triển chương trình hiện đại và phù hợp với nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. Việc vận dụng phương pháp tiếp cận CDIO theo chu trình phát triển chương trình đào tạo trong việc phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và thích nghi với môi trường hiện đại. Các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình phát triển CTĐT và cấu trúc cùng những nội dung cốt yếu của CTĐT liên thông ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong khuôn khổ của Luận án là cơ sở khoa học để xây dựng các CTĐT liên thông trình độ đại học cho nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng theo tiếp cận CDIO. Khảo sát và đánh giá thực trạng CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy trình để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. Biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong khuôn khổ của luận án có tính phù hợp và khả thi cao. 11. Cấu trúc của luận án Luận án gồm các phần: Mở đầu; nội dung; kết luận và kiến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục. Nội dung luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO. - Chương 2: Thực trạng phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. - Chương 3: Các biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NHÓM NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ THEO TIẾP CẬN CDIO 1.1. Tổng quan nghiên cứu về đào tạo liên thông và phát triển chương trình đào tạo 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Các công trình nghiên cứu về đào tạo liên thông và phát triển CTĐT ở nước ngoài được các tác giả của nhiều nước phát triển quan tâm nghiên cứu từ khá sớm và được kiểm nghiệm thực tế bằng việc áp dụng triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả tốt. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Nhiều công trình nghiên cứu về ĐTLT và phát triển CTĐT ở trong nước được các tác giả quan tâm nghiên cứu khá công phu nhưng còn ít đề cập đến việc phát triển CTĐT liên thông và chưa nghiên cứu sâu về phát triển CTĐT liên thông theo tiếp cận CDIO. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Đào tạo và quá trình đào tạo Quá trình đào tạo là quá trình tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, nội dung đào tạo bằng các phương pháp, phương tiện, hình thức, nguồn lực và đánh giá phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo. 1.2.2. Liên thông Liên thông là sự chuyển tiếp của hai hoặc nhiều cơ sở giáo dục trong một cộng đồng đào tạo để giúp SV chuyển dễ dàng từ một bậc học này tới một bậc học khác mà không phải học lại hoặc mất tín chỉ. 1.2.3. Đào tạo liên thông Đào tạo liên thông là quá trình ĐT được phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập từ một bậc học này tới một hay vài bậc học khác trong hệ thống ĐT nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí ĐT. 1.2.4. Chương trình đào tạo đại học Chương trình đào tạo đại học thể hiện mục tiêu đào tạo đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ ĐT. 1.2.5. Chương trình đào tạo liên thông đại học Chương trình đào tạo liên thông đại học là một loại hình chương trình đào tạo liên thông có mục tiêu, cấu trúc, nội dung, CĐR của cấp trình độ đại học. 1.2.6. Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học phải dựa trên CTĐT cao đẳng và CTĐT đại học để xây dựng chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học từ trình độ cao đẳng và kế thừa các kiến thức, kỷ năng đã học từ chương trình đào tạo cao đẳng. 1.2.7. Phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO Phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO dựa trên chuẩn đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp cần có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ nào và trên cơ sở đó hình thành những năng lực hành nghề đáp ứng nhu cầu hay mong đợi của các bên liên đới. 1.3. Cơ sở lý luận phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO 1.3.1. Chu trình phát triển chương trình đào tạo Phát triển CTĐT là quá trình xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động thiết kế và triển khai, đánh giá CTĐT theo một chu trình hợp lý, khoa học nhằm khẳng định sự đạt được mục tiêu mong muốn. 1.3.2. Các đặc trưng của tiếp cận CDIO trong phát triển CTĐT Hình thành ý tưởng (Conceive): Là việc xác định yêu cầu ban đầu, lựa chọn công nghệ sử dụng, các chiến lược, quy tắc, thiết lập các kế hoạch sơ bộ, kế hoạch kỹ thuật và kế hoạch liên quan khác. Thiết kế (Design): Tập trung vào hình thành các bản thiết kế, gồm các kế hoạch, bản vẽ và thuật toán mô tả sản phẩm, quá trình hệ thống gì sẽ được triển khai. Triển khai (Implement): Là giai đoạn chuyển thiết kế thành sản phẩm, bao gồm việc chế tạo thiết bị phần cứng, lập trình phần mềm, kiểm tra và phê chuẩn. Vận hành (Operate): Sử dụng sản phẩm, quy trình hoặc hệ thống được triển khai để đem lại những giá trị mong muốn đã dự định bao gồm: Bảo trì, phát triển, tái sử dụng và đào thải hệ thống. 1.3.3. Phát triển chương trình đào tạo nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo cách tiếp cận CDIO Hình 1.1. Mô hình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO 1.3.4. Các nguyên tắc phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO Chương trình đào tạo được thiết kế với các môn học có sự hỗ trợ lẫn nhau, với một kế hoạch rõ ràng để kết hợp việc học kiến thức và đồng thời rèn luyện các kỹ năng, thái độ cho sinh viên. Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được chuyển tải một cách có hệ thống thành các chuẩn đầu ra trong từng môn học, từng hoạt động học tập để đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp đạt được các chuẩn đầu ra của cả chương trình đào tạo. 1.3.5. Quy trình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO Hình 1.2. Quy trình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO 1.4. Quy trình phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO Bước 1: Chuyển đổi các CTĐT cấp trình độ đại học và cao đẳng hiện hành sang các CTĐT tương ứng theo tiếp cận CDIO. Bước 2. So sánh chuẩn đầu ra và mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của hai chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và đại học. Bước 3: So sánh cấu trúc và nội dung của CTĐT theo các tiêu chuẩn kiến thức giữa hai cấp đào tạo trình độ đại học và cao đẳng. Bước 4: Dựa vào các tiêu chuẩn CDIO và so sánh chỉ số năng lực (PI) của hai chương trình đào tạo. Bước 5: Xây dựng cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng. Bước 6: Tiến hành lấy ý kiến đánh giá chuyên gia và trình thẩm định CTĐT liên thông trình độ ĐH ở các cấp có thẩm quyền. Bước 7. Triển khai các khóa đào tạo theo CTĐT liên thông trình độ ĐH và đánh giá thường xuyên, định kỳ sau mỗi khóa ĐT. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO Phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo cách tiếp cận CDIO liên quan đến rất nhiều yếu tố: Yếu tố khách quan về chủ trương, chính sách và các cơ chế, quy định của pháp luật; Yếu tố chủ quan về nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, về chương trình đào tạo của các trường cao đẳng và đại học, về trình độ và năng lực phát triển CTĐT liên thông theo tiếp cận CDIO của giảng viên, về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, về mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo liên thông, ... Kết luận chương 1 Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO đòi hỏi tuân theo một quy trình nghiêm ngặt. Đây thực sự là những thách thức lớn đối với các trường cao đẳng/đại học tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu về tổng quan và cơ sở lý luận phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tạo cơ sở khoa học để triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo về thực trạng phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY THEO TIẾP CẬN CDIO 2.1. Thông tin chung về tổ chức khảo sát và đánh giá thực trạng Khảo sát về thực trạng chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, cần phải xác định: - Về đối tượng khảo sát; Về phạm vi khảo sát; - Về phương pháp khảo sát; Về nội dung khảo sát. 2.2. Khảo sát và đánh giá các chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ chế tạo máy của các trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh Biểu đồ 2.1. Tổng hợp khảo sát và đánh giá các CTĐT ĐH ngành công nghệ chế tạo máy của 3 trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh Trên cơ sở phân tích và biểu đồ đánh giá, CTĐT đại học ngành công nghệ chế tạo máy của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh được đánh giá cao nhất và xây dựng theo tiếp cận CDIO nên lựa chọn làm chương trình chuẩn để phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO. 2.3. Thực trạng về chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng Biểu đồ 2.2. Tổng hợp thực trạng về CTĐT liên thông trình độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng Thực trạng về CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh mức độ đồng ý và mức độ không đồng ý gần bằng nhau nên CTĐT liên thông trình độ đại học hiện nay chưa được tín nhiệm cao, như vậy cần phải phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO để đạt kết quả tốt hơn. 2.4. Đánh giá thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện CTĐT liên thông trình độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy Biểu đồ 2.3. Tổng hợp đánh giá thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay Thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay khá tốt vì mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý khá cao. 2.5. Đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên với chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng Biểu đồ 2.4. Tổng hợp đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên với CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng Thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên với CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đánh giá từ trung bình và tốt khá cao, tuy nhiên mức độ đánh giá yếu vẫn có nên cần phải cập nhật lại CTĐT liên thông cho thích hợp nhất. 2.6. Thực trạng về phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng theo tiếp cận CDIO Thực trạng việc phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng: - Phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trên cơ sở khung CTĐT của trình độ đại học và trình độ cao đẳng theo khung CTĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Chưa xác định chuẩn đầu ra, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể rõ ràng và chưa thực hiện qua việc khảo sát các bên liên quan để xây dựng chuẩn đầu ra, chưa tiến hành “ITU” và “blackbox” để xác định trình tự, mối quan hệ giữa các môn học trong chương trình đào tạo. - Khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo cao đẳng và chương trình đào tạo liên thông không đáp ứng được toàn bộ kiến thức của chương trình đào tạo đại học. - Chưa so sánh được năng lực (PI) của các môn học ở hai trình độ đại học và cao đẳng nên khó xác định nội dung, kiến thức cho các môn học bổ sung của chương trình đào tạo liên thông. - Việc xây dựng chương trình chi tiết môn học còn đơn giản chưa thể hiện được phương pháp dạy và học, cũng như nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học, - Đánh giá chuyên gia sau khi xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo chưa tiến hành nghiêm túc. Với nhận xét trên thì kiến thức của sinh viên được đào tạo theo chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ cao đẳng không thể ra trường đạt yêu cầu bằng sinh viên đào tạo theo chương trình đại học. Chính vì thế cần phải có biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học một cách khoa học, hiện đại. Đó là phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ cao đẳng theo tiếp cận CDIO.