Tóm tắt Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 53 DTTS. Cộng đồng các DTTS chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,. là những vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nói chung, nguồn nhân lực GD người DTTS nói riêng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm: “Phát triển GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong đó mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ GV là người dân tộc thiểu số”; “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí: là khâu then chốt; đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT;”.

pdf24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 53 DTTS. Cộng đồng các DTTS chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,... là những vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nói chung, nguồn nhân lực GD người DTTS nói riêng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm: “Phát triển GD&ĐT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong đó mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ GV là người dân tộc thiểu số”; “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí: là khâu then chốt; đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT;”. Tây Bắc là vùng khó khăn nhất và cũng nhiều cộng đồng các DTTS sinh sống nhất trong cả nước, nên HS chủ yếu là người thuộc cộng đồng các DTTS. Một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển GD đó là vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong quá trình dạy và học. Đối với HS tiểu học ở nhà và trong cộng đồng, các em giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, các em được sống trong môi trường văn hóa của dân tộc mình. Khác với những gì các em đã biết ở nhà và cộng đồng, khi đến trường các em cần: GV nói cùng tiếng nói, hiểu được văn hóa, phong tục tập quán của HS giúp cho các em được hòa nhập với môi trường giáo dục, không còn bị rào cản ngôn ngữ, và cuối cùng là giúp cho các em học Tiếng Việt và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc trong những năm gần đây phát triển khá nhanh về số lượng. Trong sự nghiệp phát triển GD, đội ngũ này đã góp phần hoàn thành phổ cập GDTH, tạo cơ hội học tập cho trẻ em DTTS, thực hiện công bằng trong GD cho trẻ em DTTS,Tuy nhiên, ở họ còn nhiều bất cập về năng lực và thực lực sư phạm. Nguyên nhân của bất cập là do đặc điểm tộc người, vùng miền, lịch sử - văn hóa, KT-XH, điều kiện tiếp xúc thông tin và môi trường giáo dục, Giáo dục TH là cấp học đầu tiên của GDPT, là cơ sở ban đầu để hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho các cấp học tiếp theo. Đội ngũ GVTH nói chung và đội ngũ GVTH người DTTS nói riêng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng GDTH vùng DTTS. Vì thế, cần nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ GVTH người DTTS tại chỗ vừa có cả trình độ sư phạm và kiến thức phù hợp cho từng vùng và từng dân tộc vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ này sao cho họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ở chính quê hương của họ. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” để nghiên cứu làm đề tài luận án. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên Tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học vùng Tây Bắc 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất các giải pháp theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực, chuẩn nghề nghiệp GV phù hợp với đặc thù riêng (tộc người và vùng miền) và yêu cầu đổi mới GD của từng dân tộc/đa dân tộc và văn hóa/đa văn hóa trong cộng đồng các DTTS theo từng vùng, tiểu vùng, tác động đồng bộ vào các khâu cơ bản của quá trình phát triển đội ngũ GVTH người DTTS thì sẽ góp phần phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT, đồng thời đóng góp kinh nghiệm cho các vùng DTTS có điều kiện KT-XH tương ứng có thể tham khảo. 5. Phạm vi nghiên cứu - Chủ thể quản lí: Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc liên quan đến nhiều chủ thể quản lí, trong luận án này cấp quản lí trọng tâm mà đề tài nghiên cứu là cấp Sở GD&ĐT. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ GVTH người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực; Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc trong 3-5 năm học gần đây (tập trung vào các DTTS bản địa chiếm số đông ở các tỉnh vùng Tây Bắc như dân tộc Mường, Mông, Tày, Thái); Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc có thể áp dụng sau năm 2015. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu (1). Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ GVTH người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới giáo dục; (2). Đánh giá thực trạng đội ngũ GV, phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc; (3). Đề xuất một số giải pháp để phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT; (4). Khảo sát, thăm dò tính cần thiết, tính khả thi về các giải pháp do đề tài đề xuất; và thử nghiệm một số nội dung của hai giải pháp do đề tài đề xuất. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Tiếp cận hệ thống: Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS là một hệ thống gồm nhiều yếu tố có mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ lẫn nhau giữa các yếu tố liên quan phát triển đội ngũ GV; giữa các nhà trường TH vùng Tây Bắc và của cả hệ thống GDTH. 3 7.1.2. Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực: Vận dụng cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực để nghiên cứu các giải phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phù hợp với đặc thù Vùng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. 7.1.3. Tiếp cận chuẩn hóa: Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc phải dựa theo qui định của Luật GD và chuẩn nghề nghiệp GVTH của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 7.1.4. Tiếp cận năng lực: Đội ngũ GVTH người DTTS phải có đủ các năng lực nghề nghiệp. Tiếp cận năng lực của GVTH người DTTS là xác định các yêu cầu, tiêu chí cần phải có, đặc biệt là năng lực giảng dạy, năng lực giảng dạy ở các trường/lớp học đặc thù đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 7.1.5. Tiếp cận đa văn hóa: Tận dụng thế mạnh của văn hóa các cộng đồng DTTS trong phát triển đội ngũ GVTH người DTTS sẽ bảo đảm cho GV cộng đồng các DTTS nâng cao năng lực nghề nghiệp tốt hơn và góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. 7.1.6. Tiếp cận thực tiễn: Sự phù hợp với đặc thù vùng Tây Bắc cũng như những đặc điểm riêng của đội ngũ GVTH người DTTS (vùng miền và tộc người) ở từng tỉnh vùng Tây Bắc; và yêu cầu đổi mới GD&ĐT. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lí luận nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài luận án. 7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phát triển đội ngũ GVTH người DTTS của các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các trường TH thông qua các báo cáo tổng kết hằng năm; Các tài liệu có liên quan trên sách báo, mạng internet,... - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Điều tra bằng phiếu hỏi về thực trạng đội ngũ GVTH người DTTS, thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc; và điều tra bằng phiếu hỏi về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GVTH người DTTS các trường TH về thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp. - Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp giờ dạy của GVTH người DTTS; các hoạt động dạy học ở trường; CSVC, thiết bị dạy học của nhà trường. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục: Nghiên cứu kế hoạch dạy học, giáo án, hồ sơ, kế hoạch tự bồi dưỡng,... của GVTH người DTTS. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu điển hình tại 3 trường tiểu học /3 huyện/ tỉnh Lào Cai thuộc khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia gồm: Các nhà khoa học, các chuyên gia về QLGD; GDH; Các nhà QL của các Sở GD&ĐT, 4 Phòng GD&ĐT, các trường TH; Các nhà QL các trường SP (trường sư phạm tỉnh là chủ yếu) về các giải pháp do đề tài luận án đã đề xuất. - Phương pháp thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm nhằm kiểm nghiệm một số nội dung của một số giải pháp mà đề tài luận án đã đề xuất. 7.2.3. Nhóm các phương pháp xử lí dữ liệu: Sử dụng thống kê toán học; Sử dụng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị;.. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Đội ngũ GVTH người DTTS bản địa thực chất là nguồn nhân lực DTTS ngành/lĩnh vực GD vùng DTTS, có vai trò thế mạnh trong môi trường GD đa văn hóa, là nội lực quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả GD cho trẻ em DTTS, đảm bảo công bằng trong GD cho trẻ em DTTS. Do đó, phát triển đội ngũ GVTH người DTTS phải được thực hiện theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo chiến lược phát triển nguồn nhân lực người DTTS; cách tiếp cận cá thể; tăng cường vai trò quản lí cấp trường; nâng cao các năng lực nghề nghiệp phù hợp với tộc người và vùng miền đáp ứng yêu cầu đổi mới GD góp phần vào mục tiêu phát triển GD bền vững. 8.2. Thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc bên cạnh những mặt đã đạt được còn tồn tại một số điểm bất cập về số lượng chưa ổn định thừa thiếu cục bộ; cơ cấu chưa thực sự cân đối; chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu GD hiện tại và yêu cầu đổi mới, và chưa phù hợp với đặc thù của vùng Tây Bắc. 8.3. Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc đòi hỏi vừa phải quan tâm phát triển đội ngũ (giải quyết ổn định về số lượng, nâng cao chất lượng và hài hòa về cơ cấu nhất là cơ cấu tộc người), vừa phải chú trọng đến phát triển cá thể GV người DTTS (nâng cao các năng lực nghề nghiệp của GV) phù hợp với GD đặc thù vùng DTTS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đảm bảo sự phù hợp về nhu cầu, lợi ích tạo động lực phấn đấu trong mỗi GVTH người DTTS và mục tiêu chiến lược phát triển của từng trường, từng tỉnh và vùng Tây Bắc. 9. Đóng góp mới của luận án: 9.1. Góp phần hệ thống hóa và phát triển lí luận về phát triển đội ngũ GVTH nói chung và phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có sử dụng các phương pháp tiếp cận mới: Tiếp cận phát triển nguồn nhân lực - Tiếp cận năng lực - Tiếp cận đa văn hóa. 9.2. Đánh giá được thực trạng đội ngũ GVTH người DTTS và thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc, xác định được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trước yêu cầu đổi mới giáo dục; và yêu cầu đặc thù của vùng Tây Bắc. 9.3. Đề xuất được các nguyên tắc và 5 giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc mang tính khoa học, phù hợp với đặc thù của vùng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, và có thể dùng để tham khảo đối với các vùng DTTS khác. 5 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận phát triển đội ngũ GVTH người DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc. Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên 1.1.1.1. Vai trò của đội ngũ giáo viên Tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước về đội ngũ GV đều khẳng định một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự phát triển của các nhà trường PT nói chung, trường TH nói riêng thì đội ngũ GV là quan trọng nhất, đóng vai trò chủ thể mang tính quyết định. 1.1.1.2. Chuẩn nghề nghiệp GV– Yêu cầu đổi mới giáo dục Những nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển đội ngũ GV trong vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đều dựa vào chuẩn của Bộ GD&ĐT của mỗi nước. Ở Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp GVTH được qui định theo quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT, và yêu cầu đổi mới được qui định theo Nghị quyết số 88/2014/QH13. Những qui định này, được dùng trong luận án và bổ sung một số tiêu chí mang tính chất đặc thù và yêu cầu đổi mới giáo dục cho GVTH người DTTS. 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số. 1.1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực- nguồn nhân lực DTTS. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực người DTTS được quan tâm. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa toàn diện đồng bộ, chưa chú ý đến tộc người và từng vùng/tiểu vùng. 1.1.2.2. Phát triển đội ngũ GV- đội ngũ GV người DTTS Các nghiên cứu đâu đó đã thể hiện được những nét đặc trưng của tộc người và vùng miền nhưng chưa cụ thể, còn chung trong nhiều cấp học, chưa phân tách ra từng tộc người riêng nên có thể là đúng với tộc người này nhưng lại không phù hợp với tộc người khác. 1.1.3. Nhận xét chung Các tác giả đã có những đóng góp to lớn về mặt lí luận và thực tiễn từ vấn đề phương pháp luận về chiến lược phát triển nguồn nhân lực; các chính sách phát triển nguồn nhân lực; vấn đề phát triển đội ngũ GV trong việc phát triển nguồn nhân lực;Tuy nhiên, vấn đề phát triển đội ngũ GVTH người 6 DTTS vùng Tây Bắc chưa được nghiên cứu và giải quyết thỏa đáng. Luận án sẽ kế thừa những thành tựu đã đạt được, đồng thời luận giải chuyên sâu vào vấn đề: “Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. 1.2. Đội ngũ GVTH người dân tộc thiểu số 1.2.1. Khái niệm GV và đội ngũ GVTH người dân tộc thiểu số. Các khái niệm được làm rõ trong Luận án như: khái niệm về GV, đội ngũ GV, GVTH, GVTH người DTTS, DTTS Chẳng hạn, khái niệm về dân tộc thiểu số: Dân tộc Việt Nam (dân tộc hiểu theo nghĩa nation-cộng đồng chính trị -xã hội được sự quản lí của một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định) bao gồm nhiều cộng đồng các dân tộc (dân tộc hiểu theo nghĩa ethni-tộc người, trong Luận án này có trường hợp tác giả dùng từ tộc người để thay thế từ dân tộc. Như vậy, DTTS là tộc người có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam và không mang ý nghĩa chỉ khái niệm dân tộc trong “Quốc gia dân tộc” (ví dụ: Nước Việt Nam là một; Dân tộc Việt Nam là một,). Đồng thời cũng cần phân biệt khái niệm DTTS với khái niệm chủng tộc, bởi vì chủng tộc là những nhóm người hình thành trong lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có một số đặc điểm chung trên cơ thể mang tính di truyền (ví dụ: chủng tộc da Trắng, da Vàng, da Đen). 1.2.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH người dân tộc thiểu số 1.2.2.1. Đặc điểm về tính tộc người và vùng miền (1). Tính tộc người: do ảnh hưởng của khu trú/vùng miền nên mỗi dân tộc thể hiện ở yếu tố: ngôn ngữ; đặc trưng văn hóa sinh hoạt chung; và ý thức tự giác dân tộc: Mỗi GV người DTTS nói chung, GVTH người DTTS nói riêng đều mang trong mình về mặt ngôn ngữ là một cá thể song/đa ngữ (từ 2-3 ngôn ngữ trở lên: Tiếng mẹ đẻ (tiếng DT của bản thân GV) + tiếng DT khác + tiếng Việt (ngôn ngữ Quốc gia); và cũng mang trong mình đa văn hóa (văn hóa của DT của bản thân GV + văn hóa DT khác + văn hóa Quốc gia). Do đó, môi trường GD cũng là môi trường đa văn hóa: dù là GVTH người DTTS bản địa thì dạy học trong môi trường lớp học/trường học cũng vẫn là môi trường đa văn hóa. GV là người DTTS thì cũng chỉ thuộc về một thành phần DTTS có trong lớp học. Đó là chưa kể đến GV là người DTTS nhưng lớp của GV dạy lại không có thành phần DT đó mà lại là những DT khác. Những thế mạnh này đồng thời cũng là những rào cản nếu như không khai thác và sử dụng một cách phù hợp. (2). Tính vùng miền: Đặc điểm sinh sống ở những vùng, miền khác nhau, thuộc những tộc người khác nhau, trở thành GVTH theo những phương thức khác nhau thì đội ngũ GVTH người DTTS đều có những điểm tương đồng và khác biệt về kiến thức, năng lực cá nhân. Sự giống và khác nhau này ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực nghề nghiệp của họ cả về mặt tích cực và những hạn chế được tập trung ở các chuẩn nghề nghiệp/ năng lực. 7 1.2.2.2. Đặc điểm phát triển nghề nghiệp (1). Những đặc điểm liên quan đến số lượng GVTH người DTTS: Sự hình thành và phát triển đội ngũ GVTH người DTTS chịu ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên, KT-XH ở vùng DTTS. Trong những năm gần đây, nhờ những chính sách ưu tiên của Nhà nước số lượng GVTH người DTTS tăng nhanh, tập trung ở những dân tộc chiếm số đông như: ở tỉnh Hòa Bình tập trung chủ yếu là GVTH người DT Mường, tỉnh Lào Cai và Yên Bái tập trung chủ yếu là GVTH người DTTS Mông và Tày, tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên chủ yếu GV là DT Thái, và tập trung chủ ở những khu vực II (khó khăn), khu vực III (đặc biệt khó khăn) thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc nên lại được coi là DT chiếm đa số còn số lượng GVTH người Kinh là DT chiếm thiểu số. Điều này cho thấy, với từng vùng, tiểu vùng thì số lượng GVTH người DTTS được coi là đa số nhưng so với tổng số GVTH toàn vùng và số GVTH toàn quốc là dân tộc thiểu số. Mặt khác, so với HS người DTTS thì số lượng GVTH người DTTS của Vùng chưa tương xứng. (2) Những đặc điểm liên quan đến chất lượng GVTH người DTTS: Hiện tại, về cơ bản GVTH người DTTS đạt chuẩn đào tạo theo cấp học, cho nên có thể khẳng định họ là đội ngũ trí thức người DTTS. Là người DTTS có kiến thức nên họ có hiểu biết về phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa không chỉ của DT mình và của các DT khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (đa văn hóa). Sự hiểu biết này, giúp ích cho họ rất nhiều trong công tác và trong dạy học. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kiến thức và năng lực đầu vào (đào tạo) và đầu ra (sau đào tạo trở thành GV) của GVTH người DTTS là rất khác nhau, sẽ là những thách thức đối với chất lượng GV giữa chuẩn đào tạo nhưng mẫu thuẫn với thực lực của chuẩn nghề nghiệp GV. (3). Những đặc điểm liên quan đến cơ cấu GVTH người DTTS: Dân số của các DT khác nhau; truyền thống, phong tục tập quán, văn hóa của các DT khác nhau; trình độ phát triển của các DT khác nhau, cho nên tỉ lệ GV của các DT cũng khác nhau. Do đó, có sự mẫu thuẫn giữa những trường/lớp học, với vùng/tiểu vùng với HS là người DTTS này nhưng GV dạy lại là người DT khác. Ví dụ: HS người DT Mông nhưng GV dạy là người DT Tày. Điều này cho thấy, sự chưa phù hợp với cơ cấu về DT ngay chính trong lớp/trường học sẽ là những khó khăn đối với chất lượng GD ở vùng DTTS. 1.2.3. Vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học người DTTS Ngoài những vai trò như GVTH nói chung, GVTH người DTTS còn có vai trò hết sức quan trọng: (i) Là lực lượng thực hiện nội dung, chương trình GDTH như GVTH nói chung, nhưng điểm khác đó là sự phù hợp ở vùng DTTS; (ii) Là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo cho GDTH vùng DT và miền núi phát triển bền vững; (iii) Là người biết lựa chọn và thực hiện các phương pháp GD đặc thù đối với HS người DTTS; (iv) Là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia vào các hoạt động GD ở vùng dân tộc; (vi) Là lực lượng quan trọng trong bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các DTTS. 1.3. Những yêu cầu phát triển đội ngũ GVTH người DTTS 8 1.3.1. Đổi mới giáo dục và đào tạo với những yêu cầu phát triển đội ngũ GVTH người DTTS. 1.3.1.1. Những yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo: Yêu cầu đổi mới GDPT nói chung, yêu cầu đổi mới GDTH nói riêng với mục tiêu thay đổi phương pháp dạy học, từ truyền đạt kiến thức sang tổ chức hướng dẫn, định hướng phát triển năng lực của HS, dạy học tích hợp. Đối với GD vùng DT và miền núi không nằm ngoài những yêu cầu này. Tuy nhiên, với đặc thù của vùng DT đòi hỏi phải dạy họ
Luận văn liên quan