Tóm tắt Luận án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình tại Thành phố Hà Nội

Tăng trưởng kinh tế ấn tượng, mở rộng quy mô dân số và đô thị hóa mạnh mẽ đã và đang là bức tranh toàn cảnh về Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Bối cảnh đó đã đặt hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (QLCTRSHĐT) đối mặt với nhiều thử thách trước áp lực phải quản lý khối lượng chất thải ngày càng lớn. Trong khi đó, năng lực thực hiện của khu vực Chính phủ bị hạn chế do sự hữu hạn về nguồn lực con người, tài chính và trang thiết bị. Vì vậy, Quản lý dựa vào cộng đồng (QLDVCĐ) mở ra như một xu hướng mới, góp phần giảm bớt gánh nặng cho khu vực công, đồng thời thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chủ trương xã hội hóa (XHH) trong công tác Bảo vệ Môi trường (BVMT). Hà Nội là một trong số những địa phương đi đầu ủng hộ chủ trương đúng đắn này với sự ra đời của hàng chục mô hình dựa vào sáng kiến của cộng đồng. Các chương trình XHH đã chia sẻ trách nhiệm QLCTRSHĐT với Chính phủ và đem lại những kết quả tích cực ban đầu. Tuy vậy, trải qua một thời gian vận hành, các mô hình QLDVCĐ đã bộc lộ những bất cập về tài chính, về cơ chế quản lý, về thể chế chính sách. Việc phân tích và đánh giá các mô hình này là điều cần thiết để Chính phủ có các giải pháp vận hành, hoàn thiện mô hình theo hướng

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình tại Thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Tăng trưởng kinh tế ấn tượng, mở rộng quy mô dân số và đô thị hóa mạnh mẽ đã và đang là bức tranh toàn cảnh về Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Bối cảnh đó đã đặt hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (QLCTRSHĐT) đối mặt với nhiều thử thách trước áp lực phải quản lý khối lượng chất thải ngày càng lớn. Trong khi đó, năng lực thực hiện của khu vực Chính phủ bị hạn chế do sự hữu hạn về nguồn lực con người, tài chính và trang thiết bị. Vì vậy, Quản lý dựa vào cộng đồng (QLDVCĐ) mở ra như một xu hướng mới, góp phần giảm bớt gánh nặng cho khu vực công, đồng thời thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết vấn đề môi trường. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chủ trương xã hội hóa (XHH) trong công tác Bảo vệ Môi trường (BVMT). Hà Nội là một trong số những địa phương đi đầu ủng hộ chủ trương đúng đắn này với sự ra đời của hàng chục mô hình dựa vào sáng kiến của cộng đồng. Các chương trình XHH đã chia sẻ trách nhiệm QLCTRSHĐT với Chính phủ và đem lại những kết quả tích cực ban đầu. Tuy vậy, trải qua một thời gian vận hành, các mô hình QLDVCĐ đã bộc lộ những bất cập về tài chính, về cơ chế quản lý, về thể chế chính sách. Việc phân tích và đánh giá các mô hình này là điều cần thiết để Chính phủ có các giải pháp vận hành, hoàn thiện mô hình theo hướng bền vững. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý chất thải rắn đô thị dựa vào cộng đồng 2.1. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn đô thị Trên bình diện lớn, các nghiên cứu về QLCTR tập trung vào hai mảng nội dung chính. Cụ thể như sau: • Một là, nhóm các nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng chỉ số để đánh giá tính bền vững của mô hình QLCTRĐT. Nỗ lực đáng ghi nhận ở nội dung này là nghiên cứu của UN-Habitat (2010). Đây là nghiên cứu khởi điểm để Scheinberg (2010), Wilson và các cộng sự (2015) tiếp tục hoàn thiện và cho ra đời "Bộ chỉ số nền tảng cho QLCTR tổng hợp ở các thành phố". • Hai là, có khá nhiều các nghiên cứu đánh giá sự sẵn lòng chi trả (WTP - Willingness To Pay) của hộ gia đình để cải thiện hệ thống QLCTRSHĐT. Chuen-Khee and Othman (2010); Wang và cộng sự (2011) đã ước lượng sự ưa thích của hộ gia đình khi cải thiện dịch vụ xử lý CTR ở Malaysia và ở Trung Quốc. Nguyễn Văn Song và các cộng sự (2011) đã xác định WTP cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Nghiên cứu tương tự được Nkansah E. (2015) và Mya (2016) tiến hành sự WTP của hộ gia đình nhằm cải thiện hệ thống quản lý CTR đô thị ở Tema Metropolis, Ghana và ở Yangon, Myanmar. 2.2. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng • Nội dung đầu tiên mà các nghiên cứu về QLCTR dựa vào cộng đồng thường xem xét là sự tham gia của cộng đồng. Kết quả nghiên cứu của David W. Richardson (2003) và Sonwabo Perez Mazinyo (2009) cho thấy thành công của mô hình QLCTR dựa vào cộng đồng là sự tham gia tích cực và chủ động của cộng đồng. Bằng các nghiên cứu ở Putrajaya, Malaysia, Nur Khaliesah Abdul Malika và cộng sự (2015) đã 2 đưa ra một số giải pháp để tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các chương trình tái chế chất thải rắn (CTR). Yohanis Birhanu và cộng sự (2015) nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng nhằm cải thiện các hoạt động quản lý chất thải (QLCT) ở thị trấn Jigjiga, bang Somalia, Ethiopia • Nội dung thứ hai các nghiên cứu về QLCTR dựa vào cộng đồng thường đề cập là tổng kết các bài học kinh nghiệm được rút ra từ các mô hình áp dụng QLCTR dựa vào cộng đồng. Justine Anschütz (1996) đã phân tích và tổng kết 5 nhóm khó khăn/thách thức khi triển khai mô hình này ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ Mansoor Ali và cộng sự (1999) đã tổng kết các bài học kinh nghiệm dựa trên việc tìm hiểu các sáng kiến dựa vào cộng đồng cho dịch vụ thu gom CTR ở các nước đang phát triển. D.G.J.Premakumara (2012) đã phân tích bài học thực tế và những đổi mới trong QLCTR dựa vào cộng đồng tại Cebu, Philippin. 2.3.Nhận xét chung về các nghiên cứu QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng và khoảng trống nghiên cứu cho luận án • Về nội dung nghiên cứu chính: (i) Đa số các nghiên cứu tập trung đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong mô hình QLDVCĐ; (ii) Nhận diện và phân tích một số khó khăn dưới góc độ xã hội và quản lý khi triển khai mô hình này. • Về phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Các nghiên cứu thường sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích thống kê, mô tả, so sánh. • Hạn chế và khoảng trống nghiên cứu cho luận án: - Về nội dung nghiên cứu: (i) Chưa có một bộ chỉ tiêu được xây dựng và đề xuất làm căn cứ đánh giá tính bền vững của mô hình QLDVCĐ; (ii) Đối với Hà Nội, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một vài góc độ riêng biệt mà chưa đánh giá toàn bộ mô hình để đưa ra giải pháp vận hành mô hình theo hướng bền vững. - Về phương pháp nghiên cứu: Chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp xây dựng chỉ tiêu, tính toán chỉ số bền vững để phân tích tính bền vững của mô hình. Với những khoảng trống nêu trên, luận án "Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội" được tác giả kỳ vọng sẽ lấp được một phần khoảng trống qua nghiên cứu này. 3. Mục đích nghiên cứu • Mục tiêu nghiên cứu tổng thể của luận án là phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng và các khuyến nghị chính sách để hoàn thiện mô hình theo hướng bền vững. • Luận án hướng tới việc giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng; (ii) Áp dụng các chỉ tiêu để phân tích tính bền vững của mô hình; (iii) Tính toán thử nghiệm chỉ số tổng hợp bền vững cho các trường hợp nghiên cứu điển hình ở Hà Nội; (iv) Đánh giá sự sẵn lòng chi trả của hộ gia đình để cải thiện hệ thống QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng; (v) Khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội theo hướng bền vững 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nếu xem xét dưới quy trình quản lý, đối tượng nghiên cứu của luận án là các phân đoạn trong quy trình. Nếu xem xét dưới góc độ các chủ thể tham gia thì đối tượng nghiên cứu là người sử dụng và cung cấp dịch vụ CTRSHĐT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi không gian: Thành phố Hà Nội được lựa chọn là bối cảnh nghiên cứu chính với các điều tra, khảo sát hai (2) mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng • Phạm vi thời gian: Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2006 - 2016. Đây là thời gian trước và sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên mô hình QLDVCĐ được áp dụng khá phổ biến. • Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu CTRSHĐT có nguồn thải từ hộ gia đình vì đây là nguồn thải chiếm 2/3 tổng lượng CTRSHĐT. - Trong luận án, tác giả chú trọng nghiên cứu phân đoạn thu gom vì đây là phân đoạn mà cộng đồng thể hiện sự tham gia một cách mạnh mẽ nhất. Mặc dù vậy, luận án vẫn đem lại cách nhìn tổng quát về phân đoạn khác trong hệ thống QLCTRSHĐT như vận chuyển, xử lý và tái chế. 5. Kết cấu của Luận án - Gồm 4 chương và phần mở đầu, kết luận, tham khảo và phụ lục. Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Hiện trạng Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội; Chương 4: Định hướng và khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng theo hướng bền vững. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Đề tài đã đề xuất một bộ 17 chỉ tiêu trên 4 khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế/quản lý để phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng. Định lượng tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng bằng cách thử nghiệm tính toán chỉ số tổng hợp bền vững. 6.2. Những phát hiện và đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Kết quả nghiên cứu cho thấy: 2 mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội đều đạt sự bền vững cao trên khía cạnh môi trường, nhưng lại kém bền vững trên khía cạnh kinh tế. Kết quả điều tra 504 hộ gia đình ở phường Nhân Chính và xã Sài Sơn đã xác định WTP bình quân của các hộ lần lượt là 35.000đ/hộ/tháng và 25.000đ/hộ/tháng. Đây có thể coi là nguồn tài chính tiềm năng để chia sẻ gánh nặng ngân sách cho chính phủ khi cung ứng dịch vụ công.Thông qua các dự báo về bối cảnh mới cho Hà Nội, các khuyến nghị chính sách được tác giả đề xuất để hoàn thiện mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Thành phố Hà Nội. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 1.1.1. Khái niệm và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị • Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt đô thị: CTRSH (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. • Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị: CTRSHĐT ảnh hưởng đến môi trường nước; đất; không khí thông qua sự phân hủy các vi sinh vật. Ngoài ra, sức khỏe của lao động thu gom, của cộng đồng dân cư bị phơi nhiễm cũng chịu tác động tiềm ẩn do thành phần phức tạp của CTRSHĐT. 1.1.2. Khái niệm và mục tiêu của Quản lý chất thải rắn đô thị • Khái niệm về Quản lý chất thải rắn đô thị: Theo Peter Schübeler (1996), "QLCTRĐT bao gồm các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, phục hồi tài nguyên và xử lý CTR ở các đô thị.". • Mục tiêu của Quản lý chất thải rắn đô thị: (i) Bảo vệ sức khỏe người dân đô thị, đặc biệt là người có thu nhập thấp; (ii) Cải thiện chất lượng môi trường; (iii) Hỗ trợ phát triển kinh tế đô thị. 1.1.3. Lý thuyết Quản lý chất thải rắn tổng hợp và bền vững • QLCTR tổng hợp và bền vững là "sự kết hợp các bộ phận riêng lẻ để tạo thành hệ thống tốt; là sự kết hợp những phân đoạn riêng biệt để tạo nên một chu trình quản lý hoàn chỉnh; là sự kết hợp mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội, không phân biệt tôn giáo, văn hóa để tạo vốn xã hội cho sự phát triển bền vững" (Arnold van de Klundert và cộng sự, 2001). 1.2. Quản lý dựa vào cộng đồng 1.2.1. Khái niệm cộng đồng và quản lý dựa vào cộng đồng • Khái niệm cộng đồng: "Cộng đồng là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý nhất định, hợp tác với nhau vì những lợi ích chung, cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến cuộc sống và sự phát triển của cộng đồng" (tổng hợp của tác giả). • Khái niệm quản lý dựa vào cộng đồng: "Là hình thức quản lý có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng và được hưởng lợi từ việc tham gia quản lý đó" (Phạm Phương Nam, 2015). 1.2.2. Đặc điểm và điều kiện của quản lý dựa vào cộng đồng • Đặc điểm của quản lý dựa vào cộng đồng: Thứ nhất, cộng đồng có trách nhiệm quản lý; quyền kiểm soát và quyền đưa ra các quyết định; Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện của địa phương; Thứ ba, cộng đồng đóng vai trò trung tâm và chủ động trong quản lý. 5 • Điều kiện để quản lý dựa vào cộng đồng: Một là, cộng đồng cần được biết tham gia quản lý, giám sát việc gì; được hưởng lợi gì, phải đối diện với những chi phí, rủi ro gì; Hai là, cộng đồng cần được tự quản, không bị áp đặt; Ba là, cộng đồng tự nguyện, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của mô hình quản lý dựa vào cộng đồng Theo Steve R.Doe và M.Sohail Khan (2004), có 3 nhóm yếu tố cơ bản tác động đến sự thành công của mô hình QLDVCĐ, bao gồm: (i) nhóm các yếu tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng; (ii) nhóm yếu tố liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, và (iii) nhóm yếu tố liên quan đến khả năng tạo sức ép của cộng đồng hay cảm nhận về sự sở hữu. Bên cạnh đó, kết quả thực tiễn cho thấy một số yếu tố khác cũng có tác động đáng kể đến hoạt động của mô hình QLDVCĐ, như: chính sách của chính phủ, năng lực của cộng đồng. Như vậy, để tạo nền tảng thành công cho mô hình QLCDVCĐ, sự hiện diện của 4 nhóm yếu tố này rất quan trọng 1.2.4. Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng • Sự tham gia của cộng đồng: là sự tham gia vào một công việc, một chính sách, một dự án mà các tổ chức, cơ quan đề ra nhằm đem lại lợi ích chung cho mọi người. Theo (M.Dower, 2004) sự tham gia của cộng đồng được chia thành 5 cấp độ: (i) Cấp độ được thông báo/cung cấp thông tin; (ii) Cấp độ được tham vấn/hỏi ý kiến; (iii) Cấp độ cùng thực hiện; (iv) Cấp độ đối tác; và (v) Cấp độ chủ trì. 1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng 1.3.1. Khái niệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng Theo Anschutz, J., (1996), QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng "là một tình huống mà trong đó cộng đồng có trách nhiệm, quyền lực và thực hiện các hoạt động quản lý và duy trì dịch vụ CTRSHĐT để đem lại lợi ích cho các thành viên". 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng • Mô hình Doanh nghiệp tư nhân hợp tác với Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs): • Mô hình hợp tác giữa Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) và Chính quyền địa phương • Mô hình kết hợp giữa tổ chức phi chính phủ (NGOs) và tổ chức dựa vào cộng đồng(CBOs) 1.3.3. Lý thuyết về hành động tập thể • Lý thuyết hành động tập thể: Theo Hardin (1965), các hoạt động cộng đồng là điều kiện cần thiết để đạt một giải pháp cho vấn đề QLCTR. Ostrom (1992) đã đề xuất 7 nguyên tắc để tổ chức hoạt động của cộng đồng một cách lâu dài và hiệu quả. Các nguyên tắc bao gồm: (1) Xác định ranh giới của cộng đồng; (2) Có sự tương thích giữa những quy định về chiếm dụng và cung cấp với những điều kiện cụ thể tại địa phương; (3) Lựa chọn tập thể; (4) Giám sát; (5) Chế tài; (6) Cơ chế giải quyết xung đột; (7) Công nhận tối thiểu về các quyền. 6 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình thực hiện luận án Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu Luận án Nguồn: Tổng hợp và đề xuất của tác giả 2.2. Nguồn dữ liệu 2.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp • Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính: Một là, các Báo cáo Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), của Công ty Môi trường và đô thị (URENCO) Hà Nội, của Sở xây dựng Hà Nội và phòng TN&MT huyện Quốc Oai. Hai là, Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VHLSS), Niên giám thống kê Hà Nội và các báo cáo kinh tế xã hội cấp phường/xã. • Hạn chế của nguồn dữ liệu thứ cấp: Số liệu thống kê về CTR và CTRSHĐT rất ít, không đồng nhất, không liên tục theo thời gian và không gian. 2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp • Giải thích lựa chọn TP Hà Nội là nghiên cứu điển hình: Một là, Hà Nội là đô thị triển khai sớm và có chính sách hỗ trợ để các mô hình QLDVCĐ đi vào thực tế; Hai là, các mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Hà Nội mang đầy đủ những đặc trưng của mô hình QLDVCĐ mà Bộ TN&à MT đã tổng kết. • Mô tả địa bàn khảo sát số liệu: Hai mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng ở Nhân Chính và Sài Sơn được tác giả lựa chọn và tiến hành điều tra, cụ thể: (i) Nhân Chính có quy mô 40.722 người, tương ứng với 10.773 hộ dân; và (ii) Sài Sơn có số dân là 20.067 người, chia thành 5.725 hộ. • Đối tượng cung cấp thông tin: (i) Hộ gia đình; (ii) Thành viên của HTX Thành Công và tổ/đội thu gom ở xã Sài Sơn; (iii) Đại diện UBND phường Nhân Chính và UBND xã Sài Sơn. Các chỉ tiêu để phân tích mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng Lý thuyết về hành động tập thể Hai nghiên cứu điển hình Khía cạnh Kinh tế Khía cạnh Xã hội Khía cạnh Môi trường Khía cạnh Thể chế/Quản lý Khuyến nghị chính sách LÝ TH U Y Ế T PH ÂN TÍ C H H I Ệ N T R Ạ N G K H U Y Ế N N G H Ị Lý thuyết về QLCT tổng hợp và bền vững 7 • Quy mô của mẫu điều tra: Căn cứ vào công thức tính mẫu của Robert Slovin, mẫu điều tra lần lượt được xác định là 385 và 197 hộ ở Nhân Chính và Sài Sơn. Sau khi sàng lọc các phiếu trả lời, số phiếu hợp lệ ở 2 địa bàn là 358 và 146 phiếu. 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2.3.1. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu để đề xuất các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSH dựa vào cộng đồng Hình 2.2: Quy trình xây dựng chỉ tiêu Nguồn: Tổng hợp của tác giả Sau khi tiến hành xây dựng chỉ tiêu theo quy trình như trên, bộ chỉ tiêu để phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 2.3. Các chỉ tiêu phân tích tính bền vững của mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng Chỉ tiêu Định nghĩa 1. Các chỉ tiêu trên khía cạnh kinh tế 1. Tỷ lệ thu hồi chi phí của dịch vụ CTRSHĐT Tỷ lệ giữa doanh thu với tổng chi phí của dịch vụ CTRSHĐT 2. Tỷ lệ hộ gia đình nộp phí. Tỷ lệ phần trăm hộ đóng phí so với tổng số hộ được hưởng dịch vụ quản lý CTRSH. 3. Sự phù hợp của mức phí. - Mức độ hài lòng của hộ gia đình về mức phí; - Mức độ hài lòng của hộ gia đình về phương thức thu phí. 2. Các chỉ tiêu trên khía cạnh xã hội 1. Cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Tỷ lệ phần trăm người dân địa phương tham gia lao động tại đơn vị cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT 2. Thu nhập của lao động địa phương ở đơn vị cung ứng dịch vụ CTRSHĐT. Thu nhập bình quân của người dân địa phương tại đơn vị cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT 3. Chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT. - Sự hài lòng của hộ gia đình về tần suất thu gom CTRSHĐT; - Sự hài lòng của hộ gia đình về thời điểm thu gom CTRSHĐT; - Sự hài lòng của hộ gia đình về khối lượng CTRSHĐT được thu gom Xác định mục tiêu xây dựng chỉ tiêu Tổng quan tài liệu và Lựa chọn khung lý thuyết để phân tích mô hình QLCTRSHĐT dựa vào cộng đồng Đề xuất ma trận chỉ tiêu và tham vấn ý kiến của các chuyên gia Lựa chọn và đề xuất các chỉ tiêu 8 Chỉ tiêu Định nghĩa 4. Sự tham gia của cộng đồng trong QLCTRSHĐT - Mức độ tham gia của cộng đồng ở cấp độ được thông báo; - Mức độ tham gia của cộng đồng ở cấp độ được tham vấn; - Mức độ tham gia của cộng đồng ở cấp độ thảo luận, góp ý kiến; - Mức độ tham gia của cộng đồng ở cấp độ cùng thực hiện; - Mức độ tham gia của cộng đồng ở cấp độ cùng chịu trách nhiệm và quản lý. 5. Nhận thức của cộng đồng về tác động tiềm ẩn của CTRSHĐT - Nhận thức của hộ gia đình về tầm quan trọng của hệ thống QLCTRSHĐT đối với cộng đồng. - Mức độ quan tâm của hộ gia đình về ảnh hưởng của CTRSHĐT đến các thành phần môi trường. - Mức độ quan tâm của hộ gia đình về ảnh hưởng của CTRSHĐT đến sức khỏe cộng đồng. 3. Các chỉ tiêu trên khía cạnh môi trường 1. Tỷ lệ CTRSHĐT được thu gom Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng CTRSHĐT được thu gom với tổng lượng CTRSHĐT phát sinh. 2. Tỷ lệ CTRSHĐT được xử lý/chôn lấp vệ sinh Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng CTRSHĐT được chôn lấp hợp vệ sinh với tổng lượng CTRSHĐT được thu gom. 3. Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp dịch vụ QLCTRSHĐT Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình được cung cấp dịch vụ thu gom trên tổng số hộ gia đình trên địa bàn. 4. Tỷ lệ hộ gia đình tham gia tái chế CTRSHĐT. Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình tham gia tái chế trên tổng số hộ gia đình trên địa bàn. 4. Các chỉ tiêu trên khía cạnh thể chế/quản lý 1. Tính minh bạch Có văn bản quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs), cộng đồng và chính quyền địa phương. 2. Giám sát - Có cơ chế giám sát được thể hiện bằng văn bản cho phép cộng đồng, CBOs và chính quyền địa phương có quyền giám sát chất lượng dịch vụ QLCTRSHĐT; - Có cơ chế giám sát được thể hiện bằng văn bản cho phép chính quyền địa phương, CBOs và nhà cung cấp dịch vụ có quyền giám sát sự tuân thủ của hộ gia đình. 3. Chế tài - Chế tài được thể hiện bằng văn bản áp dụng cho hộ gia đình không tuân thủ các quy định QLCTRSHĐT trong cộng đồng; - Chế tài được thể hiện bằng văn bản áp dụng cho nhà cung cấp
Luận văn liên quan