Tóm tắt luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Tỉnh Sa La Văn là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Nam Lào. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn. Hơn 36 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Sa La Văn cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. GDP của tỉnh Sa La Văn tăng trưởng với tốc độ trung bình 9%/năm trong 10 năm gần đây. Đến nay, GDP bình quân đầu người của Sa La Văn 923 USD/người/năm. Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời Nhà nước đã trực tiếp đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển kinh tế Nam Lào, trong đó có tỉnh Sa La Văn. Vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư vào các tỉnh này. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ NSNN nói chung và ở tỉnh Sa La Văn nói riêng. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN của CHDCND Lào nói chung và của tỉnh Sa La Văn nói riêng còn có nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ NSNN của tỉnh Sa La Văn, theo đó, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh so với các tỉnh khác của CHDCND Lào. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn: "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh sa la văn, cộng hòa dân chủ nhân dân lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Ph« thi san sa may qu¶n lý vèn ®Çu t­ ph¸t triÓn tõ ng©n s¸ch nhµ n­íc ë tØnh sa la v¨n, céng hßa d©n chñ nh©n d©n lµo Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 01 10 Tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ HÀ NỘI - 2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. PGS. TS TrÞnh ThÞ ¸i Hoa 2. TS NguyÔn Quèc Th¸i Ph¶n biÖn 1:......................................................... ......................................................... Ph¶n biÖn 2:......................................................... ......................................................... Ph¶n biÖn 3:......................................................... ......................................................... LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn, häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Vµo håi ..... giê....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 201.... Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Sa La Văn là một tỉnh thuộc vùng kinh tế Nam Lào. Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng lớn. Hơn 36 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnh Sa La Văn cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. GDP của tỉnh Sa La Văn tăng trưởng với tốc độ trung bình 9%/năm trong 10 năm gần đây. Đến nay, GDP bình quân đầu người của Sa La Văn 923 USD/người/năm. Trong những năm qua, Nhà nước Lào đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, đồng thời Nhà nước đã trực tiếp đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển kinh tế Nam Lào, trong đó có tỉnh Sa La Văn. Vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển kinh tế chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư vào các tỉnh này. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, cơ chế nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ NSNN nói chung và ở tỉnh Sa La Văn nói riêng. Tuy nhiên, cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN của CHDCND Lào nói chung và của tỉnh Sa La Văn nói riêng còn có nhiều hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ NSNN của tỉnh Sa La Văn, theo đó, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế ở tỉnh so với các tỉnh khác của CHDCND Lào. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải có sự nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. Xuất phát từ yêu cầu trên, tôi chọn: "Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh Sa La Văn, CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh Sa La Văn, CHDCND Lào. Để thực hiện mục đích này, đề tài luận án có nhiệm vụ: Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh; 2Phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào; Đề xuất giải pháp đổi mới quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh; Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề nghiên cứu được xem xét trong phạm vi tỉnh Sa La Văn; Luận án chỉ nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh không nghiên cứu quản lý vốn ở cấp dự án; Nghiên cứu thực trạng được thực hiện cho giai đoạn 2006 - 2012, các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên những nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài. Tổng kết, đánh giá thực tiễn quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn dựa trên số liệu điều tra, thống kê của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh Sa La Văn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cũng đã trực tiếp trao đổi với các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn thông qua phỏng vấn chuyên gia, các cán bộ, các nhà làm chính sách và xây dựng cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển của tỉnh Sa La Văn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau: - Làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh. - Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Sa La Văn, nước CHDCND Lào. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu 4 chương, 10 tiết. 3Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đế đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở các nước phương Tây Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về tài chính công Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu quản lý dự án 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quản lý đầu tư, vốn NSNN. Thứ hai, nhóm nghiên cứu về quản lý tài chính, chi NSNN. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào 1.1.2.1.Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý NSNN trong phát triển 1.2. Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án Thứ nhất, chủ đề quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở Lào được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học và bản thân các nhà khoa học; Thứ hai, có một số vấn đề hiện nay chưa thực sự thống nhất trong nhận thức và cũng chưa được lý giải nhiều. Cụ thể: i) vấn đề phân cấp, phối hợp giữa trung ương với địa phương, giữa vùng - lãnh thổ, giữa địa giới hành chính và không gian kinh tế; ii) vai trò của Nhà nước địa phương đối với quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN; Lĩnh vực nào nhà nước nên đầu tư, lĩnh vực nào tư nhân nên đầu tư, lĩnh vực nào hợp tác công - tư; iii)Đẩy mạnh việc áp dụng mô hình đầu tư mới nhằm thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân, giảm nhẹ gánh nặng NSNN chi cho đầu tư phát triển..; Thứ ba, các công trình nghiên cứu trước đây về quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN chưa đi vào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện các vấn đề: Khái niệm về quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN; Nội dung quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN trên một địa bàn cụ thể - tỉnh Sa La Văn của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Phân tích thực trạng và tìm kiếm các giải pháp quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN gắn liền với những đặc điểm cụ thể của tỉnh Sa La Văn. 4Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 2.1. Một số vấn đề chung về vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.1.1.Khái niệm quản lý vốn ĐTPT từ NSNN cấp tỉnh Luận án đã phận tích một số khái niệm cơ bản như sau : Đầu tư tài chính ; Đầu tư thương mại ; Đầu tư sản xuất; Đầu tư dài hạn ; Đầu tư ngắn hạn; Đầu tư chuyển dịch; Đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển từ NSNN là vốn từ nguồn NSNN, được bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tài sản vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật) cho toàn bộ nền kinh tế. 2.1.2. Phân loại vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Căn cứ vào nguồn NSNN, có thể có nguồn vốn đầu tư phát triển sau đây:Vốn đầu tư phát triển từ NSNN là thuế, phí, Vốn đầu tư phát triển từ NSNN là nguồn vốn viện trợ, Vốn đầu tư phát triển từ NSNN là nguồn vốn ODA; Căn cứ vào chủ thể quản lý, vốn đầu tư phát triển từ NSNN có các loại sau:Vốn đầu tư phát triển từ NSNN trung ương, Vốn đầu tư phát triển từ NSNN địa phương, Nguồn vốn phát triển của chính phủ 2.1.3. Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Một là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh luôn gắn liền với quyền lực của ngân sách cấp tỉnh; Hai là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh liên quan chặt chẽ với mức đóng thuế của dân địa phương và đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp; Ba là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh thường được sử dụng vì lợi ích cả cộng đồng, lợi ích của địa phương, lợi ích quốc gia; Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN được sử dụng vào chương trình, dự án lớn có quy mô lớn và quan trọng của địa phương, của quốc gia. 2.1.4. Vai trò của vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Một là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; Hai là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN có vai trò làm tăng tổng cầu và kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương và kinh tế quốc gia trong ngắn hạn; Ba là, đầu tư phát triển từ NSNN 5cấp tỉnh có tác động thu hút đầu tư từ các địa phương khác và từ nước ngoài; Bốn là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN có tác động làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế địa phương và góp phần tăng năng lực sản xuất của của nền kinh tế cả nước, tăng tổng cung của nền kinh tế trong dài hạn; Năm là, vốn đầu tư phát triển từ NSNN có tác động cải cách cơ cấu ngành. 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh 2.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 2.2.1.1. Khái niệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh Quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh sử dụng tổng thể các biện pháp, công cụ tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng vốn từ NSNN cho đầu tư phát triển nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Khi xem xét khái niệm trên, cần lưu ý một số điểm: Một là, chủ thể quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh là chính quyền cấp tỉnh. Ở mỗi quốc gia, chính quyền tỉnh được tổ chức theo mô hình riêng và có chức năng cụ thể, do pháp luật quy định; Hai là, đối tượng quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh là NSNN tỉnh được sử dụng cho đầu tư phát triển và các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh; Ba là, mục tiêu quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần bảo đảm hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh, Bốn là, phương thức và công cụ quản lý vốn ĐTPT từ NSNN bao gồm việc phân cấp quản lý, lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN, phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN, tổ chức thực hiện vốn ĐTPT từ NSNN, tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý vốn ĐTPT từ NSNN, Năm la, kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư phát triển từ NSNN; Sáu là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN được thực hiện trên một số lĩnh vực quan trọng; Bảy là, cơ chế quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh là hệ thống các biện pháp, công cụ, cách thức chính quyền tỉnh sử dụng để quản lý vốn NSNN cho đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh. 2.2.1.2. Vai trò của quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Một là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh có vai trò quan 6trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; Hai là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNNtỉnh góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ NSNN tỉnh; Ba là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN có vai trò định hướng cho các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế, thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực vốn đầu tư phát triển của một cách hiệu quả; Bốn là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN góp phần bảo đảm kỷ cương, kỷ luật chính sách. Năm là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh góp phần tạo lập môi trường. Sáu là, quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh còn bảo đảm phát huy tính chủ động của cấp tỉnh. 2.2.2. Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN Bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN của cả nước gồm: Quốc hội; Chính phủ với các bộ như: Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và đầu tư; Kiểm toán nhà nước; Thanh tra Chính phủ; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương, UBND tỉnh với các sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Ban quản lý dự án đầu tư, Thanh tra tỉnh… 2.2.3. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư phát triển tứ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh 2.2.3.1. Nội dung của quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở cấp tỉnh Quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở cấp tỉnh có 5 nội dung: * Phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở cấp tỉnh. * Lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư phát triển từ NSNN. * Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN. * Kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN. * Phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN của các cơ quan chức năng. 2.2.3.2. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở cấp tỉnh * Đánh giá phân cấp quản lý đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh. * Đánh giá việc lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở cấp tỉnh. * Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN. * Đánh giá kiểm tra thực hiện kế hoạch quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN. * Đánh giá sự phối kết hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển từ 7NSNN giữa các cơ quan quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở cấp tỉnh có thể được đánh giá theo hiệu quả vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước + Về mặt định tính + Về mặt định lượng 2.2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Một là, xu hướng mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế. Hai là, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Ba là, chính sách tài chính quốc gia. Bốn là, thu nhập bình quân đầu người, quy mô ngân sách nhà nước, vay nợ của Chính phủ. Năm là, sự phát triển của khoa học và công nghệ. Sáu là, mô hình tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và trình độ quản lý. 2.3. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho tỉnh Sa La Văn 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Cao Bằng - Việt Nam 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Chăm Pa Sắc, Sa Văn Na Khết (Lào) - Kinh nghiệm của tỉnh Chăm Pa sắc: - Kinh nghiệm của tỉnh Sa Văn Na Khệt: 2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Sa La Văn Một là, tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN thực sự được coi là nhiệm vụ ưu tiên, Hai là, về phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN, nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động rất tích cực tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển, Ba là, kế hoạch vốn đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; Bốn là, về tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư phát triển. Cần có nhiều bước đổi mới theo hướng áp dụng một số chính sách và cơ chế mới nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của NSNN của tỉnh; Năm là, về kiểm tra thực hiện, Ban quản lý đầu tư kiểm tra, giám sát đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh toán. 8Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH SA LA VĂN 3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Sa La Văn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sa La Văn 3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sa La Văn 3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Sa La Văn 3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 3.1.2.1. Những thuận lợi 3.1.2.2. Những khó khăn 3.2. Bộ máy quản lý và thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước của tỉnh Sa La Văn 3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn UBND tỉnh cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn của cấp Ủy liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển từ NSNN nằm trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, các dự án đầu tư bố trí vốn đầu tư phát triển từ NSNN (kể cả cấp trung ương và địa phương) cho các công trình. 9Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Sa La Văn Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sa La Văn [122]. Sở Tài chính là cơ quan cấp phát và quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở địa phương, thống nhất khoản vốn vay, vốn viện trợ của tỉnh để dành cho đầu tư phát triển; Sở Giao thông vận tải thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, ban hành, công bố các loại định mức xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quan đến quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo phân cấp, quyết định; KBNN tham gia vào công việc thẩm định cấp phát và quản lý tất cả các dự án đầu tư thuộc vốn NSNN hoặc là nguồn vốn được coi như là NSNN, đó là khoản đóng góp, viện trợ không hoàn lại; Hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh tổ chức kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư phát triển cho các dự án, công trình. Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư (Ban quản lý đầu tư), Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo nguồn vốn và thủ tục thanh toán cho dự án, công trình; Ban Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Tài chính Sở Xây dựng Kho bạc nhà nước Ủy ban nhân dân tỉnh Kiểm toán nhà nước ĐTPT từ ngân sách nhà nước BQLĐT thuộc Sở BQLĐT thuộc Sở BQLĐT thuộc Sở BQLĐT Thuộc Sở 10 quản lý đầu tư là người trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển để giúp chủ đầu tư thực hiện dự án; Các sở, ban, ngành khác: có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư trong việc lập kế hoạch ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển từ NSNN thuộc ngành, lĩnh vực mình quản lý. 3.2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn 3.2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Sa La Văn Từ 2006 đến 2007, phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở tỉnh Sa La Văn được thực hiện theo Quyết định 58/CP, ngày 22 tháng 5 năm 2002. Từ 2008, việc phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN được thực hiện theo Quyết định số 45/2008/QĐ - UBND về thẩm quyền quyết định và trách nhiệm quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN cấp tỉnh như sau: i). UBND tỉnh quản lý vốn đầu tư phát triển tại các dự án Nhóm A trị giá từ 50 tỷ kíp trở xuống; Nhóm B trị giá từ trên 10 tỷ kíp đến 20 tỷ kíp; Nhóm C giá trị từ 10 tỷ kíp trở xuống; ii). Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN tại các dự án nhóm B, C, trị giá từ 10 tỷ kíp trở xuống; iii). UBND huyện quản lý các dự án thuộc nhóm A, B, C và có giá trị từ 5 tỷ Kíp trở xuống. Chủ đầu tư (cơ quan cấp phát vốn đầu tư) trực tiếp quản lý thực hiện dự án, có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, thực hiện đầy đủ các nội dung quy trình về quản lý tài chính: phải bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí vốn đầu tư. 3.2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Sa La Văn * Về thực trạng lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Hiện nay, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, kế hoạch đầu tư của tỉnh và kế hoạch v
Luận văn liên quan