Tóm tắt Luận văn - Giải pháp, phương hướng hoàn thiện tổ chứ kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH E & G Việt Nam

Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế những năm 2007- 2010 đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng. Kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm phát, giá cả, thất nghiệp tăng biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là “sức khỏe” của các doanh nghiệp đều đi xuống không ngoại trừ là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đã có lịch sử phát triển hay doanh nghiệp mới hoạt động. Đứng trước những biến động này, yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải làm sao để đứng vững và phát triển trong khủng hoảng. Các giải pháp tình thế thường là cắt giảm chi phí, siết chặt nguồn vốn, giảm trừ nhân sự Tuy nhiên những giải pháp này chưa thực sự hiệu quả mà chỉ là giải pháp nhất thời. Qua khảo sát và kinh nghiệm rút ra từ phía các nhà quản trị thì giải pháp để một doanh nghiệp phát triển trong mọi thời kỳ nói chung và trong khủng hoảng nói riêng đó là việc quản lý các chi phí. Cùng với yêu cầu thực tế mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty TNHH E&G Việt Nam mở rộng từ hoạt động thương mại sang hoạt động vừa sản xuất và kinh doanh thương mại thì yêu cầu hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí là rất cần thiết.

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giải pháp, phương hướng hoàn thiện tổ chứ kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH E & G Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......... Error! Bookmark not defined. 1.1 Tính cấp thiết của Đề tài ................................................ Error! Bookmark not defined. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tàiError! Bookmark not defined. 1.3 Mục đích nghiên cứu ..................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu ....................................................... Error! Bookmark not defined. 1.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined. 1.7 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined. 1.8 Kết cấu của Luận văn ..................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ................................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1 Chất lượng kiểm toán và hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ........ Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Kiểm toán và chất lượng kiểm toán ............................ Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập .... Error! Bookmark not defined. 2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán ở các tổ chức kiểm toán độc lậpError! Bookmark not defined. 2.2.1 Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong phạm vi toàn công tyError! Bookmark not defined. 2.2.2. Kiểm soát chất lượng trong một cuộc kiểm toán ....... Error! Bookmark not defined. 2.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ các tổ chức bên ngoài (ngoại kiểm)Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán từ các tổ chức bên ngoàiError! Bookmark not defined. 2.3.2. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên ngoài tại Mỹ ....... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ (ATC) ... Error! Bookmark not defined. 3.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty Kiểm toán – Tư vấn Thuế với kiểm soát chất lượng kiểm toán .............................................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.2. Hoạt động nội kiểm và ngoại kiểm tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) . Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Kiểm soát nội bộ về chất lượng kiểm toán do Công ty Kiểm toán - Tư vấn Thuế (ATC) thực hiện ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPAError! Bookmark not defined. 3.3 Nhận xét công tác kiểm soát chất lượng tại ATC ......... Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Về nội kiểm ................................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Về ngoại kiểm ............................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ (ATC) ................................................................ Error! Bookmark not defined. 4.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán – Tư vấn Thuế (ATC)................................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.1 Yêu cầu xuất phát từ bản thân công ty kiểm toán ....... Error! Bookmark not defined. 4.1.2 Yêu cầu xuất phát từ quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt NamError! Bookmark not defined. 4.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại ATC ...... Error! Bookmark not defined. 4.2.1 Về nội kiểm ................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2.2 Về ngoại kiểm ............................................................. Error! Bookmark not defined. 4.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán . 104 4.4. Lộ trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ... 105 4.5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 105 4.6 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương laiError! Bookmark not defined. 4.7 Kết luận .......................................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế những năm 2007- 2010 đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng. Kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm phát, giá cả, thất nghiệp tăng biểu hiện rõ nhất của tình trạng này là “sức khỏe” của các doanh nghiệp đều đi xuống không ngoại trừ là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đã có lịch sử phát triển hay doanh nghiệp mới hoạt động. Đứng trước những biến động này, yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải làm sao để đứng vững và phát triển trong khủng hoảng. Các giải pháp tình thế thường là cắt giảm chi phí, siết chặt nguồn vốn, giảm trừ nhân sựTuy nhiên những giải pháp này chưa thực sự hiệu quả mà chỉ là giải pháp nhất thời. Qua khảo sát và kinh nghiệm rút ra từ phía các nhà quản trị thì giải pháp để một doanh nghiệp phát triển trong mọi thời kỳ nói chung và trong khủng hoảng nói riêng đó là việc quản lý các chi phí. Cùng với yêu cầu thực tế mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty TNHH E&G Việt Nam mở rộng từ hoạt động thương mại sang hoạt động vừa sản xuất và kinh doanh thương mại thì yêu cầu hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí là rất cần thiết. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Các vấn đề về kế toán quản trị được các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ đầu những năm 1990 với các công trình nghiên cứu khác nhau theo hướng xây dựng mô hình kế toán quản trị chung chung. Một số đề tài có thể kể đến như: Tác giả Nguyễn Việt (1995) “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam”, tác giả Phạm Văn Dược (1997) “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Từ năm 2000 trở lại đây, có nhiều nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn của kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp đặc thù. Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thanh Nga (2011) “Tổ chức kế toán quản trị tại Công ty Xuất khẩu thiết bị Toàn bộ và kỹ thuật”, luận văn thạc sỹ Trần Thị Thanh Nga (2008) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội”. Những đề tài nghiên cứu trên đã phân tích thực trạng về tổ chức kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp để từ đó vận dụng đưa ra được những nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng đó, đề xuất giải pháp, phương hướng hoàn thiện tổ chứ kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí tại công ty. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí - Khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH E&G Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH E&G Việt Nam 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong việc quản lý điều hành hoạt động của các nhà quản trị doanh nghiệp? - Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì? - Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH E&G Việt Nam hiện nay như thế nào? Có những bất cập gì cần hoàn thiện? - Những giải pháp nào để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH E&G Việt Nam? - Để những giải pháp đó thực sự khả thi đối với doanh nghiệp thì cần những điều kiện gì? 1.5 Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Kế toán quản trị chi phí - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kế toán quản trị tại Công ty TNHH E&G Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2011. + Nội dung: Thu thập, phân tích, đánh giá các loại chi phí, quản trị chi phí và các giải pháp hoàn thiện Kế toán quản trị chi phí. 1.6 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Xuất phát trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử nhằm giải quyết các vấn đề liên quan một cách biện chứng và logic. - Phương pháp nghiên cứu + Sử dụng tài liệu thứ cấp: Tài liệu được thu thập qua việc nghiên cứu các văn bản của Bộ tài chính, Tổng cục thống kê, hệ thống sổ sách, số liệu, báo cáo + Sử dụng tài liệu sơ cấp: Tài liệu thu thập thông qua trao đổi trực tiếp và phỏng vấn các đối tượng có liên quan như ban giám đốc, kế toán trưởng + Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê, thu thập thông tin, phương pháp chuyên gia, phương pháp đối chiếu, so sánh 1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Về cơ sở lý luận: Luận văn hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến Kế toán quản trị chi phí trong việc vận dụng nó tại Doanh nghiệp. - Về ý nghĩa thực tiễn: (1) Đánh giá thực trạng việc vận dụng Kế toán quản trị chi phí có vận hành tốt và hiệu quả không. (2) Tìm ra những hạn chế của vận dụng mô hình Kế toán quản trị chi phí tại Công ty. (3) Tìm hướng khắc phục và hoàn thiện hệ thống Kế toán quản trị chi phí tại Công ty. 1.8 Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về Kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH E&G Việt Nam Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH E&G Việt Nam CH ƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm và bản chất kế toán quản trị và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán quản trị 2.1.1 Khái niệm Kế toán quản trị là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị. 2.1.2 Bản chất kế toán quản trị Khái quát về bản chất KTQT như sau: + Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành của kế toán nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh. + Thông tin kế toán quản trị chủ yếu cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động kinh doanh. + Thông tin kế toán quản trị thường cụ thể mang tính chất định lượng nhiều vì gắn với các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. + Thông tin kế toán quản trị được cụ thể hóa thành các chức năng cơ bản của các nhà quản trị như: xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; phân tích, đánh giá và ra quyết định. 2.1.3 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán quản trị Một doanh nghiệp nói chung hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố môi trường khác nhau, môi trường bên trong tổ chức và môi trường bên ngoài tổ chức. Những nhân tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng tác động đến hoạt động kế toán quản trị của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, để hoạt động kế toán quản trị tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cần gắn nó với môi trường xung quanh để có những phân tích, đánh giá chính xác nhất. 2.2 Quản trị chi phí và vị trí kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 2.2.1 Khái niệm quản trị chi phí Quản trị chi phí là những tính toán nội bộ đường vận động các nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phí nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2 Vai trò kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị. Kế toán quản trị chi phí là quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí cho nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình, như phân tích cách ứng xử của chi phí, hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chi phí và hỗ trợ ra quyết định. Vai trò kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp + Kế toán quản trị chi phí tham gia vào quá trình lập kế hoạch, hoạch định các chiến lược phát triển doanh nghiệp bao gồm cả dự toán nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch; giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong tìm kiếm nguồn lực, huy động tối đa năng lực hiện có của doanh nghiệp. + Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát chi phí trong đơn vị. + Kế toán quản trị chi phí giúp thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách gắn các mục tiêu về doanh thu, kiểm soát chi phívới khen thưởng. + Kế toán quản trị chi phí giúp đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý, các bộ phận đơn vị. 2.3 Nội dung kế toán quản trị chi phí 2.3.1 Phân loại chi phí 2.3.1.1 Khái niệm chi phí Theo quan điểm của các nhà kinh tế chính trị thì chi phí kinh doanh là sự tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Theo quan điểm của nhà quản trị, chi phí kinh doanh là sự mất đi của nguyên vật liệu, tiền công, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác để tạo ra các kết quả của một tổ chức hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu: Chi phí là biểu hiện bằng tiên của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tính vào chi phí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản, lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải là mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Chi tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp bất kể nó được dùng vào mục đích gì. Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí 2.3.1.2 Phân loại chi phí Chi phí được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Chi phí thường được phân loại theo các tiêu thức sau: (1) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: chi phí được phân chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. (2) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của hoạt động: Là cơ sở để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động kinh doanh, chi phí được chia thành: chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp. (3) Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí: Chi phí được phân chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. (4) Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các báo cáo kế toán tài chính: Theo tiêu thức này, chi phí chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. (5) Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định: Là cơ sở đưa ra sự lựa chọn cho các phương án kinh doanh, chi phí được chia thành chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch và chi phí chìm. 2.3.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 2.3.2.1 Xây dựng định mức chi phí Định mức chi phí là sự kết tinh các khoản chi phí tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm thông qua sản xuất hoặc thí nghiệm. Định mức là thước đo xác định các khoản chi phí cho một đơn vị sản phẩm cần thiết. Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất - Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là việc xây dựng chỉ tiêu hao phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm số lượng và đơn giá nguyên vật liệu. Định mức chi phí NVL = Định mức lượng NVL X Định mức giá NVL Trong đó: Định mức lượng NVL tính bằng số lượng NVL sản xuất một đơn vị sản phẩm với phần trăm hao hụt định mức cho phép; Định mức giá NVL gồm đơn giá mua thực tế với những chi phí hợp lý khác. - Xây dựng định mức chi phí nhân công trức tiếp: Là những chi phí cần thiết của lao động phải bỏ ra để hoàn thành một đơn vị sản phẩm gồm thời gian hao phí lao động sống và giá trị quy đổi cho mỗi đơn vị lao động đó. Định mức CP NC cho 1 đơn vị sản phẩm = Định mức CP tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm X Định mức thời gian cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Với, Định mức CP NC cho 1 đơn vị sản phẩm xác định bằng định mức lượng thời gian lao động cho 1 đơn vị sản phẩm nhân với định mức đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. - Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung: CP SXC là chi phí được hình thành từ nhiều yếu tố chi phí gồm cả chi phí cố định, biến đổi và chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp sẽ được tách thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, vì vậy định mức CP SXC sẽ xây dựng trên định mức biến phí SXC và định mức định phí SXC. + Nếu biến phí SXC có mối quan hệ thay đổi chặt chẽ với các chi phí trực tiếp như CP NVL TT, CP NC TT thì: Định mức biến phí SXC cho 1 đơn vị sản phẩm = Định mức chi phí trưc tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm X Tỷ lệ biến phí SXC so với chi phí trực tiếp + Trường hợp căn cứ vào các tiêu thức để phân bổ CP SXC như số giờ máy hoạt động, số lượng sản phẩm sản xuất, số giờ lao động trực tiếp, định mức biến phí SXC được xác định: Định mức biến phí SXC cho 1 đơn vị sản phẩm = Đơn giá phân bổ biến phí SXC cho 1 đơn vị tiêu thức phân bổ X Số đơn vị tiêu thức phân bổ để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Tương tự, xây dựng được định mức định phí sản xuất chung. 2.3.2.2 Lập dự toán chi phí  Dự toán chi phí sản xuất - Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Được xác định dựa trên dự toán NVL cần thiết cho quá trình sản xuất với định mức chi phí NVL để sản xuất một sản phẩm: - Dự toán CP NVL TT = Số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch X Định mức CP NVL/sản phẩm - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Dự toán nhu cầu lao động trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dựa trên tổng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và định mức thời gian lao động trực tiếp cần thiết cho một đơn vị sản phẩm. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp = Số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch X Định mức CP NC TT/ sản phẩm - Dự toán chi phí sản xuất chung: Được lập dựa theo định mức định phí và biến phí sản xuất chung, dựa trên đơn giá phân bổ và tiêu thức được lựa chọn để phân bổ. Định mức CP SXC xác định theo công thức được trình bày trong phần Xây dựng định mức chi phí ở trên, do vậy, Dự toán CP SXC được xác định: Dự toán CP SXC = Hệ số phân bổ chi phí SXC X Mức độ hoạt động ước tính  Dự toán chi phí ngoài sản xuất - Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản mục chi phí là chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Có thể dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dựa trên sự thay đổi của định phí, biến phí bán hàng: Dự toán CP BH & QLDN = Định phí BH & QLDN + Biến phí BH & QLDN X Số lượng hàng bán dự kiến - Dự toán chi phí giá vốn hàng bán Lập dự toán giá vốn hàng bán cần dự toán được lượng hàng bán, dự toán được giá mua và các khoản hao hụt. Giá mua được tính bằng giá mua hàng thực tế cộng với các chi phí phát sinh khi mua hàng (chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuế không được hoàn lại). Dự toán giá vốn hàng bán = Trị giá vốn hàng bán + Các khoản hao hụt ngoài định mức Với Trị giá vốn hàng bán =∑ ; pi, qi lần lượt là giá và số lượng mặt hàng i 2.3.3 Thu thập thông tin chi phí phục vụ yêu cầu quản tr