Tóm tắt Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Trong hoạt động KD của các NHTM, tín dụng là một hoạt động cơ bản. Hoạt động tín dụng đóng góp trên 70% lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng là hoạt động rủi ro cao nhất. Chính vì vậy mà một NHTM muốn phát triển bền vững thì cần phải hạn chế tối đa RRTD. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, để hạn chế RRTD ở các NHTM nói chung và MB nói riêng, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, với mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả KD của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận vào nghiên cứu đánh giá thực tiễn RRTD tại MB, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MB, đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu RRTD của NHTM, thực trạng và giải pháp hạn chế RRTD tại MB. Để thực hiện bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó là sự kết hợp Các phương pháp cụ thể bao gồm phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Study) và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field Study); phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp phỏng vấn, sử dụng các biểu bảng, đồ thị.vv

pdf9 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỞ ĐẦU Trong hoạt động KD của các NHTM, tín dụng là một hoạt động cơ bản. Hoạt động tín dụng đóng góp trên 70% lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động tín dụng cũng là hoạt động rủi ro cao nhất. Chính vì vậy mà một NHTM muốn phát triển bền vững thì cần phải hạn chế tối đa RRTD. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, để hạn chế RRTD ở các NHTM nói chung và MB nói riêng, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội”, với mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả KD của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng lý luận vào nghiên cứu đánh giá thực tiễn RRTD tại MB, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MB, đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu RRTD của NHTM, thực trạng và giải pháp hạn chế RRTD tại MB. Để thực hiện bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó là sự kết hợp Các phương pháp cụ thể bao gồm phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Study) và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field Study); phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh, phương pháp phỏng vấn, sử dụng các biểu bảng, đồ thị...vv. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp từ các báo cáo của MB, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và của các cơ quan khác. Các số liệu sơ cấp do tác giả khảo sát và sử lý thông qua các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. ii CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chương này tập trung vào việc khái quát chung nhất những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng, các loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân và tác hại của rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của NHTM, lý luận về mô hình đo lường, lượng hóa rủi ro tín dụng của NHTM. Một là tổng quan về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Trong phần này, luận văn đã đưa ra các khái niệm về hoạt động tín dụng, khái niệm về rủi ro tín dụng của NHTM. Chi tiết nội dung liên quan đến tín dụng tại NHTM tác giả tìm hiểu về các đặc điểm của tín dụng, các cách phân loại tín dụng. Trong đó, phân loại cho vay theo thời hạn cho vay gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn; phân loại cho vay theo Khách hàng vay vốn có tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp, và tín dụng các định chế tài chính. Theo tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của Khách hàng có tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu rõ các nội dung liên quan đến đảm bảo tín dụng như: Khái niệm về đảm bảo tín dụng, vai trò của đảm bảo tín dụng là quan trọng vì được xác định là nguồn trả nợ thứ hai giúp Ngân hàng thu hồi nợ trong trường hợp KH không có khả năng hoàn trả nợ cho Ngân hàng. Tác giả cũng nêu lên mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tài sản đảm bảo. Từ vai trò của tài sản đảm bảo có thể thấy giá trị và tỷ lệ của tài sản đảm bảo so với dư nợ tín dụng tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng sẽ thấp khi các khoản vay có tài sản đảm bảo cao. Hai là khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Có nhiều cách phân iii loại rủi ro tín dụng. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. Luận văn đã nêu một số các loại rủi ro như: Rủi ro giao dịch, rủi ro danh mục, rủi ro khách quan, rủi ro chủ quan. Trong phần này, tác giả không quên chỉ ra các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng. Đây cũng là nội dung cơ bản, được sử dụng làm cơ sở phân tích và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội ở Chương 2 của bài. Nội dung của các chỉ tiêu bao gồm: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và /hoặc lãi đã quá hạn. Những khoản nợ quá hạn không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của các NH, phá vỡ kế hoạch KD và đặc biệt nó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NH. Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của NH, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả KD.Vì vậy mà Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ càng cao, RRTD càng cao. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ các nhóm được tác giả nêu rõ 5 nhóm nợ với mức độ rủi ro khác nhau theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN. thì TCTD phân loại nợ thành 5 nhóm, theo mức độ rủi ro khác nhau. Trong đó các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 được gọi là nợ xấu, và tỷ lệ các nhóm nợ này trên tổng dư nợ càng cao, thì rủi ro mất vốn càng lớn. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo tức là cho vay tín chấp so với tổng dư nợ cho vay của một NHTM cho biết tỷ lệ của những khoản nợ vay có khả năng mất vốn cao khi KH không trả được nợ. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo càng cao chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng của NHTM càng lớn. Giá trị dự phòng rủi ro Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Giá trị dự phòng tăng có thể do tổng dư nợ trong kỳ tăng so với kỳ trước, tuy nhiên iv giá trị dự phòng tăng do dự phòng cụ thể tăng phản ánh các nhóm nợ có mức độ rủi ro cao của TCTD đang tăng và chất lượng tín dụng đang giảm và rủi ro tín dụng tăng. Vì vậy giá trị dự phòng được coi là một thước đo rủi ro tín dụng của một TCTD. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng nhưng nhóm lại có thể xác định thành nhóm nguyên nhân khách quan từ bên ngoài, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ tài sản đảm bảo. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, hậu quả để lại tùy mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng và nặng hơn là ảnh hưởng dây chuyền tới nền kinh tế trong nước và khu vực. Xác định được tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, tác giả nêu lên cơ sơ lý luận về biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Để hạn chế được rủi ro này, trước hết phải xây dựng được các dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng, tác giả cũng chỉ ra một số chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng của NHTM như: Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ nợ xử lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu phương pháp chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với KH đã được các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng cho việc đánh giá mức độ rủi ro của một NHTM. v CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI Trong chương này, tác giả đã giới thiệu về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội nói chung và cụ thể hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Với số liệu thống kê của 3 năm 2007, 2008, 2009, phần trình bày đã nêu lên xu hướng tăng trưởng tín dụng của MB trong những năm gần đây, xu hướng cơ cấu cho vay theo cách phân nhóm như: thời hạn, cơ cấu ngành, theo hình thức sở hữu. Trên cơ sở số liệu thống kê, chương 2 phản ánh mô hình đo lường Rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội giai đoạn 2007-2009. Phần này, bài viết chỉ ra được cơ cấu và tỷ lệ của 5 nhóm nợ theo xếp hạng tín dụng tại MB trong giai đoạn 2007 – 2009. Trong đó, tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chiếm 1,58% tổng dư nợ và thành phần trong đó chủ yếu là nợ nhóm 2. Để đo lường rủi ro tín dụng, tác giả cũng phân tích thực trạng cho vay có tài sản đảm bảo tại MB và phản ánh xu hướng tài sản đảm bảo ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của quy mô tín dụng. Một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng tại Ngân hàng là mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, trong đó có giá trị của dự phòng chung và dự phòng cụ thể qua các năm. Dự phòng chung của MB qua những năm gần đây có xu hướng tăng cùng với sự tăng trưởng tín dụng, dự phòng cụ thể cũng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ lệ dự phòng cụ thể trên tổng dư nợ vẫn được đảm bảo như hàng năm. Phần trọng tâm của chương 2, tác giả đã nêu lên những mặt tích cực và hạn chế trong biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng của MB giai đoạn 2007 – 2009. Mặt tích cực đã đạt được gồm: Chính sách sản phẩm tín dụng đa dạng, đầu tư công nghệ khoa học hiện đại, đã thực hiện đo lường rủi ro tín dụng qua mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng, tổ chức lại cơ cấu phòng ban cho phù hợp với chức năng công việc và tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng, nhân viên và các phòng ban của Ngân hàng luôn có tinh thần vi tích cực trong công tác thu hồi nợ, chú trọng và thường xuyên đào tạo nghiệp vụ và đạo đức cho nhân viên. Song song với những kết quả đạt được, bài viết cũng chỉ ra những hạn chế chính trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại MB trong giai đoạn vừa qua. Đây là cơ sở cho những giải pháp tác giả đưa ra trong phần sau của bài. Hạn chế trong chính sách tín dụng thể hiện ở: Danh mục cho vay đối với những ngành nghề có độ rủi ro cao, chịu ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế, Phụ thuộc nhiều vào một số KH quy mô lớn. Hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình bao gồm: Thời gian thẩm định cho vay lâu, gián tiếp làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kiểm soát khi giải ngân. Quy trình nhận tài sản đảm bảo chưa chặt chẽ chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ cho vay đối với từng loại tài sản trong tín dụng doanh nghiệp, việc cho vay tín chấp một phần diễn ra thường xuyên. Quy định đối với nhận và quản lý tài sản đảm bảo là ô tô chưa chặt chẽ, chỉ quản lý được Đăng ký xe, chưa quản lý được bộ chứng từ xe. Bên cạnh đó việc kết hợp giữa Ngân hàng và phòng cảnh sát giao thông không có mối quan hệ ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau nên rủi ro KH làm lại đăng ký xe đã xảy ra. Việc hoàn thiện thủ tục tài sản đảm bảo là bất động sản qua các quận huyện và cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo lâu nên ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát trong giải ngân. Quy trình quản lý khoản vay sau giải ngân chưa được tuân thủ, công tác quản lý sau cho vay hình thức và không đầy đủ. Bên cạnh những hạn chế về quy trình, thủ tục, còn có hạn chế về nguồn nhân lực do quy mô mạng lưới ngân hàng ngày càng mở rộng, nhân viên mới vẻ tuổi đời trẻ, năng lực chuyên môn hạn chế, thiếu kinh nghiệm. Điểm đáng chú ý trong phần này, tác giả đưa ra kết quả điều tra thông tin với sự tham gia của 80 thành viên thuộc các bộ phận khác nhau trong MB. 100% phiếu khảo sát hợp lệ. Trong đó có 30 người là cán bộ tín dụng bao gồm 21 người tín dụng doanh nghiệp và 9 người làm tín dụng cá nhân. Qua kết luận từ cuộc khảo sát cho thấy có nhiều phương án vay đang không được kiểm soát chặt chẽ, cán bộ tín dụng sau khi thực hiện giải ngân xong, quá bậnvới những kế hoạch phát triển kinh doanh và coi nhẹ việc kiểm soát sau và kiểm tra định kỳ. vii CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI Trong chương này, ngoài những định hướng hoạt động chung của NHTM CP Quân Đội như tăng vốn, tăng quy mô tín dụng, đa dạng hóa khách hàng, tập trung đào tạo nguồn lực, tăng cường đổi mới công nghệ thông tin, tác giả đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro tại MB trong giai đoạn tới. Nhóm giải pháp về chính sách đề cập tới vấn đề hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực, ngành nghề có độ rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản, thép, nông sảntuy nhiên chính sách tín dụng vẫn hướng tới việc đa dạng hóa Khách hàng với nhiều sản phẩm phù hợp với nhóm ngành nghề đã được xác định mức độ rủi ro khác nhau và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng là khác nhau đối với từng nhóm Khách hàng. Tăng cường mở rộng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khắc phục việc phụ thuộc vào một nhóm khách hàng có quy mô lớn. Để cải tiến quy trình tín dụng, giảm bớt thủ tục cho Khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn, tác giả đề xuất quy trình thẩm định 1 cửa và việc tuân thủ, chấp hành quy trình quy chế cần được đề cao hơn nữa. Đối với hạn chế về quy trình tài sản đảm bảo, tác giả đề xuất xây dựng các quy định về nhận và quản lý tài sản đảm bảo cần cụ thể hơn. Trong đó phải phản ánh được tỷ lệ cho vay đối trên từng loại tài sản đảm bảo cụ thể tùy thuộc vào đặc tính tài sản, tính khả mại, hình thức sở hữu Để khắc phục hạn chế về thời gian, về rủi ro đạo đức do bên định giá tài sản thứ 3 thực hiện, tác giả đề xuất thành lập bộ phận chuyên định giá của Ngân hàng, bộ phận này bao gồm những cá nhân được đào tạo bài bản về định giá, về pháp luật. Bộ phận thực hiện đảm bảo có trách nhiệm, gắn quyền lợi ích của họ với Ngân hàng và thực hiện nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của Khách hàng. Đối với hạn chế về nguồn nhân lực, giải pháp duy nhất là tích cực đào tạo tại chỗ, nhanh chóng khắc phục sự non kém, thiếu kinh nghiệm của nhân viên. Trong công tác thẩm định của chuyên viên thẩm định, cần nghiêm túc thực hiện theo nguyên tắc 6C đã đề viii xuất tại chương I. Để làm tốt công tác quản lý sau vay, vai trò của kiểm soát nội bộ cần phát huy hơn nữa. Bộ phận này cần thực hiện kiểm tra giám sát thường xuyên các công tác tín dụng tại các chi nhánh nhằm phát hiện những sai sót, khắc phục những sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, từ đó tham mưu cho ban lãnh đạo những điểm chưa phù hợp, những điều cần đổi mới cho phù hợp với thực tiễn. Ở phần kết của chương 3, tác giả có một số kiến nghị và đề xuất đối với cơ quan Nhà nước với mong muốn có được hành lang pháp lý ổn định, an toàn, thủ tục hành chính gọn nhẹ, hỗ trợ tối đa cho hoạt động của NHTM nói riêng, đảm bảo an toàn tín dụng cho nền kinh tế nói chung. ix KẾT LUẬN RRTD là vấn đề không thể không có trong hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa sống còn đối với mỗi NH nó chung và NHTM nói riêng. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTD, góp phần hạn chế những tổn thất cho NH, mang lại hiệu quả kinh tế cho MB nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đây là vấn đề khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, cả cấp vĩ mô và vi mô. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và khảo sát thực tế hoạt động tín dụng tại NHTMCP Quân đội, với mục đích đưa ra một số giải pháp chủ yếu, với hy vọng giải quyết phần nào những vướng mắc, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB. Trong phạm vi nghiên cứu hạn hẹp cũng như cách nhìn nhận và trình độ kiến thức còn ở mức độ nhất định nên khó tránh khó sai sót. Rất mong nhật được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài viết được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Luận văn liên quan