Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua thực tiễn ở tỉnh Xiêng Khoảng

Tnh cấp thiết của đề tài: Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào, việc xoá đói giảm nghèo được coi là một chiến lược phát triển quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Lào. Chính phủ Lào nhận định rằng việc phát triển kinh tế của đất nước nhằm mục đích chính là xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, trước hết là giải quyết vấn đề đói nghèo cho dân. Muốn xoá đói giảm nghèo nhất thiết phải có hệ thống các chính sách đúng đắn. Hiện nay tình hình xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc tuy đã có nhiều biến đổi tương đối tốt, song vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại, tỷ lệ hộ nghèo và người nghèo còn cao, đòi hỏi phải hoàn thiện một số chính sách phù hợp để tăng cường xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. Vì vậy đề tài “Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng” là đề tài cấp thiết và được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua thực tiễn ở tỉnh Xiêng Khoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN    feuangsy laofoung HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý kinh tÕ (Khoa häc qu¶n lý) M· sè: 62340410 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội – 2014 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n    Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. TS. lª tè hoa 2. TS. PHẠM THỊ THU HÀ Ph¶n biÖn 1: PGS.TS. Lª Xu©n B¸ Ph¶n biÖn 2: PGS.TS. Lª Quèc Héi Ph¶n biÖn 3: TS. Tr­¬ng Duy Hoµ Bé KÕ ho ¹ch vµ §Çu t­ LuËn ¸n ®­îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång ChÊm LuËn ¸n cÊp Nhµ n­íc häp t¹i: Vµo håi 16 giê ngµy 09 th¸ng 09 n¨m 2014 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: - Th­ viÖn Tr­êng §¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n - Th­ viÖn Quèc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào, việc xoá đói giảm nghèo được coi là một chiến lược phát triển quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Lào. Chính phủ Lào nhận định rằng việc phát triển kinh tế của đất nước nhằm mục đích chính là xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, trước hết là giải quyết vấn đề đói nghèo cho dân. Muốn xoá đói giảm nghèo nhất thiết phải có hệ thống các chính sách đúng đắn. Hiện nay tình hình xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc tuy đã có nhiều biến đổi tương đối tốt, song vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại, tỷ lệ hộ nghèo và người nghèo còn cao, đòi hỏi phải hoàn thiện một số chính sách phù hợp để tăng cường xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào. Vì vậy đề tài “Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng” là đề tài cấp thiết và được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận Các đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài xoá đói giảm nghèo đã được công bố như sau: - Luận văn thạc sỹ xã hội “Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình ở vùng nông thôn tỉnh Chăm pa sắc, kiến nghị về chính sách và giải pháp”, tác giả: Khăm Bay MALASINH (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mun la pa mộc) CHDCND Lào, năm 2007. - Luận văn thạc sỹ “Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào, tác giả: Sổm Phết KHĂMMANI, năm 2002. - Luận văn thạc sỹ “Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp, tác giả: Kẹo Đa la Kon SOULIVÔNG, năm 2005. - Luận án tiến sỹ “Quan điểm và chính sách phát triển thị trường hàng hóa nông thôn ở CHDCND Lào”. Tác giả: Phon Vi Lay, năm 2002. - Luận án tiến sỹ “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh”. Tác giả: Trần Đình Đàn, năm 2002. Tác giả đã phân tích thực trạng đói nghèo và khẳng định phát triển kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng để giải quyết đói nghèo, nêu lên một số giải pháp xoá đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh. - Luận án tiến sỹ “Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao dân tộc Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả: Bun lý THONG PHẾT, năm 2011. - Luận văn thạc sỹ “Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói, giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại Tây nguyên”. Tác giả: Bùi Minh Đạo, năm 2005. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi. 2 - Tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài trong chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc để rút ra các bài học mà Lào có thể nghiên cứu và áp dụng. - Đánh giá thực trạng đói nghèo và chính sách xoá đói giảm nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào và tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn vừa qua (2006 - 2012), - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách XĐGN đối với các tỉnh phía bắc của Lào. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tỉnh Xiêng Khoảng; về nội dung: chính sách XĐGN của trung ương được thực thi ở tinh Xiêng Khoảng. Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy từ năm 2006-2012 và giải pháp đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Dựa vào các bản báo cáo, bản tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch chính sách phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Nhà nước về việc xóa đói giảm nghèo để tổng hợp, các số liệu của tỉnh XK. - Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Tác giả chọn phương pháp điều tra người nghèo bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghèo để nắm được thông tin cần thu thập, mẫu điều tra tác giả thiết kế theo 5 chính sách mà tác giả đã dùng để phân tích tình hình đói nghèo và giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào. Tác giả đã chọn một góc phố người nghèo thuộc bản Phôn Sa Vẳn Xay ngay trong thị trấn Phôn sa vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng để điều tra, với mẫu điều tra khoảng 80 người. - Phương pháp xử lý thông tin: áp dụng thống kê mô tả, thống kê so sánh để tìm ra tác động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên cứu. - Khung lý thuyết: Bao gồm cây mục tiêu và hệ thống các chính sách bộ phận của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu chính là hệ thống lại toàn bộ các chính sách XĐGN, các văn bản liên quan đến vấn đề XĐGN trong cả nước và đánh giá quá trình thực thi các chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào, rút ra những điểm tồn tại và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách XĐGN và kiến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào. Nội dung các chính sách: - CS đất đai định canh định cư: Là quản lý và phân chia đất sản xuất và đất xây 3 nhà ở cho người nghèo để thực hiện việc định canh định cư, nhằm ổn định đời sống của nhân dân. - CS tài chính tín dụng: Quy định một số nguồn tài chính tín dụng từ một số ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chính sách cho người nghèo vay với lãi suất thấp. - CS phát triển cơ sở hạ tầng: Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường, hệ thống thuỷ lợi, điện nước, viễn thông v.v - CS phát triển giáo dục, đào tạo, y tế và môi trường: Nhà nước đầu tư xây nhà trường, xây trạm xá, bệnh viện, điều giáo viên và cán bộ y tế miền xuôi lên giúp giảng dạy và khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi, - CS phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi: Khuyến khích phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến hàng nông nghiệp, chế biến dược phẩm, công nghệ thủ công, chợ búa, thông tin liên lạc, xây nhà văn hoá, thể thao và một số cơ sở dịch vụ khác nhằm phát triển các ngành sản xuất, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi . 6. Những đóng góp của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu chính sách XĐGN cho các tỉnh miền núi. - Rút ra một số bài học cho CHDCND Lào từ việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi. - Đánh giá thực trạng nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo của nước CHDCND Lào giai đoạn 2006 - 2012, những điểm mạnh, điểm yếu trong chính sách đó. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc của CHDCND Lào trong giai đoạn 2012 - 2020. 7. Bố cục của luận án Luận án được trình bày trong 3 chương: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc. CHƯƠNG 2: Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở tỉnh Xiêng Khoảng CHƯƠNG 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào đến năm 2020. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 1.1. Đói nghèo ở miền núi 1.1.1. Khái niệm đói nghèo Trong lịch sử phát triển của loài người, sau khi loài người bắt đầu có giai cấp và xã hội phát triển, các nước trên thế giới bắt đầu xuất hiện sự khác biệt nhau về quyền sở hữu, mức độ chênh lệch và cách sa về lợi ích, xã hội loài người đã phân hóa thành hai giai cấp rõ rệt: giai cấp thống trị (người giàu) và giai cấp bị thống trị (người nghèo). Trải qua bao nhiêu thập kỷ khi loài người có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao và thấy rằng sự đói nghèo là một cản trở lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì mới bắt đầu quan tâm và có chủ trương đường lối xoá đói giảm nghèo. Vậy thế nào gọi là nghèo đói; chuẩn nghèo đói được thế giới quy định như thế nào? Trong Bách khoa toàn thư WiKipedia có viết: "Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định". Trên thế giới hiện nay đều dùng 2 tiêu chuẩn nghèo là thu nhập bằng đôla Mỹ và lượng ca-lo của một đầu người trong một ngày để xác định sự nghèo đói. Quan niệm của thế giới về đói nghèo: Ông Robert MacNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới (WB), đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối và Ông định nghĩa nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta". Ngân hàng Thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo tuyệt đối trên thế giới với thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày để thoả mãn nhu cầu cuộc sống là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Nhưng chuẩn nghèo tuyệt đối trên còn tuỳ theo tình hình của từng vùng, từng quốc gia mà quy định chuẩn nghèo tuyệt đối khác nhau chẳng hạn ở châu Mỹ La tinh và Carribean quy định 2 đô la Mỹ, đối với các nước Đông Âu là 4 đô la Mỹ và đối với các nước công nghiệp là 14,40 đô la Mỹ [36] . Ngoài nghèo tuyệt đói ra còn có nghèo tương đối. Định nghĩa về nghèo tương đối cũng dựa vào hoàn cảnh xã hội cá nhân, cụ thể như sau: Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các nguồn lực vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Vậy chuẩn nghèo là mốc quan trọng để đánh giá nghèo khổ thu nhập. Về khái niệm, chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế. Xác định nhu cầu chi tiêu tối thiểu cho lương thực thực 5 phẩm được xác định theo một căn cứ khoa học đó là nhu cầu hấp thụ calori trung bình một ngày đêm cho một người (theo WB thì con số trung bình là 2.100 kilocalori), [35]. Quan niệm nghèo của Lào: Chính phủ CHDCND Lào đã đưa ra khái niệm về nghèo theo tình hình thực tế của Lào như sau: “Nghèo là sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày như: Thiếu lương thực thực phẩm không thể đáp ứng được 2.100 Ca-lo/người/ngày), thiếu quần áo mặc, không có nhà ở cố định, không có khả năng chi tiền thuốc men khi ốm đau, không có khả năng chi tiền phí giáo dục cơ bản, không có điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.” Theo nghị định của Thủ tướng Chính phỉ CHDCND LÀO số 285/TTg, ban hành ngày 13/10/2009 về chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển giai đoạn 2010-2015. Theo nghị định số 285/TTg trên, Chính phủ còn đưa ra chuẩn nghèo của Lào theo cá nhân, hộ, bản và huyện nghèo như sau: 1) Người nghèo: Chuẩn nghèo của người nghèo là dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng không phân biệt giới tính, tuổi thọ và đánh giá theo tiền kíp: - Chuẩn nghèo bình quân cả nước là 261.000 kíp/người/tháng. - Chuẩn nghèo ở nông thôn miền núi là 253.000 kíp/người/tháng. - Chuẩn nghèo ở thành thị là 284.000 kíp/người/tháng. 2) Hộ nghèo: Hộ được coi là nghèo là hộ có tất cả các khoản thu nhập cộng lại , nếu quy ra một ngày thì được khoảng 0,8 đô la Mỹ trên một người một ngày, so với chuẩn nghèo của thế giới là 1 la Mỹ trên đầu người trong một ngày và phù hợp với chuẩn nghèo quốc gia. Với số tiền 192.000 kíp/người/tháng (khoảng 6.400 kíp/người/ngày) này chỉ đủ mua gạo được khoảng 4 kg (50.000 kíp/kg gạo loại rẻ nhất) cho một người trong một tháng và không thể cân đối để mua các thứ khác chẳng hạn: quần áo, nhà ở, học phí và mua thuốc chữa bệnh v.v... 3) Hộ thoát nghèo là hộ đủ ăn, không thiếu thốn những đồ dùng cần thiết, là hộ có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo, có đủ quần áo mặc, có công ăn việc làm có thu nhập, có dụng cụ sản xuất và các điều kiện thuận lợi khác để phục vụ cuộc sống bình thường. 4) Bản nghèo: Bản được coi là nghèo có các chuẩn nghèo như sau: - Bản nào có hộ nghèo từ 50% trở lên của tổng cộng hộ trong bản được coi là bản nghèo. - Bản mà không có trường học tại bản hoặc có ở gần bản nhưng phải đi bộ mất thời gian nhiều hơn 1 tiếng. - Bản không có trạm y tế, hiệu thuốc mà dân bản phải đi bệnh viện huyện gần 6 nhất với thời gian đi bộ ít nhất là 2 tiếng. - Bản thiếu nước sạch dùng. - Bản không có đường ô tô vào hoặc có đường nhưng chỉ đi được trong mùa khô. 5) Huyện nghèo là: - Huyện nào có bản nghèo chiếm từ 51% trở lên là huyện nghèo. Bảng 1.1: Bảng tổng hợp một số chuẩn nghèo của CHDCND Lào Chuẩn thế giới Chuẩn quốc gia Usd/ ngư ời/ng ày Ca- lo/ ngườ i/ngà y Thu nhập bình quân Thu nhập T.thị k/ người/ tháng Thu nhập N.thôn k/ người/ tháng Đường nghèo về khối lượng Đường nghèo về chất lượng 1 2.100 261.000 284.000 253.000 2.100 + nhà ở, quần áo mặc, giáo dục, y tế, trường học, đường xá, văn hóa, nước sạch và điện v.v. Nguyên nhân nghèo, khái niệm, sự nhận thức về nghèo, phong tục tập quán, mê tín dị đoan, văn hóa-giáo dục, kinh tế - xã hội, chính trị, điều kiện thiên nhiên, môi trường sống v.v... Nguồn: [57] [60]  Dưới đây là chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 2.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm đường nghèo. Thái Lan: 2.099 ca-lo; Bang-la-đet: 2.122 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô- nê-xi-a,... Việt Nam cũng dùng tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như một số quốc gia khu vực. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đói nghèo ở miền núi Đói nghèo ở miền núi có những đặc trưng như sau: - Địa hình: Núi non hiểm trở, diện tích sản xuất hạn chế. - Khí hậu: Khí hậu thay đổi bất thường, giá rét, mưa nhiều gây sói mòn đất. 7 - Thiếu tư liệu sản xuất: Dựa chủ yếu vào tự nhiên. Đặc trưng này xuất phát từ địa thế và khí hậu miền núi. - Nghề sản xuất: Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, giá trị thấp. - Thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đây là khó khăn đặc biệt như là không có đường giao thông nối liền từ tỉnh và huyện về bản, thiếu hệ thống thủy lợi tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, thiếu hệ thống điện, viễn thông, nước sạch, vệ sinh công cộng v.v - Thiếu các cơ sở hạ tầng xã hội: Các bản làng ở xa không có trường học, bệnh viện, chợ búa, cửa hàng mậu dịch và các dịch vụ xã hội khác. 1.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo ở miền núi a) Nguyên nhân khách quan: 1) Yếu tố lịch sử : Lịch sử phát triển xã hội của Lào đã để lại hậu quả rất lớn cho giai cấp vô sản hay giai cấp bị thống trị, đó là phần lớn nhân dân ở khắp đất nước nghèo khổ và đã phân chia rõ hai giai cấp, giai cấp thống trị (Chủ nô, phong kiến và giai cấp tư sản) và giai cấp đối lập là giai cấp bị thống trị (giai cấp vô sản). 2) Yếu tố địa hình và khí hậu: Vùng nông thôn miền núi là những vùng có địa hình núi cao hiểm trở, sông ngòi nhiều, khí hậu quanh năm gió rét và thay đổi khắc nghiệt. Với địa hình khó khăn như vậy dân bản hầu như bị bao vây bởi địa hình khép kín, bị đóng cửa ngăn cách với nền kinh tế - xã hội và thế giới bên ngoài. b) Nguyên nhân chủ quan: 1) Yếu tố thiếu đất đai sản xuất và định canh định cư chưa tốt: Nhân dân ở vùng núi hay có lối sống di cư di canh, một là do địa hình địa thế phức tạp, đất đai sản xuất bạc mầu, dân số ngày tăng lên đòi hỏi phải tìm đất canh tác rộng hơn để sản xuất đủ nuôi các thành viên trong gia đình, hai là di cư, đất canh tác kém mầu mỡ, thiếu đất đai và dụng cụ sản xuất. 2) Yếu tố sản xuất kinh doanh chưa phát triển: Nhân dân ở các tỉnh miền núi đã từ lau sống quen với phong tục tập quán văn hóa và sản xuất lạc hậu, đó là nghề sản xuất tự cung tự cấp, năng suất lao động thấp, họ chưa biết cải tạo đất canh tác, chưa có giống cây trồng mới, thiếu vốn đầu tư , thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn thông tin, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết. Mặt khác ở vùng núi vì địa hình địa thế phức tạp và khí hậu khắc nghiệt cho nên ở những vùng này thường hay xảy ra nhiều rủi ro, đó là thiên tai lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, sói mòn và đất lở làm thiệt hại tới mùa màng, tài sản và con người. Lối sống và kiểu làm ăn thiếu bền vững gây ra hiện tượng phá rừng, sói lở đất, săn bắn thú rừng, sự diệt chủng của luồng cá v.v... [35]. 8 3) Yếu tố thiếu vốn và phương tiện sản xuất: Ở miền núi nhân dân rất thiếu về vốn và các phương tiện sản xuất, việc sản xuất chủ yếu là dùng sức lực và lao động chân tay, cho nên năng suất lao động rất thấp. 4) Do yếu tố thiếu cơ sở hạ tầng: Một trong những nguyên nhân nghèo đối với nhân dân các tỉnh miền núi là hệ thống cơ sở hạ tầng, vì điều kiện địa lý, núi non hiểm trở, sông suối và rừng rậm không có đường giao thông vận tải đi lại giữa các huyện và các bản làng, dân chủ yếu chỉ đi bộ kể cả việc vận chuyển các sản phẩm sản xuất được từ nương rẫy, vườn ở xa về nhà cũng bằng vai, gùi, ngựa v.v... Yếu tố giáo dục đào tạo, y tế và môi trường: - Về Giáo dục và đào tạo: Nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi thường ít được học hành, hầu như không biết chữ ngay cả tiếng Lào cũng không biết. - Về y tế: Thường thường những người nghèo ở miền núi ít được tiếp cận với dịch vụ y tế, vì đường xá khó khăn, bệnh viện ở xa và chi phí y tế cao cho nên khi ốm đau người nghèo không quan tâm đến bệnh viện. - Về môi trường: Bởi vì những người nghèo quen sống với cuộc sống núi rừng, nhưng họ đã phá môi trường sống của chính họ đó là chặt rừng, đốt rừng mở diện tích sản xuất nông nghiệp. 1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi 1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi Chính sách xoá đói giảm nghèo có thể tổng hợp lại như sau: Chính sách xoá đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể v.v... nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo ở nông thôn miền núi, hướng tới thực hiện mục tiêu chung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”. 1.2.2. Mục tiêu của các chính sách xoá đói giảm nghèo a. Mục tiêu chung: Chính sách xoá đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. XĐGN góp phần đảm bảo an sinh xã hội một cách lâu dài và bền vững, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. b) Mục tiêu bộ phận: 1) Hỗ trợ tín dụng và tạo điều kiện cho người nghèo vay tín dụng lãi suất thấp để có cơ hội
Luận văn liên quan