Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Quang – Hồng Anh

Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều cơ hội để giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường ra khắp thế giới. Bên cạnh đó họ cũng gặp phải không ít thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt. Họ không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn cả những đối thủ từ các nước khác. Công ty Phúc Quang – Hồng Anh cũng gặp phải sự cạnh tranh như thế. Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dầu thực vật, công ty vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến dầu trong nước và cả với những doanh nghiệp nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Là một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập mà để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh tế đầy biến động thì công ty Phúc Quang – Hồng Anh phải tạo dựng và duy trì được những lợi thế cạnh tranh riêng của mình, ví dụ như chú trọng đến hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối. Một hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả sẽ là con đường nhanh nhất đưa sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng. Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống phân phối đối với công ty Phúc Quang – Hồng Anh nên tác giả lựa chọn “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Quang – Hồng Anh” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ hệ thống lại kiến thức lý thuyết về hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống phân phối trong doanh nghiệp. Qua việc vận dụng lý thuyết, tác giả phân tích thực trạng hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối mà công ty Phúc Quang – Hồng Anh đang thực hiện, rút ra những nhận xét về ưu và nhược điểm của hoạt động đấy. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho công ty. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn được bố cục theo bốn chương như sau:  Chương 1: Tổng quan các công trình có liên quan đến xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối.  Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối.  Chương 3: Thực trạng xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Phúc Quang –Hồng Anh.  Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty Phúc Quang – Hồng Anh.

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Quang – Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[i] PHẦN MỞ ĐẦU Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều cơ hội để giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường ra khắp thế giới. Bên cạnh đó họ cũng gặp phải không ít thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt. Họ không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn cả những đối thủ từ các nước khác. Công ty Phúc Quang – Hồng Anh cũng gặp phải sự cạnh tranh như thế. Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng dầu thực vật, công ty vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến dầu trong nước và cả với những doanh nghiệp nhập khẩu dầu từ nước ngoài. Là một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập mà để tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh tế đầy biến động thì công ty Phúc Quang – Hồng Anh phải tạo dựng và duy trì được những lợi thế cạnh tranh riêng của mình, ví dụ như chú trọng đến hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối. Một hệ thống phân phối hoạt động hiệu quả sẽ là con đường nhanh nhất đưa sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng. Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống phân phối đối với công ty Phúc Quang – Hồng Anh nên tác giả lựa chọn “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Quang – Hồng Anh” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ hệ thống lại kiến thức lý thuyết về hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống phân phối trong doanh nghiệp. Qua việc vận dụng lý thuyết, tác giả phân tích thực trạng hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối mà công ty Phúc Quang – Hồng Anh đang thực hiện, rút ra những nhận xét về ưu và nhược điểm của hoạt động đấy. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho công ty. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn được bố cục theo bốn chương như sau:  Chương 1: Tổng quan các công trình có liên quan đến xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối.  Chương 2: Cơ sở lý luận về xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối.  Chương 3: Thực trạng xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Phúc Quang –Hồng Anh.  Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty Phúc Quang – Hồng Anh. [ii] CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN XẤY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI Nội dung thứ nhất: Tác giả giới thiệu các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối của doanh nghiêp. Đó là các luận văn thạc sỹ, nghiên cứu khác như chương trình tọa đàm“ Tầm nhìn doanh nghiệp” tháng 10-2011. Nội dung thứ hai: Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan. Dù nghiên cứu ở các doanh nghiệp với quy mô, hình thức sở hữu và sản phẩm khác nhau nhưng các tác giả của các luận văn nghiên cứu về xây dựng và quản trị kênh phân phối đều tìm hiểu kiến thức lý luận về hoạt động xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp. Dựa trên nền kiến thức đó các tác giả đi phân tích thực trạng hoạt động xây dựng và quản trị kênh tại các đơn vị mình nghiên cứu, đánh giá các ưu điểm họ đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó họ đề xuất các giải pháp để hoàn thiện những mặt mà các công ty chưa đạt được. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI 2.1 Tổng quan về kênh phân phối - Khái niệm: Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp hoặc cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng . - Vai trò kênh phân phối + Giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hóa với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ nhưng đặc biệt đa dạng. + Giải quyết sự mâu thuẫn về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng do sản xuất tập trung lại một địa điểm còn tiêu dùng rộng khắp hoặc ngược lại. + Giải quyết sự khác biệt về thời gian do thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp nhau, có thể sản xuất tính tới yếu tố thời vụ còn tiêu dùng quanh năm và ngược lại. Sự ăn khớp về thời gian đòi hỏi dòng chảy sản phẩm qua kênh phân phối [iii] đảm bảo thời gian nhằm thỏa mãn khách hàng. - Cấu trúc kênh phân phối Cấu trúc kênh phân phối như một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân chia cho họ. Cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên kênh khác nhau. Có 3 yếu tố cơ bản phản ánh một cấu trúc của kênh phân phối. + Chiều dài của kênh được xác định bởi cấp độ trung gian có mặt trong kênh.. + Chiều rộng biểu hiện ở số lượng các trung gian thương mại ở mỗi cấp độ kênh. + Các loại trung gian ở mỗi cấp độ kênh. 2.2 Xây dựng hệ thống kênh phân phối Xây dựng hệ thống kênh phân phối là các quyết định lựa chọn cấu trúc kênh, hình thức tổ chức kênh, các thành viên tham gia kênh và các quan hệ trong kênh. Quá trình xây dựng kênh gồm các bước: - Nhận dạng nhu cầu xây dựng kênh. - Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của kênh. - Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống kênh. - Lựa chọn cấu trúc kênh tốt nhất. - Lựa chọn các thành viên tham gia vào hệ thống kênh. 2.3 Quản trị hệ thống kênh phân phối - Khái niệm:Theo quan điểm của nhà quản trị kênh thì quản trị kênh phân phối được hiểu là toàn bộ các công việc quản trị điều hành hoạt động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên kênh đã được lựa chọn, qua đó thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. - Những nội dung chủ yếu + Quản trị mẫu thuẫn, xung đột trong kênh + Kiểm tra, đánh giá hoạt động của các thành viên kênh + Khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động + Sử dụng Marketing hỗn hợp trong quản lý kênh Chính sách sản phẩm: đề cập đến những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc, phương pháp [iv] và thủ tục được thiết lập gắn với việc thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm nhằm thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Có ba vấn đề của chính sách sản phẩm liên quan đến quản lý kênh: Lập kế hoạch và phát triển sản phẩm mới; chu kỳ sống sản phẩm; chiến lược sản phẩm. Chính sách giá: đề cập đến các nội dung kết cấu của hệ thống định giá trong kênh, những nguyên tắc phát triển chiến lược định giá trong kênh và những vấn đề khác trong định giá qua kênh như kiểm soát giá, thay đổi trong chính sách giá, quá trình tăng giá. Hoạt động xúc tiến qua kênh phân phối: Là tập hợp các biện pháp làm khách hàng mua ngay, mua nhiều hơn, tăng lượng bán ngay lập tức nhờ tạo ra những lợi ích vật chất hay tinh thần bổ sung cho người mua. Xúc tiến bán hàng gồm xúc tiến bán nhằm vào các trung gian thương mại (chiến lược đẩy) và nhằm vào người tiêu dùng (chiến lược kéo). CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC QUANG – HỒNG ANH 3.1 Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Quang – Hồng Anh Trong phần này, tác giả trình bày Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Phúc Quang – Hồng Anh; Cơ cấu tổ chức của ngân hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011. Trước đây công ty công ty TNHH Phúc Quang – Hồng Anh có tên gọi là công ty TNHH Phúc Quang. Đến năm 2000 công ty đổi tên thành công ty TNHH Phúc Quang – Hồng Anh và được duy trì tới bây giờ. Công ty chuyển sang lĩnh vực hoạt động chính từ năm 2002, được đánh dấu bằng việc xây dựng Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Việt Nam tại khu công nghiệp Tân Hồng, Hoàn Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhà máy được đầu tư với hệ thống dây chuyền sản xuất dầu ăn thực vật theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu và thế giới. 3.2 Thực trạng hoạt động xây dựng hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Phúc Quang – Hồng Anh - Giới thiệu hệ thống kênh phân phối của công ty [v] Công ty đang chia khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của mình thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là khách hàng công nghiệp lớn: những nhà máy, cá nhân mua dầu thực vật với số lượng lớn về làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Nhóm thứ hai là khách hàng tiêu dùng mua dầu thực vật về chế biến đồ ăn hằng ngày hoặc những khách hàng công nghiệp mua với số lượng nhỏ. Với nhóm thứ nhất công ty sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Với nhóm thứ hai công ty sử dụng kênh phân phối gián tiếp. - Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng hệ thống kếnh phân phối + Đặc điểm của thị trường mục tiêu như: quy mô, mật độ và hành vi thị trường + Đặc điểm của sản phẩm: Khối lượng riêng của dầu là 0.9 kg/lít, sản phẩm được đóng theo quy chuẩn với khối lượng từ 8.64 kg – 18 kg cho mỗi đơn vị đóng gói. Trong điều kiện bình thường, sản phẩm có hạn sử dụng trong 2 năm. Giá trị của sản phẩm này phù hợp với việc phân phối qua một vài trung gian để giảm thiểu chi phí phân phối, từ 2-3 thành viên tham gia vào kênh là phù hợp nhất. Đối với cả thị trường tiêu dùng và công nghiệp thì dầu thực vật không phải là mặt hàng có tính mới lạ như mặt hàng điện tử hay công nghệ cao. + Đặc điểm của các trung gian thương mại Các trung gian tham gia vào hệ thống kênh phân phối dầu ăn có nhiều điểm chung với phân phối các mặt hàng thực phẩm như: đường, sữa, bánh kẹo, mỳ tôm, rượu biaĐể quyết định một trung gian thương mại có tham gia vào hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty hay không thì người quản trị kênh căn cứ vào các đặc điểm sau: khả năng sẵn sàng, chi phí phân phối và khả năng tài chính. + Đặc điểm của doanh nghiệp Là một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập nên công ty có những điểm yếu so với đối thủ như: yếu hơn tiềm lực về tài chính và hạn chế về kinh nghiệm quản lý nói chung cũng như quản lý hệ thống phân phối nói riêng. Những đặc điểm này có tác động quan trọng trong việc xây dựng và trị hệ thống kênh phân phối của công ty. - Lựa chọn cấu trúc kênh Để lựa chọn được được thành viên tốt, hoạt động hiệu quả và đúng thời điểm để tham gia vào hệ thống kênh phân phối là một việc làm không dễ dàng. Đây là một quá [vi] trình đòi hỏi nhà quản trị kênh phải dành nhiều thời gian và công sức từ việc xác định các tiêu chuẩn lựa chọn, tìm kiếm các thành viên, đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thành viên và đưa ra quyết định lựa chọn như: điều kiện tín dụng và tài chính, sức mạnh bán hàng, dòng sản phẩm, quy mô hoạt động. - Thỏa thuận giữa công ty và các thành viên kênh Thỏa thuận được thể hiện trong hợp đồng phân phối: Hợp đồng được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản, được viết bằng tiếng Việt, ký kết cho từng năm. Công ty yêu cầu nhà bán buôn phải bảo mật tất cả những thông tin trong hợp đồng. Những nội dung cơ bản được thể hiện trong hợp đồng bao gồm: hàng hóa, khu vực bán hàng, dự trữ tồn kho, tỷ lệ chiết khấu, phương thức thanh toán, phương thức giao hàng Những thỏa thuận bằng văn bản khác: Quyết định giá bán hàng và quyết định về mức chỉ tiêu sản lượng. 3.3 Thực trạng hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty Phúc Quang – Hồng Anh - Kiểm tra, đánh giá hoạt động của các thành viên kênh: Các nhân tố ảnh hưởng đến phạm vi và tần suất của việc đánh giá + Mức độ kiểm soát: Nếu như so sánh với các nhãn hàng do hai công ty dầu lớn trong nước Cái Lân và Tường Anh sản xuất thì sản phẩm của công ty Phúc Quang – Hồng Anh kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên so sánh với sản phẩm của công ty dầu OTran và Quang Minh và của các nhà thương mại khác thì sản phẩm của công ty lại hấp dẫn hơn. + Tầm quan trọng của các thành viên kênh: Như chúng ta đã biết khoảng 80- 85% sản lượng của công ty được bán thông qua kênh gián tiếp chứng tỏ kênh gián tiếp có vai trò rất lớn trong hoạt động phân phối của công ty. + Bản chất của sản phẩm: Công ty chỉ sản xuất đơn sản phẩm là dầu thực vật nên yếu tố này ít ảnh hưởng hơn tới việc kiểm soát hoạt động của các thành viên kênh. + Số lượng các thành viên kênh: Thông qua kênh bán hàng trực tiếp công ty đang có 30 khách hàng là các nhà máy; hộ tiêu dùng lớn và có khoảng 60 nhà phân phối vì thế cần thiết phải đánh giá hoạt động của các thành viên này dựa vào số liệu bán hàng hiện tại của họ. [vii] - Giải quyết các mâu thuẫn xung đột trong hệ thống kênh phân phối Có hai loại mâu thuẫn đang tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của công ty. Loại thứ nhất là mâu thuẫn giữa mục tiêu của công ty đối với các trung gian thương mại của họ. Loại thứ hai là mâu thuẫn giữa các trung gian thương mại cùng cấp (giữa các nhà bán buôn) và khác cấp với nhau (giữa nhà bán buôn với nhà bán lẻ) nhưng với cấu trúc hoạt động hiện nay thì nhà quản trị kênh chỉ có điều kiện giải quyết mâu thuẫn giữa các nhà bán buôn với nhau. - Hỗ trợ, khuyến khích các thành viên trong kênh Những thương nổi tiếng như Neptune, Simply, Meizan của công ty dầu Cái Lân hay Vạn Thọ, Tường Ancủa công ty dầu Tường An được nhiều người tiêu dùng trong nước biết. Ngược lại, sản phẩm do công ty Phúc Quang – Hồng Anh đã sinh sau đẻ muộn hơn đối thủ lại không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế việc tiếp cận được với những khách hàng mới là rất khó khăn. - Sử dụng Marketing mix trong quản trị hệ thống kênh phân phối + Về sản phẩm Trong giai đoạn lập kế hoạch và phát triển sản phẩm mới công ty Phúc Quang – Hồng Anh luôn nhận được sự đóng góp của các thành viên kênh trong việc lập kế hoạch sản phẩm mới. Trước khi sản phẩm mới được đưa ra thị trường thì công ty đều cung cấp cho các thành viên kênh những thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm: tên, sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, thời gian dự kiến đưa ra. Chu kỳ sống của sản phẩm: Hiện nay loại dầu can, dầu thùng carton 18kg, dầu chai thương hiệu Bếp Việt và Cooking Tràng An đang ở giai đoạn tăng trưởng, nhu cầu thị trường tăng nhanh chóng. Dầu chai thương hiệu Tràng An và đậu nành Tràng An đang ở giai đoạn bão hòa . Quản lý sản phẩm: Công ty vừa mở rộng và vừa thu hẹp dòng sản phẩm. Đối với những sản phẩm đang trong giai đoạn tăng trưởng thì họ tập trung phát triển để tăng doanh thu bằng việc tăng sản lượng, thực hiện các hỗ trợ cần thiết cho thành viên kênh trong việc tiêu thụ chúng. Với sản phẩm ở giai đoạn bão hòa thì giảm sản lượng. + Về giá cả Phương pháp định giá. Công thức xác định giá cộng lãi vào giá thành là: Giá dự [viii] kiến = giá thành sản phẩm + lãi dự kiến Nguyên tắc định giá: Công ty đang định giá dựa trên: kết hợp các yếu tố giữa cung cầu thị trường, chi phí sản xuất, giá ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của các thành viên kênh. - Về xúc tiến Các chương trình xúc tiến cụ thể: Công ty thực hiện chương trình trưng bày sản phẩm khi tình hình cạnh tranh gay gắt hơn, đối thủ cạnh tranh thực hiện chương trình trưng bày và khi muốn thúc đẩy bán hàng mạnh hơn; xác định chỉ tiêu căn cứ vào năng lực của nhà phân phối, tình hình tiêu thụ của từng thị trường, yếu tố mùa vụ mà hàng tháng công ty vẫn xây dựng mức chỉ tiêu sản lượng cho họ. 3.4 Đánh giá chung về xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối tại công ty Phúc Quang – Hồng Anh - Những ưu điểm + Về việc xây dựng hệ thống kênh: Hoạt động xây dựng kênh đạt được mục tiêu quan trọng đề ra là xây dựng được hệ thống phân phối phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của công ty vì công ty đã quan tâm và chú ý tới hoạt động này; Công ty đã xác định được những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng kênh của hệ thống phân phối; Các thỏa thuận giữa công ty và các thành viên kênh là tương đối chặt chẽ. + Về việc quản trị hệ thống kênh: Công ty luôn duy trì và quan tâm tới các nội dung của hoạt động này như: quản trị mâu thuẫn xung đột trong kênh, thực hiện hỗ trợ và khuyến khích các thành viên kênh, sử dụng Marketing mix trong quản trị hệ thống kênh phân phối và hoạt động giám sát kiểm tra hoạt động của các thành viên kênh. - Những hạn chế và nguyên nhân Về việc xây dựng hệ thống kênh + Công ty chưa quan tâm đến việc nhận dạng nhu cầu tổ chức kênh. + Chưa thực hiện tố việc đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh. Có bốn yếu tố thị trường rất quan trọng cần được xem xét và phân tích khi xác định cấu trúc hệ thống kênh phân phối là: Mật độ thị trường, hành vi thị trường, địa lý thị trường và quy [ix] mô thị trường thì công ty mới sử dụng hai yếu tố đầu. + Chưa chú trọng đến việc xây dựng và quản trị kênh phân phối trực tiếp, công ty mới chỉ quan tâm tới việc sẽ bán được bao nhiêu hàng qua kênh trực tiếp, chưa có phương án sẽ thu hút những khách hàng cụ thể nào và kế hoạch chăm sóc hay lịch trình đi thăm các khách hàng cũ ra sao + Công ty còn có những hạn chế trong hoạt động lựa chọn cấu trúc kênh. + Chưa thực hiện tốt hoạt động lựa chọn các thành viên tham gia vào kênh phân phối vì công ty chưa đưa ra được những lợi ích nhằm thu hút được những thành viên tiềm năng tham gia vào kênh như thực hiện hoạt động quảng cáo và xúc tiến hỗn hợp cho thành viên kênh, trợ giúp họ về mặt quản lư. Về việc quản trị hệ thống kênh + Hoạt động quản trị mâu thuẫn xung đột trong kênh chưa tốt. Công ty đã quan tâm và xử lý các mâu thuẫn xuất hiện trong kênh nhưng hiệu quả còn thấp. + Hoạt động khuyến khích thành viên kênh. Công ty chưa thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các thành viên trong kênh bởi vì họ chưa đầu tư cho hoạt động quảng cáo sản phẩm để kéo người tiêu dùng đến với sản phẩm, chưa quan tâm đến những khó khăn mà các trung gian đang gặp phải để đưa ra các hỗ trợ kịp thời + Hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động của các thành viên kênh. Công ty đã thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá nhưng còn mang tính hình thức nên kết quả của hoạt động này chưa cao nên chỉ là căn cứ tham khảo khi ra các quyết định cần thiết: + Sử dụng Marketing – mix trong quản trị kênh: Trong chương trình xúc tiến phân phối công ty không sử dụng chiến lược Marketing kéo như quảng cáo trên truyền hình, internet, báo và chi phí rất ít cho chiến lược Marketing đẩy thông qua hệ thống phân phối nên hiệu quả của chiến lược xúc tiến rất thấp. Các biện pháp mà công ty sử dụng trong chiến lược xúc tiến phân phối là quá mờ nhạt với chi phí nhỏ giọt và tần suất thì thưa thớt. Tỷ lệ chiết khấu đối với tất cả các nhãn hàng hóa đều như nhau nên không khuyến khích được các thành viên kênh trong việc bán các mặt hàng khó tiêu thụ. [x] CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY PHÚC QUANG - HỒNG ANH 4.1 Định hướng phát triển của công ty - Định hướng về hoạt động sản xuất kinh doanh + Xây dựng chiến lược kinh doanh phải phù hợp với chiến lược phát triển chung, năng lực và tiềm năng của công ty. Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với chiến lược tài chính, nhân sự, công suất máy móc + Duy trì mức độ tăng trưởng sản lượng trung bình 25%/ năm trong giai đoạn 2011 -2015 để đạt 83.000 tấn vào năm 2012 đồng thời chiếm lĩnh được khoảng 6% thị phần trên thị trường dầu ăn của cả nước. Bên cạnh đó là tăng độ phủ ở thị trường hiện tại và mở rộng thị trường ở những vùng miền mà sản phẩm của công ty chưa có mặt. + Lập kế hoạch và quản trị hàng tồn kho hiệu quả hơn để hạn chế tối đa tình trạng không đủ hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, có thời gian theo dõi để loại bỏ những sản phẩm bị hỏng trước khi xuất bán. + Công ty cần chú trọng nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng sản phẩm và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. + Tái cấu trúc lại nhân sự công ty: Định kỳ kiểm tra lại kiến thức, chuyên môn của cán bộ, công nhân viên, phân công và bố trí lại công việc rõ ràng của tất cả các nhân viên ở các bộ phận khác nhau để tránh tình trạng bị chồng chéo như nhiều người cùng làm một công việc và cần bố trí công việc khoa học dựa trên trình độ, kinh nghiệm của người lao động để sắp xếp công việc... - Định hướng về phát triển thị trường mục tiêu + Chú trọng, đẩy mạnh hơn đến hoạt động nghiên cứu và định vị thị trường. Công ty cần phân biệt rõ ràng thị trường khách hàng công nghiệp tiêu dùng hàng can 20 lít, bịch 18kg và thị trường người tiêu dùng . + Thực hiện
Luận văn liên quan