Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan

Ấn chỉ Hải quan có vai trò rất quan trọng trong công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan vì sử dụng ấn chỉ sẽ thực hiện được yêu cầu về giám sát, quản lý của cơ quan hải quan đối với những hàng hoá cần giám sát về tính nguyên trạng của hàng hoá trong thời gian và quãng đường hàng hoá chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đồng thời chứng minh nguồn gốc nhập khẩu của hàng hoá. Công tác quản lý ấn chỉ rất phức tạp, nhiều loại ấn chỉ phải quản lý đến từng số sêri. Hiện nay, việc nhập xuất ấn chỉ qua lại giữa đơn vị trực thuộc các cấp (Tổng cục, Cục và Chi cục) diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ thông tin về tình hình ấn chỉ và kết quả hoạt động của các đơn vị. Vì vậy, kế toán ấn chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định điều hành nhằm quản lý có hiệu quả việc sử dụng ấn chỉ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của kế toán chỉ phát huy tác dụng khi công tác kế toán được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Qua tình hiểu thực tế tại Tổng cục Hải quan, việc quản lý ấn chỉ trong ngành Hải quan hiện nay đang thực hiện theo phương thức thủ công dẫn đến còn nhiều bất cập trong tổ chức kế toán ấn chỉ, cụ thể: Thứ nhất, Tổng cục Hải quan chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác kế toán ấn chỉ, cán bộ làm công tác kế toán ấn chỉ thường xuyên thay đổi do quy định luân chuyển cán bộ, công chức nên công tác quản lý ấn chỉ gặp nhiều khó khăn, chất lượng quản lý tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu. Thứ hai, tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan tồn tại trên hai khía cạnh như chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ cũng như chưa tổ chức phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ấn chỉ của đơn vị. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nhân sự trong tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan chưa tương xứng với vị trí của nó trong việc cung cấp đầy đủ thông tin kế toán ấn chỉ cho các nhà quản lý. Điều này được thể hiện xuyên suốt từ khâutổ chức hệ thống sổ và tài khoản kế toán ấn chỉ đến khâu tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ấn chỉ và cuối cùng ở khâu tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ. Xuất phát từ thực tế này, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề, đánh giá thực trạng và từ đó kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý, là cơ sở cho nghiệp vụ hải quan hoạt động một cách hiệu quả. Thêm vào đó, trước kia chưa có bất kể tác giả nào chọn đề tài trùng lặp. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp hoàn thiện và kết luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan.

pdf6 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Ấn chỉ Hải quan có vai trò rất quan trọng trong công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan vì sử dụng ấn chỉ sẽ thực hiện được yêu cầu về giám sát, quản lý của cơ quan hải quan đối với những hàng hoá cần giám sát về tính nguyên trạng của hàng hoá trong thời gian và quãng đường hàng hoá chịu sự giám sát của cơ quan hải quan đồng thời chứng minh nguồn gốc nhập khẩu của hàng hoá. Công tác quản lý ấn chỉ rất phức tạp, nhiều loại ấn chỉ phải quản lý đến từng số sêri. Hiện nay, việc nhập xuất ấn chỉ qua lại giữa đơn vị trực thuộc các cấp (Tổng cục, Cục và Chi cục) diễn ra thường xuyên, liên tục đòi hỏi kế toán phải phản ánh kịp thời, đầy đủ thông tin về tình hình ấn chỉ và kết quả hoạt động của các đơn vị. Vì vậy, kế toán ấn chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định điều hành nhằm quản lý có hiệu quả việc sử dụng ấn chỉ trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. Tuy nhiên, vai trò quan trọng của kế toán chỉ phát huy tác dụng khi công tác kế toán được tổ chức một cách khoa học và hợp lý. Qua tình hiểu thực tế tại Tổng cục Hải quan, việc quản lý ấn chỉ trong ngành Hải quan hiện nay đang thực hiện theo phương thức thủ công dẫn đến còn nhiều bất cập trong tổ chức kế toán ấn chỉ, cụ thể: Thứ nhất, Tổng cục Hải quan chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác kế toán ấn chỉ, cán bộ làm công tác kế toán ấn chỉ thường xuyên thay đổi do quy định luân chuyển cán bộ, công chức nên công tác quản lý ấn chỉ gặp nhiều khó khăn, chất lượng quản lý tại một số đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu. Thứ hai, tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan tồn tại trên hai khía cạnh như chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ cũng như chưa tổ chức phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ấn chỉ của đơn vị. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nhân sự trong tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan chưa tương xứng với vị trí của nó trong việc cung cấp đầy đủ thông tin kế toán ấn chỉ cho các nhà quản lý. Điều này được thể hiện xuyên suốt từ khâu tổ chức hệ thống sổ và tài khoản kế toán ấn chỉ đến khâu tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ấn chỉ và cuối cùng ở khâu tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ. Xuất phát từ thực tế này, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề, đánh giá thực trạng và từ đó kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý, là cơ sở cho nghiệp vụ hải quan hoạt động một cách hiệu quả. Thêm vào đó, trước kia chưa có bất kể tác giả nào chọn đề tài trùng lặp. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp hoàn thiện và kết luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong chương 1, luận văn đi vào giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, cụ thể: Đầu tiên tác giả nêu rõ tính cấp thiết của đề tài. Tiếp đến, tác giả nêu lên tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như những luận văn thạc sỹ về đề tài hoàn thiện tổ chức kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp. Tiếp theo, tác giả đã chỉ rõ mục tiêu xuyên suốt của đề tài. Từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả cụ thể hóa thành những câu hỏi nghiên cứu. Luận văn cũng đã nêu rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả nêu lên kết cấu của đề tài nghiên cứu. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN ẤN CHỈ TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Nội dung của chương 2, đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Thứ nhất, tác giả đã đưa ra quan điểm về tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp của các nhà khoa học. Từ đó, tác giả cho rằng, xét trong phạm vi các đơn vị hành chính sự nghiệp, việc tổ chức kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là việc tổ chức công tác kế toán và gắn liền với nó là tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm quản lý và phân cấp quản lý tại đơn vị. Tổ chức kế toán ấn chỉ là một phần công việc trong tổ chức kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung, cũng bao gồm các nội dung công việc như tổ chức kế toán nhưng cụ thể đối với kế toán ấn chỉ, đó là: việc thiết lập mô hình tổ chức nhân sự kế toán ấn chỉ và tổ chức công tác kế toán ấn chỉ phù hợp với quy mô, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động, đặc điểm quản lý tài chính và phân cấp quản lý tài chính mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp. Thứ hai, tác giả cũng đã nêu lên ba mô hình tổ chức bộ máy kế toán là: tổ chức bộ máy kế toán kiểu tập trung; tổ chức bộ máy kế toán kiểu phân tán; tổ chức bộ máy kế toán kiểu vừa tập trung vừa phân tán. Do bộ phận kế toán ấn chỉ nằm trong tổng thể tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp nên theo tác giả, trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy kế toán do đơn vị lựa chọn theo kiểu tập trung, kiểu phân tán hoặc kiểu vừa tập trung vừa phân tán, bộ phận kế toán ấn chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng và có mối liên hệ qua lại với kế toán các phần hành khác. Thứ ba, luận văn đã hệ thống hóa những nội dung của tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm bốn khâu: tổ chức chứng từ kế toán ấn chỉ; tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán ấn chỉ; tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ấn chỉ; tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ. Trong mỗi khâu, tác giả cũng đã nêu các nội dung cơ bản nhằm làm rõ việc tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN ẤN CHỈ TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN Trong chương 3, tác giả đi mô tả thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Cụ thể trong chương này giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, luận văn đã giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng cục Hải quan, đặc điểm tổ chức công tác quản lý ấn chỉ. Đồng thời, tác giả đi tìm hiểu về đặc điểm tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan, tác giả nhận thấy bộ máy kế toán của Tổng cục Hải quan được tổ chức theo các mô hình khác nhau tại các cấp đơn vị dự toán khác nhau: tại Tổng cục Hải quan có tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu phân tán; tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung; tại các Chi cục Hải quan không có tổ chức kế toán riêng, chỉ có nhân viên làm công tác hạch báo sổ về Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Thứ hai, tác giả đi khảo sát thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan: - Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tích thực trạng tổ chức nhân sự kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Qua khảo sát cho thấy, ở tất cả các cấp Tổng cục, Cục, Chi cục hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác kế toán ấn chỉ (cán bộ kế toán ấn chỉ thường kiêm nhiệm nhiều phần hành như: vật tư, trang chế phục, tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ,.....). Tại cấp Cục, cấp Chi cục: chưa có nhân sự kế toán ấn chỉ tương xứng với vai trò cung cấp thông tin cho các nhà quản lý; cán bộ làm công tác kế toán ấn chỉ thường xuyên thay đổi do quy định luân chuyển cán bộ, công chức. Hầu hết cán bộ công chức hải quan không muốn nhận nhiệm vụ quản lý ấn chỉ, đặc biệt là cán bộ công chức làm việc tại các Chi cục. - Tiếp theo, tác giả đi phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Kết quả khảo sát cho thấy, tổ chức công tác kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan tồn tại trên hai khía cạnh như chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ cũng như chưa tổ chức phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành trên các khâu tổ chức hệ thống sổ và tài khoản kế toán ấn chỉ đến khâu tổ chức hệ thống báo cáo kế toán ấn chỉ và cuối cùng ở khâu tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ, cụ thể: + Một là, Tổng cục Hải quan chưa tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ trên TK 152. Hiện tại, TK 152 mới được mở chi tiết theo loại ấn chỉ tới tài khoản cấp 2 (TK 1522 - Ấn chỉ thông thường: dùng để phản ánh tất cả các loại ấn chỉ cấp phát, TK 1523 - Ấn chỉ thu thuế: dùng để phản ánh tất cả các loại ấn chỉ bán thu tiền) mà không mở các tài khoản cấp 3, cấp 4 chi tiết đến từng thứ ấn chỉ. Tổng cục Hải quan cũng chưa tổ chức phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn Ngành nên ấn chỉ cấp phát chỉ được theo dõi trên TK 152 ở cấp Tổng cục, cấp Cục không thực hiện theo dõi. + Hai là, do hạn chế của việc phân cấp quản lý ấn chỉ trong ngành Hải quan nên trên Báo cáo tài chính của các đơn vị cấp Cục không có TK 152 phản ánh nội dung ấn chỉ. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê: Đối với cấp Cục, trong số 34 Cục Hải quan thì có 76 % đơn vị thưc hiện mở sổ sách kế toán ấn chỉ theo phương pháp thủ công hoặc đồng thời theo dõi trên máy tính thông qua phần mềm excel, word; 24% đơn vị sử dụng phần mềm ấn chỉ để theo dõi, quản lý. Tuy nhiên phần mềm này chỉ đơn thuần là phần mềm theo dõi nhập xuất, tồn kho ấn chỉ, kế toán các đơn vị vẫn phải lập báo cáo quyết toán ấn chỉ theo hình thức thủ công trên excel. Đối với cấp Chi cục, qua số liệu thống kê thì 100% các Chi cục vẫn thực hiện quản lý ấn chỉ theo hình thức thủ công. Điều này cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin, bố trí nhân sự trong tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan chưa tương xứng với vị trí của nó trong việc cung cấp đầy đủ thông tin kế toán ấn chỉ cho các nhà quản lý. + Ba là, qua khảo sát có thể thấy rằng, chính do khâu thiết kế, tổ chức nhân sự theo dõi ấn chỉ tại cấp Cục, cấp Chi cục còn chưa được chú trọng dẫn đến làm giảm sút khâu tổ chức kiểm tra kế toán ấn chỉ, đặc biệt là tính năng tự kiểm soát của tổ chức kế toán ấn chỉ còn rất thấp. Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ KẾT LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN ẤN CHỈ TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN Trong phần này luận văn đã nêu lên những ưu điểm trong tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan. Về cơ bản, tổ chức kế toán ấn chỉ thực hiện theo đúng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Các thông tin về ấn chỉ thể hiện trên sổ kế toán, báo cáo kế toán tương đối đảm bảo tính rõ ràng, phản ánh khá trung thực về thực trạng kế toán ấn chỉ trong Tổng cục Hải quan nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác điều hành, quản lý sử dụng và cấp phát ấn chỉ tại đơn vị. Luận văn đã đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan bao gồm: việc tổ chức chi tiết theo danh điểm ấn chỉ, tổ chức phân cấp quản lý ấn chỉ trong toàn ngành Hải quan; việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng phần mềm quản lý ấn chỉ online nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho việc điều hành quản trị ấn chỉ của các nhà quản lý. Để công tác hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan đạt hiệu quả đòi hỏi bên cạnh những nỗ lực từ phía đơn vị thì Nhà nước, Bộ Tài chính cần tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý về kế toán công, ban hành chuẩn mực kế toán công nhằm chuẩn hóa công tác kế toán ấn chỉ. Bên cạnh những mặt tích cực thì luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế về phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan xem xét trên góc độ thực hiện chức năng kế toán tài chính mà không đề cập đến vấn đề tổ chức kế toán ấn chỉ nhằm thực hiện chức năng kế toán quản trị. Luận văn cũng đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai. Đó là: cần nghiên cứu vấn đề lý luận, phân tích thực trạng tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan xem xét trên góc độ thực hiện chức năng kế toán quản trị; khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ tại Tổng cục Hải quan nên vận dụng xem xét trên góc độ thực hiện chức năng kế toán quản trị nhằm giúp các nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng thể và khách quan về công tác quản lý ấn chỉ tại đơn vị. Bên cạnh đó, cũng cần đưa ra một số kiến nghị đối với Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Nhà nước để đảm bảo điều kiện áp dụng các biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán ấn chỉ trên góc độ thực hiện chức năng kế toán quản trị.
Luận văn liên quan