Tóm tắt Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cao su Đắk Lắk

Vốn là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mặt khác nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau. Do vậy, để tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng đồng vốn sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng sử dụng vốn trong doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cao su Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu của mình

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cao su Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vốn là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mặt khác nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau. Do vậy, để tồn tại và phát triển, đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng đồng vốn sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất nhằm đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng sử dụng vốn trong doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cao su Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cao su Đắk Lắk. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2007 - 2010. 3. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cao su Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cao su Đắk Lắk. ii CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm vốn Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính nó gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Dưới góc độ là một phạm trù kinh tế, vốn là một điều kiện tiên quyết của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế. Có rất nhiều quan điểm khác nhau nói về vốn: - Theo quan điểm của Mác thì: vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê. - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused: vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo. Ngoài ra, một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng: Vốn có nghĩa là phần lượng sản phẩm tạm thời phải hy sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong tương lai. Khái niệm mà được nhiều người ủng hộ là: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện tiền của toàn bộ giá trị tài sản được đầu tư, sử dụng vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời”. 1.1.2. Phân loại vốn Phân loại vốn là một yêu cầu cơ bản và cần thiết của công tác quản lý và sử dụng vốn, có nhiều cách để phân loại vốn của doanh nghiệp khác nhau. * Theo phương thức chu chuyển vốn: gồm có vốn cố định và vốn lưu động. iii * Theo nguồn hình thành vốn: Gồm có vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn khác. 1.1.3. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp Vốn có một vai trò quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Một mặt, vốn là tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, vốn còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD một cách liên tục và có hiệu quả. 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, quản lý việc sử dụng vốn vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh chất lượng của hoạt động sử sụng vốn vào giải quyết nhu cầu nhất định trong đầu tư phát triển sản xuất và trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng vốn Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng vốn = Tổng vốn bình quân * Chỉ tiêu hệ số doanh lợi Lợi nhuận trước thuế Hệ số doanh lợi = Tổng vốn bình quân iv 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định * Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định (VCĐ) Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ * Chỉ tiêu hệ số sinh lời vốn cố định Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận của VCĐ = VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ * Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần 1.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho * Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động (VLĐ) = VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ * Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm VLĐ VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Doanh thu thuần v 1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Sự hình thành và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. - Từ điều kiện nền kinh tế và cơ chế quản lý tài chính Nhà nước. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Các nhân tố chủ quan - Tổ chức bộ máy quản lý và người lao động - Chính sách quản lý tài sản, quản lý vốn, tiền mặt. - Chất lượng thông tin kinh tế của doanh nghiệp - Đặc điểm sản phẩm - Phương pháp và mức trích khấu hao TSCĐ 1.3.2. Các nhân tố khách quan - Môi trường hoạt động + Môi trường chính trị, luật pháp + Môi trường kinh tế, xã hội + Môi trường quốc tế và khu vực - Đặc điểm về kỹ thuật công nghệ - Biến động thị trường - Thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian - Rủi ro bất thường vi CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về công ty cao su Đắk Lắk 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty cao su Đắk Lắk chính thức được thành lập vào tháng 7 năm 1984 theo Quyết định số 642/QĐ/UB ngày 20 tháng 7 năm 1984 với tên gọi là Liên hiệp các xí nghiệp cao su Đắk Lắk. Đến tháng 3/1993 được đổi tên thành Công ty cao su Đắk lắk (DAKRUCO). Đây là đơn vị đầu ngành về phát triển, trồng chăm sóc khai thác và chế biến mủ cao su của tỉnh Đắk Lắk. 2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cao su Đắk Lắk Công ty đang quản lý trên 21.000 ha cao su; trong đó diện tích cao su kinh doanh: 12.500 ha. Không chỉ sản xuất kinh doanh trong tỉnh, Công ty đã từng bước mở rộng quan hệ hợp tác mở rộng đầu tư ở các địa phương khác và nước ngoài, cụ thể: Công ty đã thành lập Công ty TNHH cao su Đắk Lắk tại Lào ; Công ty cao su Đắk Lắk – Mondulkiri tại tỉnh Mondulkiri – Vương quốc Campuchia; - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm gần đây, thể hiện: Năm 2008 là 620.379 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 68.443 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 9,95%, và đặc biệt qua năm 2009 so với năm 2008 tiếp tục giảm là 125.386 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 20,21%. Lý do chủ yếu dẫn đến doanh thu qua 3 năm (2007-2009) giảm dần qua từng năm bởi ảnh hưởng trầm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, ngành công nghiệp ô tô giảm sút, từ đó đã làm cho giá cao su thiên nhiên tụt giảm đáng kể. Sản phẩm chủ lực của Công ty cao su Đắk Lắk là mủ cao su xuất khẩu, chính điều đó đã vii làm cho doanh thu của công ty bị giảm đáng kể ở các năm 2008 và năm 2009. Nhưng qua đến năm 2010, do tình hình kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi nhất là ngành công nghiệp ô tô, từ đó đã làm nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới tăng mạnh, từ đó qua trên đã cho doanh thu thuần của công ty năm 2010 tăng hơn 398.467 triệu đồng (tương ứng 180,5%) so với năm 2009. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK 2.2.1. Thực trạng tài sản và vốn của công ty 2.2.1.1. Thực trạng tài sản Cơ cấu tài sản của Công ty, ta nhận thấy tổng tài sản của công ty luôn tăng ở các năm tiếp theo sau; đồng thời tỷ trọng TSCĐ và đầu tư dài hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản và luôn tăng so với năm trước. 2.2.1.2. Cơ cấu vốn Vốn chủ sở hữu của công ty các năm sau đều tăng tuyệt đối, nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn qua các năm lại giảm tương đối; cụ thể năm 2007 là 66,36%; năm 2008 là 62,09%; năm 2009 là 49,71%; và qua năm 2010 chỉ còn là 42,62%. 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cao su Đắk Lắk 2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tổng vốn Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng vốn Hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty năm 2007 là 0,9 tức là 1.000 đồng vốn bỏ vào SXKD thì đem lại 900 đồng doanh thu, tương tự các năm 2008 đem lại 620 đồng; năm 2009 là 390 đồng và năm 2010 là 530 đồng. Chỉ tiêu hệ số doanh lợi Hệ số doanh lợi của công ty cao su Đắk Lắk của năm 2007 là 26,25%, tức là 100 đồng vốn bỏ vào SXKD sẽ thu được 26,2 đồng, tương tự các năm 2008 là 10,5 đồng; năm 2009 là 9,1 đồng và năm 2010 là 11,6 đồng. viii 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này của công ty qua các năm tăng giảm không đều, năm 2007 là năm cao nhất 2,62; giảm dần các năm sau, cụ thể năm 2008 còn 1,98; năm 2009 là 1,24; nhưng qua đến năm 2010 tăng lên là 1,61. - Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này có chiều hướng tăng dần, năm 2010 có giảm nhẹ không đáng kể; năm 2007 là 0,38; năm 2008 là 0,5; năm 2009 là 0,81 và năm 2010 là 0,62. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Qua các năm 2007 - 2010, chỉ tiêu này của công ty còn tương đối thấp, cao nhất là năm 2007 là 0,76; nhưng các năm sau có xu hướng giảm dần, tuy năm 2010 có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể. 2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích, xem xét biến động một cách cụ thể các chỉ tiêu sau: - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hệ số đảm nhận vốn lưu động - Vòng quay vốn lưu động - Vòng quay hàng tồn kho - Các khoản đầu tư ngắn hạn - Khoản phải thu ngắn hạn - Hàng tồn kho - Tình hình và khả năng thanh toán 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 2.3.1. Những kết quả đạt được Hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của các năm sau tuy không cao bằng năm 2007 (năm cao nhất); nhưng qua đến năm ix 2010 các chỉ tiêu này đã có khắc phục và tăng trở lại, từ đó sẽ tạo đà phát huy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong những năm tới. - Hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2 năm 2008 và 2009 (0,4) có giảm xuống so với năm 2007 (0,86); nhưng qua năm 2010 đã tăng lên (0,55) tuy không đáng kể nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt trong các năm tiếp theo sau. 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.3.1. Hạn chế - Hiệu quả sử dụng vốn cỏn thấp. - Cơ cấu vốn không hợp lý, thiếu bền vững. - Phương pháp trích khấu hao TSCĐ chưa thật sự hợp lý - Công tác thu hồi nợ còn nhiều bất cập, yếu kém - Sử dụng vốn lưu động chưa được khai thác triệt để 2.3.3.2. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trong việc sử dụng vốn Nguyên nhân chủ quan - Công tác lập kế hoạch huy động vốn tại công ty cao su Đắk Lắk chưa đựôc thực sự quan tâm, việc xây dựng kết cấu tài sản và nguồn vốn chưa hợp lý. Công tác huy động vốn chưa đáp ứng được nhu cầu của công ty. - Trình độ đội ngũ cán bộ chưa đồng đều. - Công tác tổ chức quản lý chưa hợp lý, trách nhiệm của từng phòng ban, bộ phận trong công ty chưa cao. Nguyên nhân khách quan - Sản phẩm chủ yếu của công ty cao su Đắk Lắk là sản phẩm nông nghiệp (mủ cao su thiên nhiên), do vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết. - Quá trình hình thành lên tài sản cố định của công ty thời gian thường kéo dài, giá trị hình thành lớn. x - Nhà nước cũng đã ban hành các quy định về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu là vốn nhà nước, tuy nhiên các quy định khi áp dụng trong thực tế còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý, nhất là các thủ tục về mua sắm, thanh lý và sang nhượng tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước còn rườm rà, phức tạp, từ đó đã tạo không ít khó khăn cho hoạt động quản lý tài sản ở công ty kém hiệu quả. - Sản phẩm mủ cao su của công ty phần lớn là xuất khẩu, tiêu thụ ra nước ngoài, do đó phụ thuộc rất lớn về tình hình kinh tế thế giới. - Công ty có nhiều nông trường, đơn vị sản xuất trực thuộc vị trí nằm trên hầu hết các huyện của tỉnh Đắk Lắk, địa bàn quản lý rộng. Do vậy, chi phí quản lý của công ty từ đó phát sinh nhiều hơn cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. xi CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH DỰ KIẾN TRONG 2 NĂM TỚI STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Năm 2011 Kế hoạch Năm 2012 1 Sản lượng mủ quy khô Tấn 15.500 20.100 2 Doanh thu thuần Tr. Đồng 970.000 1.200.000 Trong đó : Xuất khẩu Tr. Đồng 730.000 960.000 3 Lợi nhuận sau thuế Tr. Đồng 180.000 210.000 4 Các khoản nộp NS Tr. Đồng 33.000 45.000 5 Thu nhập bình quân 1.000 VNĐ 5.000 6.600 (Nguồn: báo cáo chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 và 2012) 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK 3.2.1. Những giải pháp chung 3.2.1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của công ty - Bổ sung thành lập thêm bộ phận chuyên trách về công tác phân tích tài chính, kiểm soát nội bộ trong toàn công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ phân tích đánh gía tình hình tài chính của công ty theo hàng tháng, hàng quý, năm. Kịp thời phát hiện những sai sót trong công tác tài chính của công ty, biến động tình hình tài chính. 3.2.1.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá Kế hoạch hoá có vai trò quan trọng trong việc cân đối các nguồn lực có thể huy động được trong công ty để có thể đạt được mức cung ứng các nguồn lực cần thiết trong quá trình hoạt động SXKD của công ty. 3.2.1.3. Xác định cơ cấu vốn hợp lý Đối với nguồn vốn cũng chính là nguồn hình thành lên tài sản, ta cần xem xét tỷ trọng, xu hướng biến động của từng loại nguồn vốn trong tổng xii nguồn vốn để thấy được khả năng đảm bảo tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.1.4. Phát triển khoa học công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm Để nâng cao hiệu quả SXKD của đơn vị, công ty cần đầu tư công nghệ chế biến sản phẩm tinh chế (sản phẩm sau mủ cao su) như: công nghệ chế biến các thiết bị y tế nguyên liệu từ mủ cao su, dây thung, dây curoa . 3.2.1.5. Nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn cho SXKD Để nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn, công ty có thể sử dụng vốn chiếm dụng, đây là các khoản phải trả cho người bán, khoản ứng trước của người mua, các khoản phải trả khác,. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng tín dụng thương mại, tạo khả năng mở rộng hợp tác lâu dài với các đối tác kinh doanh. 3.2.1.6. Nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng vốn Quy định tác nghiệp kinh tế giữa các đơn vị, giữa các bộ phận trong công ty để từ đó quản lý và sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát giữa các bộ phận với nhau một cách thường xuyên, liên tục, phân cấp quản lý, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.2.2.1. Tăng cường quản lý tài sản cố định - Tài sản cố định của công ty phải có hồ sơ theo dõi riêng, phải được phân loại, đánh số có có thẻ cho từng loại TSCĐ. - Tiến hành đánh giá, xác định giá trị thực của từng loại TSCĐ. Để quản lý chặt chẽ tài sản cố định, công ty cần có chính sách phân cấp quản lý rõ ràng, hợp lý nhằm tăng cường trách nhiệm cho các đơn vị, nông trường trực thuộc, các bộ phận trong công ty. 3.2.2.2. Chế độ khấu hao tài sản cố định xiii Đối với việc trích khấu hao loại TSCĐ là vườn cây cao su kinh doanh của công ty nên áp dụng mức trích khấu hao theo kế hoạch sản lượng mủ thu được hàng năm của vườn cây. 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.2.3.1. Xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động SXKD của công ty. 3.2.3.2. Tăng cường quản lý chặt chẽ các khoản phải thu - Trong công tác quản lý, cần phải mở sổ sách theo dõi chặt chẽ các đối tượng nợ, sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời. - Thường xuyên kiểm soát các khoản nợ phải thu, theo dõi tình hình thanh toán nợ của khách hàng, đánh giá, các khoản nợ phải thu, phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian để có biện pháp quản lý chặt chẽ. 3.2.3.3. Lập kế hoạch và xây dựng định mức hàng tồn kho hợp lý - Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm tiến hành kiểm kê vật tư hàng hoá, thành phẩm. - Xác định một lượng hàng tồn kho hợp lý phục vụ vừa đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng hàng tồn kho quá lớn gây ứ đọng VLĐ. - Tập trung chủ yếu vào đẩy nhanh vòng quay tồn kho hay rút ngắn thời gian kỳ lưu kho bình quân. 3.2.3.4. Tăng cường quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền một cách hiệu quả - Tất cả các khoản thu, chi vốn tiền mặt của công ty phải được thực hiện qua quỹ; Phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý vốn tiền mặt; xiv - Thường xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt. 3.2.3.4. Tăng cường tìm kiếm thị trường, tăng doanh thu, giảm chi phí Trong bối cảnh thị trường hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất khốc liệt, công ty cần có các chiến lược phù hợp với yêu cầu mới của thị trường, luôn tìm kiếm mở rộng thị trường mới, nhằm tăng doanh thu bán hàng. Xây dựng và đào tạo cán bộ phòng kinh doanh, nhất là bộ phận Marketing nhằm phát huy hết vai. Hoạt động SXKD của công ty thực sự có hiệu quả khi phải kết hợp đồng thời giữa việc tăng doanh thu và giảm chi phí một cách hợp lý. 3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với nhà nước Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận tiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động SXKD và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ phát triển một cách đầy đủ và đồng bộ, để các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá đầu tư, cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. 3.3.2. Các bộ ngành, chính quyền địa phương Bộ Tài Chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả vốn kinh doanh cho các khoản phải thu của các doanh nghiệp. Công ty có rất nhiều nông trường là đơn vị trực thuộc nằm rải rác hầu hết trên các địa bàn huyện của tỉnh Đắk Lắk, công ty đề nghị các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ công ty trong công tác an ninh bảo vệ tài sản, vườn cây cao su. xv KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển vững mạnh, đòi hỏi phải luôn nâng cao năng lực và khả năng năng cạnh tranh để có thể hội nhập một cách đầy đủ vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, nó thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh, nhận thấy tầm quan trọng của hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian tìm hiểu các hoạt động tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn tại Công ty c
Luận văn liên quan