Tóm tắt Luận văn Phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm - Hải Dương

Ý tưởng đề tài luận văn thạc sĩ “Phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương” được hình thành trên cơ sở thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất tại làng nghề Tam Lâm. Làng nghề ở nước ta đã có từ lâu đời với nhiều làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Các làng nghề phát triển có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã có những chính sách cho phép và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn, một số làng nghề dần bị mai một. Trong xu thế hiện nay, nếu không có giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề, các làng nghề hiện có sẽ chuyển sang những nghề khác do việc lưu giữ nghề truyền thống rất khó trước sự cạnh tranh của công nghệ và những nghề mới. Các cơ sở sản xuất tại làng nghề hay bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận, sản phẩm dịch vụ của mình có được chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Để thực hiện điều đó thì các doanh nghiệp, các cơ sơ sản xuất cần phải phát triển tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên làm thế nào để phát triển tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mà nhiều làng nghề Việt Nam còn lúng túng, chưa tìm được hướng đi đúng.

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm - Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Ý tưởng đề tài luận văn thạc sĩ “Phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương” được hình thành trên cơ sở thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất tại làng nghề Tam Lâm. Làng nghề ở nước ta đã có từ lâu đời với nhiều làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nước. Các làng nghề phát triển có khả năng thu hút nhiều lao động, góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng GDP của nông nghiệp, tăng GDP của công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, mặc dù Nhà nước đã có những chính sách cho phép và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các làng nghề vẫn gặp rất nhiều khó khăn, một số làng nghề dần bị mai một. Trong xu thế hiện nay, nếu không có giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề, các làng nghề hiện có sẽ chuyển sang những nghề khác do việc lưu giữ nghề truyền thống rất khó trước sự cạnh tranh của công nghệ và những nghề mới. Các cơ sở sản xuất tại làng nghề hay bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại được nhiều lợi nhuận, sản phẩm dịch vụ của mình có được chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Để thực hiện điều đó thì các doanh nghiệp, các cơ sơ sản xuất cần phải phát triển tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên làm thế nào để phát triển tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mà nhiều làng nghề Việt Nam còn lúng túng, chưa tìm được hướng đi đúng. Đây là vấn đề cấp thiết mà mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất cần giải quyết bởi thực hiện tốt công tác phát triển tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo uy tín và cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở làng nghề. Từ thực tế hoạt động tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương, luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và vận dụng cơ sở lý luận để phân tích đánh giá thực tiễn, đề xuất một số giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm để giúp cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề tư duy và nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển tiêu thụ sản phẩm từ đó thực hiện bài bản các biện pháp tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. ii Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Chương 2: Thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm- Hải Dương Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương Chương 1: Những lý luận cơ bản về phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Nhiệm vụ nghiên cứu của Chương 1 là làm rõ vai trò và sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm và phát triển tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Đồng thời hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ và phát triển tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu chính của Chương 1 là đưa ra khái niệm về tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ sản phẩm; làm rõ nội dung và vai trò của phát triển tiêu thụ sản phẩm; đưa ra hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm. 1.1. Tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Theo nghĩa hẹp tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa đã được thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Với tư cách là một khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là tiêu dùng và một bên là sản xuất phân phối. Với tư cách là một quá trình, Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các bộ phận của hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chuyển hóa hàng hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ một cách có hiệu quả. Bất kỳ doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất của làng nghề nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của iii mình đem lại được nhiều lợi nhuận, sản phẩm dịch vụ có được chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Để thực hiện điều đó thì các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất cần phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Như vậy tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng và là sự cần thiết khách quan. Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Nghiên cứu thị trường; Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán; Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng; Tổ chức hoạt động bán hàng; Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Phát triển tiêu thụ sản phẩm và sự cần thiết phải phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Phát triển tiêu thụ sản phẩm là việc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất sử dụng nguồn tài lực, vật lực và các công cụ khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở tất cả các bộ phận của hệ thống kinh doanh nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển hóa hàng hóa từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ một cách hiệu quả thông qua phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng và phát triển thị trường. Hiểu một cách đơn giản, phát triển tiêu thụ sản phẩm là hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhằm mục đích gia tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ góp phần gia tăng lợi nhuận. Phát triển tiêu thụ sản phẩm là cần thiết bởi: Phát triển tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh thu và lợi nhuận; đảm bảo phát triển thị phần; đảm bảo tăng tài sản vô hình và đảm bảo dịch vụ đối với khách hàng 1.3. Nội dung của phát triển tiêu thụ sản phẩm Phát triển tiêu thụ sản phẩm gồm 4 nội dung sau: - Phát triển sản phẩm: là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới-chất lượng cao. - Phát triển khách hàng: Theo quan điểm kinh doanh hiện đại là nhằm vào nhu cầu của khách hàng để sắp xếp tiềm lực và mọi cố gắng của doanh nghiệp, tìm ra sự thỏa mãn với khách hàng. Thị trường của doanh nghiệp thường là tập hợp các iv khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích tiêu dùng nhưng có thể phân chia thành các nhóm khách hàng khác nhau. - Phát triển thị trường về phạm vi địa lý: Phát triển thị trường về mặt địa lý là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các biện pháp khác nhau. - Phát triển kênh phân phối: Kênh phân phối (distribution channel) hay nó còn được gọi là kênh tiếp thị (marketing channel) là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm, sau đây là một số nhân tố chính: các nhân tố về mặt kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay của ngân hàng, ; Yếu tố chính trị pháp luật; Yếu tố khoa học công nghệ; Yếu tố văn hóa xã hội; Khách hàng; Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành; Các đơn vị cung ứng đầu vào; Giá bán sản phẩm; Chất lượng sản phẩm; Cơ cấu mặt hàng; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm được chia thành các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm về lượng và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiêu thụ sản phẩm về chất. Chương 2: Thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương Trong Chương 2, luận văn đã giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề Tam Lâm; phân tích những đặc điểm kinh tế-xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương; đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm và thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trong giai đoạn 2008-2012. Trên cơ sở đó, đánh giá những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trong Chương 3. v 2.1. Giới thiệu làng nghề Tam Lâm-Hải Dương Tam Lâm hay 3 làng Trắm là tên gọi chung của ba thôn Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm nay thuộc xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương-nơi được biết đến với nghề làm giầy dép da. Nghề đóng giầy dép da Tam Lâm ra đời cách ngày nay 5-6 thế kỷ. Buổi đầu kỹ thuật thuộc da của Việt Nam còn kém so với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu. Năm 1484, triều đình nhà Mạc thời đó đã cử tiến sĩ trẻ Nguyễn Thời Trung đi sứ sang nhà Minh để học hỏi kinh nghiệm làm giầy dép của các nước láng giềng. Nhân cơ hội này, ba vị: Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Phạm Sĩ Bân làm sớ xin nhà vua cho đi tòng sứ cùng. Sau khi đi sứ, các vị đã học được nghề làm giầy và được nhà vua hạ chỉ truyền dạy cho dân. Tam Lâm-Hoàng Diệu là quê hương của ba vị nên được truyền nghề đầu tiên. Từ đó, đời này qua đời khác tiếp tục làm nghề, những người thợ tích lũy được kinh nghiệm kết hợp với sự khéo tay. Đầu thế kỷ XX, các mặt hàng về da đã khá phong phú , thợ Tam Lâm có mặt ở các thành phố lớn từ Bắc chí Nam, thậm chí ra nước ngoài hành nghề, kỹ thuật không kém thợ tiêu biểu của thế giới. Người thợ Tam Lâm đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn tưởng như có lúc không sống nổi bằng nghề ông cha để lại. Nhưng từ năm 1990 đến nay, bằng nghề thủ công này, Tam Lâm-Hoàng Diệu không những giữ vững nghề truyền thống mà đã phát triển nghề phụ trở thành nghề chính để làm giàu quê hương. Nhờ những thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, làng nghề Tam Lâm ngày càng phát triển bền vững hơn. Với lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề Tam Lâm cộng với những đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, làng nghề Tam Lâm đứng trước những thách thức và cơ hội phát triển mới. 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương từ năm 2008-2012 Từ năm 2008 đến năm 2011 mức tiêu thụ các năm sau cao hơn năm trước và tăng trưởng ổn định ở mức 30%; riêng năm 2012 do những khó khăn chung của nền kinh tế đặc biệt là khó khăn về đầu ra cho sản phẩm nên khối lượng tiêu thụ mặc dù có tăng nhưng không nhiều, tốc độ tăng chậm hơn so với các năm trước đạt 21,74%. vi Khối lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng ước tính đến 31/12/2012 đạt 1,68 triệu đôi và 162.658 triệu đồng. Theo ước tính năm 2012 so với năm 2008 khối lượng tiêu thụ tăng 2,80 lần; doanh thu bán hàng tăng 3,92 lần. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng: Theo cơ cấu mặt hàng, làng nghề Tam Lâm sản xuất và tiêu thụ bốn mặt hàng là giầy nam, giầy nữ, dép nam, dép nữ,. Mặt hàng giầy nam luôn dẫn đầu về sản lượng, chiếm từ 45%-58% tổng sản lượng tiêu thụ từ năm 2008-2012. Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường: Theo khu vực thị trường, sản phẩm giầy da của làng nghề Tam Lâm được tiêu thụ tại ba miền Bắc-Trung- Nam. Các thị trường ở miền Bắc là Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang Một số tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, và một số tỉnh ở miền Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Hiện tại, nguồn số liệu mới cung cấp kết quả tiêu thụ theo khu vực Bắc-Trung- Nam mà chưa xây dựng bảng số liệu tiêu thụ theo từng tỉnh. Các tỉnh miền Bắc là thị trường tiêu thụ tập trung của các cơ sở ở làng nghề Tam Lâm với trên 50%. Do điều kiện địa lý nên sản lượng tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung và miền Nam còn chưa cao. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm - Hải Dương Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tiêu thụ sản phẩm gồm các nhân tố về mặt kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay của ngân hàng, ; Yếu tố chính trị pháp luật; Yếu tố khoa học công nghệ; Yếu tố văn hóa xã hội; Khách hàng; Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành; Các đơn vị cung ứng đầu vào; Giá bán sản phẩm; Chất lượng sản phẩm; Cơ cấu mặt hàng; Gắn với làng nghề Tam Lâm, các nhân tố này phản ánh những ảnh hưởng với mức độ khác nhau tới phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm. vii 2.4. Thực trạng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm - Hải Dương Thực trạng phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được các cơ sở sản xuất ở Tam Lâm thực hiện hiệu quả mặc dù vẫn duy trì phát triển sản phẩm theo cả hai hướng là phát triển sản phẩm mới hoàn toàn theo ý đồ và thiết kế mới; cải tiến, hoàn thiện sản phẩm, thay thế sản phẩm hiện có. Thực trạng phát triển khách hàng: Khách hàng của các cơ sở sản xuất ở làng nghề Tam Lâm vừa bao gồm người tiêu dùng cuối cùng và người tiêu dùng trung gian. Người tiêu dùng trung gian là các đại lý, các nhà bán buôn, Khách hàng chủ yếu mua với khối lượng nhỏ và vừa phải. Ngoài khách hàng truyền thống, các cơ sở ở làng nghề thường xuyên phát triển khách hàng mới bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Thực trạng phát triển thị trường về khu vực địa lý: Thị trường về khu vực địa lý có được các cơ sở sản xuất phát triển xong vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống đại lý, cửa hàng, quầy hàng, điểm bán đã được mở rộng qua các năm và vươn ra ngày càng nhiều tỉnh thành hơn so với trước. Tuy không có số liệu cụ thể để đánh giá tốc độ phát triển thị trường nhưng theo tham khảo ở một số cơ sở sản xuất lớn, trong những năm gần đây mỗi năm thị trường được mở rộng từ 15-20% so với năm liền kề. Thực trạng phát triển kênh phân phối: Hệ thống phân phối chủ yếu của các cơ sở sản xuất ở làng nghề là hệ thống phân phối truyền thống. Các kênh phân phối ở làng nghề vừa bao gồm kênh phân phối trực tiếp, vừa bao gồm kênh phân phối gián tiếp. 2.5. Đánh giá tình hình phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương Phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm đạt được những kết quả đáng mừng sau: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng tăng qua các năm, tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu ổn định tạo công ăn việc làm cho người lao viii động tại địa phương và các thôn, xã lân cận; Cơ cấu sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; Công tác phát triển sản phẩm đã đạt được những kết quả nhất định. uy tín của các cơ sở sản xuất ngày càng được củng cố và nâng cao. Bên cạnh những kết quả trên phát triển tiêu thụ sản phẩm vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: Công tác thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm mới chưa nhiều và chưa hiệu quả; Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và phát triển tiêu thụ sản phẩm; Hệ thống máy móc thiết bị nhà xưởng còn chưa hiện đại và nhỏ hẹp, hệ thống thu mua và phân phối hàng hóa chưa đồng bộ nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương 3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 Xây dựng ngành da giầy Việt Nam đến năm 2020 thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giầy hàng đầu thế giới. Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng. Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành da giầy giai đoạn 2011 – 2015 đạt 9,4%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8,8%/năm; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 8,2%/năm. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2015 là 9,1 tỷ USD; năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm. Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hóa đạt 60-65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%; ix 3.2. Phương hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương đến năm 2020 Mục tiêu phát triển của làng nghề Tam Lâm như sau: - Mục tiêu phát triển làng nghề Tam Lâm đến năm 2020 là theo hướng hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh cao. - Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của làng nghề được tổ chức khoa học, hoạt động hiệu quả. Chi hội Da giầy Hoàng Diệu thực sự trở thành cơ quan đại diện cho tiếng nói của làng nghề Tam Lâm. - Kết hợp du lịch làng nghề với sinh hoạt văn hóa - dân tộc để từng bước phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch. - Phấn đấu đến năm 2020 doanh thu hàng năm tăng 30%/năm; sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng 20%/năm; tạo việc làm cho 2.000 lao động và thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng; đóng góp 60% tổng giá trị sản phẩm của toàn xã Hoàng Diệu. - Tạo được vị thế trong ngành da giầy Việt Nam và có sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới. Phương hướng phát triển của làng nghề Tam Lâm đến năm 2020: - Đẩy mạnh điều tra nghiên cứu thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm. - Mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm. - Tiếp cận công nghệ sản xuất mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí và nâng cao trình độ cho người lao động. - Có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại để có giá bán và lượng sản phẩm tiêu thụ ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển. - Duy trì sản lượng tiêu thụ ở thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng tiêu thụ ở các thị trường mới. x 3.3. Giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm-Hải Dương Từ những tồn tại trên, tác giả đã mạnh dạn đề ra ba nhóm giải pháp gồm nhóm giải pháp phát triển sản phẩm, nhóm giải pháp phát triển khách hàng, nhóm giải pháp phát triển thị trường nhằm phát triển tiêu thụ sản phẩm của làng nghề Tam Lâm, cụ thể như sau: Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm Thứ nhất, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm với phẩm cấp, chất lượng khác nhau Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường cần có năng lực cạnh tranh và giữ được uy tín về sản xuất, tức là sản phẩm đó phải thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố sống còn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần quan tâm đến các vấn đề sau: Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế sản phẩm; Tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, chất lượng; Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề đội ngũ thợ tại làng nghề; Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm Thứ hai, đa dạng hóa sản phẩm Trong kinh doanh không có ngành nghề nào bền vững mãi mãi. Bất cứ doanh nghiệp nào rồi cũng sẽ phải đối mặt với sự thay đổi của thị trường và hành động phổ biến nhất để đối mặt với sự thay đổi đó là đa dạng hóa sản phẩm thông qua công việc nghiên cứu và phát triển. Đa dạng hóa đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định mức độ đa dạng hóa vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Chúng ta thấy rằng, các hãng điện thoại di động, các hãng máy tính, các hãng xe hơi hàng năm đều liên tục cho ra đời các sản phẩm mới với nhiều ứng dụng và thời trang hơn. Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những cách thức để doanh nghiệp có thể đón đầu những trào lưu mới, tạo nên những sản phẩm mới để doanh nghiệp không bị bỏ lại với tốc độ thay đổi chóng mặt hiện nay. Bên cạnh đó, xi các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng có tính cạnh tranh cao hoặc đã bão hòa lại hay đa dạng hóa sản phẩm mới nhằm tương hỗ cho các sản phẩm hiện tại. Đa dạng hóa sản phẩm không những giúp doanh nghiệp giảm sức ép cạnh tranh và rủi ro trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp khai phá thị trường mới, gia tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu, củng cố uy tín thương hiệu. Thứ ba, một số giải pháp kh
Luận văn liên quan