Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến muối Kali trên địa bàn tỉnh Khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Tỉnh Kham Muone nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào). Tỉnh có nguồn khoáng sản là các mỏ muối Kali vô cùng dồi dào, phong phú với chất lượng tốt. Những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nựớc về khai thác Muối Kali trên địa bàn tỉnh đã được tăng cựờng, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong khai thác và chế biến các mỏ muối Kali Do vậy, ô nhiễm môi trường đang là tình trạng nhức nhối tại Tỉnh hiện nay. Để ngành khai thác và chế biến mối Kali là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, cần nghiên cứu các biện pháp quản lý để đưa ra được các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác và chế biến muối Kali trong bảo vệ môi trường. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” là vô cùng cần thiết.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến muối Kali trên địa bàn tỉnh Khăm muộn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHETSINOUANE PHANTHAMIT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN MUỐI KALI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHĂM MUỘN, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS TRƢỜNG BÁ THANH Phản biện 1 GS.TS Võ Xuân Tiến Phản biện 2 TS Võ Văn Lợi Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận chính trị họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 2 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ môi trường là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Tỉnh Kham Muone nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào). Tỉnh có nguồn khoáng sản là các mỏ muối Kali vô cùng dồi dào, phong phú với chất lượng tốt. Những năm gần đây, hoạt động quản lý nhà nựớc về khai thác Muối Kali trên địa bàn tỉnh đã được tăng cựờng, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong khai thác và chế biến các mỏ muối Kali Do vậy, ô nhiễm môi trường đang là tình trạng nhức nhối tại Tỉnh hiện nay. Để ngành khai thác và chế biến mối Kali là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, cần nghiên cứu các biện pháp quản lý để đưa ra được các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác và chế biến muối Kali trong bảo vệ môi trường. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” là vô cùng cần thiết. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác tài nguyên khoáng sản. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến muối Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nựớc về môi trường trong khai thác và chế biến Muối Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến muối Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone diễn ra như thế nào? Cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến trên địa bàn tỉnh Kham Muone?. 4. Đối tựợng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý nhà nựớc về môi trường trong khai thác Muối Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015 -2017 và 6 tháng đầu năm 2018, những giải pháp đựợc đề xuất đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp phân tích – tổng hợp; - Phương pháp thống kê mô tả; - Phương pháp so sánh, đối chiếu, tỷ lệ. - Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ khung lý thuyết về quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản. Kết quả nghiên cứu của luân văn giúp làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu liên quan đến chủ đề quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến muốn Kali trên địa bàn tỉnh Kham Muone. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến muốn Kali tại tỉnh Kham Muone. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8. Kết cấu của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác tài nguyên khoáng sản. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến Muối Kali tại tỉnh Kham Muone. Chương 3. Giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến Muối Kali tại tỉnh Kham Muone. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm về môi trường “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” b. Khái niệm về tài nguyên “Tài nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và phát triển của mình”. c. Khái niệm về khai thác khoáng sản 4 “Khai thác khoán sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan d. Khái niệm về quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác tài nguyên khoáng sản “Quản lý Nhà nước về môi trường trong khai thác tài nguyên là xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia”. 1.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong khai thác tài nguyên khoáng sản Việc bảo vệ môi trường chỉ chỉ đảm bảo cho đời sống của nhân nhân có môi trường lành mạnh, trong lành còn là một tiền đề quan trọng giúp cho xã hội của một quốc gia, địa phương có thể phát triển bền vững. Việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn dân, của mọi thành phần trong trong xã hội. Trong đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng là đầu mối, điều tiết các hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các chính sách pháp luật, các công cụ hành chính và kinh tế. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong khai thác tài nguyên khoáng sản - Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phải đảm bảo được sự phát triển bền vững và hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội – môi trường. - Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản của mỗi vùng phải đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương. Đảm bảo được lợi ích của dân cư trong quản lý môi trường. - Để quản lý hiệu quả môi trường trong khai thác và chế biến 5 khoáng sản cần sử dụng tổng hợp một cách có hệ thống các biện pháp và công cụ trong quản lý. - Trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản cần đề cao công tác phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường hơn là việc để xảy ra ô nhiễm mới tìm biện pháp khắc phục. 1.1.4 Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng Phòng chống ô nhiễm, suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh tế và đời sống của con người. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. 1.2 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG 1.2.1 Công cụ luật pháp và chính sách Để quản lý về môi trường, Chính phủ Lào cũng ban hành hệ thống chính sách và pháp luật riêng của mình. Đối với chính quyền cấp tỉnh/thành phố ngoài việc thực thi các chính sách chung của Chính phủ, còn ban hành hệ thống chính sách văn bản nhằm hướng dẫn thực hiện và điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương. 1.2.2 Công cụ kinh tế Nhà nước có thể dùng các công cụ kinh tế để định hướng các hoạt động của các chủ thể xã hội theo hướng có lợi cho môi trường Công cụ kinh tế nhà nước sử dụng là xây dựng các loại thuế, phí môi trường nhằm bảo vệ môi trường, cấp giấy phép xả thải, kỹ quỹ môi trường, trợ cấp môi trường 1.2.3 Công cụ kỹ thuật quản lý môi trƣờng Các công cụ kỹ thuật bao gồm các hệ thống quan trắc môi trường, hệ thống xử lý chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải. các đánh giá tác động môi trường, kiểm toán môi trường. 6 1.2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trƣờng Các hình thức giáo dục và truyền thông về môi trường rất đa dạng. Tùy vào từng đối tượng tác động cụ thể, trong một không gian, địa điểm nhất định cũng như phụ thuộc vào nguồn lực tài chính mà các cơ quan chức năng có thể lựa chọn các công cụ truyền thông khác nhau. 1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ môi trƣờng Các chính sách pháp luật, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về bảo vệ môi trường là những biện pháp của nhà nước trong quản lý môi trường. Nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động trong xã hội thông qua các chính sách pháp luật. Luật pháp bao gồm hệ thống các quy tắc ứng xử mang tính chất bắt buộc nhằm đạt được các mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, trong hoạt động quản lý môi trường cũng không thể thiếu chính sách pháp luật cho hoạt động này. Chính sách môi trường thể hiện các quan điểm, mục tiêu, định hướng, biện pháp của nhà nước về bảo vệ môi trường. Chiến lược môi trường là các nội dung cụ thể hóa các chính sách, quan điểm trên thành những hành động cụ thể trên cơ sở phân bổ các nguồn lực nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các văn bản về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về kinh tế - xã hội nói chung sẽ định hướng lại các hoạt động bảo vệ môi trường. Để đánh giá công tác công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ môi trường có tốt hay không, cần xem xét số lượng và chất lượng các văn bản, chính sách 7 đã ban hành. Quá trình chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về BVMT, kế hoạch phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường cụ thể trong một giai đoạn tại Tỉnh. 1.3.2 Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trƣờng Đây vừa là công cụ quản lý của nhà nước nhằm kiểm soát được mức độ ô nhiễm môi trường, vừa là căn cứ để xử lí các hành vi, vi phạm của các chủ thể nếu gây ô nhiễm môi trường vượt mức cho pháp. Việc cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường nhằm ngăn chặn tác động xấu về môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. Tiêu chí đánh giá công tác cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường dựa trên Số lượng cấp, gia hạn, chứng nhận về môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản hằng năm; Số lượng thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trường hằng năm. 1.3.3 Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi địa phương, gia đình, xã hội; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân. Vì vậy, công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường là yêu cầu tất yếu, khách quan. Góp phần tạo thành phong trào trên địa bàn có tác dụng tích cực, thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức thói quen BVTM. Tiêu chí đánh giá về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường Số lần tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT hằng năm; Số lần ra quân thực hiện phong trào BVMT hằng năm. 8 1.3.4 Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trƣờng và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT là các biện pháp quản lý nhà nước nhằm kiểm tra xem các chủ thể có chấp hành đúng các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường hay không. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp, dân cư không tránh khỏi các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường do đó, các cơ quan ban ngành cần có những phát hiện kịp thời, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Để đánh giá công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về bảo vệ môi trường và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có thực hiện tốt hay không có thể dựa trên có số liệu như: Số lần thanh tra, kiểm tra; Số vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý, số tiền xử phạt, báo cáo tổng hợp, phản hồi của các đơn vị, người dân về công tác này. 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 1.4.1 Nhân tố chính trị - pháp luật 1.4.2 Nhân tố kinh tế - xã hội của địa phƣơng 1.4.3 Nhân tố chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý và bộ máy tổ chức quản lý 1.4.4 Đặc điểm tự nhiên, tiềm năng lợi thế của địa phƣơng 1.4.5 Đầu tƣ, thƣơng mại quốc tế 1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC Trên cơ sở kinh nghiệm của tỉnh Saskatchewan – Canađa, Udon Thani- Thái Lan, Sê Kong - Lào. Những bài học cần rút ra về quản lý 9 nhà nước về môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản tại tỉnh Kham Muone như sau: Một là: Xây dựng chính sách về khai thác và chế biến khoáng sản phải có tính toàn diện, tổng quát; Hai là: Xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển khai thác và chế biến muốn Kali nhằm quản lý có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản này; Ba là: Tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Bốn là: Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, đấu giá quyền khai thác các mỏ muối và tiếp tục thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Năm là: Làm tốt công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, đảm bảo đúng quy định, đúng thẩm quyền, phù hợp với quy hoạch và bảo đảm yêu cầu về môi trường; Sáu là: Tăng cường công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản. Bảy là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động khoáng sản; CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC MUỐI KALI TẠI TỈNH KHAM MUONE 2.1. SƠ LƢỢC VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC MUỐI KALI TẠI TỈNH KHAM MUONE 2.1.1. Đặc điểm về tỉnh Kham Muone ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong khai thác và chế biến muối Kali Khăm Muộn là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung của nước 10 CHDCND Lào, có đường biên giới giáp với Thái Lan và Việt Nam. Khăm Muộn là một trong những tỉnh có số dân đông cư, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều các loại mỏ khoảng sản quý hiếm: mỏ chì, mỏ thạch cao, mỏ muối Kali; Trong những năm gần đây kinh tế xã hội tỉnh phát triển mạnh, hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi có thể đáp ứng khá tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. 2.1.2. Trữ lƣợng và tình hình khai thác Muối Kali tại tỉnh Kham Muone Tỉnh có trữ lượng muối Kali khá lớn, có chất lượng tốt . Tổng trữ lượng ước tính khoảng 3,4 tỷ tấn, cho phép khai thác 30 - 40triệu tấn/năm. Trong những năm qua, sản lượng Muối Kali khai thác Muối Kali lộ thiên ở Kham Muone vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm khoảng 55¸60% tổng sản lượng Muối Kali khai thác của toàn ngành. 2.1.3 Tác động của hoạt động khai thác và chế biến muối Kali đến tỉnh Kham muone Việc khai thác muối Kali một mặt thúc đẩy kinh tế của Tỉnh phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống dân cư. Mặc khác, cũng có tác động xấu đến môi trường như làm Biến đổi địa hình và cảnh quan , suy thoái rừng tại nơi khai thác. Làm xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất và làm mất quỹ sử dụng đất, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí . 2.1.4. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng của ngành Muối Kali Hoạt động khai thác Muối Kali bao gồm các khâu công tác chủ yếu sau: Khai thác, sàng tuyển, chế biến, tàng trữ và vận chuyển Muối Kali. Các khâu công tác này là nguồn phát sinh những tác động xấu đến môi trường. Hoạt động của ngành Muối Kali tác động rất lớn đối với môi trường nói chung, gây ảnh hướng xấu về nhiều mặt đối 11 với cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường các địa phương. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN MUỐI KALI TẠI KHAM MUONE 2.2.1 Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ môi trƣờng a. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường trong khai thác Muối Kali tại Kham Muone Hoạt động QLNN về môi trường trên địa bàn tỉnh Kham Muone trong khai thác và chế biến muối Kali được tổ chức kết hợp với nhiều cơ bản ban ngành khác nhau. Có sự phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng từ cấp tỉnh đến thị xã, quận huyện, phường xã, tổ dân phố và người dân. Việc QLNN về MT được thực hiện từ cấp tỉnh đến phường xã, có sự tham gia đồng thời của nhiều ban ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý môi trường được sâu sát với từng ngành, từng địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ thực công tác quản lý môi trường hiện nay vẫn còn thiếu về số lượng và chất lượng so với yêu cầu công việc. Việc phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về môi trường chưa chặc chẽ. b. Thực trạng công tác quy hoạch và chiến lược bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến muối Kali Công tác quy hoạch các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khai thác, chế biến khoáng sản chưa quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường. Việc lập và thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa được các cấp, các ngành coi trọng trong phê duyệt các dự án đầu tư Việc quy hoạch thiếu khoa học đã gây nhiều vấn đề môi trường lớn. Quy hoạch của mỗi ngành chưa xem xét đầy đủ đến yêu cầu phát triển của các ngành KT-XH khác và đặc điểm của các vùng 12 lãnh thổ. c. Tổ chức triển khai các văn bản pháp luật, chính sách, quy hoạch và kế hoạch về bảo vệ môi trường Qua thực tiễn triển khai thực hiện các văn bản, chính sách pháp luật về quản lý môi trường cho thấy hệ thống pháp luật của Trung ương và các văn bản pháp quy của tỉnh Kham Muone cũng còn nhiều điểm bất cập, mâu thuẫn, chưa rõ, không phù hợp gây khó khăn trong công tác quản lý cần khắc phục. Có sự vênh nhau giữa Luật BVMT với các hệ thống văn bản pháp luật khác. Nguyên nhân là khi xây dựng Luật BVMT, căn cứ cơ bản vẫn là các luật hiện hành nhưng ngay sau khi thực hiện được một thời gian thì nhiều luật đã thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhiều, đặc biệt là các luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp Một số pháp luật BVMT không phù hợp gây khó khăn trong công tác quản lý. Mức xử phạt mới hiện nay vẫn chưa bảo đảm tính răn đe trong xử lý các hành vi vi phạm. Do vậy, một số doanh nghiệp chịu nộp phạt mà không đầu tư thoả đáng cho công tác xử lý môi trường. 2.2.2 Thực trạng công tác cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, chứng nhận về môi trƣờng Trong 3 năm qua, số lượng giấy phép đã cấp cho các đơn vị khai thác và chế biến muối Kali tăng qua các năm. Tuy nhiên, số lượng đơn vị hiện nay có chứng nhận về môi trường lại rất ít, chiếm khoảng 50% các doanh nghiệp đang hoạt động. Có một lượng khá lớn số lượng dự án đang chờ cấp phép. Nhất là một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài do vướng nhiều thủ tục và một số dự án lớn đang gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá tác động về môi trường. Bên cạnh các doanh nghiệp được cấp phép, những năm vừa qua tình trạng khai thác muốn Kali trái phép xảy ra nhiều nơi. Việc cấp phép ồ ạt cộng với việc khai thác trái phép và không có tổ chức, sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động, gây 13 thất thoát lớn đến tài nguyên và gây ôn nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong năm qua chỉ có một số lượng ít doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép và đình chỉ hoạt động. Trong 3 năm qua, cũng có nhiều dự án đánh giá tác động môi trường;Đề án/cam kết BVMT/kế hoạch BVMT; dự án cải tạo môi trường được đề xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng chưa đến nơi đến chốn. Chất lượng của các dự án chưa đ
Luận văn liên quan