Tóm tắt Luận văn Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Ngày nay, bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng không thể đóng cửa hoặc từ chối hội nhập, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Việc trao đổi thông tin, giao tiếp quốc tế, hợp tác trên mọi lĩnh vực đã trở thành nhịp sống, hơi thở, trở thành xu hướng tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [15; 119], chúng ta đã chủ động giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. Trong bối cảnh ấy, việc tìm hiểu tư tưởng triết học phương Tây với tính cách là nền tảng của đời sống tinh thần xã hội phương Tây là cần thiết và không thể thiếu được. Là một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hoá - xã hội phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được đề cập, bàn luận sôi nổi trong các công trình nghiên cứu triết học, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống khá được ưa chuộng ở nhiều nước phương Tây sau đại chiến thế giới lần thứ II.

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ..&. NGUYỄN THỊ NHƢ HUẾ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC MÃ SỐ: 60.22.80 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VŨ HẢO HÀ NỘI – 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc và chú thích đầy đủ. Tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Huế MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Bối cảnh và nguồn gốc hình thành quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 7 1.1. Bối cảnh và nguồn gốc xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh 7 1.2. Nguồn gốc tư tưởng cho sự ra đời quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 12 Chương 2 Nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 30 2.1. Nền tảng của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 30 2.2. Những quan niệm cơ bản của đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 52 2.2.1. Quan niệm về thiện và ác. 52 2.2.2. Về trách nhiệm 56 2.2.3. Về sự không trung thực và sự hèn nhát 61 2.2.4. Về lương tâm và tội lỗi 64 2.3. Những giá trị và hạn chế của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 68 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng không thể đóng cửa hoặc từ chối hội nhập, giao lưu với các nước khác trên thế giới. Việc trao đổi thông tin, giao tiếp quốc tế, hợp tác trên mọi lĩnh vực đã trở thành nhịp sống, hơi thở, trở thành xu hướng tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [15; 119], chúng ta đã chủ động giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. Trong bối cảnh ấy, việc tìm hiểu tư tưởng triết học phương Tây với tính cách là nền tảng của đời sống tinh thần xã hội phương Tây là cần thiết và không thể thiếu được. Là một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hoá - xã hội phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được đề cập, bàn luận sôi nổi trong các công trình nghiên cứu triết học, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống khá được ưa chuộng ở nhiều nước phương Tây sau đại chiến thế giới lần thứ II. Ở Việt Nam, trong nhiều thập kỷ trước đây, triết học phương Tây hiện đại nói chung và chủ nghĩa hiện sinh nói riêng chưa thực sự được chú ý và nghiên cứu đúng mức. Cách tiếp cận đối với trào lưu triết học phương Tây trong một bộ phận các nhà nghiên cứu chưa thực sự thể hiện được quan điểm biện chứng. Trong các công trình nghiên cứu về các trào lưu triết học phương Tây, nhiều tác giả trước đây chỉ tập trung vào việc phê phán những hạn chế, chưa thấy được những giá trị và đóng góp của các trào lưu triết học này cho lịch sử triết học cũng như lịch sử tư tưởng nhân loại. Bàn về thực trạng nghiên cứu các tư tưởng ngoài mác xít, Nghị quyết 01 ngày 28/3/1992 của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “trong nhiều năm qua nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác – Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận các thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là số đông các cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng bị hạn chế” [trích theo: 22, tr 43] Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa tạo những thời cơ lớn đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đối với các quốc gia, các dân tộc. Trước tác động nhanh, mạnh mẽ của toàn cầu hoá, Tây phương hoá, các giá trị truyền thống đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn bị xói mòn. Những biểu hiện suy đồi đạo đức, chủ nghĩa cá nhân dường như có xu hướng ngày càng gia tăng Toàn cầu hoá theo ý nghĩa Tây phương hoá có thể sẽ gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hoá của thế giới. Trong ý nghĩa đó, các chuẩn mực, giá trị đạo đức bị tác động, bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá phương Tây là điều không tránh khỏi. Tiến trình toàn cầu hoá đã giúp những nước kém phát triển có điều kiện tiếp xúc gần hơn với những thành tựu mới nhất của nền văn minh, đặc biệt những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Điều này đã xoá khoảng cách địa lý, làm cho trái đất trở nên bé nhỏ. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chuẩn mực văn hoá phương Tây được lan truyền nhanh và sâu rộng, nhất là trong giới trẻ. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, việc tìm hiểu nền tảng triết học, các quan niệm đạo đức học, các chuẩn mực đạo đức phương Tây là đòi hỏi quan trọng và có ý nghĩa. Trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành trào lưu triết học tạo ra được một phong trào sâu rộng. Tư tưởng hiện sinh đã thâm nhập vào lối sống của một bộ phận xã hội ở nhiều nước. Nó được trình bày không chỉ trong các phạm trù, trong các suy tư lý luận với những ngôn ngữ trừu tượng, mà còn được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật với văn phong giản dị dễ hiểu Bởi thế chủ nghĩa hiện sinh đã để lại những dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần ở các nước phương Tây, qua đó ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, hai chữ “hiện sinh” dường như có lúc được người ta nhìn nhận như là một lối sống kỳ dị, buông trôi, đầy đam mê và bất chấp dư luận... bất kể ở nam hay nữ mà trong cách trang phục, đứng ngồi, trò chuyện, đi lại và tâm tình trao đổi với nhau... có biểu hiện tự do phóng túng...đều có thể bị quy vào ảnh hưởng của lối sống hiện sinh. Trong ý nghĩa ấy, “hiện sinh” đang bị nhìn nhận với cặp mắt nghi ngờ và không thiện cảm từ quan niệm đạo đức học truyền thống. Vậy thực ra “hiện sinh” được quan niệm như vậy có đúng không? Hiểu như vậy về hiện sinh đã thực sự đúng nghĩa chưa? Nếu những triết lý của chủ nghĩa hiện sinh là như vậy thì tại sao chủ nghĩa hiện sinh lại được tiếp nhận một cách khá nồng nhiệt ở mức độ khác nhau, ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam? Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn “Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng còn khá khiêm tốn. Có một số công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh. Tuy vậy, các công trình này chủ yếu đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh ở mức độ khái quát hoặc đi sâu vào tư tưởng của từng triết gia hiện sinh. Hiện nay, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh một cách hệ thống và chuyên sâu. Cuốn “Triết học hiện sinh” của Trần Thái Đỉnh (Nxb Văn Học) giới thiệu khái quát triết học hiện sinh và phân tích một số tư tưởng chủ yếu của các nhà triết học hiện sinh. Trong khi giới thiệu về các trào lưu tư tưởng của triết học phương Tây hiện đại, cuốn “Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học phương Tây hiện đại” của tác giả Lưu Phóng Đồng do Lê Khánh Trường dịch từ “Triết học phương Tây hiện đại tân biên”, xuất bản lần thứ 12 của Nxb Nhân Dân, Bắc kinh, 2001; Nxb Lý luận chính trị) đã trình bày khái luận về chủ nghĩa hiện sinh và phân tích tư tưởng của các nhà triết học hiện sinh: M. Heidegger, K. Jaspers, J. P. Sartre. Lê Thành Trị đã đưa ra ý nghĩa tổng quát của triết lý hiện sinh và phân tích những luận đề triết học của từng triết gia hiện sinh trong cuốn “Hiện tượng luận về hiện sinh (Nxb Trung tâm học liệu – Bộ Văn hoá giáo dục và thanh niên, 1974). Gần đây, Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng cũng viết cuốn “Lịch sử triết học Phương Tây hiện đại” (Nxb TPHCM). Trong đó các ông trình bày theo sự phân loại nhóm mảng chủ đề, trong đó có chủ đề về con người và tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh đã được phân tích ở đây. Chủ nghĩa hiện sinh còn đựơc giới thiệu trong cuốn sách “Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại” của Nguyễn Hào Hải. Trong cuốn này, tác giả giới thiệu nguồn gốc và cơ sở của chủ nghĩa hiện sinh, sau đó phân tích chủ đề về con người trong triết học hiện sinh. Khái quát sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh cũng như một số tư tưởng triết học hiện sinh và sự hiện diện của nó ở Việt Nam cũng được tác giả Nguyễn Tiến Dũng đề cập đến trong quyển “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ở Việt Nam”; Nxb TPHCM. Bàn về từng triết gia hiện sinh, đã có cuốn “Martin Hedegger – tác phẩm triết học” (Nxb ĐH Sư Phạm) ; “Karl Jasper – triết học nhập môn” (Nxb Thuận Hoá, trung tâm ngôn ngữ Văn hoá Đông Tây). Vấn đề đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh đã được tác giả Đỗ Minh Hợp đề cập đến trong bài viết “Tư tưởng đạo đức học của Gi. P. Xáctơrơ” đăng ở tạp chí triết học, số 174, năm 2005 của Viện Triết học. Tại Hội thảo Những vấn đề triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, tổ chức tại trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, tháng 11/2006, Đỗ Minh Hợp cũng đã có bài viết về “Tư tưởng đạo đức học của F. Nietzsche” và “Tư tưởng đạo đức học của Heidegger”. Cũng tại Hội thảo này, tác giả Lê Kim Châu đã có bài viết khái quát về “Chủ nghĩa hiện sinh trong thế kỷ XX” và khẳng định rằng chủ nghĩa hiện sinh vẫn tiếp tục ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ tới. ở đây, cũng có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thường, với nhan đề “Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh” . Như vậy, đề tài chủ nghĩa hiện sinh và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, về quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh như đã đề cập ở trên thì mới chỉ có một số công trình nghiên cứu. Việc trình bày một cách có hệ thống quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và đánh giá những giá trị và hạn chế của nó trên lập trường mácxít còn khá khiêm tốn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, nhìn nhận những giá trị và hạn chế của nó từ quan niệm mác xít. Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:  Chỉ ra bối cảnh, nguồn gốc ra đời quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh.  Phân tích quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh qua một số triết gia tiêu biểu.  Làm rõ giá trị và hạn chế của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đây là một đề tài nghiên cứu rất rộng, tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu ở một số vấn đề đạo đức học cơ bản nhất, qua một số nhà triết học hiện sinh tiêu biểu như J.P. Sartre, M. Heidegger, K. Jaspers. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh. Luận văn kế thừa các kết qủa nghiên cứu của những người đi trước. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là những phương pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn trình bầy một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, đưa ra những đánh giá bước đầu về quan niệm này. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văn góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh – một trong những học thuyết có ảnh hưởng rộng nhất tại các nước phương Tây thế kỷ XX. Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, phục vụ bước đầu cho việc nghiên cứu và giảng dạy về triết học phương Tây hiện đại. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm hai chương, năm tiết CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 1.1. Bối cảnh và nguồn gốc xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh Triết học hiện sinh là triết học về ý nghĩa cuộc nhân sinh, triết học về thân phận con người. “Bất cứ khuynh hướng nào trong triết học hiện sinh đều là triết học về con người, trước khi là triết học về vũ trụ. Theo Thiên chúa giáo hay không, triết học hiện sinh đều mang nặng tính bi đát của kinh nghiệm con người về định mệnh của mình” [18; 23] Trước Socrate, các nhà triết học thường chỉ chú ý vào các nghiên cứu vũ trụ, giới tự nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học cụ thể. Họ mải mê với những lẽ huyền vi, với những gì cao siêu ở đâu đó mà bỏ quên con người. Từ Socrate với luận điểm nổi tiếng: “Con người hãy nhận thức chính bản thân mình” thì vấn đề con người cũng được các nhà triết học sau này quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, triết học truyền thống sau Socrate lại có xu hướng coi con người như là một thành phần của giới tự nhiên, của vũ trụ, nghĩa là đặt con người như một đối tượng khách quan, giống như mọi sự vật khác để tìm hiểu nghiên cứu. Các triết gia hiện sinh đã phân tích quan niệm này và khẳng định tồn tại của con người là một tồn tại đặc biệt, không giống như tồn tại của mọi sự vật khách quan khác, tồn tại của con người là tồn tại hiện sinh. Vậy là, các nhà hiện sinh đã suy nghĩ, nghiên cứu con người theo một hướng khác, theo một tinh thần khác, họ suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống và quan niệm về cái chết của con người. Có thể nói, triết học hiện sinh là đặc trưng cho trạng thái tinh thần của xã hội tư sản trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa Tư bản, nó thể hiện DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, Mác Ăngghen tuyển tập, tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. [2] Lê Thị Tuyết Ba, Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, [3] Lưu Căn Báo, (2003) Ph. Nietzsche, Nxb Thuận hoá. [4] Phạm Vĩnh Cư, Từ Thị Loan (dịch), (2004), Triết học đạo đức, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội. [5] Albert Camus (2004), Tiểu luận giao cảm, bề trái và bề mặt, Nxb Văn hoá Thông tin. [6] Lê Kim Châu, (2007), Chủ nghĩa hiện sinh trong thế kỷ XX, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Lê Kim Châu, (2004), Luận án Phó tiến sĩ, Viện Triết học, Hà Nội. [8] Quang Chiến, (2000), Chân dung triết gia Đức, Viện Triết học, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây [9] Chủ nghĩa hiện sinh, [10] Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học-con người-xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội. [11] Phạm Văn Chung, (2007), Quan niệm về con người trong dòng triết học nhân bản phương Tây hiện đại, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [12] Nguyễn Tiến Dũng, (2006), Chủ nghĩa hiện sinh, sự hiện diện của nó ở Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. [13] Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng, (2005), Lịch sử triết học phưong tây hiện đại, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. [14] Bùi Đăng Duy, (2007), Hiện tượng học Đức: Edmund Husserl. Martin Heidegger, các nhà hiện tượng học Việt nam đầu tiên, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [15] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội. [16] Lưu Phóng Đồng, (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI – Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị. [17] Phạm Huy Đường, (2006), Tư duy tự do, Nxb Đà Nẵng. [18] Trần Thái Đỉnh, (2005), Triết học hiện sinh, Nxb Văn Hoá. [19] Mounier E, (1970), Những chủ đề triết học hiện sinh - Nhị Nùng xuất bản, Sài gòn. [20] Giáo trình triết học Mác Lênnin, (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [21] Nguyễn Hào Hải, (2001), Một số học thuyết triết học phuơng tây hiện đại, Nxb Văn hoá Thông tin. [22] Nguyễn Vũ Hảo, (2007), Phương pháp tiếp cận triết học phương Tây thế kỷ XX: Nhìn lại và suy nghĩ, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [23] Nguyễn Vũ Hảo, (2007), Tư tưởng cơ bản của triết học Martin Heidegger và ảnh hưởng của nó đến các trào lưu triết học phương Tây thế kỷ XX, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [24] Nguyễn Vũ Hảo, (2007), Quan niệm về cấu trúc của cái tôi: sự chuyển biến từ Kant và Schopenhauer đến Wittgenstein, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [25] Martin Heidegger, Tác phẩm triết học, Nxb Đại học Sư phạm [26] Nguyễn Thị Thanh Huyền, Toàn cầu hoá và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay, [27] Đỗ Đức Hiếu, (1978), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb Văn học, Hà Nội. [28] Nguyễn Khắc Hiếu, (1999), Đạo đức học Mác – Lênin, khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. [29] Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. [30] Đỗ Minh Hợp, Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hoá học [31] Đỗ Minh Hợp, (2005), Tư tưởng đạo đức học của Gi. P. Xáctơrơ, Tạp chí triết học, số 174, Viện Triết học. [32] Đỗ Minh Hợp, (2007), Tư tưởng đạo đức học của F. Nietzsche, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [33] Đỗ Minh Hợp, (2006), Tư tưởng đạo đức học của Heidegger. Báo cáo khoa học trong Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX”, do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. [34] Đỗ Minh Hợp, (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb Hà Nội. [35] Đỗ Minh Hợp, Nhân học triết học với vấn đề tồn tại người, [36] Đỗ Minh Hợp, (1996), Tính chủ quan trong triết học phương Tây hiện đại, Tạp chí triết học, số 1, Viện Triết học. [37] Diêu Trị Hoa, (2005), E. Husserl, Nxb Thuận hoá. [38] Đỗ Văn Khang, (2007), franz kafka – người mở đầu cho triết học hiện sinh về phương diện văn học, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [39] Đặng Thị Lan, (2007), Vài nét về chủ nghĩa hiện sinh ở miền nam Việt Nam những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [40] Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb Văn hoá Thông tin. [41] Trương Sĩ Lương, Bàn về Thiện, ác, [42] C. Mác, Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844, Mác Ăngghen tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật. [43] Mác - Ăngghen, Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, (1980), Mác Ăngghen tuyển tập, tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội. [44] Lê Tôn Nghiêm (dịch), (2004). Karl Jasper. Triết học nhập môn, Nxb Thuận hoá. [45] Nguyễn Thu Phong, (2002), Minh triết trong tư tưởng phương Tây, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. [46] Trần Tuấn Phong, (2007), Heidegger và sự khác biệt bản thể tính, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [47] Kinh tế và đạo đức, [48] Standley Rosen, (2004), Triết học nhân sinh, Nxb Lao động, Hà Nội, [49] J. P. Sartre, (1968), Hiện sinh – một nhân bản thuyết (Thụ Nhân dịch), Nxb Sài Gòn. [50] Nguyễn Văn Sanh, (2007), Heidegger với triết học Hegel, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [51] Samuel Enoch Stumpf & Donal C.Abel, (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh,
Luận văn liên quan