Tóm tắt Luận văn - Thực trạng tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội

Tăng trưởng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một nhu cầu rất cấp thiết không chỉ đối với riêng Ngân hàng Đông Á mà còn đối với phần lớn các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Lý do chính là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao trong thành phần các đối tượng kinh tế, đối với các doanh nghiệp nói riêng thì tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên đến hơn 90%. Bên cạnh đó, trong nhiều thống kê không chính thức, tỷ lệ doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, lợi nhuận đem lại từ việc chăm sóc và phát triển đối tượng khách hàng này là vấn đề sống còn của rất nhiều các ngân hàng thương mại, bao gồm Ngân hàng Đông Á, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này là Chi nhánh Hà Nội – Chi nhánh duy nhất của Ngân hàng Đông Á trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh có những chuyển biến tích cực cả về doanh số lẫn chất lượng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chính vì vậy Chi nhánh Hà Nội chưa khẳng định được vị thế đầu tàu của mình trong số các Chi nhánh thuộc miền Bắc của Ngân hàng Đông Á. Do vậy, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hà Nội đang là một nhu cầu rất cấp thiết hiện nay. Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đông Á. Bên cạnh các giải pháp dành cho ngân hàng, luận văn còn đóng góp một số giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn, qua đó dễ dàng tiếp cận được vốn vay từ phía ngân hàng, ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số đề xuất dành cho Đảng và Nhà nước để có thể đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và sát sao hơn để kích thích phát triển đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là đối tượng mà luận văn hướng tới.Trong phạm vi nghiên cứu là hoạt động tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2014, luận văn muốn nhấn mạnh vào việc đẩy mạnh doanh số tín dụng và chỉ đưa ra một số giải pháp cơ bản cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, do vậy nên tiêu đề của luận văn vẫn sử dụng khái niệm “tăng trưởng” thay vì “phát triển

pdf9 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Thực trạng tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT TUẬN VĂN Tăng trưởng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một nhu cầu rất cấp thiết không chỉ đối với riêng Ngân hàng Đông Á mà còn đối với phần lớn các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Lý do chính là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao trong thành phần các đối tượng kinh tế, đối với các doanh nghiệp nói riêng thì tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lên đến hơn 90%. Bên cạnh đó, trong nhiều thống kê không chính thức, tỷ lệ doanh số cho vay đối với nhóm khách hàng này luôn chiếm trên 60% tổng doanh số cho vay của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, lợi nhuận đem lại từ việc chăm sóc và phát triển đối tượng khách hàng này là vấn đề sống còn của rất nhiều các ngân hàng thương mại, bao gồm Ngân hàng Đông Á, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này là Chi nhánh Hà Nội – Chi nhánh duy nhất của Ngân hàng Đông Á trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh có những chuyển biến tích cực cả về doanh số lẫn chất lượng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không cao do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, chính vì vậy Chi nhánh Hà Nội chưa khẳng định được vị thế đầu tàu của mình trong số các Chi nhánh thuộc miền Bắc của Ngân hàng Đông Á. Do vậy, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hà Nội đang là một nhu cầu rất cấp thiết hiện nay. Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đông Á. Bên cạnh các giải pháp dành cho ngân hàng, luận văn còn đóng góp một số giải pháp cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn, qua đó dễ dàng tiếp cận được vốn vay từ phía ngân hàng, ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số đề xuất dành cho Đảng và Nhà nước để có thể đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và sát sao hơn để kích thích phát triển đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây cũng là đối tượng mà luận văn hướng tới. Trong phạm vi nghiên cứu là hoạt động tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2014, luận văn muốn nhấn mạnh vào việc đẩy mạnh doanh số tín dụng và chỉ đưa ra một số giải pháp cơ bản cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, do vậy nên tiêu đề của luận văn vẫn sử dụng khái niệm “tăng trưởng” thay vì “phát triển” Các nội dung chính của luận văn bao gồm: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng DNVVN Chương này là cơ sở lý luận của luận văn, đưa ra những lý thuyết khái quát về tín dụng, đồng thời định hình đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, qua đó làm rõ khái niệm mà luận văn hướng đến, đó là tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung của chương này bao gồm: 1. Khái quát lại những vấn đề cơ bản về tín dụng nói chung, phân loại tín dụng ngân hàng theo nhiều phương pháp, bao gồm:  Phân loại theo nghiệp vụ: có thể chia tín dụng ra làm các hình thức: cho vay, bảo lãnh, tín dụng chứng từ, chiết khấu thương phiếu  Phân loại theo thời hạn cho vay: bao gồm 3 hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn  Phân loại theo mức độ tín nhiệm của khách hàng: bao gồm 2 hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo (thế chấp) và cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp).  Phân loại theo tư cách pháp lý của khách hàng: có thể phân tín dụng ra làm 2 hình thức là tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Trong tín dụng doanh nghiệp, dựa vào quy mô về vốn và số lượng lao động có thể phân ra làm 2 hình thức: tín dụng đối với doanh nghiệp lớn và tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Trình bày các đặc điểm kinh tế của đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ,bao gồm 4 ưu điểm và 4 nhược điểm mang tính chủ yếu của đối tượng khách hàng này như sau: Ưu điểm:  Thứ nhất, DNVVN dễ dàng khởi sự và linh hoạt, năng động nhạy bén, dễ thích ứng với thị trường  Thứ hai, DNVVN dễ quản lý  Thứ ba, chi phí cố định thấp, linh hoạt trong việc sử dụng và thay đổi công nghệ  Thứ tư, DNVVN có thể phát huy được tiềm lực trong nước Nhược điểm (hạn chế):  Khả năng tài chính của DNVVN hạn chế  Môi trường kinh doanh không thuận lợi, thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ và bấp bênh  Thiếu thông tin  Trình độ quản lý và đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế 3. Sử dụng hai nôi dung ở trên nhằm làm rõ khái niệm tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng tín dụng DNVVN trong một tổ chức tín dụng, bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số lượng (tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay, tỷ lệ tăng trưởng của số lượng khách hàng được vay vốn) và một số chỉ tiêu phản ánh về chất lượng (tỷ lệ thu lãi, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu), tuy nhiên các chỉ tiêu phản ánh chất lượng chỉ dừng lại ở những khái niệm cơ bản vì không thuộc trọng tâm nghiên cứu của đề tài. 4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các nhân tố từ phía ngân hàng và từ chính các doanh nghiệp, cùng với một số nhân tố bên ngoài khác. Trong đó: Các nhân tố từ phía ngân hàng:  Chính sách tín dụng và quy trình cho vay  Chiến lược kinh doanh của NHTM  Trình độ công nghệ thông tin NHTM  Trình độ của đội ngũ nhân viên Các nhân tố từ phía doanh nghiệp:  Mục đích sử dụng vốn vay của DNVVN  Tình hình tài chính của DNVVN  Trình độ quản lý/đạo đức kinh doanh của chủ DNVVN Chương 2: Thực trạng tăng trưởng tín dụng DNVVN tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội Chương này gồm 5 nội dung chính sau: 1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hà Nội, cụ thể:  Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Hà Nội  Cơ sở pháp lý và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Nội  Những điểm mạnh và hạn chế của Chi nhánh Hà Nội  Sơ lược tình hình hoạt động của Chi nhánh Hà Nội những giai đoạn 2011 - 2014, bao gồm: - Kết quả kinh doanh chung: phản ánh lợi nhuận trước và sau trích lập DPRR - Một số kết quả kinh doanh chi tiết: Tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng cho vay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại, hoạt động bảo lãnh 2. Tóm tắt quy trình cho vay của chi nhánh theo 9 bước:  Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ gửi Phòng Thẩm định  Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập Tờ trình thẩm định, kiểm soát, trình duyệt Tờ trình  Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình Báo cáo rủi ro  Bước 4: Xét duyệt cho vay  Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, ký Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, Hợp đồng cho vay  Bước 6: Giải ngân  Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay  Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí và các phát sinh  Bước 9: Thanh lý Hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản 3. Một số đánh giá sơ bộ về các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh, nhấn mạnh vào những khó khăn và hạn chế trên các mặt như:  Trình độ quản lý  Chất lượng nguồn nhân lực  Trình độ công nghệ kỹ thuật  Khả năng tự chủ về tài chính 4. Trình bày thực trạng tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh thông qua các chỉ tiêu:  Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay  Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay  Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế  Tỷ lệ nợ quá hạn  Hệ số thu lãi  Hệ số thu nợ  Các thống kê về doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh. 5. Đánh giá kết quả đạt được trong công tác tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2011-2014, bao gồm:  Những thành tựu đã đạt được: về tăng trưởng số lượng khách hàng, cơ cấu cho vay, khả năng cung ứng vốn kịp thời, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên..  Những hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số nguyên nhân lý giải những hạn chế bao gồm các nguyên nhân từ phía doanh nghiệp, từ phía ngân hàng và từ phía các cơ quan chức năng. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng DNVVN tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội. 1. Trình bày sơ lược quan điểm của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh Hà Nội 2. Tìm ra các điểm mạnh của chi nhánh Hà Nội, làm tiền đề để đưa ra các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:  Cải tiến quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay đối với các DNVVN  Cơ cấu laị toàn bô ̣khách hàng DNVVN hiêṇ có , lưạ choṇ khách hàng tốt để mở rộng tín dụng  Mở rộng mạng lưới kinh doanh đồng thời với việc nghiên cứu đặc thù kinh tế địa phương để phát triển sản phẩm phù hợp  Mở rộng mạng lưới kinh doanh đồng thời với việc nghiên cứu đặc thù kinh tế địa phương để phát triển sản phẩm phù hợp  Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực  Nâng cao năng lực quản lý, điều hành và đức nghề nghiệp của lãnh đạo phòng khách hàng  Thẩm định và quản lý chặt chẽ hồ sơ vay vốn  Thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay  Chú trọng công tác tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng 3. Một số kiến nghị bao gồm:  Kiến nghị dành cho Ban lãnh đạo toàn Ngân hàng Đông Á,  Kiến nghị dành cho Chính phủ  Kiến nghị dành cho các doanh nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đại diện cho khoảng 90% các doanh nghiệp trong hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia thông qua tạo việc làm, đầu tư và xuất khẩu. Ở nước ta, khối DNVVN đã đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, các DNVVN nói chung đã có sự tăng trưởng khá mạnh cả về chất và lượng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của các DNVVN đồng thời cũng làm bộc lộ nhiều hạn chế cố hữu như: thiết bị kỹ thuật lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, chí phí sản xuất caomà một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế đó đồng thời cũng là khó khăn mà các DNVVN đang gặp phải đó là khó tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Cho vay DNVVN là một định hướng lớn của Ngân hàng TMCP cổ phần Đông Á. Là một trong những chi nhánh lớn của ngân hàng Đông Á, Chi nhánh Hà Nội thực hiện đầy đủ chức năng của một Ngân hàng thương mại theo các chính sách đầu tư phát triển của ngân hàng Đông Á, kinh doanh tiền tệ gắn với định hướng phát triển kinh tế đất nước từng thời kỳ. Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh duy nhất của ngân hàng Đông Á nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và cũng là nơi tập trung một lượng lớn các DNVVN, hứa hẹn là một khu vực khách hàng đầy tiềm năng. Do vậy, Chi nhánh Hà Nội đã định hướng phát triển cho vay đối với các DNVVN. Tuy nhiên, thực trạng việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với loại khách hàng này chưa thực sự đạt hiệu quả . Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại đối với phân khúc khách hàng là các DNVVN, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng DNVVN tại ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Hà Nội thực sự là vấn đề cần thiết hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, DNVVN và hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNVVN; Đánh giá thực trạng tăng trưởng tín dụng DNVVN của Chi nhánh Hà Nội; Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng DNVVN tại Chi nhánh Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tăng trưởng tín dụng và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN; Phạm vi nghiên cứu: Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Hà Nội qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài đã nghiên cứu từ các quan điểm, lý luận và thực tiễn của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường, từ đó đánh giá thực trạng và tìm biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng DNVVN tại Chi nhánh Hà Nội. Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với nhân viên tín dụng và nhân viên kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ bản: điều tra phân tích, hệ thống hoá, tổng hợp, so sánh, thống kê. 6. Kết cấu của Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng, sơ đồ, mục lục, Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng DNVVN; Chương 2: Thực trạng tăng trưởng tín dụng DNVVN tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội; Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng DNVVN tại ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hà Nội.
Luận văn liên quan