Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam

Tháng 6/2008, hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI), theo đó Việt Nam đã soán ngôi số một của Ấn Độ để trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi (năm 2007, Việt Nam xếp thứ 4). Theo A.T. Kearney, thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ (khoảng 20 tỷ USD) song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, thể chế chính sách lại đang được điều chỉnh theo hướng thân thiện hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Theo A.T. Kearney, “bây giờ là lúc thích hợp nhất để tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam”.

pdf51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Việt Nam trở thành thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Tháng 6/2008, hãng tư vấn Mỹ A.T. Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI), theo đó Việt Nam đã soán ngôi số một của Ấn Độ để trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi (năm 2007, Việt Nam xếp thứ 4). Theo A.T. Kearney, thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ (khoảng 20 tỷ USD) song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, thể chế chính sách lại đang được điều chỉnh theo hướng thân thiện hơn với nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Theo A.T. Kearney, “bây giờ là lúc thích hợp nhất để tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam”. 2. Bốn nhà bán lẻ Việt Nam lọt vào Top 500 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Hàng năm, dựa trên kết quả khảo sát của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International tại 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạp chí Retail Asia tổ chức bình chọn 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2008, dựa trên kết quả kinh doanh của năm 2007, có 4 doanh nghiệp Việt Nam lọt vào danh sách này. Đứng đầu là Saigon Co-op với thứ hạng 321/500, tiếp đó là Công ty Vàng bạc Đá quý TPHCM (SJC) hạng 349/500; hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim xếp thứ 402/500 và Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) xếp thứ 481/500. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Saigon Co-op lọt vào bảng xếp hạng của Retail Asia và đoạt giải vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. PNJ cũng đã 5 năm liền có mặt trong bảng xếp hạng này. Xếp hạng thị trường bán lẻ toàn cầu Việt Nam rơi năm bậc SGTT - Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay vừa được tập đoàn tư vấn A.T. Kearney công bố, với “chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2009” (The 2009 A.T. Kearney Global Retail Development Index, viết tắt là GRDI) chỉ đạt 55 điểm, thị trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc xuống vị trí thứ sáu. Cần lưu ý rằng, đây là bước rơi mạnh, bởi trong bảng xếp hạng của tổ chức này trong suốt sáu năm qua, chỉ mới có ba quốc gia là Slovenia, Croatia, Ukraine và Ai Cập là bị đẩy khỏi “tốp 5”, và nhất là khi đã lọt được vào “tốp 3” rồi, thì cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc đều “cố thủ” rất chắc chắn. Mặc dù vậy, điều an ủi là, trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, GRDI của tất cả các quốc gia đều rơi và khoảng cách giữa thị trường bán lẻ của nước ta với “tốp 5”, đặc biệt là với cả ba quốc gia đứng ngay sát trên chỉ duy nhất “một bước chân”. Cụ thể là, thay vì cao ngất ngưởng ở mức 88 – 100 điểm những năm trước đây, GRDI của Ấn Độ chiếm “ngôi hậu” năm nay chỉ là đạt 68 điểm, về nhì là Nga cũng chỉ đạt 60 điểm, còn ba quốc gia đứng liền kề trên chúng ta là Arập Saudi, các tiểu vương quốc Arập thống nhất và cả Trung Quốc đều chỉ đạt 56 điểm, tức là chỉ hơn thị trường bán lẻ của nước ta vỏn vẹn 1 điểm. Điều này có nghĩa là, cho dù tụt năm hạng là một bước rơi tự do đối với một quốc gia ở trong thế phát triển ổn định như nước ta là nghiêm trọng, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế khác là tất cả “cùng rơi tự do” gần như nhau, cho nên cơ hội vươn lên các thứ hạng cao hơn của thị trường bán lẻ nước ta là không nhỏ. Thế nhưng, trước khi nói đến chuyện “phục thù”, điều có ý nghĩa quyết định lúc này là cần phải xem nguồn cơn dẫn đến “thảm hoạ này”. Trước hết, GRDI là chỉ số do tập đoàn tư vấn A.T. Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao có nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn. Trong đó, các tiêu chí hình thành GRDI được chia thành bốn nhóm lớn, đều có trọng số giống nhau là 25% và đều được đánh giá theo thang điểm 100, gồm: 1) Mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh (Country and business risk), trong đó 0 điểm là rủi ro cao và 100 điểm là rủi ro thấp; 2) Độ hấp dẫn của thị trường (Market attractiveness), trong đó 0 điểm là độ hấp dẫn thấp và 100 điểm là độ hấp dẫn cao; 3) Độ bão hoà của thị trường (Market saturation), trong đó 0 điểm là bão hoà và 100 điểm là không bão hoà; 4) Áp lực thời gian (Time pressure), trong đó 0 điểm là không có áp lực về thời gian và 100 điểm là cần khẩn trương thâm nhập thị trường. Theo cách đánh giá này, ở tiêu chí mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh của thị trường bán lẻ nước ta, sau bốn năm cho dù còn chậm, nhưng vẫn có tiến bộ, thì năm nay đã rơi tự do. Đó là, theo A. T. Kearney, nếu như mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh năm 2004 là 52 điểm; năm 2005 nhích lên 54 điểm; năm 2006 tụt xuống còn 43 điểm; còn hai năm 2007 – 2008 đều đạt 57 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 34 điểm, tức là đã không chỉ giảm mất 40,35% số điểm đã đạt được, mà còn đang ở mức “đáy”. Không những vậy, ở tiêu chí độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta, tình hình thực sự còn tồi tệ hơn nữa. Bởi lẽ, sau “những bập bõm ban đầu”, chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong hai năm 2007 – 2008, nhưng hiện đã rơi tự do thảm hại không những chỉ so với những gì chúng ta đã đạt được, mà còn ở mức “đáy” so với cả 30 quốc gia có tên trong bảng xếp hạng của A.T. Kearney. Cụ thể, ở tiêu chí này, nếu như thị trường bán lẻ của nước ta năm 2004 đạt 29 điểm, năm 2005 và 2006 tụt xuống chỉ còn 24 điểm, còn hai năm 2007 – 2008 cùng đạt 34 điểm, thì hiện nay rơi tự do xuống chỉ còn 16 điểm, tức là đã “đánh rơi” mất hơn một nửa số điểm đã đạt được và chỉ bằng gần 60% số điểm của quốc gia thấp nhất trong 29 quốc gia khác có trong danh sách 30 quốc gia này của A.T. Kearney năm nay. Mặc dù vậy, ở cả hai tiêu chí còn lại, thị trường bán lẻ của nước ta cũng phần nào có được “sự an ủi”. Đó là, ở tiêu chí độ bão hoà của thị trường, theo đánh giá của A.T. Kearney, thay vì 67 điểm năm 2008, với 74 điểm, độ bão hoà của thị trường bán lẻ nước ta đã “loãng hơn”, tức là nhu cầu tăng tiêu dùng hiện nay đã lớn hơn năm 2008 và gần trở lại mức của năm 2007. Đặc biệt, ở tiêu chí áp lực thời gian, với 97 điểm, tăng 7 điểm so với năm 2008, còn so với năm 2004 thì tăng tới 31 điểm và gần “chạm trần”, thị trường bán lẻ nước ta đang có “sức mời gọi” các nhà đầu tư nhanh chóng tham gia kinh doanh lớn nhất. Nói tóm lại, tuy rơi tự do trong bảng xếp hạng, nhưng nếu ổn định được tình hình vĩ mô và khôi phục được sự hấp dẫn, thì tương lai phát triển của thị trường bán lẻ nước ta sẽ rất sáng trở lại. Năm 2008, thị trường bán lẻ nước ta “qua mặt” cả ba “người khổng lồ” Ấn Độ, Nga và Trung Quốc để chiếm “ngôi hậu” trong “làng bán lẻ” thế giới. Dự báo thị trường bán lẻ 2009 và những giải pháp Thứ hai, 11 Tháng 5 2009 14:07 Mặc dù bị tác động trực tiếp và mạnh mẽ của thị trường thế giới, thị trường hàng hóa, dịch vụ Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng vẫn giữ được sự phát triển tốt trong năm 2008 vừa qua. Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2008 Mặc dù bị tác động trực tiếp và mạnh mẽ của thị trường thế giới nhưng thị trường hàng hóa, dịch vụ Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng vẫn giữ được sự phát triển tốt trong năm 2008 vừa qua. Theo số liệu thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ năm 2008 đạt 968.000 tỷ đồng, tăng khoảng 31% so với năm trước, nếu so với năm 2004 – 2005 thì đã tăng gấp 4 lần. Thị trường nội địa đã có quy mô khá lớn và quan trọng nhất, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức khoảng 20%/năm trong suốt thời gian từ năm 2003 đến nay. Chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường vào 01/01/2009, hệ thống bán lẻ Việt Nam đã có những chuyển biến rất lớn trong nhận thức về mở cửa thị trường phân phối và tiến trình hội nhập của Việt Nam. Các doanh nhân, thương nhân Việt Nam đã tìm hiểu cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để sẵn sàng bước vào sân chơi mới. Chỉ trong vòng gần 3 năm, dù còn nhiều khó khăn nhưng đến nay cơ sở hạ tầng bán lẻ đã có trên 400 siêu thị, trên 60 trung tâm thương mại, gần 2.000 cửa hàng tiện ích và hơn 2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi vùng đất nước, góp phần đưa quy mô và tốc độ phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam bước vào thời kỳ mới. Năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trên tất cả các vùng miền, các lĩnh vực, các nhóm hàng hoá, dịch vụ, từ hàng tiêu dùng thiết yếu cho đến nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ văn hoá, ngân hàng v.v…Các nhà bán lẻ lớn như Saigon Co.op, Intimex, Satra, Hapro đã tập trung đầu tư thành lập hệ thống phân phối ở các trung tâm đô thị lớn và ở các tỉnh khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Đây thực sự là những nỗ lực lớn của các nhà bán lẻ Việt Nam. Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tổng mức bán lẻ năm 2008 vẫn tăng 24-25% so với năm 2007 Tuy nhiên, hệ thống bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Việt Nam và tổ chức thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn một số bất cập. Đó là: - Hệ thống phân phối, bán lẻ Việt Nam dựa trên nền sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán; sản xuất nông lâm thuỷ sản chủ yếu là kinh tế hộ, trang trại quy mô nhỏ; công nghiệp chế biến lạc hậu, thô sơ, nhiều khâu thủ công; sản xuất hàng hoá xuất khẩu còn ở dạng gia công; hệ thống giao thông, kho, cảng, dự trữ, bảo quản hàng hoá yếu kém; hệ thống chợ nông thôn sơ khai; hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích số lượng ít, quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn; phương thức kinh doanh, phương tiện thanh toán lạc hậu; đội ngũ thương nhân ít qua đào tạo, tư duy tiếp cận thị trường chậm đổi mới, không nhạy bén và chưa có tầm nhìn để vạch chiến lược kinh doanh, còn nặng về lợi ích trước mắt. Đây là những thách thức và áp lực rất lớn cho những năm tới, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường phân phối. - Cơ sở hạ tầng bán lẻ đã được cải thiện một bước nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cả về không gian tổ chức hệ thống bán lẻ lẫn quy mô, cấp độ thị trường. Đặc biệt, có sự chênh lệch rất lớn về cơ sở vật chất giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng. Theo thống kê, toàn quốc hiện nay bình quân mỗi xã chưa có được 1 chợ; ở miền núi, hải đảo bình quân 2, 3 xã chưa có 1 chợ mà hầu hết là chợ tạm bợ, vì vậy, sẽ thiếu không gian cho tổ chức lưu thông hàng hoá ở khu vực quan trọng còn bỏ ngỏ này. Đây sẽ là bất cập lớn khi thị trường nông thôn phát triển trong những năm tới. - Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân bán lẻ so với các nước có dân số và trình độ phát triển tương đương thì số lượng chưa nhiều. Số liệu thống kê cho thấy, toàn quốc hiện có khoảng 35 vạn doanh nghiệp, trong đó chỉ có khoảng 60% doanh nghiệp tổ chức bán lẻ và tham gia hệ thống bán lẻ, kể cả các doanh nghiệp vừa tổ chức sản xuất, vừa tổ chức hệ thống bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm như thép, xi măng, phân bón, dược phẩm v.v… Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 14-16% khối lượng hàng hoá được bán lẻ theo phương thức hiện đại, còn lại vẫn kinh doanh theo phương thức truyền thống. Năm 2008 là năm thị trường nội địa nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu và giá cả thị trường thế giới tăng giảm quá thất thường, nhanh chóng và khó dự báo. Không một tổ chức nghiên cứu thị trường hay chuyên gia kinh tế nào dự đoán được giá gạo lên đến 1.000 USD/tấn (trong khi bình quân các năm gần đây chỉ 290 đến 400 USD/tấn). Cũng rất ít chuyên gia dự báo được năm 2008 giá dầu thô sẽ lên đến gần 150 USD/thùng dù trước đó ít năm, đã có người dự báo dầu sẽ lên trên 100 USD/thùng. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2008, hầu như không có ai dự báo được giá dầu tụt xuống dưới 40 USD/thùng. Với phôi thép, phân bón và nhiều mặt hàng khác, tình hình cũng tương tự. Sự trồi sụt thất thường này đã gây sốc và khó khăn cho các nền kinh tế và đương nhiên, kinh tế Việt Nam, hệ thống bán lẻ Việt Nam cũng gặp nhiều bất ngờ, dù chủ động cũng không thể xử lý được như mong muốn. Mặc dù vậy, các nhà bán lẻ Việt Nam đã có nhiều cố gắng để thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp đã đưa các giải pháp tức thời để không đẩy giá lên như Saigon Co.op, Intimex, Hapro v.v… hoặc cố gắng khai thác nguồn hàng nhập khẩu để kịp thời đáp ứng nhu cầu, góp phần dập tắt những cơn sốt cục bộ về một số loại hàng hoá có triệu chứng nổ ra ở một số khu vực. Dự báo xu hướng thị trường năm 2009 Đợt tăng giá nguyên liệu, nhiên liệu trên thị trường thế giới và cơn lạm phát toàn cầu mới tạm thời lắng dịu thì đợt giảm giá và nguy cơ thiểu phát, suy giảm kinh tế lại lộ diện. Âu đó cũng là quy luật thị trường mà chúng ta phải chấp nhận và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của ta, sao cho thiết thực, nhanh chóng và hiệu quả. Tình hình trên làm cho việc dự đoán thị trường nội địa Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng rất khó khăn và thiếu chính xác. Nhưng dù sao, trước thềm năm mới 2009 - năm con trâu, các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cần suy nghĩ về xu hướng thị trường. Có thể dự đoán một số xu hướng sau: - Sức mua xã hội sẽ giảm so với năm 2008. Dự đoán bình quân sẽ giảm khoảng 25 – 27% so với bình quân năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá nhiều khả năng chỉ tăng 16 – 18% so với mức bình quân 25 – 27% của năm 2008. Sức mua có thể tăng trong dịp Tết dương và âm lịch nhưng mức độ tăng sẽ không thể bằng những tháng đầu năm 2008. - Giá cả các mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực, thực phẩm, sẽ ổn định trong những tháng đầu năm 2009. Giá các mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng ổn định như mức hiện nay và có thể tiếp tục giảm sâu hơn sau những ngày Tết dương và âm lịch, trước hết là hàng điện, điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng công nghiệp thông thường. Riêng giá nguyên nhiên vật liệu, kể cả xăng dầu, thép, xi măng, phân bón có thể sẽ có biến động tăng nhưng không lớn. Tuy nhiên, nếu chủ quan không có biện pháp đối phó, vẫn có thể gây xáo động thị trường . - Lạm phát sẽ dịu dần và có thể sẽ ở mức cao nhất của một con số vào những tháng cuối năm 2009. - Từ 01/01/2009 ta mở cửa cho các nhà phân phối 100% vốn nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam. Trái với cảnh báo của nhiều chuyên gia và nhiều phương tiện thông tin, thị trường phân phối Việt Nam sẽ chưa xảy ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt và đối đầu ngay lập tức. Tình hình bề ngoài vẫn diễn ra suôn sẻ, song ngấm ngầm bên trong sẽ là sự cạnh tranh về chất lượng hàng hoá, thương hiệu, nhãn mác, giá bán lẻ, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp nước ngoài đã vào Việt Nam dưới dạng liên kết với các doanh nghiệp Việt Nam và giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau. Bước đầu, hình thức liên doanh liên kết, hợp tác là phổ biến để thăm dò cùng làm ăn tồn tại. Sau từ 2 đến 3 năm sẽ diễn ra cạnh tranh quyết liệt về giá bán lẻ, chiếm lĩnh thị trường, thu hút người tiêu dùng. Lúc đó, ai nắm được cơ hội, giảm bớt được thách thức thì người đó sẽ giành thắng lợi trên thương trường. Năm 2009, nhà bán lẻ Việt Nam sẽ phải tính đến các yếu tố tác động vào thị trường để quyết định tăng, giữ vững hay thu hẹp kinh doanh của mình trước tác động bất lợi của suy giảm sức mua và chính sách tài chính - tiền tệ tiềm ẩn những yếu tố không ổn định, nhân tố làm cho kinh doanh không có hiệu quả. Vượt qua khó khăn, giữ vững ổn định và phát triển Năm 2009, cần tận dụng tối đa những biện pháp giúp thị trường Việt Nam ổn định và phát triển từ sản xuất đến tiêu dùng và xuất khẩu mà WTO cho phép như hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn vùng nghèo, vùng dân tộc. Tập trung kích cầu tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, xử lý thỏa đáng quan hệ cung cầu, sản xuất và tiêu dùng hậu lạm phát, hậu suy giảm, phòng ngừa lạm phát quay lại để chủ động giữ vững thị trường ổn định và phát triển. Tiếp theo, cần sử dụng công cụ lãi suất tín dụng và thuế xuất nhập khẩu một cách nhạy bén, kịp thời, uyển chuyển để ổn định sản xuất kinh doanh, giúp các hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ yên tâm sản xuất, giữ thị trường ổn định. Thực hiện có hiệu quả những biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước theo đúng cam kết và bình ổn giá theo cơ chế thị trường đối với những mặt hàng nhạy cảm như xăng dầu, gạo, đường, phân bón, muối, thuốc chữa bệnh và những mặt hàng có lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu vào những năm 2009, 2010 như thép, xi măng v.v… Cần có dự báo sớm về thị trường như cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu, xu hướng biến động giá cả thế giới tác động đến Việt Nam, xu hướng tăng giảm khối lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để chủ động sử dụng công cụ lãi suất tín dụng, thuế và các rào cản kỹ thuật tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cân đối cung cầu trong nước, cân đối xuất nhập khẩu, tránh gây ra những biến động bất thường không chủ động, kịp thời can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có giải pháp kích cầu tiêu dùng một cách thoả đáng, đối tượng là người tiêu dùng còn nghèo, đại đa số là nông dân, công chức, học sinh, công nhân có thu nhập thấp. Bình thường họ đã không đủ chi tiêu, sau cơn bão giá, họ là những người bị tổn thương nhiều nhất, khó khăn nhất. Chỉ cần khuyến khích họ chi thêm 15 đến 20.000 đồng/tháng thì sức mua xã hội sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Công cụ kích cầu có thể bằng hỗ trợ từ Chính phủ, từ lãi suất tín dụng, từ điều kiện, thời gian vay vốn phục vụ cho sản xuất, lưu ý tới việc tiếp cận vốn vay của khu vực người nghèo từ trước tới nay rất khó khăn. Cuối cùng, cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, chống sản xuất hàng giả, lưu thông hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, chống đầu cơ các loại hàng hoá nhạy cảm, đồng thời sẵn sàng can thiệp vào thị trường trong trường hợp có biến động đột biến, tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô. Giá nguyên nhiên vật liệu, kể cả xăng dầu, thép, xi măng, phân bón có thể có biến động tăng nhưng không lớn. Tuy nhiên, nếu chủ quan không có biện pháp đối phó, vẫn có thể gây xáo động thị trường. 5 xu hướng phát triển của bán lẻ Thứ tư, 13 Tháng 5 2009 18:11 Khi xã hội phát triển, trình độ chuyên môn hoá được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cá biệt hoá thì bán lẻ cũng xuất hiện những xu hướng phát triển mới để khẳng định vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. 1. Hình thành các tập đoàn lớn Trên thế giới, xu hướng tập trung hoá để hình thành các tập đoàn lớn trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đã có từ lâu như các tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức), Walmart (Hoa Kỳ), Carrefour, Cora (Pháp), Tesco (Anh). Với mạng lưới kinh doanh được mở rộng xuyên quốc gia, những tập đoàn này vừa kinh doanh bán buôn cho các doanh nghiệp khác (B2B), vừa bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng (B2C) thông qua các cửa hàng dạng kho hàng, các đại siêu thị và các trung tâm mua sắm lớn của mình. Với mức độ chuyên môn hoá cao và hệ thống phân phối tốt, hình thức tổ chức này có vị trí dẫn dắt phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ toàn cầu. Nó có những ưu điểm nổi trội như cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến theo hệ thống thông suốt từ trung tâm đến cơ sở, khả năng nghiên cứu và nắm bắt thị trường nhanh nhạy, chính xác, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, do kinh doanh số lượng hàng hoá lớn với chủng loại phong phú, phục vụ tiện lợi cho người mua hàng, kết hợp với ưu đãi tăng chiết khấu cho người mua số lượng lớn, hình thức này đem lại hiệu quả khá cao. Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại siêu thị thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là có diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Các doanh nghiệp thương mại trong nước phần lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. 2. Bùng nổ thương mại đ
Luận văn liên quan