Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. ” Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong qúa trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như L. N. Tonxtoi đã nhận định: “ Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi ”. Giai đoạn trẻ em từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong tâm lý của trẻ: các em vừa bước ra cuộc khủng hoảng lên 3 và chuẩn bị để bước vào lớp 1. Với sự phát triển chóng mặt của xã hội – các bà mẹ trẻ thường lo ngại khi thấy trẻ chơi quá nhiều. Liệu họ có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi ở trẻ hay không? Liệu họ có thấy được toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi hoạt động chủ đạo – TCĐVTCĐ – và có đưa ra được những phương pháp tích cực trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ? Với những lý do trên, người viết xin nghiên cứu về đề tài: “ Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo ”.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 24732 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Nội dung Mở đầu. Lý do chọn đề tài. Mục đích nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Nội dung Tổng quan các nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Các nghiên cứu về TCĐVTCĐ trên thế giới Các nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở Việt Nam Các khái niệm cơ bản Hoạt động chủ đạo Hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Trò chơi Trò chơi đóng vai theo chủ đề Đặc điểm của TCĐVTCĐ ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Cấu trúc của TCĐVTCĐ Sự phát triển của TCĐVTCĐ Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển nhận thức Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển ngôn ngữ Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển tình cảm Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển ý chí Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển hệ thống động cơ Vai trò của TCĐVTCĐ đối với sự phát triển cái tôi Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. ” Lứa tuổi mẫu giáo là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong qúa trình phát triển chung của trẻ em. Đúng như L. N. Tonxtoi đã nhận định: “ Tất cả những cái gì mà đứa trẻ sẽ có sau này khi trở thành người lớn đều thu nhận được trong thời thơ ấu. Trong quãng đời còn lại, những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng một phần trăm những cái đó mà thôi ”. Giai đoạn trẻ em từ 3 – 6 tuổi là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong tâm lý của trẻ: các em vừa bước ra cuộc khủng hoảng lên 3 và chuẩn bị để bước vào lớp 1. Với sự phát triển chóng mặt của xã hội – các bà mẹ trẻ thường lo ngại khi thấy trẻ chơi quá nhiều. Liệu họ có nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi ở trẻ hay không? Liệu họ có thấy được toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng bởi hoạt động chủ đạo – TCĐVTCĐ – và có đưa ra được những phương pháp tích cực trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ? Với những lý do trên, người viết xin nghiên cứu về đề tài: “ Trò chơi đóng vai theo chủ đề và vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo ”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ những vấn đề có liên quan đến trò chơi đóng vai theo chủ đề (TCĐVTCĐ) và thấy được vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. - Giúp người lớn có cái nhìn tổng thể về hoạt động vui chơi ở trẻ. - Đưa ra một số phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi hiệu quả ở trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về TCĐVTCĐ – vai trò của nó đối sự phát triển tâm lý trẻ em tuổi mẫu giáo. B. NỘI DUNG 1. Tổng quan các nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. 1. 1. Các nghiên cứu về TGĐVTCĐ trên thế giới. Hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Chính vì thế, từ lâu-TCĐVTCĐ đã thu hút, lôi cuốn sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như:sinh học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học… Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX - nhiều học thuyết trò chơi xuất hiện. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học phát triẻn TCĐVTCĐ ở trẻ. Theo N. K. Crupxkaia thì : “ Trẻ có nhu cầu chơi vì trẻ mong muốn hiểu biết về cuộc sống xung quanh, hơn nữa trẻ mẫu giáo rất thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bề cùng tuổi. Hoạt động chơi giúp tre thỏa mãn hai nhu cầu trên…” Các nhà tâm lý học, giáo dục học Xô Viết như: L. Vưgôtski, A. N. Lêônchiép, A. P. Uxôva…cho rằng: TCĐVTCĐ là sản phẩm sáng tạo của trẻ dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường xung quanh. Họ nghiên cứu lịch sử phát triển của trò chơi trong mối liên quan với chính sự phát triển của xã hội loài người và với sự thay đổi vị trí của đứa trẻ trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này đều khẳng định một điều không thể chối cãi : TCĐVTCĐ mang bản chất xã hội rõ rệt. Đúng như nhà tâm lý Pháp là Henri Wallon (1879 – 1962) trong khi nghiên cứu về TCĐVTCĐ đã chỉ ra tính phức tạp và đầy mâu thuẫn trong hoạt động vui chơi của trẻ. Trong TCĐVTCĐ, trẻ tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những năng lực của con người chứa trong thế giới đó. Trẻ luyện tập được năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ, luyện tập những chức năng và các mối quan hệ xã hội. 1. 2 Các nghiên cứu về TCĐVTCĐ ở Việt Nam Ở Việt Nam, TCĐVTCĐ ở tuổi mẫu giáo đã thu hút được nhiều nghiên cứu của các nhà tâm lý học. Những công trình nghiên cứu của PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết, những báo cáo khoa học của cố GS-TS Nguyễn Khắc Viện đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của TCĐVTCĐ ở lứa tuổi mẫu giáo. Đồng thời, các nhà khoa học chỉ ra cấu trúc và những phương pháp phát triển TCĐVTCĐ ở trẻ. 2. Các khái niệm cơ bản: 2. 1. Hoạt động chủ đạo: Cuộc sống của trẻ em ở mỗi giai đoạn thật muôn màu muôn vẻ với những chuỗi hoạt động khác nhau. Có những dạng hoạt động với lứa tuổi này là chủ đạo và có ý nghĩa lớn với sự phát triển tâm lý, nhân cách trẻ. Có những dạng hoạt động khác lại giữ vai trò phụ thuộc và ít có ý nghĩa hơn. Sự phát triển tâm lý trẻ không phải phụ thuộc vào những hoạt động nói chung mà chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo. “Hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định” Hoạt động chủ đạo có những đặc điểm sau đây: + Là hoạt động có đối tượng mạnh mẽ, chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lý, tức là sự phát triển. + Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Những quá trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. + Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoan phát triển. Theo lý luận của Đ. B. Encônin, những tài liệu về tâm lý học trẻ em Việt Nam thường phân tích hoạt động chủ đạo của trẻ theo lứa tuổi sau: + Từ lọt lòng đến khoảng 15 tháng: được gọi là tuổi hài nhi với hoạt động chủ đạo là hoạt động giao tiếp xúc cảm trực tiếp với mẹ và người lớn. + Từ 15 tháng đến 3 tuổi: được gọi là tuổi ấu nhi, với hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. + Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: được gọi là tuổi mẫu giáo với hoạt động chủ đạo là vui chơi mà trò chơi đóng vai theo chủ đề là trung tâm. + Từ 6 tuổi đến khoảng 12 tuổi: được gọi là tuổi nhi đồng với hoạt động chủ đạo là học tập, tương ứng với bậc tiểu học. + Từ 12 đến 15 tuổi: được gọi là tuổi thiếu niên, hoạt động chủ đạo là giao tiếp cá nhân - thân tình, tương ứng với bậc phổ thông cơ sở. + Từ 15 tuổi đến khoảng 18 tuổi: được gọi là tuổi thanh niên với hoạt động chủ đạo là học tập - nghề nghiệp, tương ứng với bậc phổ thông trung học. Cách chia này có ý nghĩa lớn trong lý luận và thực tiễn. Người lớn cần nắm vững những hoạt động chủ đạo đối với từng giai đoạn phát triển của trẻ nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm lý bình thường. 2. 2. Hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo: Vào tuổi mẫu giáo, ở trẻ xuất hiện nhiều hình thức hoạt động phong phú ( như vui chơi, lao động, học tập…) nhưng trong đó vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện tâm lý cho trẻ ở lứa tuổi này. Có thể nói, vui chơi là hoạt động chủ đạo không phải vì trẻ mẫu giáo dành nhiều thời gian cho nó, mà chính là trò chơi đã gây nên những biến đổi về chất trong tâm lý trẻ, nó chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và các dạng hoạt động khác, làm cho chúng mang màu sắc của lứa tuổi mẫu giáo. Những hình thức trò chơi như trò chơi chức năng, trò chơi xây dựng, trò chơi có luật, trò chơi đóng kịch…đều xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo cũng thích những trò chơi này nhưng hấp dẫn nhất vẫn là trò chơi đóng vai theo chủ đề - loại trò chơi mang đầy đủ ý nghĩa nhất của hoạt động vui chơi. Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo có đặc điểm sau: + Khác với học tập và lao động, vui chơi là một hoạt động không mang tính bắt buộc. Vui chơi không phải là hoạt động tạo ra sản phẩm và hành động chơi không nhất thiết phải tuân theo một phương thức chặt chẽ. + Động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động chứ không phải ở kết quả (A. N. Lêônchep – D. B. Encônin ). Trò chơi mang tính tự nguyện rất cao. Có vui thì mới chơi, đã chơi thì phải vui. Đó chính là tính chất đặc biệt của vui chơi. Không ai có thể áp đặt hay chơi hộ trẻ. + Vui chơi là một dạng hoạt động mang tính chất tự lập. Trong khi chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện rõ nhất ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực và độc lập hơn hẳn. Với những gợi ý của người lớn, trẻ sáng tạo những dạng hoạt động mới để thỏa mãn nhu cầu của mình. + Trong hoạt động vui chơi, trẻ có nhu cầu chơi với nhau. Các trò chơi của trẻ không còn mang tính chất riêng lẻ, đơn độc mà có liên quan đến người khác, tức là trẻ có tính hợp tác với bạn cùng chơi. Sự hợp tác tạo ra nhóm chơi ở trẻ, một trong những cơ sở xã hội đầu tiên của loài người. + Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo mang tính chất ký hiệu - tượng trưng. Tính chất ký hiệu - tượng trưng ở đây là trẻ biết lấy cái này để thay thế cho cái khác, có thể là thay thế cho con người, cho các đồ vật hay thay thế cho những động tác trong hoạt động thực. Như vậy có nghĩa là trẻ không hoạt động một cách trực tiếp với các đồ vật mà hoạt động với cái thay thế. Vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo nên cần phải tập trung sinh lực để hình thành và hoàn thiện hoạt động ấy ngay từ khi nó còn non yếu. Giáo dục ở giai đoạn này cần phải quan tâm hơn cả đến việc tổ chức hoạt động vui chơi, làm cho hoạt động này có hiệu quả giáo dục và phát triển mạnh mẽ nhất. 2. 3. Trò chơi. Ngay từ đầu tuổi vườn trẻ, trong hoạt động phối hợp với người lớn, trẻ em đã lĩnh hội được một số hành động với các đồ chơi rồi về sau tự trẻ tái tạo lại những hành động đó. Người ta thường gọi những hành động đó là trò chơi. Trò chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Qua đó làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Trò chơi với tư cách là một hình thức hoạt động đặc biệt của trẻ em, có lịch sử phát triển riêng gắn liền với sự biến đổi địa vị của đứa trẻ trong xã hội. Không thể gắn liền trò chơi của đứa trẻ với cái gọi là trò chơi của các động vật “non”. Cái gọi là trò chơi của các “động vật non” là sự luyện tập các hình thức hành vi bản năng được truyền lại bằng con được di truyền. Hành vi của con người không có bản chất bản năng, trẻ em lấy nội dung của các trò chơi của mình từ cuộc sống xung quanh người lớn. Các loại trò chơi hiện nay của trẻ mẫu giáo: Ở nước ta, trong những năm 60, trò chơi của trẻ mẫu giáo được phân thành hai nhóm: + Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạt. + Nhóm 2: Trò chơi vận động. Trong những năm 70, sự phân loại trò chơi của trẻ mẫu giáo chưa được thống nhất. Các nhà giáo dục được học và tiếp cận với quan điểm phân loại của nước nào thì đứng về quan điểm phan loại của nước đó. Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trường mầm non ở nước ta vận dụng cách phân loại trò chơi theo quan điểm của Liên Xô(cũ). Theo quan điểm này, trò chơi của trẻ mẫu giáo được phân thành hai nhóm chính: + Nhóm 1 : Nhóm trò chơi sáng tạo, bao gồm: Trò chơi đóng vai theo chủ đề Trò chơi xây dựng-lắp ghép Trò chơi đóng kịch + Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật, bao gồm: Trò chơi học tập Trò chơi lao động Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, là phương tiện để trẻ học làm người. A. X. Macaruico đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác nào ý nghĩa của sự hoạt động sự làm việc và sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì sau này trong trường hợp lớn nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Vì vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò chơi. Toàn bộ lịch sử trong một con người là một nhà hoạt động trong hay một cán bộ có thể quan niệm như là một quá trình phát triển trò chơi, một sự chuyển dịch dần từ sự tham gia vào trò chơi sang sự chuyển dịch các công việc. Cũng vì vậy mà ta có quyền gọi trò chơi là trường học của cuộc sống”. (Bài ca sư phạm). 2. 4 Trò chơi đóng vai theo chủ đề TCĐVTCĐ hay còn gọi là trò chơi giả bộ, có tính tượng trưng độc đáo, mô tả lại những sự việc diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt của trẻ. Đây là một hoạt động chủ đạo vui chơi của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, giúp trẻ hình thành kỹ năng và phát triển nhân cách. Khi trẻ lên ba tuổi trẻ bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt mình với người khác trong cộng đồng nhỏ. Mối quan hệ giữa trẻ em với người lớn mang tính chất mới (hoạt động cùng nhau được thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụ độc lập theo lời chỉ dẫn của người lớn). Quan hệ giữa trẻ và bạn bè cùng lứa tuổi được hình thành. Trẻ bắt đầu để ý và bắt chước người lớn về mọi mặt. Trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách tập làm người lớn. Nhưng trên thực tế, trẻ chưa có đủ năng lực, kỹ năng kỹ xảo, cần thiết với những công việc của người lớn. Mâu thuẫn diễn ra gay gắt giữa một bên là nhu cầu một bên là khả năng của trẻ ba tuổi. TCĐVTCĐ ra đời thay thế cho hoạt động với đồ vật ở lứa tuổi vườn trẻ giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn này. Trò chơi giúp trẻ tái tạo lại đời sống lao động của người lớn cùng với những mối quan hệ xã hội, làm trẻ thỏa mãn khát vọng được sống như người lớn. Trong trò chơi trẻ được phân những vai khác nhau như vai bác sỹ - bệnh nhân, vai cô giáo - học sinh, vai mẹ con, vai người bán hàng - người mua hàng…. 3. Đặc điểm TC§VTC§ của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Trẻ em thỏa mãn nhu cầu xã hội cơ bản của mình thông qua hoạt động vui chơi cụ thể là TCĐVTCĐ. Đó là khát vọng vươn tới cuộc sống chung với người lớn - một cuộc sống không thể thỏa mãn trên hiện thực. Trẻ tự cho mình hợp nhất lại thành các nhóm trẻ và tổ chức trong các nhóm đó một cuộc sống vui chơi đặc biệt. Trong cuộc sống đó, mỗi đứa trẻ tự nhận cho mình một vai trò. Trò chơi phân vai với tư cách là một hình thức đặc biệt của cuộc sống chung giữa trẻ em với người lớn, xuất hiện từ địa vị đặc biệt của trẻ trong xã hội do sự phức tạp hóa nền sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong trò chơi phân vai, sự tái tạo các hành động có đối tượng lùi xuống hàng thứ yếu, nổi lên hàng đầu là sự tái tạo các mối quan hệ xã hội và các chức năng lao động 3. 1. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là những trẻ nằm trong độ tuổi từ 3-6 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ có những thay đổi về thể chÊt và các hoạt động cơ bản. + Về thể chất :ở trẻ em nhanh chóng xảy ra sự trưởng thành về hình thái cũng như não bộ: trọng lượng não tăng từ 1100 gram đến 1300 gram. Vai trò điều chỉnh và kiểm tra của bán cầu đại não tăng cường đối với các trung tâm ở dưới vỏ. Bộ xương được cốt hóa, cơ to ra, cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Tốc độ những phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai và các bộ máy nhận cảm phát triển nhanh. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những chức năng tâm lý cấp cao ở trÎ. + Về các hoạt động cơ bản: Hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi được thay thế dần bằng các dạng hoạt động khác: đó là hoạt động vui chơi, học tập và lao động. Ba dạng hoạt động này thể hiện các trình độ phát triển theo bậc thang khác nhau vủa đời người: lúc đầu trẻ mới biết vui chơi sau đó học tập và cuối cùng là lao động. Đặc biệt hoạt động vui chơi mà trung tâm là TCĐVTCĐ được xem là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. Nó tạo ra những biến đổi về chất trong sự phát triển tâm lý trẻ đồng thời còn có tác dụng chi phối những hoạt động khác. 3. 2. Cấu trúc của Trò chơi đóng vai theo chủ đề TCĐVTCĐ có cấu trúc tương đối phức tạp. Nó bao gồm chủ đề chơi, nội dung chơi, vai chơi, hành động chơi, mối quan hệ của trẻ trong trò chơi, đồ chơi, hoàn cảnh chơi… 3. 2. 1. Chủ đề và nội dung TCĐVTCĐ + TCĐVTCĐ của trẻ mẫu giáo phản ánh cuộc sống xung quanh với những mảng hiện thực phong phú. Các mảng hiÖn thực được phản ánh vào trò chơi được coi là chủ đề của trò chơi. Trẻ càng tiếp xúc rộng rãi với đời sống bao nhiêu thì chủ đề của trò chơi càng phong phú bấy nhiêu: có thể là chủ đề gia đình, chủ đề bệnh viện, chủ đề bán hàng. Cùng với sự phát triển của trẻ, chủ đề chơi không chỉ tăng theo số lượng mà còn được phức tạp hóa dần và được mở rộng. Ví dụ: cùng chủ đề trò chơi là sinh hoạt gia đình, nhưng ở trẻ mẫu giáo bé thể hiện vai chơi khác so với trẻ mẫu giáo lớn. + Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hành động của người lớn với các đồ vật với các mối quan hệ giữa họ với nhau, những yếu tố đạo đức, thẩm mỹ… Việc tái tạo lại những hành động ấy trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi của trẻ mẫu giáo. 3. 2. 2. Vai chơi và hành động chơi. + Vai chơi là một yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi-Trẻ đóng vai có nghĩa là tái tạo lại hành động của người lớn với các đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Trong vai chơi, trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp. Ví dụ: trẻ đóng vai làm người lớn, làm cô giáo, làm người bán hàng. Đóng vai là con đường giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người xung quanh. + Muốn đóng một vai nào đó trẻ phải biết thực hiện hành động của vai. Những hành động này xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ trông thấy trong đời sống hiện thực hay được nghe kể lại. Ví dụ: trẻ vào vai bác sỹ phải biết khám bệnh, trẻ đóng vai cô giáo phải biết giảng bài… Những thao tác của hành động phụ thuộc vào đồ chơi của trẻ. Do đó cả hành động chơi và thao tác chơi phải phù hợp với điều kiện thực tế. Vai trong trò chơi quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của trẻ đối với bạn cùng chơi. Những hành động của trẻ chỉ là những hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống như hành động của người lớn. Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải có thao tác đúng kỹ thuật - nó mang tính khái quát và tính ước lệ cao. 3. 2. 3. Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi Trong TCĐVTCĐ có hai mối quan hệ qua lại giữa những trẻ em cùng tham gia trò chơi: quan hệ chơi và quan hệ thực. +Những quan hệ chơi: đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định, mô phỏng mối quan hệ của người lớn trong xã hội. Đó là những quan hệ mà trẻ quan tâm và trở thành đối tượng trong hành động của chúng. Ví dụ : Quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân Quan hệ giữa người mua hàng và người bán hàng +Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng, là người tham gia trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một công việc chung. Trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, việc phân vai, thỏa thuạn về luật chơi và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình chơi. Trong TCĐVTCĐ các quan hệ xã hội được bộc lộ-việc thực hiện hành động của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau. Sức sống của TC§VTC§ là ở chỗ nó tạo ra được mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất xã hội của trò chơi. Những mối quan hệ xã hội được mô phỏng vào trò chơi có một điểm đáng lưu ý là nó làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai buộc phải tuân theo. Như vậy luật lệ hành động của các vai được nảy sinh từ những mối quan hệ được xác lập giữa những trẻ em tham gia vào trò chơi. 3. 2. 4. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi Đồ chơi là phương tiện vật chất dùng trong khi chơi nó không mang ý nghĩa đời sống hàng ngày. Trong đồ chơi thể hiện tính chất điển hình của đồ vật. Chính hình dáng tổng quát của đồ chơi giúp trẻ có thể tái tạ
Luận văn liên quan