Tư tưởng Tịnh độ trong kinh Duy Ma Cật

Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này. Nếu như nói Tịnh độ hay quốc độ của Phật là nơi mà có Phật đang ở và thuyết giáo thì cõi Ta bà này có phải là Tịnh độ không? Nếu là Tịnh độ vì đây là cõi giáo hóa của Phật thì tại sao vẫn còn uế trược và đau khổ của chúng sanh? Đây là câu hỏi của ngài Xá-lợi-phất nêu ra trong kinh Duy-ma-cật. Nhưng bằng phương tiện của Phật, ngài Xá-lợi-phất cùng chúng hội nhận ra rằng chính tâm của mình có cấu uế nên mới thấy cõi này là cấu uế và đau khổ. Vậy thì làm sao cải hóa tâm của chúng sanh từ chỗ bị cấu uế do tham, sân, si và bị năm thứ triền phược trói buộc để chúng sanh cũng có được Tịnh độ như Phật? Đây là câu hỏi đặt ra cho những vị bồ-tát sơ phát tâm hành đạo bồ-tát. Và cũng theo kinh Duy-ma-cật, đức Phật nói rằng chính cõi chúng sanh là cõi Tịnh độ Phật của bồ-tát. Do đó, nhiệm vụ của bồ-tát là giáo hóa tất cả chúng sanh được thanh tịnh để cõi Phật của mình được thanh tịnh. Chính Duy-ma-cật đã nói rằng vì tâm chúng sanh bị cấu uế nên chúng sanh cũng bị cấu uế, nếu tâm chúng sanh được thanh tịnh thì chúng sanh cũng được thanh tịnh. Đây là điểm then chốt quan trọng chủ yếu cho người hành đạo bồ-tát biết phương pháp xây dựng Tịnh độ cho chính mình. Vậy theo kinh Duy-ma-cật, vị bồ-tát phải làm những gì để quốc độ Phật của mình được thanh tịnh?

docx16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Tịnh độ trong kinh Duy Ma Cật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Tịnh độ trong kinh Duy Ma Cật Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này. A.             DẪN NHẬP Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này. Nếu như nói Tịnh độ hay quốc độ của Phật là nơi mà có Phật đang ở và thuyết giáo thì cõi Ta bà này có phải là Tịnh độ không? Nếu là Tịnh độ vì đây là cõi giáo hóa của Phật thì tại sao vẫn còn uế trược và đau khổ của chúng sanh? Đây là câu hỏi của ngài Xá-lợi-phất nêu ra trong kinh Duy-ma-cật. Nhưng bằng phương tiện của Phật, ngài Xá-lợi-phất cùng chúng hội nhận ra rằng chính tâm của mình có cấu uế nên mới thấy cõi này là cấu uế và đau khổ. Vậy thì làm sao cải hóa tâm của chúng sanh từ chỗ bị cấu uế do tham, sân, si và bị năm thứ triền phược trói buộc để chúng sanh cũng có được Tịnh độ như Phật? Đây là câu hỏi đặt ra cho những vị bồ-tát sơ phát tâm hành đạo bồ-tát. Và cũng theo kinh Duy-ma-cật, đức Phật nói rằng chính cõi chúng sanh là cõi Tịnh độ Phật của bồ-tát. Do đó, nhiệm vụ của bồ-tát là giáo hóa tất cả chúng sanh được thanh tịnh để cõi Phật của mình được thanh tịnh. Chính Duy-ma-cật đã nói rằng vì tâm chúng sanh bị cấu uế nên chúng sanh cũng bị cấu uế, nếu tâm chúng sanh được thanh tịnh thì chúng sanh cũng được thanh tịnh. Đây là điểm then chốt quan trọng chủ yếu cho người hành đạo bồ-tát biết phương pháp xây dựng Tịnh độ cho chính mình. Vậy theo kinh Duy-ma-cật, vị bồ-tát phải làm những gì để quốc độ Phật của mình được thanh tịnh? B.             NỘI DUNG 1.              Uế độ và tịnh độ 1.1.          Uế độ Thế giới này là nơi tồn tại của rất nhiều chúng sanh, bao gồm loài người và không phải người. Sự hình thành những cộng đồng dân tộc của loài người và những tập quần của các loài sinh vật không phải người là hệ quả tất yếu trong việc đấu tranh với các sự nguy hiểm để sinh tồn. Các sự nguy hiểm này có thể là đến từ thiên nhiên như động đất, bão lụt, núi lửa…, và đôi khi đến từ chính đồng loại của mình. Tất cả sự xung đột của xã hội loài người nói riêng và muôn loài nói chung đều xuất phát từ khát vọng sinh tồn, ham muốn hưởng thụ và bảo vệ cuộc sống của chính mình. Nguyên nhân sâu xa nhất của những vấn đề này có thể tóm tắt trong ba thứ là tham lam, sân hận, si mê như trong kinhTạp A-hàm, đức Phật đã nói: Này các tỳ-kheo! Phải khéo tư duy quán sát tâm mình. Vì sao vậy? Từ lâu tâm này đã bị tham dục làm nhiễm ô, bị sân nhuế, ngu si làm nhiễm ô. Này các tỳ-kheo! Tâm này bị phiền não thì chúng sanh bị phiền não; tâm thanh tịnh thì chúng sanh được thanh tịnh.[1] Do vậy, chiến tranh, giết chóc, cướp giật… đã tạo nên một thế giới xã hỗn loạn, đau khổ, hận thù… Như trong kinh Giải thâm mật nói: Bạch Thế tôn! Trong uế độ thì những việc gì dễ được, việc gì khó được? Trong tịnh độ thì những việc gì dễ được, việc gì khó được? Này thiện nam tử! Trong uế độ có việc dễ được, hai sự khó được. Tám sự dễ được là những gì? Một là ngoại đạo; hai là chúng sanh bị khổ; ba là sự hưng suy khác nhau của các gia tộc; bốn là làm việc các việc ác; năm là hủy phạm giới cấm; sáu là ác thú; bảy là hạ thừa; tám là có Bồ tát ý lạc và gia hành đều thấp kém. Hai sự khó được là những gì? Một là các vị Bồ tát mà ý lạc và gia hành đều tăng thượng; hai là khó có sự xuất hiện của Như lai. Này Văn-thù-sư-lợi! Trong tịnh độ thì ngượi với những điều trên, cần biết rằng có tám điều khó được và hai điều dễ được.[2]   Có thể nói, tám điều khó mà kinh nói trên đây đã khái quát tất cả những vấn đề mà chúng sanh gặp phải trên thế gian này. Ở điều thứ nhất, tuy rằng ngoại đạo cũng có lập trường giáo thuyết của riêng mình nhưng hầu hết đều thuộc tà chấp hoặc trước nơi cái tưởng sai lầm của mình. Do đó, nếu ai tin và hành theo thì dễ sa vào tà đạo. Điều thứ hai, chúng sanh trong thế giới này tất nhiên phải bị nhiều thứ khổ chi phối, đôi khi có người muốn cầu giải thoát nhưng lại gặp phải ngoại đạo. Có những gia đình quyền quí cao sang, hay bậc vua chúa… nhưng khi gặp tai tương thì không còn gì cả. trong hoàn cảnh nào đó, có thể là lợi trước mắt hay vì sân giận nhất thời, hoặc là vì kế sanh nhai mà chúng sanh dễ dàng làm việc ác. Có những người phát nguyện thọ trì giới cấm của Phật nhưng lại hủy phạm. Những người quyết chí tu hành nhưng chỉ cầu giải thoát riêng mình, không màng tới sự đau khổ của người khác. Hoặc có người khá hơn là phát nguyện tu hành bồ-tát hạnh nhưng trong khi hành bồ-tát hạnh thì gặp quá nhiều trở ngại lại sanh tâm thối lui… Tất cả những điều đó là những biểu hiện và cũng là nguyên nhân mà chúng sanh trong thế giới này luôn đau khổ và xã hội cũng không một ngày được an ổn.Chính vì vậy mà ở thế giới này có hai điều khó được là sự xuất hiện của chư Phật, vì lẽ ác duyên của chúng sanh quá nhiều, vô minh che lấp quá lâu nên làm cho nhân duyên của chúng sanh với chư Phật bị tiêu mất hoặc không thể dễ dàng thuận lợi để sanh tín tâm với Phật pháp. Lại nữa, nếu ở thế giới này mà có người phát tâm hành bồ-tát hạnh một cách mạnh mẽ, dù gặp muôn vàn khó khăn, đôi khi ảnh hưởng đến tánh mạng nhưng vẫn không bỏ hạnh nguyện của mình và càng tinh trấn dõng mãnh hơn thì thật là rất khó. Cho nên khi chỉ cho thế giới khổ đau mà chúng ta đang sống, kinh gọi là ta-bà thế giới. Trong Thành duy thức luận sớ sao nói: Sớ: Sách-ha thế giới (sahālokadhātu) này, cựu dịch âm là sa-bà, nay gọi là sách-ha là vì phát âm tương tự, dịch nghĩa là kham nhẫn. Ở cõi này, mỗi khi làm việc gì, phần nhiều bị ác nhân ác sự làm não loạn. Vì vị bồ-tát (hành đạo) cũng phải kham nhẫn nên thế giới này được gọi là thế giới kham nhẫn. Lại nữa, chúng sanh ở thế giới này tuy bị nhiều thứ đau khổ nhưng lại không cầu thoát khỏi nên lại tái sanh cõi này. Vì chúng sanh ở thế giới này phải kham nhẫn nên thế giới này cũng được gọi là thế giới kham nhẫn.[3] Chúng sanh ở thế giới này tuy bị đau khổ nhưng chỉ biết cam chịu mà không muốn thoát ly, nếu muốn thoát ly cũng không biết cách nào để thoát ly. Bồ-tát hành đạo trong cõi này cũng bị những nghịch duyên phá hoại nên họ cũng phải kham chịu mới hành đạo có kết quả được. Bởi vì thế giới này đa phần là sự ác nên quả báo phải lãnh chịu là đau khổ. Hay nói khác hơn, đây là thế giới của thập ác vậy. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, tất cả những nỗi khổ của chúng sanh đều do nghiệp lực từ chính những hành động bất thiện của chính chúng sanh gây ra. Do đó, muốn tận trừ nỗi khổ thì chính chúng sanh phải cải đổi hành vi của mình. Nếu được như thế thì uế độ chính là tịnh độ, tùy theo tâm của chúng sanh uế hay tịnh thì sẽ có một thế giới tương ứng, nên kinh này đã khẳng định: vì tâm bị tạp nhiễm nên các chúng sanh tạp nhiễm, vì tâm thanh tịnh nên các chúng sanh được thanh tịnh.[4] 1.2.          Tịnh độ Tịnh độ được hiểu là một nơi trong sạch hoàn toàn, đầy đủ an vui, ngược lại với những điều gặp phải trong uế độ. Tịnh độ trong Phật giáo là nơi giáo hóa của một vị Phật nào đó. Và tịnh độ là cõi có Phật nên cũng được gọi là Phật quốc độ. Trong ấy, mọi người được thấm nhuần trong giáo pháp của Phật để trừ bỏ phiền não và hướng đến niết-bàn toàn diện. Như trên ta đã thấy, trong cõi uế độ thì chánh báo và y báo của chúng sanh đều xấu, còn trong cõi tịnh độ thì ngược lại. Ngài Huệ Viễn giải thích: Gọi là Tịnh độ, trong kinh hoặc có khi gọi là Phật sát, hoặc gọi là Phật giới, hoặc Phật quốc, hoặc gọi là Phật độ, hoặc có khi gọi là Tịnh sát, Tịnh giới, Tịnh quốc, Tịnh độ.[5] Có thể nói, những đặc điểm của cõi tịnh độ, theo các kinh Tịnh độ như A-đà-kinh, Vô lượng thọ… đã trình bày là một thế giới thật lý tưởng tốt đẹp, nơi đó chỉ có sự an lạc nên gọi là Tịnh độ (Sukhāvatī). Theo giải thích của ngài Thế Thân thì trong cõi tịnh độ, quả báo của chúng sanh có những đặc điểm sau: Cần phải biết rằng quả báo trong cõi tịnh độ lìa hai loại lỗi đáng cơ hiềm. Một là thể, hai là danh. Thể có ba thứ: một là người tu theo nhị thừa, hai là nữ nhân, ba là những người khiếm căn, trong cõi tịnh độ không có ba loại này nên gọi là ly thể cơ hiềm. Danh cũng có ba thứ: không những không có ba thể trên mà thậm chí còn không nghe tên gọi của nhị thừa, nữ nhân, khiếm căn nên gọi là ly danh cơ hiềm.[6] Đó là cõi lý tưởng mà chỉ những người tu hành thanh tịnh mới có thể có được quả báo như thế. Như vậy, cõi tịnh độ trong các kinh Đại thừa diễn tả như một cõi thật của Phật A-di-đà hoặc vô lượng cõi Phật của chư Phật khác. Tuy nhiên, như đoạn kinh Tạp A-hàm đã dẫn ở trên, ta thấy Phật dạy rằng, nếu tâm chúng sanh được thanh tịnh thì chúng sanh thanh tịnh, và đây cũng là ý nghĩa khác của tịnh độ. Khi tâm thanh tịnh thì chúng sanh thanh tịnh, trong ấy hoàn cảnh sống mà người có tâm thanh tịnh cũng được nhận thức là thanh tịnh. Ý nghĩa này là xác thực nếu chúng ta xét đến khía cạnh thực tế của con người. Trong một hoàn cảnh xã hội giống nhau nhưng có người thấy hạnh phúc, có người thấy đau khổ. Do vậy hạnh phúc hay đau khổ nằm ở tầm nhận thức của con người chứ không hẳn là xuất phát từ những lý do bên ngoài. Đồng thời, qua quá trình phát triển của Phật giáo như chúng ta đã thấy, đức Phật Thích ca cũng thành đạo ngay trong cõi này, các đệ tử của Ngài cũng đạt được giải thoát ngay trong cõi này, thế thì giải thoát hay đau khổ đều phụ thuộc vào việc cá nhân đó có biết tu hay không. Từ ý nghĩa đó, tịnh độ phụ thuộc vào nhận thức cá nhân nên ngay trong cuộc sống này, có người thấy là uế độ, có người thấy là tịnh độ, mà lý do như ở trên đã đề cập qua. Tiến trình thành tựu quả Phật của đức Thế tôn là trải qua sự tu hành không biết mệt mỏi, mà theo các kinh Đại thừa đã nói, là Ngài đã trải qua vô lương kiếp tu hành, thực hiện vô lượng ba-la-mật. Hay nói khác hơn, trước khi thành tựu Phật quả, Ngài đã thực hiện viên mãn công hạnh của một vị bồ-tát là lục độ. Và lục độ là con đường mà bất kỳ một người nào muốn hướng đến quả vị Phật đều phải trải qua. Không những bố thì, trì giới, nhẫn nhục… để tích công lũy phước mà còn phải có trí tuệ ba-la-mật thông qua quá trình tu tập thiền định. Nói đến công hạnh bồ-tát là phải nói đến tinh thần dấn thân vào cõi đời để hóa độ chúng sanh. Mục tiêu của bồ-tát là hướng chúng sanh đến sự giải thoát. Nếu tất cả chúng sanh được giải thoát thì y báo và chánh báo của chúng sanh tại cõi này chính là tịnh độ. Đây là ý nghĩa tích cực của hạnh bồ-tát mà cũng là ý nghĩa siêu việt của lý tưởng tịnh độ. Như vậy, mục tiêu của bồ-tát là hình thành tịnh độ từ ngay uế độ này, biến chúng sanh đau khổ trong uế độ thành chúng sanh an vui trong tịnh độ. 2.              Tịnh độ của bồ-tát 2.1.          Địa điểm pháp hội Phẩm đầu tiên của kinh Duy-ma-cật[7] là phẩm Nhân duyên thanh tịnh quốc độ Phật[8] giới thiệu nhân duyên của pháp hội, với địa điểm là vườn Āmrapālīvana, thuộc thành Vaiśāli. Vườn Āmrapālīvana vốn là do kĩ nữ Āmrapālī hiến cúng cho Phật, và đây cũng là nơi đức Phật nhiều lần thuyết pháp cho các vị tỳ-kheo. Āmrapālī vốn là một kĩ nữ, có nhan sắc tuyệt trần. Trong Tạp A-hàm có tường thuật lại việc đức Phật thuyết pháp cho Āmrapālī. Khi Āmrapālī nghe đức Phật cùng chúng tỳ-kheo trên đường hoằng hóa đã đi ngang khu rừng này và nghỉ ngơi tại đây, cô đã đi đến để xin nghe thuyết pháp. Khi thấy cô từ xa đi đến, đức Phật đã nói với các tỳ-kheo rằng: Này các tỳ-kheo! Các ông phải nên tinh cần nhiếp tâm an trú trong chánh niệm và chánh trí. Nay có cô gái Am-la đi đến nên ta phải răn nhắc các ông.[9] Vì sao đức Phật phải khẩn trương răn nhắc các tỳ-kheo khi cô ta đi đến? Vì với sắc đẹp của cô ta, có thể nhiều tỳ-kheo chưa có đủ chánh niệm vững vàng sẽ sinh tâm động niệm. Cũng vì sắc đẹp mà đã đưa đẩy số phận của cô ta đi qua nhiều ngã rẽ của cuộc đời, cuối cùng phải làm một kĩ nữ. Vườn Āmrapālīvana nằm trong thành Vaiśāli, mà như ta đã biết, đây là thành phố phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như văn hóa lúc bấy giờ. Tất nhiên, bên cạnh mảng sáng của xã hội sẽ hàm chứa trong nó những bất công và cả những tệ nạn. Khi đức Phật và chúng tỳ-kheo trú trong vườn này thì có năm trăm công tử thuộc bộ tộc Licchavi, là những người đại diện cho giai tầng thượng lưu của xã hội, được che chở bởi những thế lực uy quyền cũng đến. Những người này còn tuổi thanh niên thì chắc chắn không thể thoát ra khỏi chiếc lưới của dục vọng, mà kĩ nữ là một trong những đối tượng mà họ lui tới để tìm thú vui. Có thể khu vườn này đã là nơi mà nhiều lần họ tìm đến đây, nhưng lần này đặc biệt hơn mọi lần trước, họ không tìm đến vườn xoài để tìm thú vui thấp hèn, mà vì một mục đích cao cả hơn, đó chính là nghe Phật thuyết pháp. Tại khu vườn này, trước khi đức Phật và Tăng đoàn tới, nó được xem là nơi dung túng cho những gì thấp hèn và đáng bị khinh bỉ nhất của xã hội, thì giờ đây, nó là nơi chứng kiến một cuộc cách mạng thật sự trong ý thức của những người mà bị xem là thuộc thành phần đê hèn ấy, đó là cuộc tìm đến ánh sáng giác ngộ của Phật pháp. Nàng kĩ nữ đã trở thành bậc xuất gia chứng đạo,[10] và năm trăm vương tôn công tử đã phát tâm hành bồ-tát đạo. Và đây cũng là nơi mà kinh Duy-ma-cật lấy đó làm bối cảnh. Như vậy, qua đây chúng ta thấy rằng, mỗi người đều có thể là một người tốt, cũng có thể là một người xấu, mà phần lớn là chịu tác động tốt xấu khác nhau của xã hội và khả năng nhận thức của mỗi cá nhân. Như cô kĩ nữ và năm trăm vương tử nhờ nhân duyên gặp đức Phật mà được giác ngộ, thế thì những người tu tập theo giáo pháp của Ngài cần phải làm gì để cho mọi người cũng được giác ngộ, thoát khỏi khổ đau như bản hoài của đức Thế tôn? Đây là câu hỏi cần thiết và vô cùng quan trọng. Câu hỏi này không có lời giải đáp từ đâu khác ngoài chính những vị đệ tử, những người mang sứ mệnh truyền bá giáo lý của Phật phải thực hiện. Những người thực hiện sứ mệnh này phải là những người có đủ những phẩm chất về từ bi và trí tuệ để có đủ phương tiện đáp ứng với từng căn cơ cụ thể của chúng sanh. Như trong kinh Chuyển pháp luân cho chúng ta biết rằng, bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết cho năm anh em Tôn giả Kiều-trần-như là về pháp Tứ đế. Từ sự thật là thế gian này đầy rẫy đau khổ, nhưng khi biết nguyên nhân của sự khổ đau đó, bằng sự tu tập thông qua con đường Đạo đế mà đức Phật đã dạy, năm vị ấy đã lần lượt chứng quả A-la-hán (Arhat) và tận diệt mọi khổ đau. Qua đây, chúng ta sẽ nhận ra được sự thật là đối với đức Phật cũng như năm vị ấy, khi chưa thấy được pháp Tứ đế thì cũng bị khổ đau chi phối, khi hiện tiền thấu suốt được sự thật thì các vị đã có niết-bàn an lạc ngay trong cuộc sống này và cũng tại cõi này. Ngoài ra, trong hàng đệ tử của Phật còn có rất nhiều vị đã giải thoát hoàn toàn khổ đau và không còn phải tái sanh luân hồi. Thế thì, khi mê thì cõi này là uế độ, khi ngộ rồi thì thấy ngay đây là tịnh độ. Đây là cơ sở để đưa đến một nhận định rằng, biến uế độ với những chúng sanh khổ đau thành tịnh độ bao gồm tất cả những người đã giải thoát là một việc khả thi, dù trong một giới hạn cụ thể, mà bất kì ai cũng có thể làm được, chứ không phải là một cao vọng hão huyền. Cõi này là uế độ, chúng sanh trong cõi này vẫn còn chìm đắm trong đau khổ triền miên. Nhưng như trong kinh Duy-ma-cật này ta sẽ thấy, dưới nhãn quan giác ngộ của Phật, nó cũng là tịnh độ. Cũng như, vườn xoài kia là nơi ô uế, nhưng khi được chiếu soi bởi sự giác ngộ, nó đã trở thành nơi thanh tịnh vì những người ở trong ấy giờ đây là những người đã trừ sạch ô uế của nội tâm, sống đời trong sáng hoàn toàn. Do đó, cõi uế độ này sẽ được thanh tịnh nếu như chúng sanh trong ấy được thanh tịnh. Muốn được vậy thì vị hành bồ-tát hạnh phải là người dấn thân vào tận cùng xã hội để giáo hóa cho mọi thành phần trong ấy được thanh tịnh. Đây là mục đích cơ bản mà vị bồ-tát hướng đến. 2.2.          Quốc độ chúng sanh là quốc độ Phật của bồ-tát Bảo Tích cùng với năm trăm người con của các trưởng giả, sau khi cúng dường và nói kệ xưng tán Phật xong, bèn thưa Phật rằng: Bạch đức Thế tôn! Tất cả năm trăm người con của dòng Licchavi đều đã phát tâm đối với vô thượng chánh đẳng chánh giác. Và họ hỏi về sự thành tựu Phật quốc độ rằng: sự thành tựu Phật quốc độ của các bồ-tát như thế nào? Lành thay! Bạch đức Thế tôn! Xin Như lai dạy cho sự thành tựu Phật độ của các bồ-tát đó.[11]   Ở đây, sự mong muốn của các người con dòng Licchava là biết được cách mà các vị bồ-tát đã làm để họ thực hành theo. Bản chất của các pháp thuộc khí thế gian này không phải là tịnh hay nhiễm mà là do chính tâm ý của con người với động cơ tốt hay xấu nên nó được xem là xấu hay tốt mà thôi. Cho nên để biến cõi này thành tịnh độ thì không còn cách nào khác ngoài việc phải cải hóa tâm chúng sanh từ ô nhiễm thành thanh tịnh. Người phát nguyện hướng dẫn chúng sanh tu tập là những người phát bồ-tâm, tu bồ-tát hạnh. Điều cần thiết là họ phải có đủ phương tiện để đáp ứng với từng căn cơ. Nếu họ chỉ có tâm bồ-đề không là chưa đủ, mà tự mình phải thành tựu trí tuệ ở một mức độ nào đó, đồng thời phải biết căn cơ của chúng sanh và các biện pháp phù hợp để đối trị. Muốn được như vậy thì vị đó phải học và đó là mục đích của câu hỏi của Bảo tích hướng đến. Phật dạy: Này thiện nam tử! Quốc độ của chúng sanh là Phật quốc độ của bồ-tát. Lý do vì sao vậy? Chừng nào vị bồ-tát thực hiện sự thành thục đối với các chúng sanh thì chừng ấy vị đó đạt được quốc độ Phật. Có bao nhiêu sự điều phục của chúng sanh thì vị ấy đạt được Phật quốc độ bấy nhiêu. Các chúng sanh thâm nhập Phật trí nhờ sự thâm nhập bao nhiêu quốc độ Phật thì vị ấy đạt được Phật quốc độ bấy nhiêu. Các loại căn Thánh chủng của chúng sanh sinh khởi nhờ sự thâm nhập bao nhiêu quốc độ Phật thì vị ấy đạt được Phật quốc độ bấy nhiêu. Lý do vì sao vậy? Này thiện nam tử! Quốc độ Phật của các bồ-tát chính là làm sinh ra lợi ích cho chúng sanh.[12] Theo giải thích của ngài La-thập thì muốn thành tựu cõi Phật thì phải hội đủ ba nhân duyên là công đức của bồ-tát, chúng sanh và công đức của chúng sanh. Nếu ba nhân duyên này đều thành tựu thì Phật độ được thành tựu.[13] Người muốn giáo hóa chúng sanh thì trước hết phải có nhân duyên đối với chúng sanh đó. Trong quốc độ Phật phải có chúng sanh và chúng sanh này phải có đủ công đức để tự trang nghiêm cho thân và tâm của mình. Bồ-tát lấy chúng sanh làm đối tượng để hóa đạo, vừa giúp chúng sanh giác ngộ mà cũng là thành tựu phước đức cho chính mình. Vì vậy, bồ-tát không ở trong niết-bàn của mình để an hưởng sự nhàn tịnh của niết-bàn mà thâm nhập vào thế giới của chúng sanh, nơi nào còn chúng sanh đang bị đau khổ thì nơi đó phải có mặt của bồ-tát để tùy phương tiện giáo hóa cho chúng. Do đó, nơi của bồ-tát ở phải là nơi chúng sanh đang ở, nên Phật dạy quốc độ của chúng sanh là Phật quốc độ của bồ-tát vậy. Nếu rời bỏ chúng sanh thì bồ-tát không còn cơ hội để thực hiện bản nguyện cũng như trau dồi các đức tánh của mình thì không thể vượt lên chính quả vị mình đang có để tiến lên sự thành tựu viên mãn là quả vị Phật được. Ngay cả khi thành Phật thì việc hóa độ chúng sanh vẫn còn được tiếp tục. Chính vì như thế nên khi vị bồ-tát đang giáo hóa chúng sanh thì cũng là đang làm cho quốc độ của mình được thanh tịnh. Như trên đã nói, bồ-tát lấy quốc độ của chúng sanh làm Phật quốc độ của chính mình, nên khi giáo hóa cho một chúng sanh được thanh tịnh, nghĩa là một phần quốc độ của bồ-tát cũng trở nên thanh tịnh, vì nơi đó đang có chúng sanh thanh tịnh. Cũng vậy, bồ-tát giáo hóa cho bao nhiêu chúng sanh được thanh tịnh thì tịnh độ của bồ-tát cũng được thanh tịnh nhiều bấy nhiêu. Khi một chúng sanh được thành thục an ổn thì nơi chúng sanh đang ở đó không còn có nghiệp ác, thì quốc độ của bồ-tát nơi đó cũng được an ổn. Càng nhiều chúng sanh được điều phục trong giáo pháp giải thoát thì khi ấy cõi tịnh độ của bồ-tát càng được thanh tịnh nhiều hơn. Điều phục chúng sanh ở đây chính là làm cho chúng sanh bỏ làm ác mà làm thiện, từ sự chấp ngã cố hữu mà phóng xả để đạt sự vô ngã, từ sự tham chấp vạn pháp mà biết xả ly để hướng đến sự tu tập. Tuy vậy, dù bồ-tát hành đạo nhưng vị bồ-tát phải
Luận văn liên quan