Ứng dụng ERP vào trong hệ thống thông tin kế toán (AIS)

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình tin học hóa nói chung và vấn đề triển khai, ứng dụng ERP nói riêng cho một doanh nghiệp đó là tính hợp lý của các bước thực hiện. Qui trình hóa một cách rõ ràng các giai đoạn thực hiện là một yêu cầu hết sức cần thiết để có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình tin học hóa nói chung và vấn đề triển khai, ứng dụng ERP nói riêng cho một doanh nghiệp đó là tính hợp lý của các bước thực hiện. Qui trình hóa một cách rõ ràng các giai đoạn thực hiện là một yêu cầu hết sức cần thiết để có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Tùy theo từng nhà tư vấn giải pháp, tùy theo hiện trạng của từng doanh nghiệp mà các bước đi có thể mang những đặc trưng riêng và cách thức thực hiện tương đối khác nhau…

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng ERP vào trong hệ thống thông tin kế toán (AIS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triển khai và ứng dụng ERP: cần có một qui trình! Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình tin học hóa nói chung và vấn đề triển khai, ứng dụng ERP nói riêng cho một doanh nghiệp đó là tính hợp lý của các bước thực hiện. Qui trình hóa một cách rõ ràng các giai đoạn thực hiện là một yêu cầu hết sức cần thiết để có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình tin học hóa nói chung và vấn đề triển khai, ứng dụng ERP nói riêng cho một doanh nghiệp đó là tính hợp lý của các bước thực hiện. Qui trình hóa một cách rõ ràng các giai đoạn thực hiện là một yêu cầu hết sức cần thiết để có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Tùy theo từng nhà tư vấn giải pháp, tùy theo hiện trạng của từng doanh nghiệp mà các bước đi có thể mang những đặc trưng riêng và cách thức thực hiện tương đối khác nhau… Giai đoạn 1: Ý tưởng. Ý tưởng là yếu tố căn bản đầu tiên để nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Thiếu ý tưởng, các bước đi tiếp theo vẫn có thể thực hiện được, nhưng kết quả mang lại sẽ không cao, hoặc có thể chẳng đi đến đâu. Điều này ví như một vị tướng, có thể xây dựng chiến lược, chiến thuật cho một đội quân và cùng ba quân xung trận nhưng những chiến lược, chiến thuật ở đây đều được xây dựng và thực hiện một cách máy móc, khuôn phép, không có bản sắc của một tư duy sáng tạo. Ý tưởng có thể xuất hiện trong một chuyến du lịch, có thể nằm sau làn khói nhẹ nhàng của một chén trà,…Càng tỉnh táo, càng lặng mình, ý tưởng càng dồi dào, càng sáng suốt! Ý tưởng đối với việc triển khai và ứng dụng ERP cũng thế, rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều sự lựa chọn,… Ở đây, ý tưởng có thể là một sự bắt đầu hoặc đã từng có, nhưng chưa được thực hiện và dĩ nhiên nó xoay quanh vấn đề: Doanh nghiệp và ERP. Làm sao để nắm được đầy đủ thông tin của các khách hàng? Chỉ cần nhấn “Enter” là biết ngay được doanh thu bán hàng trong ngày! Đánh giá khả năng làm việc của nhân viên theo những tiêu chí nào thì hợp lý?,… Đó là những câu hỏi, những suy nghĩ có thể phục vụ cho quá trình nảy sinh và hoạt động của ý tưởng. Đôi khi chỉ cần quan sát việc sử dụng máy tính của nhân viên, nhưng tờ báo cáo hàng tháng mà ý tưởng sử dụng một phần mềm quản lý, sắm sửa trang thiết bị tin học nào đó,…sẽ xuất hiện trong đầu nhà quản lý. Ý tưởng thường đến từ những vấn đề đơn giản mặc dù quá trình hoàn thiện ý tưởng thường khó khăn và phức tạp hơn. Giai đoạn 2: Hoàn thiện ý tưởng: Xây dựng chiến lược, lập mục tiêu, vạch định hướng. Cần phải hoàn thiện ý tưởng, bởi không hoàn thiện, ý tưởng chỉ là những làn gió nhẹ thoảng qua và không để lại một dấu ấn gì cả. Ý tưởng thường bùng lên như ngọn lửa, lửa thì không bao giờ cháy được ở trong chân không! Cần phải có môi trường, cần phải có những điều kiện để cho ý tưởng bùng cháy và trở thành những điều có ích trong thực tế. Xây dựng chiến lược, lập mục tiêu, vạch định hướng là công việc cần thiết để làm cho ý tưởng có điều kiện bay cao, bay xa. Xây dựng chiến lược để làm nền tảng cho những đường đi nước bước trong suốt quá trình. Các chiến lược được đề xuất, lựa chọn cần phải dựa trên sự phân tích đầy đủ, chính xác các nguồn lực của doanh nghiệp: con người, qui trình sản xuất kinh doanh, thực trạng ứng dụng tin học,… Lập mục tiêu để biết được cái đích mà mình cần đạt được. Định hướng để có được một con đường đi đúng đắn, khi đã có chiến lược và mục tiêu, định hướng sẽ giúp cho ý tưởng có điều kiện để hoàn thiện trong thực tế. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể tạo lập các tài liệu, bảng biểu, sơ đồ,… để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dự án, dự kiến nguồn lực tham gia, ước lượng tiến độ thực hiện, dự trù ngân sách tài chính,…Những công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được hiện trạng của mình: điểm mạnh, điểm yếu, khả năng thực hiện, để từ đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý cho quá trình thực hiện tiếp theo. Giai đoạn 3: Thực hiện: Tìm hiểu, tiếp cận, đánh giá và lựa chọn giải pháp. Ý tưởng sau khi đã được hoàn thiện, vẫn chỉ là những ghi chép, lưu trữ trên một hệ thống giấy tờ hoặc các sơ đồ thiết kế, bảng kế hoạch, mô tả dự án trên màn hình máy tính. Đã đến lúc doanh nghiệp cần phải mạnh mẽ, quyết liệt để thực tế hóa ý tưởng ban đầu của mình. Một số công việc, doanh nghiệp cần phải thực hiển ở giai đoạn này: Tìm nhà tư vấn giải pháp. Tiếp cận các phần mềm mà nhà tư vấn giới thiệu hoặc tự mình tìm hiểu được. Đánh giá, so sánh và lựa chọn phần mềm: đây là những công việc hết sức quan trọng, liên quan đến rất nhiều yêu cầu: chi phí, chất lượng, khả năng thích ứng,… Thương lượng với các nhà cung cấp giải pháp. Quyết định sẽ sử dụng phần mềm nào thích hợp với doanh nghiệp mình nhất. Giai đoạn 4: Triển khai, thử nghiệm. Sau khi đã quyết định lựa chọn phần mềm, doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn triển khai và chạy thử nghiệm chương trình. Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với bản thân doanh nghiệp, sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của giai đoạn này. Nếu triển khai, thử nghiệm một cách nửa vời, không đi đến đâu sẽ vừa tốn chi phí, vừa mất thời gian mà chẳng mang lại một kết quả nào ngoài một số “kinh nghiệm” được tích lũy thêm. Ở giai đoạn này, những vấn đề thực tế trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đối chiếu vào các chức năng của phần mềm: tính hợp lý, khả năng phù hợp,…sẽ giúp nhà quản lý thấy được những yêu cầu mà phần mềm chưa đáp ứng được. Đây cũng là khoảng thời gian, nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được tiếp cận với những yêu cầu quản lý mới, qui củ hơn. Một số điểm cần lưu ý trong quá trình triển khai và thử nghiệm: Chọn phương án triển khai phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp. Thiết lập, đồng bộ, chỉnh sửa hoặc đổi mới hệ thống máy tính, mạng và các thiết bị phần cứng nếu có yêu cầu. Kiểm tra tất cả các tính năng có trong giải pháp. So sánh, đối chiếu chức năng hoạt động của phần mềm và các nghiệp vụ sản xuất–kinh doanh thực tế. Ghi nhận các lỗi và yêu cầu nhà cung cấp giải pháp giải đáp những điểm còn vướng mắc Một điều đặc biệt chú ý: giai đoạn triển khai và thử nghiệm giải pháp là giai đoạn rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của quá trình ứng dụng ERP. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã đi đến bước này và không thể tiến hơn được nữa, đành phải tạm dừng và chấp nhận những thiệt hại về thời gian, chi phí đã phải bỏ ra. Giai đoạn 5: Vận hành và ứng dụng thực tế. Nếu những bước triển khai ban đầu và thử nghiệm thành công, doanh nghiệp sẽ vui mừng đưa phần mềm vào vận hành và quản lý các hoạt động sản xuất – kinh doanh một cách thực tế. Đây là giai đoạn, doanh nghiệp có thể thấy được những kết quả tốt hơn trong quá trình hoạt động của mình. Doanh nghiệp sẽ vừa hoạt động vừa bắt đầu hướng tới những giải pháp hỗ trợ để tăng thêm tính hiệu quả mà hệ thống quản lý đang mang lại. Đây là giai đoạn mà nhiều người cho rằng đã thành công ít nhiều… Giai đoạn 6: Nâng cấp, phát triển, tái đầu tư. Theo thời gian, sự vật, hiện tượng có thể thay đổi. Yêu cầu quản lý, các nghiệp vụ chức năng cũng không nằm ngoài yếu tố khách quan này. Điều quan trong là doanh nghiệp cần phải nhìn thấy được và đưa ra những quyết định hợp lý. Một hệ thống phần mềm hoạt động lâu ngày cần được nâng cấp, cải tiến những chức năng đã có; mở rộng thêm những chức năng mới. Lúc này, doanh nghiệp không nên tự mãn với những thành công ít nhiều ở giai đoạn 5 mà cần có thêm đường hướng để tái đầu tư và phát triển hệ thống quản lý đang vận hành của mình. Giai đoạn 7: Là giai đoạn… Đây là giai đoạn nằm ngoài 6 giai đoạn ở trên, nó gồm tất cả các bước đi mà dường như không có bước đi nào cả. Gọi là qui trình mà chẳng phải qui trình, lặng im mà thực hiện, mềm như mây trôi, nhẹ như lá bay, tiêu dao như gió thoảng…Triển khai và ứng dụng ERP là vậy chăng?! Hoạch Định Tài Nguyên Doanh nghiệp (tiếng Anh: Enterprise Resource Planning – ERP) nguyên thuỷ ám chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình là nó bao hàm tất cả những chức năng cơ bản của một tổ chức. Tổ chức đó có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ v.v. Một phần mềm ERP, nó tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự-tiền lương, quản trị sản xuất ... song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gôm tất cả vào chung 1 gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau. 2. ERP - Băn khoăn của người “chưa biết gì” Thuật ngữ “ERP” đã và đang thâm nhập vào đời sống doanh nghiệp (DN) nhưng vẫn còn rất nhiều người hiểu mơ hồ về nó. Từ thực tiễn của một người làm tư vấn về CNTT, tác giả đã ghi và giải đáp một số điểm băn khoăn mà khách hàng thường đặt ra. ERP là gì? DN có thể đã xem thuyết trình một số giải pháp ERP trong và ngoài nước, nhưng phần lớn thời gian ít ỏi này được công ty PM sử dụng để giới thiệu về những “thế mạnh” của giải pháp mà họ sẽ cung cấp. DN thậm chí còn chưa hiểu được đúng “thế nào là ERP” nên phần lớn không hiểu được hết những gì mà nhà cung cấp muốn thuyết trình. Vậy ERP là gì? Tại sao ERP lại có ý nghĩa đối với DN tới mức DN phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua ERP? Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm ERP, ở đây tôi sẽ nêu ra theo cách đơn giản nhất để bạn có thể hình dung về ERP. ERP là phần mềm (PM) trên máy tính tự động hoá các tác nghiệp của đội ngũ nhân viên của DN nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý toàn diện của DN. Nói cách khác, ERP là PM phục vụ tin học hóa tổng thể doanh nghiệp. Đây chỉ là một cách nhìn “dễ hiểu” về khái niệm ERP. Trên thực tế, khái niệm ERP theo chuẩn quốc tế giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực, các nguồn lực bao gồm nhân lực (con người), vật lực (tài sản, thiết bị...) và tài lực (tài chính). Khối lượng công việc trong hoạch định và sử dụng các nguồn lực của DN chiếm phần lớn trong toàn bộ hoạt động của DN nên ERP là hệ thống PM rất lớn. Rất nhiều các giải pháp ERP chỉ thực hiện các chức năng theo đúng phạm vi này. Tuy nhiên trên thực tế, khái niệm ERP đã được mở rộng rất nhiều trong nhiều giải pháp ERP ngoại và nội. Ví dụ module CRM (quản lý mối quan hệ khách hàng) cũng được tích hợp trong rất nhiều giải pháp ERP quốc tế mặc dù CRM là khái niệm khác so với ERP. Xét về các quy trình hoạt động của DN thì CRM quản lý khâu đầu tiên trong quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN. Đó là công việc xây dựng hệ thống khách hàng để tạo ra kết quả - các hợp đồng bán hàng và đây là điểm xuất phát của tất cả các hoạt động tiếp theo của DN (mua hàng, sản xuất...) nên nếu module này được tích hợp trong phạm vi hệ thống ERP thì cũng là điều dễ hiểu. Thực tế thì nhu cầu quản lý của các DN “vô cùng phong phú” và không chỉ giới hạn trong phạm vi hoạch định nguồn lực. Ví dụ: Các công ty cổ phần có nhu cầu rất lớn về module PM “Quản lý cổ phần và cổ đông” và module này có mối quan hệ chặt chẽ với module kế toán nhưng không nằm trong khái niệm ERP. Nếu chúng ta hiểu ERP trên khía cạnh PM quản lý “tổng thể” DN thì module này cũng nên được tích hợp vào thành phần của hệ thống ERP. Tóm lại bạn chỉ nên hiểu khái niệm ERP một cách đơn giản nhất: ERP là PM quản lý tổng thể DN, trong đó phần hoạch định nguồn lực là phần cơ bản. Những gì quan trọng nhất trong hoạt động của DN đều được ERP quản lý, và với mỗi ngành nghề kinh doanh, mỗi DN thì kiến trúc module hay chức năng của hệ thống ERP có thể rất khác nhau. Khác biệt cơ bản của ERP so với việc duy trì nhiều PM quản lý rời rạc Điểm phân biệt cơ bản nhất của việc ứng dụng ERP so với cách áp dụng nhiều PM quản lý rời rạc khác (như PM kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bảo hành...) là tính tích hợp. ERP chỉ là một PM duy nhất và các module của nó thực hiện các chức năng tương tự như các PM quản lý rời rạc, nhưng các module này còn làm được nhiều hơn thế trong môi trường tích hợp. Tính tích hợp của hệ thống ERP được gọi là tính “tổng thể hữu cơ” do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận trong cơ thể chúng ta. Vì sự khác biệt cơ bản này mà cách tiếp cận xây dựng hệ thống ERP của các công ty PM và cách hiểu về PM ERP của chúng ta cũng khác đi so với cách hiểu về PM thông thường. ERP là PM mô phỏng và quản lý các hoạt động của DN theo quy trình. Cách tổ chức nhân sự theo phòng, ban của tất cả các DN hiện nay là cách tổ chức nhân sự theo từng nhóm mà DN cho là tốt nhất để có thể dễ dàng tác nghiệp và quản lý, phục vụ mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của DN. Cách tổ chức theo phòng, ban này cũng rất khác nhau tùy từng DN, kể cả với các DN hoạt động trong cùng ngành nghề. Khái niệm “quy trình” trong hoạt động của DN được hiểu như sau: nếu cơ cấu tổ chức theo phòng ban của DN được thể hiện theo chiều dọc thì các bước của quy trình lại được tổ chức theo chiều ngang. Một quy trình hoạt động của DN bao gồm nhiều bước, mỗi bước thực hiện một chức năng nào đó, mỗi bước có hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu vào và có kết quả là hệ thống thông tin hoặc dữ liệu đầu ra. Thông tin đầu vào của bước này là thông tin đầu ra của bước trước; thông tin đầu ra của bước này cũng là thông tin đầu vào của bước kế tiếp... Một điều dễ nhận ra là một quy trình hoạt động của DN, đặc biệt là các quy trình chính có thể liên quan đến nhiều phòng, ban của DN, tức là để cho quy trình hoạt động đến các bước sau cùng thì cần có sự tham gia về nhân sự từ nhiều phòng, ban. Các PM quản lý rời rạc thường phục vụ cho hoạt động của một phòng, ban cụ thể (như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự...) và như một “ốc đảo” đối với các PM của phòng ban khác. Việc chuyển thông tin từ phòng, ban này sang phòng, ban khác được thực hiện một cách thủ công (chuyển văn bản, copy file...) với năng suất thấp và không có tính kiểm soát. Các module của ERP cũng phục vụ cho các phòng, ban nhưng hơn thế, nó giải quyết mối quan hệ giữa các phòng, ban khi mô phỏng tác nghiệp của đội ngũ nhân viên theo quy trình. Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát chặt chẽ. Các báo cáo trên PM ERP có thể lấy thông tin từ nhiều bước trong quy trình và thậm chí từ nhiều quy trình khác nhau. Cách làm này tạo ra năng suất lao động và hiệu quả quản lý thông tin rất cao cho DN. Khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO, bạn sẽ thấy rõ nét nhất về các quy trình. Với mỗi DN, các quy trình được phân thành các quy trình sản xuất kinh doanh chính và các quy trình phụ trợ. Các quy trình sản xuất kinh doanh chính là đối tượng đầu tiên được mô phỏng trên hệ thống ERP. Một điều cần nói là rất nhiều DN VN, cho dù đã hoạt động nhiều năm, nhưng vẫn không có các tài liệu về các quy trình hoạt động của mình và các tài liệu này chỉ được xây dựng dưới sự giúp đỡ của các công ty tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO. Tại sao giá cả các hệ thống PM ERP cao? Trào lưu triển khai ERP của các DN có thể sẽ thực sự được bắt đầu trong năm 2007, khi VN đã chính thức gia nhập WTO. DN nào dũng cảm đi tiên phong sẽ có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và dù có thành công hay không thì đổi lại DN cũng sẽ có được kinh nghiệm cần thiết. điều cần suy nghĩ là các DN chậm chân hơn rất có thể sẽ phải trả giá cho sự chậm trễ này. Đối với các công ty phần mềm, việc xây dựng hệ thống ERP khó hơn rất nhiều so với các PM đơn lẻ. Giá trị lớn nhất và cũng là điều khó thực hiện nhất đối với công ty PM là xây dựng được tính tích hợp trên phần mềm. ERP vừa phục vụ cho tác nghiệp chi tiết của từng nhân viên, vừa giải quyết mối quan hệ tổng thể của tất cả các phòng, ban và nhân viên trong DN. Cơ sở dữ liệu của ERP sẽ rất lớn và từ đó đặt ra thêm nhiều khó khăn cho các công ty PM (để giải quyết vấn đề lưu trữ và xử lý tốc độ hoạt động của chương trình). Một điểm khó nữa là để xây dựng được PM ERP, các công ty PM không chỉ cần các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tin học mà còn cần am hiểu về hoạt động của DN trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Thêm nữa, một PM ERP tốt cũng chỉ quyết định chưa đến 50% sự thành công của dự án triển khai ERP cho doanh nghiệp. Yếu tố chủ quan của từng DN (như nhận thức và quyết tâm của ban lãnh đạo DN, hệ thống quản lý, trình độ đội ngũ nhân viên...) quyết định tới trên 50% sự thành bại của dự án. ERP là hệ thống PM có phạm vi quản lý rộng trên toàn DN, do đó thời gian triển khai dự án có thể kéo rất dài (thường là từ 6 tháng đến vài năm). Tất cả những yếu tố trên đây đẩy chi phí của công ty PM lên rất cao để có thể hoàn thành việc triển khai dự án cho DN. Do đó giá cả của các hệ thống ERP cao hơn nhiều so với việc trang bị nhiều PM đơn lẻ cộng lại. Băn khoăn của doanh nghiệp Rất nhiều câu hỏi thể hiện sự băn khoăn của các DN trước ngưỡng cửa “tin học hoá quản lý DN”, mà cụ thể là có nên triển khai hệ thống ERP hay không? Và nếu triển khai thì phải lựa chọn giải pháp như thế nào? Một khi DN chưa hiểu được bản chất của hệ thống ERP, cũng như DN sẽ được gì khi trang bị hệ thống ERP thì DN chưa thể quyết định được về việc triển khai ERP. Rất nhiều DN chỉ mơ hồ “cần phải tin học hóa DN nay mai”, hoặc trước trào lưu hội nhập và gia nhập WTO, DN rất sốt sắng nâng cấp hệ thống quản lý bằng việc “mua PM ERP càng nhanh càng tốt!”. Nhưng ERP thực sự là một hệ thống phức tạp, có nhiều khái niệm trừu tượng không dễ gì có thể hiểu được nhanh và quyết định triển khai. Thực tế, các DN VN hiện nay đang có nhu cầu về dịch vụ tư vấn nhiều hơn so với việc triển khai ngay hệ thống ERP. Tuy nhiên, “cung” đang thấp hơn nhiều so với “cầu” vì hiện không có nhiều công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn này. Tuy vậy, DN có thể tham khảo tư vấn trực tiếp từ chính các công ty cung cấp giải pháp ERP. Một điều nữa làm cho các DN rất băn khoăn là hiện nay ở VN chưa có nhiều DN triển khai thành công ERP để các DN khác lấy làm “gương” và “noi theo”. Họ chỉ nghe rằng ERP là cái gì đó “rất phức tạp” và có nhiều dự án triển khai ERP thất bại hơn là thành công. Vì vậy tại thời điểm hiện nay, DN VN nào quyết định tiến hành triển khai ERP sẽ là DN thực sự đi tiên phong và rất “dũng cảm”. Điều này cũng đã xảy ra với PM kế toán trước đây. Và các DN đi tiên phong trong việc áp dụng PM kế toán đều là các DN thành công. Tất cả mọi thứ đều có giá của nó! 3. Lựa chọn sản phẩm và nhà tư vấn triển khai ERP Chưa bao giờ triển khai ERP, doanh nghiệp chưa thể có đầy đủ những kinh nghiệm để có thể lựa chọn được giải pháp ERP và nhà cung cấp giải pháp phù hợp. Ngay từ đầu, doanh nghiệp chưa thể có một chiến lược tốt cho việc lựa chọn này và vì vậy doanh nghiệp lớn nên tìm đến nhà tư vấn lựa chọn giải pháp ERP trong khuôn khổ một hợp đồng tư vấn và cho dù có mặt nhà tư vấn thì phán quyết cuối cùng về giải pháp ERP được lựa chọn vẫn thuộc doanh nghiệp mà không phải là của nhà tư vấn. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tiếp xúc với nhiều nhà cung cấp giải pháp trong các cuộc giới thiệu sản phẩm và tự đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất theo ý mình. Trường hợp này doanh nghiệp tự mình tích luỹ kinh nghiệm để đánh giá giải pháp và luôn luôn căn cứ vào nhu cầu của mình để phán quyết. Để tránh được việc lựa chọn sai giải pháp và nhà cung cấp, doanh nghiệp nên chú ý đến các lời khuyên sau đây: Quan trọng nhất là sự phù hợp Đừng quá quan tâm đến việc giải pháp ERP nào là mạnh, giải pháp nào là yếu mà hãy quan tâm đến sự phù hợp của giải pháp với doanh nghiệp của mình. Một giải pháp dành cho công ty lớn chưa chắc đã phù hợp với công ty nhỏ và ngược lại, giải pháp nhỏ sẽ không phù hợp với quy mô doanh nghiệp lớn. Giải pháp có thế mạnh về lĩnh vực sản xuất nhưng chưa chắc đã phù hợp cho doanh nghiệp ở lĩnh vực thương mại. Giải pháp giá cao chưa chắc đã phù hợp hơn giải pháp giá trị thấp hơn. Giải pháp có các tính năng mạnh nhưng doanh nghiệp có thể không có nhu cầu về các tính năng mạnh này.. Sự phù hợp được thể hiện ở các tiêu chí về quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp sẽ mở rộng hay không trong tương lai gần hoặc xa... Giá cả không phải là tiêu c
Luận văn liên quan