Ứng dụng mô hình APV trong phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại công ty (M & A) tại công ty

Hoạt động sáp nhập (merger): thường được dùng để mô tả hai công ty, thông thường có kích cỡ tương đồng nhau, kết hợp cácnguồn lực lại với nhau, hoạt động như một công ty thống nhất. - Hoạt động thâu tóm hay mua lại (takeover, acquisition): dùng để chỉ một công ty lớn hơn mua lại một công ty nhỏ hơn. Tuy nhiên, khi một hoạt động được gọi là sáp nhập,mua lại hay thâu tóm, hiệu quả của giao dịch về cơ bản là như nhau, đều là hoạt động của hai công ty kết hợp thành một nên ta có thể dùng các thuật ngữ này thay thế cho nhau. - Công ty thu mua (acquiring company): là công ty tìm mua một công khác - Công ty mục tiêu (target company): công ty bị sáp nhập hay mua lại - Thâu tóm thù địch (hostile takeover): là một hoạt động mà không được sự ủng hộ của ban quản lý công ty mục tiêu. Việc thâu tóm có thể ảnh hưởng xấu đến công ty mục tiêu và đôi khi gây tổn hạiđến cả bên thâu tóm. - Thâu tóm có thiện chí (friendly takeover): là một hoạt động mà được ban quản lý của công ty mục tiêu hoan nghênh và ủng hộ. Việc thâu tóm đó có thể bắt nguồn từ lợi ích chung của cả hai bên. - Mua lại bằng vốn vay LBO (leveraged buyouts): là việc mua lại công ty bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính là các khoản tiền đi vay. Một nhóm các nhà đầu tư đi vay tiền từ ngân hàng, dùng tài sản của mình làm thế chấp để thâu tóm một công ty khác.Hoặc ban quản trị của công ty dùng cách đi vay ngoài để duy trì quyền kiểm soát củamình bằng cách chuyển công ty từ chỗ là công ty đạichúng thành công ty tư nhân

pdf90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ứng dụng mô hình APV trong phân tích hoạt động sáp nhập và mua lại công ty (M & A) tại công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên