Vai trò của kiều hối trong cán cân thanh toán

Theo nghiên cứu, hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt nam sống và làm việc ở nước ngoài. Trong số đó, khoảng 80% sống ở các nước công nghiệp phát triển, nơi có mức sống và thu nhập cao hơn trong nước rất nhiều. Thêm vào đó, do chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, số lượng người lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế, cùng với chính sách và cơ chế quản lí kiều hối được điều chỉnh theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho cả người gửi lẫn người nhận đã khuyến khích một số lượng lớn người Việt Nam gửi tiền về trong nước. Do quy mô của tổng lượng kiều hối gửi về rất đáng kể, dòng tiền này đã trở thành một trong những nguồn cung ngoại tệ lớn trong cán cân thanh toán của Việt Nam góp phần cải thiện cán cân vãng lai nói riêng và phát triển nền kinh tế nước ta nói chung. Đồng thời lượng kiều hối này cũng có tác động đáng kể đến việc điều hành chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở nước ta. Vậy Việt Nam ta đã có những chính sách gì để thu hút nguồn lực này một cách hiệu quả, thời cơ và thách thức của nguồn ngoại hối này đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam như thế nào? Đề tài này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề trên.

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2656 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của kiều hối trong cán cân thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Theo nghiên cứu, hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt nam sống và làm việc ở nước ngoài. Trong số đó, khoảng 80% sống ở các nước công nghiệp phát triển, nơi có mức sống và thu nhập cao hơn trong nước rất nhiều. Thêm vào đó, do chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, số lượng người lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế, cùng với chính sách và cơ chế quản lí kiều hối được điều chỉnh theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi cho cả người gửi lẫn người nhận đã khuyến khích một số lượng lớn người Việt Nam gửi tiền về trong nước. Do quy mô của tổng lượng kiều hối gửi về rất đáng kể, dòng tiền này đã trở thành một trong những nguồn cung ngoại tệ lớn trong cán cân thanh toán của Việt Nam góp phần cải thiện cán cân vãng lai nói riêng và phát triển nền kinh tế nước ta nói chung. Đồng thời lượng kiều hối này cũng có tác động đáng kể đến việc điều hành chính sách tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở nước ta. Vậy Việt Nam ta đã có những chính sách gì để thu hút nguồn lực này một cách hiệu quả, thời cơ và thách thức của nguồn ngoại hối này đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam như thế nào? Đề tài này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề trên. I/ TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI: 1.1/ Kiều hối là gì? Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/08/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: “Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau: Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép; Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; Cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.” Qũy tiền tệ quốc tế IMF thì lại định nghĩa kiều hối của người lao động là “hàng hóa và công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ” (Addy et al. 2003). Còn theo ý kiến của một số lãnh đạo các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, điển hình là ông Nguyễn Thanh Toại – Phó tổng giám đốc ACB phát biểu vào cuối năm 2007 trích trong bài báo “Kiều hối lũ lượt đổ về” đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 15/12/2007 về kiều hối : " Trước đây, chúng ta hiểu kiều hối là tiền kiều bào gửi cho thân nhân với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng. Nhưng nay trong số này còn có tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam. Chúng tôi gọi chung nhóm này là chuyển tiền bank-to-bank”. Theo nhóm chúng tôi cần kết hợp tất cả các định nghĩa trên để có một định nghĩa tổng quan về Kiều hối như sau: Kiều hối là bao gồm toàn bộ hàng hóa và công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước họ với ý nghĩa trợ cấp tiêu dùng, tiền người lao động gửi về nhà, tiền kiều bào gửi về đầu tư, người thân của khách du lịch chuyển về tiếp tế khi họ dừng chân ở Việt Nam, người thân của du học sinh người nước ngoài du học tại Việt Nam và phải thông qua con đường chính thức như: thông qua các tổ chức tín dụng được phép; thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; cá nhân mang ngoại tệ theo người vào Việt Nam có khai báo với Hải quan cửa khẩu. 1.2/ Các dòng kiều hối: Nguồn tiền kiều hối chuyển vào một quốc gia có thể phân thành 2 loại sau: 1.2.1. Kiều hối chuyển theo kênh chính thức: Chuyển qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức được Ngân hàng Nhà Nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ, các tổ chức tín dụng làm đại lý cho các tổ chức tín dụng được phép, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế và các cá nhân mang theo ngoại tệ hộ cho kiều bào ở nước ngoài, có khai báo với Hải Quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi cho người thụ hưởng ở trong nước. Hiện nay phương thức chuyển tiền thông qua con đường chính thức đã phổ biến rộng rãi vì sự nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên cũng rất nhiều kiều bào e ngại vì phải chứng minh tính pháp lý của món tiền, đồng thời phí dịch vụ của Ngân hàng còn cao. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu (trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền ngay của các Tổ chức chuyển tiền nhanh có các đại lý đặt tại Ngân hàng, công ty kiều hối) An toàn. - Khuyết điểm của phương thức này: Giá ngoại tệ mà ngân hàng bán ra cao hơn (mua vào thấp hơn) thị trường tự do Phải xuất trình nhiều giấy tờ. 1.2.2. Kiều hối chuyển theo kênh phi chính thức: Là lượng kiều hối được chuyển vào một quốc gia do kiều bào nhập cảnh vào quốc gia đó mà không khai báo tại Hải Quan cửa khẩu hoặc qua đường dây ngầm của dịch vụ chuyển tiền tư nhân không qua hệ thống ngân hàng và các công ty kiều hối được cấp giấy phép nhận và chi trả ngoại tệ. Loại hình này được thực hiện dựa trên cơ sở quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Phương thức chuyển tiền này đơn giản. Chỉ cần điện 2 lần điện thoại: một cho cá nhân làm dịch vụ chuyển tiền và một cuộc điện thoại cho thân nhân ở Việt Nam đến địa điểm chi trả hoặc đường dây chi trả sẽ đến tận nhà của kiều quyến để thực hiện chi trả. - Đặc điểm của phương thức này là: Tiền nhận được ngay không phải chờ lâu. Giá ngoại tệ bán ra thấp hơn (mua vào cao hơn) tỷ giá bán ra và mua vào của các ngân hàng thương mại. Không đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ. - Khuyết điểm của phương thức này: Phí cao. Không an toàn. Theo nghiên cứu của Ngân Hàng Thế Giới, quy mô của thị truờng kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức xấp xỉ ngang bằng với thị trường kiều hối được chuyển qua kênh chính thức (nguồn www.vnmedia.vn). 1.3/ Mối quan hệ giữa kiều hối và cán cân thanh toán quốc tế (BP): Theo tiêu chuẩn của IMF và Nghị định của chính phủ Số: 164/1999/NĐ-CP “về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam” thì BP bao gồm 4 cán cân bộ phận chính như sau: Cán cân vãng lai được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay và lãi tiền gửi nước ngoài, chuyển giao vãng lai một chiều và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, cán cân vãng lai bao gồm 4 cán cân tiểu bộ phận là: cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và cán cân chuyển giao vãng lai một chiều. Cán cân vốn và tài chính được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú với Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ. Cán cân tổng thể là tổng hợp của cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. Phần bù đắp được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác. Ngoài ra, trong BP còn bao gồm một khoản mục “Lỗi và sai sót” Kết hợp với định nghĩa về kiều hối và cơ cấu của cán cân thanh toán, ta thấy rằng kiều hối chính là một bộ phận nằm trong cán cân thanh toán, cụ thể nó chính là cán cân chuyển giao vãng lai một chiều trong cán cân vãng lai. Đối với một quốc gia cụ thể, thì kiều hối chính là các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ), góp phần làm tăng cán cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. II/ VAI TRÒ CỦA KIỀU HỐI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA: 2.1/ Kiều hối góp phần cải thiện cán cân vãng lai: Hiện có 3 triệu người Việt Nam sinh sống và làm việc tại nước ngoài, chủ yếu có mặt ở 40 nước. Tập trung nhiều ở các nước phát triển như Mỹ (1,5 triệu người), Pháp (300.000 người), Canada (200.000 người) , Australia (250.000 người), ...  là các quốc gia có thu nhập bình quân cao. Bên cạnh đó, VN là quốc gia có lượng lao động xuất khẩu lớn (trên 500.000 người) tập trung nhiều ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản và các nước Trung Đông như Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qata,...đồng thời với chính sách khuyến khích kiều bào về đầu tư, mua nhà ở Việt Nam đã làm cho lượng kiều hối chuyển về nước liên tục tăng trong nhiều năm qua. Cụ thể, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc nước ta nằm trong top 10 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới. Năm  1991  1992  1993  1994  1995  1996  1997  1998  1999   Lượng KH (tr.USD)  35  136,6  141  249,5  285  469  400  950  1200   Trước đây, do chính sách thu hút ngoại hối của nước ta chưa thông thoáng, nên lượng kiều hối chuyển về nước còn hạn chế, mặc dù vẫn tăng qua từng năm (trừ năm 1997, do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á). Một vài số liệu điển hình như sau: Những năm gần đây, từ 2002 – 2007 lượng kiều hối tăng khá mạnh Hình 1.1. Lượng kiều hối chính thức chuyển về Việt Nam từ 2002 đến 2007 (Nguồn: Niên giám của Tổng cục thống kê, Báo cáo ước tính các năm của Tổng cục thống kê, Báo cáo của Chính phủ và ước tính chuyên gia) So sánh các số liệu trên ta thấy rằng, nếu như năm 1991 kiều hối chuyển về đất nước mới đạt 35 triệu USD, thì đến năm 2002 đạt hơn 2 tỷ USD; năm 2003 đạt 2,7 tỷ USD và 2005 đạt 3,8 tỷ USD nhiều gấp 108,57 lần, tăng hơn 50%/năm - một tốc độ tăng gần như không có chỉ tiêu nào đạt được trong thời gian tương ứng. Tổng cộng trong 14 năm qua đã có 15.243 triệu USD, bằng khoảng 59% tổng vốn FDI thực hiện tính từ năm 1988 và lớn hơn cả tổng số vốn ODA được giải ngân từ 1993 đến năm 2007. Đến năm 2007, thị trường bất động sản lên cơn sốt; số lượng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động sinh sống và làm ăn ở nước ngoài tăng nhanh; thị trường cổ phiếu và chứng khoán phát triển; nhu cầu mua cổ phần các công ty trong nước tăng mạnh kích thích lượng kiều hối chuyển về nước đạt 6 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2006. Con số này vẫn tiếp tục leo thang đạt mức kỷ lục 7,2 tỷ vào năm 2008. Lượng kiều hối vượt trội này có được là do khi so sánh lãi suất tiền gửi đang áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam với lãi suất cơ bản của đồng USD do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) áp dụng 1%/năm (số liệu năm 2008) thì tính hấp dẫn của lãi suất VND và cả ngoại tệ trong nước vẫn cao hơn. Thêm vào đó, theo nhận định của các công ty kiều hối, chính sách về nhà ở cho kiều bào thông thoáng hơn so với trước, cùng với một số kênh đầu tư trong nước đang khá hấp dẫn đã phần nào tạo sức hút đối với nguồn kiều hối. Đây là nguồn lực tài chính lớn cho đất nước, cho các gia đình, đặc biệt làm giảm mạnh thâm hụt cán cân vãng lai, thậm chí là thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam. Đặc biệt, kiều hối bù lại cho thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu. Cụ thể trong nhiều năm liền Việt Nam là một quốc gia nhập siêu, chỉ tính riêng năm 2007, nhập siêu của cả nước là 12.45 tỷ USD. Trong khi đó chỉ riêng nguồn kiều hối đã mang về khoảng 6 tỷ USD (chỉ bao gồm đường chính thức), giúp bù đắp gần 50 % thâm hụt cán cân thương mại. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2009 thì lượng kiều hối gửi về chỉ đạt mức 2.83 tỷ USD và tăng lên 4.2 tỷ vào cuối tháng 8. Tình hình này là do tác động của khủng hoảng kinh tế lên việc làm và thu nhập của kiều bào tại các nước, đặc biệt với 1,5 triệu kiều bào tại Mỹ cũng như làm giảm sút lượng lao động VN tại nước ngoài vẫn là yếu tố chính làm sụt giảm lượng kiều hồi chuyển về trong nước. Song ngoài dòng tiền chuyển về cho người thân, lượng kiều hối chuyển về đầu tư trong nước theo nhiều tính toán cũng có mức giảm đáng kể so với năm 2008. Tuy nhiên, đây vẫn đóng vai trò là một nguồn ngoại lực quan trọng góp phần bù đắp cho cán cân thanh toán nói chung, trong khi các nguồn ngoại tệ khác cũng đang giảm sút, chẳng hạn: Việt Nam đang bị nhập siêu đến hơn 16%, tức là nhập nhiều hơn là xuất cảng, nên bị thiếu hụt ngoại tệ. Trong sáu tháng đầu năm thì hụt mất ba tỷ tư; Lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào cũng giảm mạnh và số cam kết trong sáu tháng đầu năm chỉ còn chừng 10 tỷ, quy ra cả năm thì được hơn 17 tỷ, chỉ bằng 26% của năm ngoái; Việt Nam có được các nước cam kết viện trợ chừng năm tỷ đô la, nhưng vì ách tắc của mình nên sổ giải ngân nhận được chỉ bằng phân nửa, tức là hơn hai tỷ đô la. Nhìn cách khác, khi Việt Nam nói là đã đạt tốc độ tăng trưởng là 7% cho một nền kinh tế có sản lượng chừng 90 tỷ đô la theo cách tính mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế FMI - tức là làm giàu thêm được hơn sáu tỷ đô la - thì sự giàu có phụ trội này xuất phát từ nguồn viện trợ miễn phí của người nước ngoài gửi về cho thân nhân ở nhà. (Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế tại California).Tóm lại, qua nguồn số liệu thống kê kiều hối của các năm ta thấy rằng, cùng với các nguồn ngoại tệ khác như xuất khẩu, thu nhập từ dịch vụ, đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối đang trở thành nguồn thu quan trọng góp phần làm nâng cao cán cân vãng lai nói riêng cũng như cán cân thanh toán nói chung. 2.2/ Ưu thế của kiều hối so với các nguồn ngoại tệ khác trong cán cân thanh toán: Trong quan hệ giữa các nền kinh tế, Việt Nam có thể thu ngoại tệ nhờ bốn ngả chính là thứ nhất qua xuất nhập khẩu; thứ hai là do đầu tư từ nước ngoài đổ vào với hy vọng kiếm lời; thứ ba là nguồn vốn viện trợ ODA; và cuối cùng là kiều hối. Như nhóm phân tích ở phần trên, kiều hối là một nguồn lực quý giá, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Ta có thể thấy được ưu thế này rõ hơn qua việc so sánh giữa kiều hối và các nguồn thu ngoại tệ khác như sau: Thứ nhất, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo...Cụ thể là, năm 2003, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 20 tỷ USD, nhưng để thu được khoản ngoại tệ này, các DN Việt Nam tốn nhiều công sức và chi phí, từ sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại..., cho đến các dịch vụ tài chính, bảo hiểm...Nếu loại bỏ những chi phí này, liệu ngành xuất khẩu Việt Nam thu được bao nhiêu lợi nhuận từ 20 tỷ USD xuất khẩu? Chưa kể đến việc nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng hóa xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhập siêu. Điển hình là ngành dệt may, được xem là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, với trên 3,6 tỷ USD trong năm 2003 và dự kiến sẽ đạt trên 4 tỷ USD trong năm nay, thì trong giá trị kim ngạch xuất khẩu này đã có hơn 60-70% là nguyên phụ liệu nước ngoài. Còn nếu tính theo cách của một số DN khác rằng, để có thể bỏ túi 1USD lợi nhuận, họ phải xuất khẩu 100USD sản phẩm hoặc dịch vụ, thì e là tiền lời của ngành xuất khẩu thấp hơn rất nhiều so với giá trị mà kiều hối mang lại. Điều này hoàn toàn khác hẳn với việc nước ta không phải "tốn" đồng nào mà vẫn có được vài tỷ đô la hàng năm từ nguồn kiều hối chuyển vào. Thứ hai, nguồn thu ngoại tệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ta được lợi về thuế, giải quyết được công ăn việc làm, tiếp thu công nghệ tiên tiến, học được kinh nghiệm quản lý... nhưng vốn là của nhà tư bản nước ngoài, lãi họ hưởng, nếu họ không xuất khẩu thì còn cạnh tranh với hàng hóa cùng loại sản xuất trong nước. Thứ ba, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng rất quý, nhưng hơn 90% là vốn vay, dù được vay trong thời gian dài, lãi suất thấp, lại có thời gian ân hạn, nhưng việc giải ngân không đơn giản, hơn nữa nếu sử dụng không hiệu quả thì vay mới sẽ cũng chỉ để trả nợ cũ và không chỉ để lại gánh nặng nợ nần cho con cháu mà ngay từ bây giờ đã phải trả những khoản lãi của những khoản nợ đầu tiên... III/ THỰC TRẠNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT KIỀU HỐI Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA Có thể nói rằng, kiều hối đã thực sự là một nguồn ngoại tệ quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Mặc dù nhiều năm qua do chưa nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực này, nên lượng kiều hối từ năm 1991 đến 1999 vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự. Nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm và cải thiện các chính sách của chính phủ mà lượng kiều hối chuyển về nước ngày một tăng đạt mức 7,2 tỷ vào năm 2008. Đặc biệt, nguồn kiều hối liên tục tăng qua kênh chính thức. Có được điều này là do sự thay đổi đáng kể của chính sách từ các ngân hàng như: giảm chi phí chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam, đa dạng các hình thức chuyển tiền, thúc đẩy kế hoạch xây dựng mạng lưới nhận và chi trả kiều hối ở nước ngoài, mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở những nơi có nhiều người Việt Nam lao động, học tập và bà con Việt kiều sinh sống, làm ăn. Ví dụ như VietinBank đã phối hợp với các đối tác triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: Phối hợp với Korea Exchange Bank và LG Telecom, Korea triển khai sản phẩm Korea Dream phone (chuyển tiền kiều hối từ Hàn Quốc về VN qua điện thoại di động)..., phối hợp với Wells Fargo Bank, ngân hàng lớn nhất của Mỹ với trên 3000 chi nhánh triển khai dịch vụ chuyển tiền trọn gói ngay trong ngày từ Mỹ về VN... Tuy nhiên, trên thực tế còn một số hạn chế vẫn chưa được khắc phục như: Các chính sách của chính phủ ta về quy mô chưa bao quát hết các bộ phận cộng đồng kiều bào ở nước ngoài ; về phương thức còn đơn điệu, hình thức; về hiệu quả còn chưa xứng với tiềm năng và nguyện vọng của Việt kiều, đặc biệt đầu tư trực tiếp của Việt kiều về nước trên thực tế ít hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp trong nước ra nước ngoài, nguồn lực chất xám và các quan hệ cầu nối của Việt kiều còn chưa được khai thác bao nhiêu…Nhiều chính sách đã ban hành chưa thể hiện đầy đủ hoặc chậm triển khai tư tưởng chỉ đạo mà Trung ương Đảng đã đề ra, điển hình là vấn đề mua và sở hữu nhà ở của Việt kiều. Tính khả thi trong một số chính sách cụ thể còn thấp. Hệ thống thu thập số liệu về kiều hối chưa cập nhật. Chương trình di dân và xuất khẩu lao động chưa thật sự hiệu quả. Đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tình trạng lạm dụng và bóc lột nhân công qua các trung gian tư nhân hay nhà nước và người sử dụng lao động nước ngoài còn rất nhiều. Các chương trình hỗ trợ, khuyến khích kiều bao như mua đất, nhà ở, mua cổ phần, đầu tư …chưa được chú trọng. Thông tin tài chính chưa minh bạch, rõ ràng gây khó khăn cho các kiều bào khi lựa chọn đầu tư, hay chuyển kiều hối về nước. Điển hình là, vụ tung tin đánh thuế VAT 10% đối với kiều hối gửi về Việt Nam theo Thông tư số 131/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng”. Riêng những tháng đầu năm 2009, số lượng kiều hối chuyển về nước đã giảm so với cùng kỳ năm 2008. Trên địa bàn TPHCM, mức giảm kiều hối có vẻ như còn rõ rệt hơn. Số liệu phát đi từ NHNN chi nhành TPHCM cho thấy, lượng kiều hối chuyển về trong 10 tháng đầu năm chỉ đạt gần 2,6 tỷ USD tương đương 60% so với cả năm 2008. Chỉ riêng trong tháng 10, kiều hối tiếp tục giảm tới 8.07% so với tháng trước đó và chỉ đạt gần 260 triệu USD. Tình hình này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có thể nói rằng tác động của khủng hoảng kinh tế lên việc làm và thu nhập của kiều bào tại các nước, đặc biệt với 1,5 triệu kiều bào tại Mỹ cũng như làm giảm sút lượng lao động VN tại nước ngoài là yếu tố chính làm sụt giảm lượng kiều hối chuyển về nước. Song ngoài dòng tiền chuyển về cho người thân, lượng kiều hối chuyển về đầu tư trong nước vào các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán hay gửi lấy lãi suất ngân hàng cũng có mức giảm đáng kể so với năm 2008. IV/ BIỆN PHÁP THU HÚT VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG KIỀU HỐI TRONG TƯƠNG LAI 4.1/ Biên pháp thu hút kiều hối: Thấy được những hạn chế còn tồn tại trên trong việc thu hút kiều hối, chính phủ đã và đang cố