Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, vấn đề giao thương kinh tế trở nên vô cùng quan trọng với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước phát triển tạo rất nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng là một thách thức lớn với các ngành kinh tế trong nước. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nền kinh tế còn có nhiều khó khăn cũng đang cố gắng bắt nhịp với các cường quốc kinh tế khác bằng cách mở rộng quan hệ kinh tế với các nước. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng hóa, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa nội địa để có thể cạnh tranh với hàng hóa các nước và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong những năm gần đây, bên cạnh tập trung xuất khẩu mạnh các mặt hàng thế mạnh như gạo, cà phê, hàng thủy sản, dệt may Chúng ta đã bắt đầu chú trọng một ngành hàng khác cũng đang khá phát triển đó là ngành hàng thủ công mỹ nghệ, tận dụng lợi thế của một quốc gia có số lượng các làng nghề thủ công mỹ nghệ lên tới hơn 2000 làng nghề. Với lợi thế to lớn như vậy, trong những năm gần đây hàng thủ công mỹ nghệ đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng qua những khu vực như EU- Hoa Kỳ- Nhật Bản và nhiều thị trường khác nữa. Ngành thủ công mỹ nghệ đang góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại nông thôn, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động. Hiện nay có rất nhiều làng nghề đã thoát nghèo, đời sống đi lên nhờ biết khai thác những lợi thế của mình như làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ ở huyện Phú Xuyên- Hà Nội hay làng nghề Gỗ Đồng Kị- Tỉnh Bắc Ninh Điều này là rất cần thiết cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Hiện nay không chỉ có nước ta đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các nước khác như Trung Quốc, Philipin, Malaysia cũng tập trung mạnh vào ngành hàng mang lại nhiều lợi ích kinh tế này, sự cạnh tranh gay gắt của các nước bạn ảnh hưởng đáng kể tới tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra các yếu tố bên trong cũng ảnh hưởng đáng kể tới tình hình xuất khẩu. Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành hàng thủ công mỹ nghệ, kết hợp với quá trình làm đề tài nghiên cứu khoa học về làng nghề mây tre đan Phú Vinh –Huyện Chương Mỹ- Hà Nội, em lựa chọn đề tài : “ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009” .

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Thống kê ĐỀ ÁN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT THỐNG KÊ Đề tài: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009. Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS Phạm Đại Đồng Sinh viên thực hiện Nguyễn Quang Duy Mã sinh viên: CQ480408 Lớp: Thống kê kinh doanh Khóa: 48 Hà nội, ngày 19 tháng 11 năm 2009 Mục lục: Trang Lời mở đầu…………………………………………………………03 Những vấn đề lý luận chung về dãy số thời gian…………………..04 -Khái niệm và các loại dãy số thời gian……………………………04 -Phân loại dãy số thời gian…………………………………………05 -Tác dụng của dãy số thời gian……………………………………..05 -Điều kiện vận dụng dãy số thời gian………………………………05 -Yêu cầu của việc xây dựng dãy số thời gian………………………06 Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian……….06 -Mức độ bình quân theo thời gian………………………………….06 -Lượng tăng giảm tuyệt đối…………………………………………07 -Tốc độ phát triển………………………………………………… 08 -Tốc độ tăng (giảm)…………………………………………………09 -Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm lien hoàn)…………………….09 Một số phương pháp biểu hiện sự biến động của hiện tượng………10 Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian………………10 Phương pháp số bình quân trượt…………………………….10 Phương pháp hàm xu thế……………………………………10. -Hàm xu thế tuyến tính…………………………………………11 -Hàm xu thế parabol…………………………………………….11 -Hàm xu thế hypebol……………………………………………11 -Hàm xu thế mũ………………………………………………….11 Phương pháp chỉ số biến động thời vụ……………………….12 Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích tình hình biến động kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008………13 Những vấn đề chung về ngành thủ công mỹ nghệ………………… 13 Tình hình xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ……………………….16 Phân tích biến động kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ……………18 Kết luận chung………………………………………………………22 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………...22  Lời mở đầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, vấn đề giao thương kinh tế trở nên vô cùng quan trọng với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước phát triển tạo rất nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng là một thách thức lớn với các ngành kinh tế trong nước. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nền kinh tế còn có nhiều khó khăn cũng đang cố gắng bắt nhịp với các cường quốc kinh tế khác bằng cách mở rộng quan hệ kinh tế với các nước. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng hóa, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa nội địa để có thể cạnh tranh với hàng hóa các nước và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong những năm gần đây, bên cạnh tập trung xuất khẩu mạnh các mặt hàng thế mạnh như gạo, cà phê, hàng thủy sản, dệt may… Chúng ta đã bắt đầu chú trọng một ngành hàng khác cũng đang khá phát triển đó là ngành hàng thủ công mỹ nghệ, tận dụng lợi thế của một quốc gia có số lượng các làng nghề thủ công mỹ nghệ lên tới hơn 2000 làng nghề. Với lợi thế to lớn như vậy, trong những năm gần đây hàng thủ công mỹ nghệ đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng qua những khu vực như EU- Hoa Kỳ- Nhật Bản…và nhiều thị trường khác nữa. Ngành thủ công mỹ nghệ đang góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại nông thôn, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động. Hiện nay có rất nhiều làng nghề đã thoát nghèo, đời sống đi lên nhờ biết khai thác những lợi thế của mình như làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ ở huyện Phú Xuyên- Hà Nội hay làng nghề Gỗ Đồng Kị- Tỉnh Bắc Ninh… Điều này là rất cần thiết cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Hiện nay không chỉ có nước ta đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các nước khác như Trung Quốc, Philipin, Malaysia cũng tập trung mạnh vào ngành hàng mang lại nhiều lợi ích kinh tế này, sự cạnh tranh gay gắt của các nước bạn ảnh hưởng đáng kể tới tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra các yếu tố bên trong cũng ảnh hưởng đáng kể tới tình hình xuất khẩu. Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành hàng thủ công mỹ nghệ, kết hợp với quá trình làm đề tài nghiên cứu khoa học về làng nghề mây tre đan Phú Vinh –Huyện Chương Mỹ- Hà Nội, em lựa chọn đề tài : “ Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009” . Đề án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Đại Đồng – Giảng viên khoa Thống Kê- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo. Tuy vậy do vốn kiến thức còn hạn chế nên em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I: Những vấn đề lý luận chung về phương pháp dãy số thời gian 1. Khái niệm và các loại dãy số thời gian 1.1 Khái niệm chung Các sự vật hiện tượng luôn biến đổi không ngừng theo thời gian, để nghiên cứu sự biến động của các hiện tượng kinh tế xã hội người ta sử dụng dãy số thời gian. Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian và chỉ ra xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Kết cấu của dãy số thời gian: Dãy số thời gian gồm 2 thành phần đó là: +Thờt gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm,…tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Đơn vị thời gian phải đồng nhất trong dãy số thời gian. Độ dài thời gian giữa hai thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. + Chỉ tiêu về hiện tượng được nghiên cứu là chỉ tiêu được xây dựng cho dãy số thời gian. Các trị số của chỉ tiêu được gọi là các mức độ của dãy số thời gian. Các trị số này có thể là tuyệt đối , tương đối hay bình quân. Phân loại: Có một số cách phân loại dãy số thời gian theo các mục đích nghiên cứu khác nhau.Thông thường, người ta căn cứ vào đặc điểm tồn tại về quy mô của hiện tượng theo thời gian để phân loại. Theo cách này, dãy số thời gian được chia thành hai loại: dãy số thời điểm và dãy số thời kì. Dãy số thời điểm biểu hiện quy mô của hiện tượng nghiên cứu tại những thời điểm nhất định. Do vậy, mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau có thể bao gồm toàn bộ hay một bộ phận mức độ của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Dãy số thời kì biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng thời gian nhất định. Do đó, chúng ta có thể cộng các mức độ liền nhau để được một mức độ lớn hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Lúc này, số lượng các số trong dãy số giảm xuống và khoảng cách thời gian lớn hơn. Tác dụng của dãy số thời gian: Dãy số thời gian có 2 tác dụng chính Thứ nhất,cho phép nghiên cứu các hướng biến động của hiện tượng theo thời gian, từ đó có thể đề ra các định hướng hoặc các biện pháp xử lý thích hợp. Thứ hai, cho phép dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu có khả năng xảy ra trong lai Điều kiện vận dụng. Để có thể vận dụng dãy số thời gian một cách hiệu quả thì dãy số thời gian phải đảm bảo tình chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy thời gian. Cụ thể là: + Phải thống nhất được nội dung và phương pháp tính + Phải thống nhất được phạm vi tổng thể nghiên cứu. + Các khoảng thời gian trong dãy số thời gian nên bằng nhau nhất là trong dãy số thời kì. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi các điều kiện trên bị vi phạm do các nguyên nhân khác nhau.Vì vậy, khi vận dụng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thích hợp để tiến hành phân tích đạt hiệu quả cao. Yêu cầu: Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Muốn vậy thì nội dung và phương pháp tính toán chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi hiên tượng nghiên cứu trước sau phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau. II/ Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian. Để phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian người ta thường sử dụng 5 chỉ tiêu chính sau đâu: Mức độ bình quân theo thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho tất cả các mức độ tuyệt đối trong dãy số thời gian.Việc tính chỉ tiêu này phải phụ thuộc vào dãy số thời gian đó là dãy số thời điểm hay dãy số thời kì. Dãy số tuyệt đối * Với dãy số thời kì, mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau đây: =, trong đó  với i= 1,2…,n là các mức độc của dãy số thời kì * Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau ta có công thức sau đây: =  Trong đó: yi với i= 1,2,…n là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. * Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau thì mức độ trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau:  Trong đó ti với i= 1,..n là độ dài thời gian có mức độ  2. Lượng tăng( giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt đối giữa hai thời gian nghiên cứu, tùy theo mục đích nghiên cứu ta có chỉ tiêu về lượng tăng (giảm) như sau: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kì nghiên cứu ( yi) và mức độ kì đứng liền trước đó (yi-1). Công thức tính như sau:  với i= 2,…n, trong đó  là lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Là mức độ chênh lệch tuyệt đối giữa kì nghiên cứu yi và mức độ của một kì được chọn làm gốc, thông thường mức độ của kì gốc là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1). Chỉ tiêu này thường phản ánh lượng tăng (giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Công thức tính:  với i=2,...n Trong đó  là các lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. Ta thấy:  với i= 2,3,…n Tức là các lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình == Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là một số tương đối biểu hiện bằng lần hoặc % phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu ta có các loại tốc độ phát triển sau đây: * Tốc độ phát triển liên hoàn : Phản ánh sự biến động của hiện tượng qua 2 thời gian liền nhau. Công thức tính như sau:  (với i= 2,…n ) Trong đó  là tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1  là mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 *. Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự biến động của hiện tượng ở hai thời gian không liền nhau, trong đó thường chọn thời gian đầu tiên làm gốc. Công thức tính như sau: Ti =  (với i=2,…n) Trong đó Ti là tốc độ phát triển định gốc  là mức độ của hiện tượng ở thời gian thứ i Quan hệ giữa tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc là: Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc: = = Ti Tốc độ phát triển định gốc cũng được tính bằng lần hoặc % Tốc độ phát triển trung bình: Là trị số đại biểu của tốc độ phát triển liên hoàn, là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn, phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn trong một thời kì nào đó Được tính theo công thức:  t= = Tốc độ tăng (giảm). Cho biết qua thời gian thì hiện tượng được nghiên cứu tăng hoặc giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu % Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn hay từng thời kì là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) liên hoàn với mức độ kì gốc liên hoàn. Kí hiệu  ( với i=2,…n) là tốc độ tăng hay giảm liên hoàn thì =  Hay  có thể tính theo công thức sau:   (%) =ti (%) -100 Tốc độ tăng giảm định gốc là tỉ số giữa lượng tăng (giảm) định gốc với mức độ kì gốc cố định Nếu kí hiệu Ai là các tốc độ tăng giảm định gốc, với i=2,3…n Thì : Ai= =  với i= 2,3…n Hay Ai (%) = Ti(%) -100 Tốc độ tăng giảm trung bình là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại biểu trong suốt thời gian nghiên cứu. Nếu kí hiệu  là tốc độ tăng (giảm) trung bình thì ta có:  hoặc  Giá trị tuyệt đối của 1 % tăng (giảm). Là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối với tốc độ tăng ( giảm). Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng hoặc giảm của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và tính được bằng cách chia lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối lien hoàn cho tốc độ tăng hoặc giảm lien hoàn. Nghĩa là:  với i=2,3,…n Chỉ tiêu này không tính đối với tốc độ tăng hoặc giảm định gốc vì luôn là một hằng số và bằng  Năm chỉ tiêu trên có ý nghĩa và nội dung riêng, tuy nhiên các chỉ tiêu có mối lien hệ với nhau. Từ đó giúp việc phân tích được đầy đủ và sâu sắc hơn. III/ Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng. 1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian gần nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn với mức độ lớn hơn.Trước khi ghép, các mưc độ trong dãy số chưa phản ánh được mức biến động cơ bản của hiện tượng hoặc biểu hiện chưa rõ rệt. Sau khi ghép, ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên triệt tiêu lẫn nhau do ảnh hưởng của các chiều hướng trái ngược nhau và các mức độ mới bộc lộ rõ xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng. Tuy nhiên, phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian còn có một số nhược điểm nhất định . Thứ nhất, phương pháp này chỉ áp dụng đối với dãy số thời kì vì nếu áp dụng cho dãy số thời điểm, các mức độ mới trở lên vô nghĩa. Thứ hai, chỉ nên áp dụng cho dãy số tương đối dài và chưa bộc lộ rõ xu hướng biến động của hiện tượng vì sau khi mở rộng khoảng cách thời gian,số lượng các mức độ trong dãy số giảm đi nhiều Phương pháp bình quân trượt. Số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân di động) là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ của dãy số được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đầu và thêm dần các mức độ tiếp theo sao cho tổng số lượng các mức độ tham gia tính số lần bình quân không đổi. Giả sử có dãy số thời gian  Dãy số trung bình trượt   Dãy số trung bình trượt phụ thuộc mức độ dãy số ban đầu nhiều hay ít và phụ thuộc vào tính chất biến động của dãy số qua thời gian. Việc lựa chọn nhóm bao nhiêu mức độ để tính trung bình trượt đòi hỏi phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ của dãy số thời gian. Sự biến động của dãy số qua thời gian tương đối ổn định ta có thể tính được từ 3 đến 4 mức độ. Sự biến động của dãy số qua thời gian lớn và số lượng dãy số tương đối nhiều ta tính trung bình trượt 5, 6 hoặc 7 mức độ. Nếu số lượng mức độ tham gia tính trung bình trượt càng nhiều thì khả năng san bằng các yếu tố ngẫu nhiên càng lớn, mặt khác sẽ làm số lượng mức độ trung bình trượt ngày ít đi ảnh hưởng đến việc phân tích xu hướng biến động cơ bản Phương pháp hàm xu thế: Khái niệm: Trên cơ sở một dãy số thời gian được biêu hiện trên đồ thị người ta tìm ra được một phương trình gọi là phương trình hồi quy về dãy số thời gian với số thứ tự thời gian t. phương trình hồi quy tổng quát:  Để lựa chọn đúng đắn dạng của phương trình hồi quy đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp giản đơn khác như: dựa vào đồ thị, dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối, dựa vào tốc độ phát triển và phương pháp bắt buộc là kiểm định đối với các tham số và tỷ số tương quan, sai số chuẩn của mô hình. Công thức tính sai số chuẩn của mô hình:  Trong đó p là tham số của mô hình Công thức tính tỷ số tương quan: =  Sau đây là một vài dạng phương trình hồi quy đơn giản được sử dụng 3.1 Hàm xu thế tuyến tính Điều kiện vận dụng: Hàm xu thế tuyến tính được vận dụng khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Phương trình tổng quát: = bo + t Áp dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất ta có hệ phương trình:  Hoặc áp dụng công thức:  3.2 Hàm xu thế parabol Điều kiện áp dụng: Hàm xu thế parabol được sử dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian tăng dần theo thời gian, đạt cực đại sau đó lại giảm dần theo thời gian. Hoặc giảm dần theo thời gian, đạt cực tiểu sau đó lại tăng dần theo thời gian. Dạng phương trình tổng quát:  Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình   Hàm xu thế hypebol Điều kiện vận dụng: hàm xu thế hypebol được vận dụng khi các mức độ của hiện tượng giảm dần theo thời gian Dạng phương trình tổng quát:  Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình: Hàm xu thế mũ: Điều kiện vận dụng: Hàm xu thế mũ được sử dụng khi các tốc độ phát triển lien hoàn xấp xỉ nhau. Phương trình tổng quát có dạng:  Áp dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có hệ phương trình:   Chú ý: biến t là thứ tự thời gian, ta có thể chọn t với các giá trị từ 1 đến n hoặc có thể chọn theo t’ mà = 0 nhưng vẫn đảm bảo thứ tự thời gian thì việc tính toán sẽ đơn giản hơn bằng cách Nếu số thứ tự thời gian là các số lẻ thì chọn số thứ tự chính giữa là 0, trước số 0 sẽ lần lượt là -1, -2 ,-3… sau số 0 sẽ là các số 1,2,3… Nếu số thứ tự thời gian t là một số chẵn thì 2 số thứ tự chính giữa lần lượt là -1 và 1. Trước -1 là -3, -5, sau 1 là 3,5. Phương pháp chỉ số biến động thời vụ: Ý nghĩa: Trong thực tế sản xuất kinh doanh, trong nhiều lĩnh vực nhất là chế biến sản phẩm từ nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ có tính thời vụ rất cao. Trong một số các ngành khác như công nghiệp, giao thông vận tải đều ít nhiều có biến động thời vụ Nguyên nhân chính gây ra biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết và do phong tục tập quán, sinh hoạt dân cư Biến động thời vụ làm cho hoạt động của một số ngành lúc thì khẩn trương còn lúc thì nhàn rỗi, bị thu hẹp. Qua nghiên cứu chỉ số thời vụ giúp ta đề ra những chủ trương, biện pháp phù hợp kịp thời để sử dụng nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên hợp lí, hiệu quả. Điều kiện áp dụng: Nguồn số liệu phải được thống kê, theo dõi ít nhất 3 năm trở lên. Về phương pháp tính: có 2 loại phương pháp tính chỉ số thời vụ: 4.1 Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có mức độ tương đối ổn định ( không có hiện tượng tăng giảm rõ rêt) Công thức tính: ; trong đó  là mức độ bình quân của các thời gian cùng tên i i là tháng ( i=1,2,…,12) hoặc quý i= (1,2,3,4)  là số bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số. 4.2 Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt Nội dung phương pháp: Nếu mức độ cùng kì, cùng thời gian của hiện tượng nhưng từ năm này sang năm khác có biểu hiện tăng hoặc giảm rõ rệt thì trước khi tính chỉ số thời vụ phải điều chỉnh dãy số bằng một phương trình hồi quy để tính các mức độ lý thuyết rồi sau đó dùng các mức độ này làm căn cứ so sánh. Công thức tính:  ; trong đó  là mức độ thực tế của thời gian thứ i thuộc năm thứ j Và  là mức độ lý thuyết của thời gian thứ i thuộc năm thứ j tính được từ hàm xu thế : i= 1,2,…,n ; n là số tháng hoặc số quý j= 1,2,…,m ; m là số năm Phần II: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích xu thế biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009. I/ Những vấn đề chung về ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam *Thực trạng ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam: 1.Tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống. Hiện nay, tình hình sản xuất hàng thủ công mỹ tại các làng nghề truyền thống diễn ra nhỏ lẻ, chưa thực sự tập trung và chuyên nghiệp. Các cơ sở sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động nên khó đáp ứng những đơn hàng xuất khẩu lớn từ các đối tác nước ngoài. Ngoài những khó khăn về vốn hoạt động thì điểm yếu khác của các cơ sở sản xuất đó là thiếu các kĩ năng quản lí, tổ chức hoạt động, tìm kiếm khách hàng và bán hàng. Đa phần những hộ sản xuất nhỏ ở các làng nghề muốn bán sản phẩm của mình đều phải thông qua các chủ buôn, qua các đơn vị trung gian, thù lao nhận được chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Vấn đề nhân lực chất lượng cao tại các làng nghề cũng đang là một bài toán nan giải, không chỉ nhân lực