Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học

Cùng với phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước. Được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển, văn hóa đã chứng tỏ vai trò của nó trong hội nhập kinh tế. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bản sắc văn hóa riêng. Vốn dĩ, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác người ta thường nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị truyền thống được chắt lọc lâu đời đã tạo cho Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đóng góp vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa đã đi sâu vào lòng người, góp phần đáng kể tạo ra những giá trị tinh thần và hình thành nhân cách trong mỗi con người. Vậy trong "giáo dục", văn hóa đã phát huy vai trò của mình như thế nào? Nhất là đối với những sinh viên đại học, nhưng người chủ tương lai của Đất nước đã áp dụng đúng những quan điểm về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hay chưa?

pdf15 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ Đề bài: Vận dụng quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường bậc đại học. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với phát triển kinh tế, chính trị, pháp luật thì văn hóa là vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước. Được coi là bước đi đầu trong giai đoạn phát triển, văn hóa đã chứng tỏ vai trò của nó trong hội nhập kinh tế. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những bản sắc văn hóa riêng. Vốn dĩ, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác người ta thường nhắc tới văn hóa. Bởi những giá trị truyền thống được chắt lọc lâu đời đã tạo cho Việt Nam có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đóng góp vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa đã đi sâu vào lòng người, góp phần đáng kể tạo ra những giá trị tinh thần và hình thành nhân cách trong mỗi con người. Vậy trong "giáo dục", văn hóa đã phát huy vai trò của mình như thế nào? Nhất là đối với những sinh viên đại học, nhưng người chủ tương lai của Đất nước đã áp dụng đúng những quan điểm về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hay chưa? I. Cơ sở lý thuyết 1.1 Văn hóa và nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hoá là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân –gia đình –làng xã-Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sốngBản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc độc đáo. Có thể nói bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, 2 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển. Sức mạnh và sức sáng tạo này có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững với môi trường xã hội- tự nhiên và với quá trình lịch sử mà dân tộc ta đã tồn tại. Nói chung, bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển. Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật., nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của nền văn hóa. Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ. Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo,sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. 3 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại. Xây dựng Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ. 1.2 Quan điểm của Mac Lênin về văn hóa. C.Mác coi văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người. Khi coi “giới tự nhiên thứ hai” với tư cách là “tác phẩm”, “thực tại” của con người - giới tự nhiên được con người cải biến, nhân hóa, mang ý nghĩa và nội dung con người là văn hóa, C.Mác đã đồng nhất văn hóa với phương thức hoạt động sống đặc thù, phương thức hoạt động sống riêng có của con người. Đó là phương thức mà con người sử dụng lao động sáng tạo của mình để biến đổi và cải tạo giới tự nhiên, “vận dụng bản chất cố hữu của mình” để cải tạo hiện thực khách quan, “nhào nặn”, “xây dựng” thực tại khách quan cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp”. Văn hóa là cái phản ánh tính đặc thù của hoạt động con người và sự tồn tại, vận động, phát triển cùng với tính đặc thù như vậy của con người trong thế giới. Văn hóa chỉ xuất hiện khi con người ý thức rõ ràng về đời sống xã hội của họ, về hoạt động tự do, hoạt động lao động sáng tạo để không những cải tạo và biến đổi tự nhiên vì sự tồn tại, phát triển của chính mình, vì cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn của chính mình, mà còn để “làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình”. Nói cách khác, văn hóa là cái phản ánh việc con người tự ý thức về vai trò độc lập của mình, về khả năng và năng lực sáng tạo của mình trong việc cải tạo và 4 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ biến đổi tự nhiên. Chủ thể sáng tạo văn hóa là con người. Con người sử dụng văn hóa đó để phát triển năng lực của mình trong quá trình cải tạo và biến đổi tự nhiên, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội và chính mình, con người ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn sức mạnh xã hội của lao động và ý thức đầy đủ hơn khả năng, năng lực sáng tạo mang bản chất người của mình - sáng tạo văn hóa, tái sản xuất ra giới tự nhiên, “xây dựng” giới tự nhiên cho chính mình “theo các quy luật của cái đẹp”. Văn hóa là cái thể hiện sự giải phóng và tự giải phóng con người khỏi sự ràng buộc, thống trị với một sức mạnh bí ẩn của thế giới tự nhiên và thế giới thần thánh mà con người tưởng tượng ra do sự bất lực của mình trước giới tự nhiên đầy bí ẩn. Văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, con người sản xuất và tái sản xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã hội. Đó là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tính định hướng cho sự phát triển ý thức con người và cho lối ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Với hệ thống giá trị định hướng này, mỗi nền văn hóa trở thành một hệ thống biểu tượng bao hàm trong đó các khuôn mẫu ứng xử xã hội của con người. Đó còn là hoạt động của con người nhằm tạo ra một hệ thống những thể chế mà qua đó, những giá trị cao đẹp, mang tính định hướng được giữ gìn, lưu truyền và phổ biến trong cộng đồng xã hội, trở thành tài sản của mỗi người, của tất cả mọi mgười trong cộng đồng xã hội ấy và làm nên truyền thống văn hóa cho một cộng đồng xã hội. Như vậy, trong quan niệm của C.Mác, văn hóa không chỉ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại, mà còn là lĩnh vực luôn có ảnh hưởng, tác động đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đến sự phát triển xã hội. Trong sự tác động và ảnh hưởng đó, văn hóa không chỉ tác động, ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra nó - đến tồn tại xã hội, đến quá trình sản xuất vật chất của con người, mà còn góp phần quyết định phương thức vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội 5 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ loài người. Văn hóa còn đem lại cho con người sự điều chỉnh và định hướng hoạt động của mình và qua đó, điều tiết quá trình sản xuất vật chất, điều tiết sự phát triển xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển xã hội bền vững - phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo. 1.3 Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - khoá VIII (1998), lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung XHCN, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Đại hội VII chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; hướng tới chân thiện mĩ; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao. Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên XHCN. Về tính tiên tiến: Nền văn hóa hiện nay có những đặc điểm chủ yếu như: yêu nước, tiến bộ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (là nội dung cốt lõi), vì con người (hạnh phúc. tự do, phát triển phong phú, toàn diện trong quan hệ hài hòa giữa con người và cộng đồng, xã hội với thiên nhiên), mở rộng giao lưu, tiếp thu văn minh văn hóa thế giới; quá trình xây dựng nền văn hóa hiện nay cũng là quá trình thực hiên chiến lược con người, đây là khâu trung tâm trong sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần. Cốt lõi của tính tiên tiến là độc lập dân tộc và cnxh theo tư tưởng hồ chí minh, tính tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà còn phải được thể hiện trong cách thức biểu hiện, chuyển tải nội dung. 6 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ Về bản sắc dân tộc bao gồm: Những giá trị văn hóa truyền thống bền vữngcủa cộng đồng và dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nướcvà giữ nước, đó là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thứccộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tìnhnghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo, với những đặc trưng, sắc thái, thể hiện cốt cách dân tộc Việt. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng Trung ương (khóa VIII) tháng 7 năm 1998, đã ra Nghị quyết chuyên đề về: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", xác định những quan điểm cơ bản: Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Năm là, văn hóa là một mặt trận. Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa phải được thẩm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, co cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc được thể hiện ở các khía 7 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ cạnh khác nhau:  Xây dựng con người Việt theo hướng chân, thiện mĩ  Xây dựng môi trường văn hóa đẹp  Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật  Phát triển sự nghiệp giáo dục  Đào tạo và khoa học - công nghệ  Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số 1.4 Vai trò của văn hóa đối với giáo dục. Văn hóa là nền tảng của giáo dục. Con người là nhân tố quyết định cho sự hưng, suy của một dân tộc,con người tạo ra của cải vật chất. Chính vì thế, con người là chủ thể cho mọi hoạt động. Việc thiết lập một hệ thống giáo dục ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống, cách ứng xử giữa người với người. Giáo dục phát triển trước hết phải có văn hóa. Văn hóa hướng giáo dục tới những gì tốt đẹp nhất từ đó sẽ tác động đến con người. Giáo dục dạy cho con người ta cách đối nhân xử thế, mà những điều đó đều bắt nguồn từ văn hóa. Như Khổng Tử đã nói: "Tiên học lễ, hậu học văn" có nghĩa là đầu tiên phải học lễ nghi, văn hóa ứng xử, sau đó mới học tới những điều khác. Văn hóa tạo nên những giá trị tốt đẹp trong giáo dục. Giáo dục là để hướng con người tới chân-thiện-mỹ, tới những gì tốt đẹp nhất của cuộc sống. Khi con người học được văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp,... cũng chính là lúc văn hóa phát huy giá trị của nó trong giáo dục. Con người ta được giáo dục hoàn thiện và hiểu được ỹ nghĩa của văn hóa thì mới tạo nên cái gốc làm người. Văn hóa là chìa khóa để phát huy vai trò của giáo dục. Giáo dục dù có tốt tới đâu mà không có yếu tố văn hóa thì cũng không phát huy được vai trò của nó. Hiện nay, giáo dục được chú trọng phát triển ở khắp nơi trên thế giới vì nó tạo nên trí tuệ cho con người, mở rộng tầm hiểu biết của con người. Nhưng dù cho con người ta có trí tuệ đến mấy mà thiếu mất "văn hóa" thì cũng không trở thành tài. 8 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ II. Thực trạng áp dụng quan điểm về văn hóa trong đại học Thương Mại. Văn hoá học đường có vị trí hàng đầu trong quá trình hình thành nhân cách văn hoá cho các thế hệ người Việt Nam trong hơn 60 năm qua. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan trọng hơn, thì môi trường nhà trường – văn hoá học đường ngày càng chiếm giữ ưu thế, có ý nghĩa quyết định nhất đối với tương lai phát triển của xã hội. Những thành tựu và tính ưu việt trong việc xây dựng nhân cách văn hoá của nền giáo dục, của hệ thống nhà trường, của môi trường văn hoá học đường là điều đã được khẳng định. phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức,vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, luôn cần cù sáng tạo trong học tập, sống có bản lĩnh, có trí lập thân lập nghiệp năng động nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thử thách, dám chịu trách nhiệm, không ỉ lại, chây lười, luôn gắn bước với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.sinh viên biết sống kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, anh, chị em, thầy cô. Trong các giờ kiểm tra thi cử sinh viên chấp hành nghiêm túc cuộc vận động “nói không với tiêu cực, trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục’’, do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động triển khai trong các giờ học , tích cực tham gia xâydựng bài về nhà chủ động, nghiêm túc tìm tòi. Sinh viên làm các đề tài nghiên cứu, đề án khoa học và đã có nhiều đề tài được áp dụng thành công trong thực tế. Nhiều sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn biết cố gắng vươn lên, khắc phục và đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Rồi những nghĩa cử cao đẹpcủa sinh viên việt nam như: hoạt động hiến máu cứu người, tham gia tình nguyện, hướng dẫn giao thông, sinh viên học tập, sống làm theo khuôn khổ pháp luật chấp hành cuộc vận động “văn hóa giao thông’’.sinh viên Việt Nam đang không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, cố lối sống lành mạnh, giản dị, đẩy lùi, bài trừ các tệ nạn để góp phần xây dựng nước nhà có thể ‘’sánh vai cường quốc năm châu’’ như lời dạy của Bác Hồ. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh khủng hoảng của nền giáo 9 | Đ ư ờ n g l ố i Đ C S V i ệ t N a m Nguyễn Hoàng Hải –Tell: 0942.358.403 Email: hainh.tmdt@gmail.com FB: Fb.com/hainh.tmdt Web: hoicudem.com/ dục hiện nay, môi trường văn hoá học đường cũng đang có những biểu hiện không bình thường, nếu không nói là đã ít nhiều bị các thế lực phản văn hoá tấn công, tạo nên các khoảng trống, làm cho một số bộ phận, một số mặt bị xuống cấp, sa sút. Đó là sự tụt hậu, sự khập khiễng của chương trình giáo dục, sự không minh bạch, gian dối trong trong việc dạy, học và thi cử, là nạn bạo lực trong nhà trường, là sự sa sút, sa ngã nhân phẩm của một số nhà giáo và học trò Về giao tiếp và ứng xử giữa sinh viên với nhau trong thời gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi công cộng. Nếu để ý lắng nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả nam và nữ) ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều là ngày nay các bạn thường sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà hiểu được. Rồi những câu nói tục, những câu thơ, đoạn nhạc được cải biên lại luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào nghe không có ý nghĩa gì trong câu nói cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi câu nói. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế trong lựa chọn ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại môi trường giáo dục Đại học. Thói quen được hình thành từ những hành động thường ngày mà ta không chú ý đến. Thói quen tốt là cả một tài sản vô cùng quý giá. Thói quen xấu là một trở lực trên con đường dẫn đến thành công. Hơn nữa, thói quen sử dụng ngôn ngữ đó hoàn toàn không phù hợp với một môi trường giáo dục như trường Đại học. Về trang phụ
Luận văn liên quan