Virus gây bệnh côn trùng

1.1. Đặt vấn đề - Nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn cho sức khoẻ ngày càng tăng. - Hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững. - Tác hại của việc dùng thuốc hoá học: sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường, tiêu diệt thiên địch,.

pptx22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Virus gây bệnh côn trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 11/7/2013 ‹#› TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN GVHD: Ths. Lê Minh Tuấn Nhóm 2 – DH11SH: 1. Trần Minh Tiến 2. Trương Thị Ngọc Hân 3. Lê Thị Đẹp 4. Lâm Bảo Như Phương 5. Lê Thị Hồ Phượng 6. Trần Thanh Tiền VIRUS GÂY BỆNH CÔN TRÙNG SEMINAR NỘI DUNG 1. Giới thiệu 2. Nội dung 2.1. Giới thiệu virus côn trùng 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 2.4. Cơ chế gây bệnh của virus 2.5. Quy trình sản xuất chế phẩm virus 2.6. Cách sử dụng chế phẩm virus 3. Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề - Nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn cho sức khoẻ ngày càng tăng. - Hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững. - Tác hại của việc dùng thuốc hoá học: sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường, tiêu diệt thiên địch,... Thuốc trừ sâu hoá học Chế phẩm sinh học (virus) 1. Giới thiệu 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hiểu rõ quá trình xâm nhiễm của virus côn trùng. - Biết thêm quy trình sản xuất chế phẩm virus và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp. 1.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu cơ chế cách nhiễm bệnh và gây chết sâu hại của virus côn trùng. - Tìm hiểu quy trình sản xuất một số chế phẩm virus dùng tròng phòng trừ sâu hại. 2. Nội dung 2.1. Giới thiệu virus côn trùng - Có khả năng chuyên tính hẹp, dùng trong việc phòng chống côn trùng gây hại. - Có vỏ protein bao bọc lõi axit nucleic, ký sinh ở mô hay tế bào sống, không nuôi cấy trên môi trường nhân tạo (Nguyễn Xuân Thành. 2004). Hình 1: Cấu tạo của virus (Nguồn: Phạm Văn Ty. 2007) 2.1. Giới thiệu virus côn trùng - Được xếp thành 7 họ: Baculoviridae, Reoviridae, Iridoviridae, Parvoviridae, Picaviridae, Poxviridae, Rhabdoviridae. - Ngoài ra, chia thành 2 nhóm lớn: + Virus tạo thể vùi: NPV, GV, CPV,... + Virus không tạo thể vùi: Iridovirus, Densovirus, Baculovirus,... Hình 2: Dạng điển hình của họ Baculoviridae Hình 3: Dạng điển hình của họ Reoviridae (Nguồn: Phạm Văn Ty. 2007) 2.1. Giới thiệu virus côn trùng Những virus chính gây bệnh côn trùng - Virus đa diện nhân (NPV) + Thuộc họ Baculoviridae, thể vùi hình khối đa diện, chứa virion hình que. + Ký sinh ở biểu mô ruột giữa, hạ bì, dịch huyết tương,...làm côn trùng ngừng ăn và chết. + Gây bệnh ở côn trùng thuộc bộ: cánh cứng, cánh màng, hai cánh,... Thể vùi NPV Hình 4: Virus NPV (Nguồn: Hạt virion 2.1. Giới thiệu virus côn trùng - Virus hạt (GV) + Thuộc họ Baculoviridae, thể vùi dạng hạt, chứa 1 virion hình que. + Ký sinh ở mô mỡ, hạ bì, huyết tương,...làm côn trùng còi, chậm lớn. + Chỉ gây bệnh ở côn trùng thuộc bộ cánh vẩy (Nguyễn Xuân Thành. 2004). Hình 5: Virus hạt GV (Nguồn: Những nhóm virus chính gây bệnh côn trùng 2.1. Giới thiệu virus côn trùng Những nhóm virus chính gây bệnh côn trùng - Virus đa diện ở dịch tế bào (CPV) + Thuộc họ Reoviridae, thể vùi chứa virion hình cầu. + Ký sinh ở dịch tế bào, côn trùng chậm lớn, tạo thành khối u và bị chết. + Gây bệnh ở các bộ: cánh cứng, cánh màng, hai cánh, cánh vảy, cánh mạch. 2.1. Giới thiệu virus côn trùng Một số chế phẩm virus Hình 6: Một số chế phẩm virus (Nguồn: 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước - Nga có chế phẩm NPV dạng bột: VIRIN Ha; VIRIN Dp,... trừ sâu xanh, sâu róm thông,... - Trung Quốc có chế phẩm sinh học kết hợp virus và vi khuẩn với hiệu quả trừ sâu hại trên hàng vạn ha bông, cà chua,... - Mỹ, Úc,...dùng công nghệ tế bào nhân nuôi virus côn trùng để sản xuất chế phẩm virus dùng trong nông-lâm nghiệp (Nguyễn Văn Tuất. 2004). 2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam - Có chế phẩm dạng dịch thể trừ sâu xanh, sâu khoang,...từ đề tài KC.08-14 (giai đoạn 1990-1995) của Viện Bảo vệ thực vật. - Đề tài KHCN.02-07 (giai đoạn 1996 – 2000) do Viện Bảo vệ thực vật nghiên cứu sử dụng chế phẩm virus đơn lẻ hoặc phối hợp trong phòng trừ dịch hại cây trồng. - Sản xuất được chế phẩm Vi-Bt dạng bột đa chức năng so với giai đoạn trước (Chu Thị Thơm. 2006). Hình 7: Chế phẩm Vi-Bt (Nguồn: 2.4. Cơ chế gây bệnh của virus Hình 8: Cơ chế gây bệnh ở côn trùng (Nguồn: Phạm Văn Ty, Vũ Nguyên Thành. 2006) Giai đoạn tiềm ẩn Giai đoạn tăng trưởng Giai đoạn cuối 2.4. Cơ chế gây bệnh của virus - Triệu chứng sâu bị virus xâm nhập + Hoạt động yếu, ít ăn, cơ thể đổi màu. + Sau 2-3 ngày, sâu bệnh, cơ thể căng phồng mọng nước, da mỏng dần và dễ bị vỡ, sau 3-4 ngày thì dịch trắng chảy ra. + Riêng NPV, sâu bị chết nhũn và treo ngược lên cành cây, đầu chút xuống dưới (bệnh thối nhũn) (Phạm Thị Thuỳ. 2010). 2.4. Cơ chế gây bệnh của virus Hình 9: Sâu chết do bị nhiễm virus (Nguồn: 2.4. Cơ chế gây bệnh của virus Hình 10: Chu trình sống của virus côn trùng (Nguồn: Sâu ăn thức ăn có virus Sâu bị nhiễm virus gây chết Virus được giải phóng ra lá cây hoặc đất Chu trình tiếp diến với virus mới hoặc được phóng thích từ sâu bệnh 2.4. Cơ chế gây bệnh của virus Nguồn lây lan virus ở côn trùng - Lây truyền ngang: lây truyền giữa các cá thể cùng thế hệ. - Lây truyền dọc: lây truyền qua trứng hay phôi. - Ngoài ra, virus có thể xâm nhập trực tiếp qua vết thương, vết chọc để trứng của ong ký sinh,...(Chu Thị Thơm. 2006). 2.5. Quy trình sản xuất chế phẩm NPV Hình 11: Quy trình sản xuất chế phẩm NPV dạng bột (Nguồn: Nguyễn Xuân Thành. 2004) 2.5. Quy trình sản xuất chế phẩm NPV STT Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị tính 1 Kích thước hạt 2 Độ thuỷ phân 7% 3 Độ bám dính đồng đều 85-90% 4 Độ pH 7 5 Lượng PIB/mg chế phẩm 1,5x107 Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm NPV dạng bột (Nguồn: Nguyễn Xuân Thành. 2004) 2.6. Cách sử dụng chế phẩm virus - Nhiễm hạt giống: trộn chế phẩm với hạt giống trước khi gieo sạ. - Hồ rễ cây: ngâm rễ cây non vào dung dịch chế phẩm. Phương pháp này mất thời gian và bất tiện. - Bón chế phẩm vào đất: có thể bón vào luống trước gieo hoặc ủ và bón cùng phân chuồng,... - Phun, tưới chế phẩm lên cây hoặc đất: chế phẩm được hoa với nước sau đó đem phun (Chu Thị Thơm. 2006). 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận - Ứng dụng biện pháp sinh học trong sản xuất ngày càng được nông dân quan tâm. - Dùng chế phẩm virus trong phòng trừ sâu hại giúp giảm chi phí, tăng năng suất, an toàn sức khoẻ và môi trường,... - Tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. 3.2. Kiến nghị - Cần nghiên cứu các loại virus có phổ ký chủ rộng đê nâng cao tính chuyên hoá của chế phẩm virus. - Cần nghiên cứu tính kháng của sâu hại đôi với chế phẩm để có cách xử lý kịp thời. Tài liệu tham khảo Chu Thị Thơm. 2006. Tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật dùng trong nông nghiệp. NXB Lao động. Nguyễn Xuân Thành. 2004. Vi sinh vật học nông nghiệp. NXB Đại học Sư phạm. Phạm Thị Thuỳ. 2010. Giáo trình Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật. NXB Giáo dục Việt Nam. Phạm Văn Ty. 2007. Virut học. NXB Giáo dục. Phạm Văn Ty, Vũ Nguyên Thành. 2006. Công nghệ sinh học – Tập 5. NXB Giáo dục. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN CHÚ Ý THEO DÕI! NHÓM 2
Luận văn liên quan