Xác định khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất cà phê Robusta của Việt Nam

Từ năm 1994 đến năm 1999, khi giá cà phê thế giới tăng đột biến do sương muối ở Brazil, ngành cà phê Việt Nam đã có những thăng tiến vượt bậc. Từ một nước có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thấp những năm đầu thập kỷ 90, Việt Nam dần trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Brazil - nước có truyền thống phát triển ngành cà phê trong những năm cuối thập kỷ 90. Nếu chỉ tính riêng cà phê Robusta, năm 2001, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với 42% thị phần. Trong các sản phẩm nông nghiệp, cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2 (sau gạo - cây lương thực truyền thống của Việt Nam) với kim ngạch dao động trong khoảng từ 400 đến 600 triệu USD/năm, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam Báo cáo năm 2002 của Sở NN & PTNT Đăk Lăk. Năm 1994, diện tích cà phê Việt Nam chỉ vào khoảng 119300 ha với khoảng 200 nghìn tấn xuất khẩu, nhưng đến năm 2000, diện tích cà phê đã vào khoảng 513 nghìn ha và hơn 800 nghìn tấn xuất khẩu.Tăng trưởng cà phê Việt Nam làm cho tất cả các chuyên gia trong và ngoài nước đều ngạc nhiên. Ngay cả các kế hoạch lạc quan nhất trong những năm trước đó cũng chỉ dừng ở mức 350 nghìn ha và 450 nghìn tấn. Báo cáo năm 2002 của Sở NN & PTNT Đăk Lăk. Trong giai đoạn này, mọi người từ nông dân, cán bộ công nhân viên ở Tây Nguyên, những người từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh đều đổ xô đi tìm đất, mua đất làm vườn cà phê. Những người nghèo và đồng bào dân tộc ít người mở rộng diện tích cà phê bằng cách khai hoang, phá rừng. Đây là nguyên nhân làm cho diện tích và sản lượng cà phê tăng nhanh. Đăk Lăk là tỉnh lớn nhất Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 19.599 km2 và đặc điểm đất đai chủ yếu là đất đỏ Bazan. Khí hậu thời tiết vùng Tây Nguyên đã tạo cho Đăk Lăk điều kiện rất thích hợp để phát triển những loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá lớn như cà phê, cao su, hồ tiêu v.v. Trong giai đoạn 1995 - 2000, cây cà phê là một cây công nghiệp đem lại nhiều lợi ích cho người dân nói riêng và cho cả tỉnh Đăk Lăk nói chung. Do lợi nhuận trồng cà phê cao nên người dân đã giàu lên nhờ nó và có tới hàng chục vạn người từ 61 tỉnh thành Việt Nam đến Đăk Lăk để lập nghiệp, trong đó phần lớn là dân di cư tự do, mở rộng diện tích trồng cà phê. Báo cáo năm 2002 của Sở NN & PTNT Đăk Lăk. Những người dân đi di cư tự do này đã gây ra biết bao khó khăn cho Đăk Lăk trong quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hàng ngàn vụ tranh chấp đất đai, hàng ngàn vụ vi phạm lâm luật đã xảy ra. Nhiều trường học, cơ sở y tế quá tải.

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất cà phê Robusta của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan