Xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam

Khi đánh giá các thành tựu kinh tế nói chung và các thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Quá trình này đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn vốn bằng ngoại tệ, đang trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và kích thích kéo theo hàng loạt các ngành nghề cùng phát triển. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, tuy đã có những phát triển đáng ghi nhận về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng như chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam vẫn đang ở mức nước đang phát triển trung bình và đặc biệt là mức độ công nghiệp hoá còn kém xa so với nhiều nước trong khu vực. Công nghiệp mới chỉ phát triển theo bề rộng, gia công lắp ráp là chủ yếu, các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ chậm phát triển và chưa có khởi sắc, các ngành công nghệ cao mới lác đác hình thành và chưa có động lực phát triển. Tỷ trọng các mặt hàng thô vẫn cao, dựa trên nguồn tài nguyên, đất đai và lao động. Thực trạng này đặt ra một câu hỏi lớn nếu không thực hiện cải biến cơ cấu, liệu chúng ta có tránh được nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng và hiệu quá kinh tế kém hay không? Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế với việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO đã làm gia tăng tình trạng tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo ra sức ép lớn về cạnh tranh. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đã có những chuyển biến sâu sắc. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Đó là những thách thức lớn trong một cuộc cạnh tranh quốc tế mà dù muốn hay không Việt Nam cũng phải tham gia. Trong cuộc chạy đua khốc liệt này, chúng ta phải có những nỗ lực bứt phá đặc biệt nếu như không muốn tụt hậu xa thêm. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải thực hiện theo hướng dựa trên lợi thế cạnh tranh, nhu cầu của thị trường thế giới và xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực trên thế giới. Vì vậy, xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mang tính chất thời sự, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm tư liệu, trao đổi và nghiên cứu từ phía các thầy cô giáo, các anh chị cán bộ thư viện và gia đình, ban bè. Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Tiên Phong, Thạc sỹ kinh tế, Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam, người đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và bảo ban em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các thầy cô giáo trong Học viện Ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là TS. Nguyễn Văn Lịch, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế vì tất cả những kiến thức, tình cảm và sự giúp đỡ quý báu mà em đã nhận được trong suốt 4 năm học tập tại Học viện. Đây là nghiên cứu khoa học đầu tiên của em trong giai đoạn học tập chuyên ngành ở Học viện, vì vậy những hạn chế và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Qua việc nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô và các anh chị sinh viên đi trước. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà nội, ngày 10 tháng 6 năm 2009. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Vân Lam MỤC LỤC MỤC LỤC 0 DANH MỤC BẢNG 0 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 0 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 4 I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU. 4 1. Một vài khái niệm cơ bản. 4 1.1. Cơ cấu. 4 1.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4 1.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. 6 2. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. 10 II. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỂ ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 12 1. Vận dụng lý thuyết về hàm lượng các yếu tố của Heckscher – Ohlin. 13 1.1. Lý thuyết H – O. 13 1.2. Vận dụng lý thuyết trên vào Việt Nam. 14 2. Vận dụng lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm – Raymond Vernon. 16 2.1. Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm. 16 2.2. Vận dụng lý thuyết trên vào Việt Nam. 16 3. Vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter. 18 3.1. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia. 18 3.2. Vận dụng lý thuyết trên vào Việt Nam. 19 CHƯƠNG II. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 21 I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 21 1. Bối cảnh chung nền kinh tế thế giới và Việt Nam. 21 2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. 23 3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 24 3.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo SITC. 24 3.2. Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng. 27 II. PHÂN TÍCH VẬN DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG TỪNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 29 thieu 1.1. Dầu thô. 29 1.2. Than đá. 30 2. Đối với nhóm hàng nông – lâm – thủy sản. 32 2.1. Gạo. 33 2.2. Cà phê. 33 3. Nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. 35 3.1. Dệt may. 36 3.2. Da giày. 37 3.3. Thủ công mỹ nghệ. 37 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1996 ĐẾN NAY. 38 1. Những thành tựu đạt được. 38 2. Tồn tại. 40 CHƯƠNG III. SỬ DỤNG LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý CHÍNH SÁCH. 44 I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VÀ GIẢI MÔ HÌNH. 44 1. Các yếu tố quyết định. 44 2. Các nguồn dữ liệu liên quan. 45 3. Giải mô hình và kết luận. 46 II. DỰ BÁO VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 49 1. Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. 49 1.1. Đối với nền kinh tế nói chung. 49 1.2. Đối với một số nhóm mặt hàng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. 50 3. Dự báo xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới. 51 3.1. Xu hướng. 51 III. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM. 54 1. Cơ sở vận dụng. 54 2. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan. 54 2.1. Nhật Bản. 54 2.2. Trung Quốc. 55 2.3. Thái Lan. 55 3. Vận dụng trong trường hợp của Việt Nam. 56 IV. NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VẬN DỤNG HIỆU QUẢ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 57 1. Nhóm giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 57 1.1. Chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư. 57 1.2. Chính sách và giải pháp phát triển khoa học công nghệ. 59 2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Nhà nước. 59 3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực. 60 4. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu. 62 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT  TIẾNG ANH  TIẾNG VIỆT   ADB  Asian Development Bank  Ngân hàng phát triển châu Á   BEC  Broad Economic Categories  Danh mục phân loại hàng hoá theo ngành kinh tế rộng   EU  European Union  Liên minh châu Âu   FAO  Food and Agriculture Organization  Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc   FDI  F oreign Direct Investment  Đầu tư trực tiếp nước ngoài   GDP  Gross Domestic Product  Tổng sản phẩm quốc nội   GNP  Gross National Product  Tổng sản phẩm quốc dân   HCDCS  Harmonized Commodity Description and Coding System  Danh mục mô tả hàng hoá và Hệ thống mã số Hài hoà, gọi tắt là Hệ thống điều hoà   IEA  International Energy Agency  Cơ quan Năng lượng Quốc tế   IMF  International Monetary Fund  Quỹ Tiền tệ Quốc tế   ISIC  International Standard Industrial Classification of All Economic Activities  Danh mục Phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế   ODA RCA  Official Development Assistance Revealed comparative advantage  Hỗ trợ phát triển chính thức Lợi thế so sánh biểu hiện   OPEC  Organization of the Petroleum Exporting Countries  Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ   SITC  Standard International Trade Classification  Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn   VCCI  Vietnam Chamber of Commerce and Industry  Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam   WB  World Bank  Ngân hàng Thế giới   WEF  World Economic Forum  Diễn đàn Kinh tế Thế giới   WTO  World Trade Organization  Tổ chức Thương mại Thế giới   DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. 23 Bảng 2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo phân loại SITC 25 Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá về xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm - thuỷ sản. 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. So sánh tỷ lệ L/K của Việt Nam và một số nước trong khu vực. (Số liệu trung bình năm, giai đoạn 2000 – 2003). 14 Biểu đồ 1.2. Biến động của tỷ lệ L/K của Việt Nam. 15 Biểu đồ 1.3. Kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng của khu vực FDI. 17 Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1996-2008. 22 Biểu đồ 2.2. Chuyển d ịch cơ cấu kinh tế Việt Nam 1996-2005. 22 Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 1998-2007. 24 Hình 2.4. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong nhóm nguyên, nhiên liệu. 31 Hình 2.5. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng nông – lâm – thủy sản (2001-2005) 32 Hình 2.6. Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và TCMN (2001-2005). 36 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tổng hợp sự thay đổi của các biến qua các năm từ 1997 đến 2006. 45 Hình 3.1. Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 2009-2015. 53 LỜI NÓI ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Khi đánh giá các thành tựu kinh tế nói chung và các thành tựu trong hoạt động xuất khẩu nói riêng, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Quá trình này đã góp phần quan trọng cho việc tạo nguồn vốn bằng ngoại tệ, đang trực tiếp giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và kích thích kéo theo hàng loạt các ngành nghề cùng phát triển. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, tuy đã có những phát triển đáng ghi nhận về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cũng như chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Việt Nam vẫn đang ở mức nước đang phát triển trung bình và đặc biệt là mức độ công nghiệp hoá còn kém xa so với nhiều nước trong khu vực. Công nghiệp mới chỉ phát triển theo bề rộng, gia công lắp ráp là chủ yếu, các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ chậm phát triển và chưa có khởi sắc, các ngành công nghệ cao mới lác đác hình thành và chưa có động lực phát triển. Tỷ trọng các mặt hàng thô vẫn cao, dựa trên nguồn tài nguyên, đất đai và lao động. Thực trạng này đặt ra một câu hỏi lớn nếu không thực hiện cải biến cơ cấu, liệu chúng ta có tránh được nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng và hiệu quá kinh tế kém hay không? Mặt khác, toàn cầu hoá kinh tế với việc Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO đã làm gia tăng tình trạng tuỳ thuộc lẫn nhau, tạo ra sức ép lớn về cạnh tranh. Bên cạnh đó, thị trường thế giới đã có những chuyển biến sâu sắc. Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Đó là những thách thức lớn trong một cuộc cạnh tranh quốc tế mà dù muốn hay không Việt Nam cũng phải tham gia. Trong cuộc chạy đua khốc liệt này, chúng ta phải có những nỗ lực bứt phá đặc biệt nếu như không muốn tụt hậu xa thêm. Điều này đồng nghĩa với việc quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải thực hiện theo hướng dựa trên lợi thế cạnh tranh, nhu cầu của thị trường thế giới và xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực trên thế giới. Vì vậy, xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mang tính chất thời sự, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Phạm vi nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Với chuyên ngành kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế, luận văn chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, phân tích tình hình áp dụng lợi thế cạnh tranh vào chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 1996-2008, đồng thời xác định lợi thế cạnh tranh, đề xuất một số định hướng và giải pháp, nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là gì? Thứ hai, lợi thế cạnh tranh tác động đến định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua của Việt Nam như thế nào? Thứ ba, duy trì, phát triển lợi thế cạnh tranh và những chính sách kinh tế vĩ mô như thế nào? 3. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn xuất phát từ cơ sở khoa học của một số học thuyết về thương mại quốc tế liên quan đến lợi thế về nguồn lực, vòng đời sản phẩm, lợi thế cạnh tranh quốc gia; dựa trên thực tiễn tình hình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam và một số nước trên thế giới; tôn trọng các quan điểm chính sách của Đảng về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, đánh giá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và định hướng chính sách. Luận văn đã kết hợp chặt chẽ các phương pháp phân tích, tổng hợp, vừa nghiên cứu, vừa so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn, từ định tính đến định lượng và rút ra kết luận. 4. Cấu trúc luận văn. Tên đề tài: “Xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam." Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương chính như sau: Chương I: Cơ sở lý luận của việc xác định lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chương II: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và tình hình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu giai đoạn 1996-2008. Chương III: Sử dụng lợi thế cạnh tranh và định hướng, gợi ý chính sách. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. Mục đích chủ yếu của chương này là trình bày tóm tắt nội dung một số khái niệm liên quan đến lợi thế cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ đó xác định ý nghĩa, vai trò của quá trình này. Đồng thời hệ thống hoá các học thuyết thương mại quốc tế về lợi thế cạnh tranh nhằm đánh giá lợi thế cạnh tranh và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặt nền tảng cơ sở lý luận và định hướng phân tích ban đầu cho nghiên cứu ở những chương sau. I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU. 1. Một vài khái niệm cơ bản. 1.1. Cơ cấu. Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại, vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng. “Cơ cấu là cách thức tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể.” .Cơ cấu biểu hiện sự thống nhất và các mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận, cơ cấu biến đổi cùng với sự biến đổi của chỉnh thể. 1.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế là một hệ thống gồm rất nhiều bộ phận hợp thành. Sự vận động và phát triển của một nền kinh tế kéo theo cả sự vận động và phát triển của các thành phần. Do đó, “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.” Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành và các quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỷ lệ nhất định. Qua khái niệm trên có thể thấy cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành phần kinh tế. Nền kinh tế phát triển, tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong phân công lao động xã hội, khi đó cơ cấu kinh tế cũ cũng từng bước bị phá vỡ và được thay đổi dần bằng cơ cấu kinh tế mới. Đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành nên nền kinh tế. Từ khái niệm trên có thể rút ra một số điểm sau: - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về thực chất là quá trình phân chia lại về lượng trong nền kinh tế trong đó các quan hệ giữa những nhân tố hợp thành nền kinh tế được thay đổi dần dần. - Không phải mọi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đạt được một mức độ nhất định mới tạo ra được cơ cấu kinh tế mới. - Đặc điểm cơ bản của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phá vỡ dần những trình tự cũ nhằm từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới và tự điều chỉnh để hoàn thiện. - Mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm đạt tới một cơ cấu kinh tế hợp lý, nghĩa là có khả năng khai thác tối đa tiềm năng để tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, đồng thời sử dụng tốt nhất lợi thế vốn có và tham gia vào phân công lao động quốc tế. - Sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành cơ cấu kinh tế như: vị trí địa lý, tự nhiên và các nguồn lực, năng suất lao động, quy mô và mức độ hoàn thiện của thị trường, hệ thống chính sách, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước chính là những nguyên nhân sâu xa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó quan trọng nhất là năng suất lao động và thị trường. Rõ ràng, về cơ bản con người chỉ có thể tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà không thể lựa chọn hay quyết định được sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, nó xuất phát từ yêu cầu của quy luật phát triển của xã hội và nhu cầu của cuộc sống con người. Con người chỉ có thể tác động có hiệu quả vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và điều kiện cụ thể cùng các nguồn lực hiện có. Vì vậy, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế không thể là sản phẩm chủ quan của cá nhân hay một nhóm người, không thể nôn nóng đốt cháy giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi chưa hội đủ những điều kiện cần thiết và ngược lại, trông chờ, thụ động không chớp thời cơ sẽ là lực cản kìm hãm sự phát triển của sản xuất. 1.3. Cơ cấu hàng xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những chất keo kết gắn nền kinh tế các quốc gia. Hầu hết các nước đều theo đuổi chiến lược mở cửa, hướng về xuất khẩu ở một mức nào đó. Do đó, mối quan hệ giữa sản xuất và xuất khẩu ngày càng trở nên chặt chẽ. Trong đó, cơ cấu xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng gắn liền với trình độ sản xuất của một quốc gia. Cơ cấu sản xuất hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu cũng thúc đẩy cải biến nền kinh tế, phát huy tối đa hiệu quả, tiềm năng sản xuất trong nước và những cơ hội từ bên ngoài. Do đó, cơ cấu kinh tế và tỷ trọng các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu luôn có mối quan hệ chặt chẽ. “Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.” “Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là sự thay đổi của cơ cấu hàng xuất khẩu từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển.” Cơ cấu hàng xuất khẩu được xem xét và phân loại theo quan điểm của từng quốc gia, từng tổ chức và tuỳ từng mục đích nghiên cứu. Phân loại theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương, cơ cấu hàng xuất khẩu được phân chia theo: Danh mục mô tả hàng hoá và Hệ thống mã số Hài hoà, gọi tắt là Hệ thống điều hoà (Harmonized Commodity Description and Coding System), Danh mục Phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities - ISIC), Danh mục phân loại hàng hoá theo ngành kinh tế rộng (Broad Economic Categories - BEC). Ở đây xin được làm rõ Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn, bản sửa đổi lần thứ ba (Standard International Trade Classification, Revision 3 - SITC). Danh mục hàng hóa thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC) là bảng danh mục phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu dựa trên các công đoạn sản xuất của hàng hoá do Uỷ ban Thống kê Liên hợp quốc ban hành. Bản sửa đổi lần thứ ba gồm 10 phần, 67 chương, 261 nhóm và 3 118 phân nhóm. Theo đó, hàng xuất khẩu được chia làm ba nhóm: Hàng thô hoặc mới sơ chế. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Hàng hoá không thuộc các nhóm trên. Theo cách phân loại này, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu xoay quanh 2 nhóm đầu. Ở các nước đang phát triển, tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm 1 còn rất cao, vì vậy các nước này thường cố gắng giảm tỷ trọng xuất khẩu của nhóm đầu và nâng dần tỷ trọng của nhóm hàng thứ 2. Phân loại theo hàm lượng chế biến của sản phẩm: Đây là cách phân loại được đưa ra trong “Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, hàng xuất khẩu được phân chia thành 4 nhóm theo hàm lượng chế biến của sản phẩm: Khoáng sản: đây là nhóm hàng hoàn toàn dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Nông - lâm - thuỷ sản: là nhóm hàng có sự kết hợp giữa nguồn lực tự nhiên và lao động nhưng hàm lượng công nghệ thấp. Hàng chế biến chính: là nhóm hàng bao gồm những sản phẩm có hàm lượng công nghệ ổn định nhưng hàm lượng lao động lớn và kỹ năng thấp. Hàng chế biến cao: là nhóm hàng tiêu biểu của thời kỳ khoa học công nghệ phát triển nhảy vọt, có hàm lượng khoa học nghiên cứu và phát triển (R&D) với kỹ năng lao động phức tạp hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo phương thức này là giảm dần tỷ trọng các mặt hàng thuộc 2 nhóm đầu và nâng dần tỷ trọng các mặt hàng thuộc hai nhóm sau. Cách tiếp cận này phản ánh rõ trình độ phát triển của sản xuấ
Luận văn liên quan