Xây dựng chiến lược kin doanh cho khách sạn 1 First

Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), năm 2012 tất cả các khu vực trên thế giới đều có lượng khách du lịch tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011(Trong năm 2011, số lượng khách du lịch trên thế giới cũng đã đạt 982 triệu lượt khách). số lượng khách du lịch trên toàn cầu trong sáu tháng đầu năm 2012 đã đạt mức 467 triệu lượt khách. Theo như mọi năm, số lượng du khách đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian tháng Bảy và tháng Tám, vì vậy các chuyên gia của UNWTO dự đoán số lượng khách du lịch trên toàn cầu sẽ lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ lượt khách/năm trong năm 2012 này. Trong đó, châu Á là điểm đến có mức tăng trưởng mạnh nhất với 8%. Lục địa đen cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 7%, một phần là do tình hình chính trị tại một số quốc gia Bắc Phi đã cơ bản ổn định hơn. Châu Âu dù chỉ đạt tăng trưởng 4% về lượng khách trong nửa đầu năm nay, nhưng vẫn là điểm đến có nhiều khách du lịch nhất trên thế giới

pdf60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược kin doanh cho khách sạn 1 First, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA DU LỊCH BÀI TẬP NHÓM Xây dựng chiến lược kin doanh cho khách sạn 1First GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hải Đường Phần A: Lựa chọn loại hình cơ sở lưu trú I/ Phân tích cầu du lịch 1.Tình hình nhu cầu du lịch trên thế giới Theo Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), năm 2012 tất cả các khu vực trên thế giới đều có lượng khách du lịch tăng hơn so với cùng kỳ năm 2011(Trong năm 2011, số lượng khách du lịch trên thế giới cũng đã đạt 982 triệu lượt khách). số lượng khách du lịch trên toàn cầu trong sáu tháng đầu năm 2012 đã đạt mức 467 triệu lượt khách. Theo như mọi năm, số lượng du khách đạt mức cao nhất trong khoảng thời gian tháng Bảy và tháng Tám, vì vậy các chuyên gia của UNWTO dự đoán số lượng khách du lịch trên toàn cầu sẽ lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ lượt khách/năm trong năm 2012 này. Trong đó, châu Á là điểm đến có mức tăng trưởng mạnh nhất với 8%. Lục địa đen cũng có mức tăng trưởng ấn tượng 7%, một phần là do tình hình chính trị tại một số quốc gia Bắc Phi đã cơ bản ổn định hơn. Châu Âu dù chỉ đạt tăng trưởng 4% về lượng khách trong nửa đầu năm nay, nhưng vẫn là điểm đến có nhiều khách du lịch nhất trên thế giới. 2. Tình hình khách du lịch đến Đà Nẵng Trong tháng 8/2012, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 280.572 lượt, tăng 7% với cùng kỳ 2011, trong đó khách quốc tế ước đạt 42.253 lượt, tăng 18% so với cùng kỳ 2011, khách nội địa ước đạt 238.319 lượt, tăng 5% với cùng kỳ 2011. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 583 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011 Lũy kế 8 tháng đầu năm 2012, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 1.872.935 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó khách quốc tế ước đạt 432.959 lượt, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2011, khách nội địa ước đạt 1.439.976 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng thu nhập từ hoạt động du lịch ước đạt 4.091 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2011 2.1/ Khách du lịch nội địa Khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng luôn chiếm số lượng lớn và có xu hướng tăng dần tỉ trọng trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng và thờ gian lưu lại dài hơn. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2010 cho thấy, lượng khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng ngày càng có chiều hướng tăng bất chấp các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế... và trong hai năm 2008, 2009 đã trở thành nguồn khách quan trọng “cứu vãn” sự suy giảm mạnh mẽ của khách quốc tế. Khảo sát dựa trên lượng khách du lịch và các hoạt động lữ hành, khách sạn tại Đà Nẵng trong 10 năm qua. Theo đó, lượng du khách đến thành phố có xu hướng tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân là 14%. Nếu cách đây 10 năm, Đà Nẵng đón gần 490 nghìn lượt người, thì con số này vào năm 2005 tăng lên gần 660 nghìn lượt (tăng 1,3 lần) và năm 2009 tăng vọt lên gần 1,4 triệu lượt (tăng gần gấp 3 lần). Trong số đó, du khách nội địa luôn chiếm thị phần cao với tỷ lệ trên 60%. Tuy lượng du khách quốc tế tương đối ít biến động (chỉ tăng trung bình 6%), lượng du khách nội địa lại tăng lên rất nhanh, cao gần gấp 3 lần khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%. Năm 2011, lượng khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng là 291.462 lượt người, chiếm tỉ trọng 59,96%. Tỉ trọng này đã tăng lên 65,45% vào năm 2005 và đến năm 2010, con số này đã tăng gần 79,1% trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng. Sự tăng trưởng mạnh của lượng du khách nội địa đã phần nào cho thấy được sự thành công của thành phố trong việc khai thác thị trường này trong những năm vừa qua. 2.2 Khách du lịch quốc tế Trong xu hướng tăng trưởng chung của tổng lượng du khách đến Đà Nẵng, lượng du khách quốc tế cũng có những tín hiệu tích cực. Trong giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 11,6%. Năm 2009 lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng chỉ đạt 300.000 lượt khách, giảm 28,6% so với năm 2008. Lý giải cho điều này là do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch Việt Nam và thế giới. Nhưng đến năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi thì lượng du khách quốc tế lại tăng lên đáng kể. Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2010 đã tăng 23,3% so với năm 2009 (đạt 370.000 lượt khách). Theo kết quả cuộc khảo sát (6/2010) của Viện Nghiên cứu kinh tế -xã hội Đà Nẵng về “Phân tích hành vi và đánh giá của khách du lịch quốc tế đối với điểm đến Đà Nẵng”, trong số 302 khách du lịch quốc tế được khảo sát thì khách du lịch đến từ các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Úc chiếm đến 73,1%; trong khi đó, du khách đến từ các nước Đông Nam Á chỉ chiếm khoảng 16,6%. Điều đó chứng tỏ mặc dù có lợi thế về khoảng cách địa lý, các chương trình du lịch vẫn chưa được khai thác, phát huy tối đa dòng khách đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên Đông Nam Á và Đông Bắc Á vẫn là hai thị trường đầy tiềm năng, trong những năm qua thành phố đã xây dựng nhiều chương trình du lịch với định hướng thu hút dòng khách của các khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, thông qua việc xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá cho các thị trường gửi khách các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, các quốc gia ASEAN, và đặc biệt là khách du lịch từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc... Thị trường khách du lịch tàu biển cũng là một thị trường tiềm năng đối với việc phát triển du lịch. Số lượng tàu biển cập cảng Đà Nẵng tăng nhanh qua từng năm, tốc độ tăng bình quân về lượng khách du lịch tàu biển đạt 22% mỗi năm. Riêng năm 2009 Đà Nẵng đón được 44 tàu du lịch biển với 30.097 khách quốc tế. trong năm 2010, lượng khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng là 48 tàu du lịch với 32.742 khách, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. 2.3 Thị trường khách MICE MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…). Đặc điểm về nhu cầu của khách du lịch MICE  Đối tượng khách du lịch MICE thường giữ những cương vị, địa vị quan trọng trong xã hội cũng như có tầm ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Họ có thể là các nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo nhà nước, các quan chức cấp cao của chính phủ, bộ, ban, ngành, các nhà khoa học, chính trị gia, các nhà hoạt động xã hội, văn nghệ sĩ, nhà quản lý, thương gia....và thường gồm nhiều quốc tịch hoặc đến từ nhiều tổ chức khác nhau.  Không những thế, khách du lịch MICE thường được tổ chức với số lượng đông(vài trăm khách), được đài thọ kinh phí bởi một số tổ chức, chính phủ cùng với khả năng thu nhập và chi trả cao nên họ có nhu cầu về các dịch vụ cung ứng hoàn hảo, sáng tạo, chất lượng cao.  Do thời gian lưu trú ngắn, chương trình hoạt động bận rộn, chặt chẽ nên việc tổ chức các hoạt động du lịch MICE luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp, khoa học và sáng tạo. Đối với bất cứ một chương trình du lịch MICE nào, các hội nghị, hội thảo, meeting, triển lãm...luôn là nội dung chủ yếu, có tầm quan trọng bậc nhất và thường có những chủ đề cụ thể, riêng biệt cũng như mục đích cần đạt tới. Bên cạnh đó, các chương trình này còn bao gồm các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thư giãn, ăn, nghỉ, thưởng thức văn nghệ...từ đó thỏa mãn các nhu cầu phong phú, đa dạng của các đối tượng khách.  Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ: Do đặc thù của du lịch MICE là du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triễn lãm và khen thưởng nên cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường du lịch MICE như phòng ốc với những yêu cầu về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, đèn chiếu để tổ chức hội nghị phải thật tốt, đạt tiêu chuẩn cao. Ngoài ra các cơ sở vật chất phục vụ ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí cũng phải thật tốt, thật tiện nghi Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là du lịch MICE thường không có mùa vụ rõ rệt. Vì thế, bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, việc kinh doanh và phát triển du lịch MICE còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước. Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng: VN có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển… Tuy nhiên theo WTO để MICE phát triển Việt Nam nên thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE), xây dựng chiến lược marketing, cải thiện ngay hạ tầng phục vụ khách MICE: visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng: nó phải gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch. Các giải pháp khác phải hướng vào việc phân tích số liệu thông tin thị trường, thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE và xây dựng website, phát triển thương mại điện tử, mở các lớp đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Theo nhiều hãng lữ hành chuyên khai thác khách du lịch MICE thì trên bản đồ du lịch Việt Nam , thành phố Đà Nẵng đang được xem là điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách đối với khách du lịch trong nước và quốc tế, hiện tại đang thu hút được sự quan tâm của đối tượng khách du lịch MICE trên toàn thế giới. Bà Lê Thị Thu Hạnh, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, cho biết thị trường MICE là một thị trường hấp dẫn, nhưng còn khá mới, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và sáng tạo cao. Đà Nẵng có ưu thế là ngày càng được biết đến như một thành phố hài hòa, an lành và trật tự, thuận lợi về giao thông, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, lại nằm ở trung tâm có 3 Di sản văn hóa thế giới. Trong thời gian qua, việc Đà Nẵng đăng cai các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế có quy mô và sức lan tỏa lớn không chỉ góp phần vào thành công chung của ngoại giao Việt Nam, tạo được tiếng vang và quảng bá hữu hiệu hình ảnh thành phố, mà còn góp phần xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của thành phố. Đối với chủ trương thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, các hoạt động này đã góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế hình ảnh một thành phố thanh bình, hiếu khách và năng động. Đặc biệt, công tác đối ngoại của Đà Nẵng đang được chú trọng với việc đón tiếp khoảng 100 đoàn khách quốc tế mỗi năm; trong đó có nhiều đoàn nguyên thủ quốc gia của các nước. Cũng theo bà Lê Thị Thu Hạnh để phát triển loại hình du lịch công vụ (MICE), đưa Đà Nẵng thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch này, thành phố sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đồng thời, Đà Nẵng cũng phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành liên quan cùng các đơn vị lữ hành và lưu trú có kế hoạch xúc tiến, liên kết và triển khai các hoạt động MICE một cách đồng bộ và kịp thời. Các tour tuyến tham quan, khảo sát thực địa đi kèm các hoạt động đối ngoại cũng cần có sự đổi mới và tạo được dấu ấn riêng, phù hợp với đối tượng khách tham dự và chủ đề của từng sự kiện, tránh tình trạng còn nghèo nàn và lặp lại như hiện nay. bên cạnh việc tự nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ và tăng cường nguồn nhân lực, thành phố cũng cần xúc tiến công tác quảng bá, giới thiệu ra bên ngoài; đồng thời duy trì tốt quan hệ hữu nghị và hợp tác với các địa phương, tổ chức và cá nhân nước ngoài. Chính môi trường thân thiện và hợp tác của các mối quan hệ quốc tế sẽ là một trong những cơ sở thu hút sự chú ý của các nhà tổ chức sự kiện, là lực hút các động lớn về với thành phố Đà Nẵng. cho biết để phát triển loại hình du lịch công vụ (MICE), đưa Đà Nẵng thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch này, thành phố sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ. II/ Phân tích khả năng đón khách của TP Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng 1. Vị trí địa lý Thành phố Ðà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Đà Nẵng nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn thành phố Ðà Nẵng gồm đường quốc lộ 1 dài 50 km; đường sắt Bắc-Nam dài 50 km; có sân bay hàng không và 55 km đường biển. Hệ thống sông ngòi chính trên địa bàn thành phố gồm hai con sông chính là sông Cu Ðê và sông Hàn. Sông Cu Ðê bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã, có chiều dài 38 km và sông Hàn là hạ lưu của sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Ðiện. Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vửng. 2. Tài nguyên du lịch 2.1/ Danh lam thắng cảnh  Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ. Diện tích: 1.283,4 km² Dân số: 926,0 nghìn người (2010) Các quận, huyện: - Quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ. - Huyện: Hoà Vang, Hoàng Sa Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Cờ Tu, Tày...  Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m).  Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.  Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú. 2.2/ Bãi biển Đà Nẵng nổi tiếng là thiên đường biển với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Các bãi biển của Đà Nẵng: 1. Bãi biển Mỹ Khê đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi 2. Biển quyến rũ nhất hành tinh. 3. Bãi biển Nam Ô 4. Bãi biển Xuân Thiều 5. Bãi biển Thanh Bình 6. Bãi biển Bắc Mỹ An 7. Bãi biển Non Nước 8. Bãi biển T20 9. Bãi biển Pham Văn Đồng 10. Bãi Bụt Sơn Trà 2.3/ Di tích lịch sử  Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố  Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm.  Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001.  Đình Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.  Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức vào 19/2 Âm lịch hàng năm, đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thu hút hàng vạn phật tử và du khách trong cả nước về hành hương, thăm viếng. 3. Cơ sở hạ tầng 3.1/ Hệ thống giao thông cả thành phố a. Đường bộ Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển. Trên toàn địa bàn thành phố có 382,583 km đường (không kể các hẻm, kiệt và đường đất). Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2, ngoại thành là 0,33 km/km2. Hệ thống giao thông đường bộ gồm có 2 quốc
Luận văn liên quan