Xu hướng phát triển và tương lai ngành truyền hình

Quy luật phát triển của công nghệ gắn liền với quy luật đào thải - những cái gì lạc hậu, lỗi thời sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc, thay vào đó là những cái tiên tiến hơn, tốt hơn. Cách đây chừng mươi năm, một chiếc ti vi analog “bự chảng” theo đúng nghĩa đen của nó là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, một sản phẩm tương tự như thế hiện nay sẽ là gánh nặng cho nhiều người. Tất cả chúng ta đều muốn vứt bỏ chúng để tiến lên LCD, Plasma, Đã là quy luật thì khó có thể đi ngược lại. Công nghệ nói chung và ngành truyền hình nói riêng là một trong những lĩnh vực mà quy luật phát triển của nó biến động nhanh hơn bất kì một lĩnh vực nào. Từng phút, từng giây luôn có những thay đổi, những tiến bộ mới mà chúng ta khó lòng theo kịp và đồng bộ hóa chúng. Và công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử luôn gắn liền với sự bùng nổ của truyền hình. Từ những chiếc ti vi trắng đen có khi nặng đến cả mấy chục kí đến những chiếc ti vi màu “siêu mỏng” như bây giờ thì ngành truyền hình cũng theo đó mà phát triển hơn bao giờ hết. Tất cả những thành tựu đó đều phục vụ cho một nhu cầu không bao giờ là đủ của con người. Bạn có bao giờ từ hỏi rằng ngành truyền hình Việt Nam sẽ phát triển ra sao không? Trong tương lai, chúng ta sẽ tồn tại như thế nào? Liệu có còn thứ gọi là “tivi” dùng để xem truyền hình nữa không? Để hiểu hơn về xu hướng phát triển và tương lai của ngành truyền hình, chúng ta sẽ tìm hiểu qua những nội dung sau: 1. Tổng quan truyền hình thế giới. 2. Tổng quan truyền hình Việt Nam. 3. Xu hướng phát triển của ngành truyền hình Việt Nam. 4. Tương lai ngành truyền hình Việt Nam.

docx23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 12791 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng phát triển và tương lai ngành truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG SVTH: NHÓM SEVEN UP BÀI GIỮA KÌ GVHD: Th.S NHÂM SĨ THÀNH CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TƯƠNG LAI NGÀNH TRUYỀN HÌNH LỜI GIỚI THIỆU: Quy luật phát triển của công nghệ gắn liền với quy luật đào thải - những cái gì lạc hậu, lỗi thời sẽ bị vứt bỏ không thương tiếc, thay vào đó là những cái tiên tiến hơn, tốt hơn. Cách đây chừng mươi năm, một chiếc ti vi analog “bự chảng” theo đúng nghĩa đen của nó là mơ ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, một sản phẩm tương tự như thế hiện nay sẽ là gánh nặng cho nhiều người. Tất cả chúng ta đều muốn vứt bỏ chúng để tiến lên LCD, Plasma,… Đã là quy luật thì khó có thể đi ngược lại. Công nghệ nói chung và ngành truyền hình nói riêng là một trong những lĩnh vực mà quy luật phát triển của nó biến động nhanh hơn bất kì một lĩnh vực nào. Từng phút, từng giây luôn có những thay đổi, những tiến bộ mới mà chúng ta khó lòng theo kịp và đồng bộ hóa chúng. Và công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử luôn gắn liền với sự bùng nổ của truyền hình. Từ những chiếc ti vi trắng đen có khi nặng đến cả mấy chục kí đến những chiếc ti vi màu “siêu mỏng” như bây giờ thì ngành truyền hình cũng theo đó mà phát triển hơn bao giờ hết. Tất cả những thành tựu đó đều phục vụ cho một nhu cầu không bao giờ là đủ của con người. Bạn có bao giờ từ hỏi rằng ngành truyền hình Việt Nam sẽ phát triển ra sao không? Trong tương lai, chúng ta sẽ tồn tại như thế nào? Liệu có còn thứ gọi là “tivi” dùng để xem truyền hình nữa không? Để hiểu hơn về xu hướng phát triển và tương lai của ngành truyền hình, chúng ta sẽ tìm hiểu qua những nội dung sau: Tổng quan truyền hình thế giới. Tổng quan truyền hình Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành truyền hình Việt Nam. Tương lai ngành truyền hình Việt Nam. TỔNG QUAN TRUYỀN HÌNH THẾ GIỚI: Lịch sử truyền hình thế giới: Những thành tựu độc đáo của nhân loại đã làm thay đổi tư duy và nhận thức con người như điện tín năm 1884, điện thoại: 1876, radio: 1895. Đặc biệt, vô tuyến truyền hình ra đời năm 1925  đã làm thay đổi cách giao tiếp trong quan hệ con người. Năm 1885: Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ điện tử đầu tiên. Năm 1907: Sự phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Năm 1900: Perskyi đề xuất ra từ tivi trong một xuất bản. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự. Năm 1911: Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình. Năm 1920: Hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV. Ông Philo Taylor Farnsworth Năm 1927: Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại. Năm 1930: Một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Ngày 2.11.1936: khi đài truyền hình BBC phát đi những tín hiệu đầu tiên từ cung điện Alexandra ở Luân Đôn thì lúc đó khán giả Châu Âu công nhận sự ra đời của truyền hình. Đầu những năm 1950: Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở Mỹ. Năm 1954: Chiếc tivi màu đầu tiên được hãng RCA giới thiệu. Năm 1972: Nhật Bản bắt đầu sản xuất và thử nghiệm chương trình HDTV. Năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ. Năm 2000:  Nhật Bản phát sóng các chương trình HDTV đầu tiên. Ngày 17.02.2009, các Đài truyền hình Mỹ phát sóng duy nhất chỉ những tín hiệu số hoá, kết thúc các hoạt động của hệ thống truyền hình được sử dụng tại Hoa Kỳ suốt 55 năm qua. Thiết bị dựng phim digital tại Đài TH NHK Nhật Bản Ngày 12.6.2009: Mỹ phát sóng truyền hình Digital trên toàn quốc. Tháng 6.2010 Anh quốc đã ngưng phát sóng analog. Ngày 24.07.2011: Nhật Bản đã chấm dứt phát sóng analog trên toàn quốc. Từ quá trình phát triển trên, phần nào chúng ta có thể dự đoán được xu hướng phát triển của truyền hình thế giới trong thời gian sắp tới sẽ như thế nào. Xu hướng phát triển của công nghệ truyền hình thế giới: Cố gắng cung cấp các chương trình hay với chất lượng hình ảnh và âm thanh vượt trội mà các công nghệ khác khó sánh bằng. Cụ thể đó là truyền hình có độ phân giải cao (HDTV) và siêu cao (Super HDTV), truyền hình nổi (3DTV); âm thanh đa kênh (5.1, 7.1). Cung cấp nội dung truyền hình trên các thiết bị khác nhau (TV, màn hình máy tính, điện thoại di động). Thực hiện truyền hình 3 màn nhằm đảm bảo cho người xem có thể “tiêu thụ” nội dung bằng bất cứ thiết bị nào, ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào (anydevice, anwhere, anytime). Ứng dụng công nghệ tương tác để làm sinh động nội dung nhằm hấp dẫn khán giả. Nghiên cứu và thực hiện công nghệ "Truyền hình thông minh" (SmartTV) nhằm đảm bảo cho tivi giữ vai trò chủ đạo cho các thiết bị giải trí trong gia đình, là một thiết bị đa phương tiện đáp ứng rất nhiều yêu cầu sử dụng của khách hàng. TỔNG QUAN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM: 1. Sơ lược lịch sử truyền hình Việt Nam: Ngày 07.09.1970: VTV được thành lập từ một ban biên tập của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1976: Tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới. Ngày 30.04.1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 01.01.1990: Bắt đầu phát sóng song song 2 kênh: VTV1 và VTV2. Tháng 02.1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc. Tháng 03.1996: Bắt đầu phát chương trình VTV3, và chương trình này được tách thành 1 kênh riêng và được phát sóng vệ tinh vào tháng 03.1998. Ngày 27.04.2000: VTV4 được chính thức phát trên mạng toàn cầu qua 3 quả vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ và Tây Bắc Úc Tháng 03.2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV. Ngày 10.02.2002: Bắt đầu phát VTV5 phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc. Tháng 10.2004: Mạng DTH được chính thức khai trương song song với mạng truyền hình cáp và MMDS. Tháng 12.2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính thức khai trương trên mạng DTH và Truyền hình cáp. 2006 – nay: VTV đã tăng thêm 2 kênh quảng bá VTV9 (phát sóng tại TPHCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp VCTV) và VTV6-Kênh truyền hình dành riêng cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc, hàng chục kênh trả tiền. 2. Cơ sở nền tảng của ngành truyền hình Việt Nam: Trong hệ thống truyền hình VN ngoài đài truyền hình VN là đài quốc gia và là cơ quan quản lý ngành còn có 3 đài khu vực ở Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và 66 đài truyền hình ở các thành phố, các tỉnh. Với nhiều đài truyền hình như hiện nay người xem có thể thỏa thích lựa chọn những kênh phù hợp với thị hiếu và sơ thích với hơn 100 kênh truyền hình trong và ngoài nước. Về công nghệ truyền hình, các nhà cung cấp dịch vụ còn phát triển và ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau để tạo nét đặc trưng và đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Ví dụ VTC và AVG ứng dụng công nghệ truyền hình kĩ thuật số mặt đất và kĩ thuật số vệ tinh, K+ ứng dụng công nghệ truyền hình số vệ tinh, còn VNPT, Viettel và FPT thì ứng dụng công nghệ truyền hình di động, truyền hình qua giao thức Internet (IPTV)... 3. Thị trường ngành truyền hình Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có nền giáo dục đang phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh với lượng dân đông và trẻ. Việt Nam với dân số khoảng 88 triệu dân, tương đương 22 triệu hộ gia đình, có 92% hộ gia đình ở Việt Nam hiện đều có ti vi. Tuổi trung bình dưới 25 chiếm 45% cơ cấu dân số. Dân số thành thị chiếm 30% dân số cả nước. Tỷ lệ biết chữ : 94%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.300 USD/năm. Theo số liệu của một công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam thì trong số hơn 20 triệu hộ gia đình xem truyền hình hiện chỉ có khoảng 16% số hộ gia đình sử dụng truyền hình trả tiền. Trong tổng số các gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, có khoảng 50% ở khu vực thành thị thuê bao dịch vụ truyền hình cáp, khoảng 20% sử dụng truyền hình số vệ tinh. Người dân tại các thành phố lớn đang được xem truyền hình cáp với số kênh nội dung tương đối phong phú. Tuy nhiên, tại các thị trường nông thôn, những người có điều kiện kinh tế thường mua đầu kỹ thuật số chủ yếu là của VTC (xem được khoảng 20 kênh) và đầu thu của Trung Quốc (chỉ xem được số kênh rất ít, khoảng 6 - 10 kênh quảng bá). Thế nhưng, những đầu thu này lại không có kênh quảng bá trên địa bàn tỉnh và mỗi khi muốn xem kênh của đài tỉnh, họ phải chuyển sang anten dàn. Thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam là một trong những thị trường lành mạnh nhất trên thế giới, với số lượng tăng trưởng thuê bao ấn tượng, cơ hội lựa chọn phong phú cho người xem và sự đột phá trong doanh thu quảng cáo: Thị trường truyền hình trả tiền non trẻ Việt Nam hiện đã vượt quá con số 4 triệu thuê bao và được dự báo sẽ tăng trưởng 17% mỗi năm đến 2015. Doanh thu hàng năm của ngành truyền hình trả tiền trong nước ước tính sẽ  tăng trưởng 25% trong 2012 ( đạt 2.5 tỷ đô la Mỹ). Số lượng các kênh truyền hình trả tiền của Việt Nam đang tăng trưởng ở mức hai con số. Truyền hình cáp là truyền hình trả tiền chiếm ưu thế vượt trội đã phủ kín địa bàn các tỉnh, thành lớn trên cả nước. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM: Xu hướng xã hội hóa: 1.1. Xã hội hóa nguồn kinh phí. Dù muốn hay không thì báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có thể phát triển được vấn đề đầu tiên cần được giải quyết đó là nguồn kinh phí. Truyền hình là một loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề trên lại càng trở nên quan trọng. Nhưng ai sẽ là người cung cấp tài chính cho truyền hình? Phải tham gia vào tiến trình xã hội hóa, trước hết là xã hội hóa về nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất các chương trình, truyền hình mới có điều kiện phát triển.  “Xã hội hoá truyền hình là đi liền với đồng tiền”. Bởi chính đồng tiền chi phối tới quá trình này. Một tư nhân, hay đơn vị nào đó muốn đứng ra lập công ty phát triển về một khía cạnh nào đó của truyền hình cần phải có tiền. Và kể cả phía bên nhà Đài, muốn đặt hàng một chương trình nào đó cũng cần phải có tiền. Tuy nhiên, “Bản chất của xã hội hoá không phải là vì tiền mà là việc lôi kéo nhiều đơn vị, tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất chương trình, nhằm giảm tải cho nhà Đài cũng như tạo ra hiệu quả tốt nhất cho các chương trình truyền hình. Và  nó sẽ thu hút đựơc sự quan tâm và ủng hộ của công chúng”.  Xã hội hóa nguồn kinh phí là chấp nhận chia sẻ “chiếc bánh truyền hình” cho các công ty, đơn vị tư nhân. Hơn nữa, xã hội hoá sẽ xoá bỏ sự độc quyền của các Đài truyền hình trong sự áp đặt về mức khoán và các chi phí đầu tư. Để có đủ điều kiện đầu tư cho phát triển, đa dạng hóa các nguồn thu, xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu đối với truyền hình trong những năm tới. 1.2. Xã hội hóa thông tin: Chính là việc chúng ta tiếp nhận và phát sóng những thông tin hữu ích cho khán giả, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải chỉ từ góc nhìn của nhà đài. Thêm vào đó là quá trình xã hội hóa các chương trình truyền hình cũng tác động lớn tới quá trình xã hội hóa thông tin. Khi mà các chương trình truyền hình được các doanh nghiệp tài trợ hay sản xuất thì mỗi cách làm, góc nhìn và mục đích của họ cũng khác nhau. Từ đó mang lại nhiều lĩnh vực thông tin mà khán giả có thể tự chọn lực chương trình và kênh phát sóng mình thích. Xã hội hóa thông tin sẽ giúp giảm áp lực về truyền tải thông tin cho nhà đài, đồng thời tạo cơ hội chia sẻ thông tin cho khán giả, doanh nghiệp. 1.3. Xã hội hóa hoạt động quản lí. Xét trên cả hai phương diện quản lý nội dung và quản lý con người đều có thể thấy rõ được xu hướng này: Về mặt quản lý nội dung: là một cơ quan thông tin đại chúng, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, và hoạt động theo những quy định của pháp luật, tất cả các sản phẩm truyền hình đều cần được quản lý thống nhất về mặt nội dung. Tuy nhiên, quản lý nội dung không đồng nghĩa với việc phải quản lý tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm truyền hình. Và càng không có nghĩa hoạt động quản lý của truyền hình không thể tham gia vào tiến trình xã hội hóa. Gần đây, việc chỉ đạo các Trung tâm truyền hình Việt Nam sản xuất linh kiện cho phóng sự của các ban biên tập trong Đài, hay việc tích cực khai thác các tin bài có chất lượng của các đài địa phương trong các bản tin thời sự ít nhiều cũng đã phản ánh khuynh hướng giao cho các đơn vị ngoài Đài tham gia vào sản xuất chương trình. Phương án quản lý sản xuất theo cách làm này, ít nhất cũng đã tiết kiệm được cho truyền hình một khoản kinh phí không nhỏ nhờ cắt giảm các khoản đầu tư dành cho việc đi lại của phóng viên, vận chuyển máy móc thiết bị tới nơi sự kiện xảy ra. Trước xu thế trên, việc có các công ty tư nhân tham gia thực hiện chương trình và bán cho đài truyền hình có thể là một xu hướng tất yếu.Vấn đề còn lại đối với truyền hình là phải hướng dẫn, quản lý về nội dung và xây dựng cho được những quy chuẩn mang tính nghiệp vụ cao cho các loại hình sản phẩm của mình. Chỉ có như vậy việc trao đổi, mua bán và định giá sản phẩm mới trở nên dễ dàng. Dưới góc độ quản lý con người: truyền hình cũng bướcvào giai đoạn xã hội hóa quyết liệt. Như đã biết, xã hội càng phát triển, trí tuệ xã hội ngày càng được nâng lên, và trí tuệ ấy ngày càng được quảng bá trên truyền hình nhiều hơn. Nhưng ngược lại, chính truyền hình cũng đang tìm mọi cách để hấp thu trí tuệ xã hội để đầu tư cho sự phát triển. Điều đó sẽ càng trở nên quan trọng khi phân công lao động và chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình đạt đến trình độ cao. Trong hoạt động quản lý ở truyền hình, xã hội hóa các nguồn lực lao động là một xu hướng tất nhiên không thể cưỡng lại được. Việc đầu tư và thường xuyên sử dụng các nhà khoa học,các nhà nghiên cứu chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội làm cố vấn cho các chương trình truyền hình trong thời gian gần đây như một biểu hiện mang tính tất yếu của xu thế xã hội hóa nguồn lực cho truyền hình. Trong lao động quản lý, nhất định truyền hình phải quan tâm tới điều này, từ đó có chính sách thoả đáng để thu hút các nguồn chất xám trong xã hội phục vụ cho việc đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình. Trong môi trường mới, từng cá nhân, từng tập thể sẽ có trách nhiệm hơn về công việc khi sản xuất chương trình. Việc tham gia mạnh mẽ vào tiến trình xã hội hóa, tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển sẽ là cơ sở để truyền hình tiếp tục củng cố chỗ đứng của mình. 1.4. Xã hội hóa về sản xuất chương trình truyền hình (thực chất là tư nhân hóa): Đó là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến nhà Đài. Một số chương trình truyền hình không  phải ôm đồm toàn bộ các khâu sản xuất mà đã có đơn đặt hàng một số các đơn vị tư nhân chuyên làm về một lĩnh vực nào đó của truyền hình. Hiện nay các công ty truyền thông tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình ngày càng chuyên nghiệp. Những chương trình được khán giả yêu thích cũng đều được sản xuất bởi các công ty tư nhân như: Viet Nam Idol - Công ty truyền thông Đông Tây, Sáng bừng sức sống -Công ty cổ phần phim Thiên Ngân và Early Risers Media Group, Vietnam’s Next Top Model -Công ty Cổ Phần Truyền Thông Đa Phương Tiện Multimedia (MultiMedia)….Mặc dù xã hội hóa trong bất cứ ngành nào đều có một số hạn chế nhưng đối với truyền hình thì xã hội hóa đang mang lại một sức sống mới, gương mặt mới cần được phát huy. 1.5. Xã hội hóa kênh truyền hình: Hiện nay các kênh truyền hình đang trong xu thế “nở nồi” đã đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm không chỉ của cơ quan quản lý mà còn là của khán giả xem truyền hình. Điều bức xúc nhất vẫn là: kênh truyền hình thì nhiều, nhưng chất lượng chưa như mong đợi... Bán kênh truyền hình: Bây giờ đầu tư kinh doanh sóng truyền hình được xem vừa thức thời, khuếch trương thanh thế, vừa chứng tỏ “đẳng cấp” doanh nghiệp. Trên thực tế, với danh nghĩa xã hội hóa truyền hình, đã có rất nhiều kênh truyền hình do các đơn vị tư nhân thực hiện toàn bộ nội dung. Ai trong nghề cũng biết: HTV1 là của Công ty Vân Thanh Long, HTV2 của Đất Việt, HTV3 của Trí Việt Media, YAN TV (SCTV) của Quỹ đầu tư IDG, của Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông IMC (với các cổ đông Habubank, Tân Hiệp Phát, bánh Kinh Đô…),…. Còn nhiều các công ty nhỏ hơn không đủ khả năng mua nguyên kênh thì mua giờ phát sóng. è Vì vậy, một khi truyền hình vẫn còn chức năng truyền thông thì rõ ràng rằng việc xã hội hóa kênh truyền hình sẽ vẫn duy trì vì doanh nghiệp sẽ không ngại kiếm lời và “chứng tỏ” thanh thế của mình, và có thể đây sẽ trở thành một chiến lược truyền thông “thịnh hành” trong cuộc chiến thương hiệu ngày càng khốc liệt. Tốc độ mở kênh chưa dừng lại: Hiện nay dù đã có nhiều đài truyền hình với rất nhiều kênh truyền hình, nhưng số lượng này chưa ngừng lại. Trong kế hoạch quy hoạch các kênh truyền hình, VTV, HTV, VTC tới đây sẽ còn ra thêm nhiều kênh mới. Vấn đề kỹ thuật vẫn là phạm trù rối rắm với khán giả xem đài và là “cuộc chiến” ngầm của các đài truyền hình. Tư nhân tham gia kinh doanh truyền hình muốn lấy lại vốn nhanh, kiếm lời nhanh thì phải có nhiều quảng cáo trên kênh của mình. Nhưng doanh nghiệp chỉ quảng cáo trên kênh nào có nhiều người xem. 1.6. Xã hội hóa về nguồn nhân lực ngành truyền hình. Để xã hội hoá thành công, cần phải tận dụng hết các lợi thế ngay bản thân trong ngành, cũng như huy động tốt các nguồn nhân lực ở bên ngoài. Các đài truyền hình, trước hết phải làm đầu tàu, hạt nhân để lôi kéo xã hội vào truyền hình.  Lượng sinh viên được đào tạo từ các trường nghiệp vụ truyền hình hàng năm không nhiều và không phải ai cũng trụ được với nghề. Vì vậy, sinh viên các ngành ngoại ngữ, ngoại thương, kinh tế...được nhiều công ty để mắt. Muốn thu hút những người "ngoại đạo" buộc các công ty phải năng động và sử dụng nhiều kênh tuyển dụng.  èTrong thời gian tới, rất có thể nhân lực truyền hình có thể là những người hoàn toàn không được đào tạo từ môi trường chính quy về truyền hình, tuy nhiên dựa vào kinh nghiệm mà họ có được qua những việc khác như báo chí, truyền thông,... Ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất chương trình truyền hình. Cùng với sự phát triển truyền hình thế giới và sự chuyển đổi truyền hình tương tự sang truyền hình số là một quá trình tất yếu cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đem lại những tiện ích nhiều hơn, trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hiện nay có nhiều công nghệ truyền hình số như truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, cáp, …Do có những ưu điểm vượt trội so với truyền hình analog như: khả năng chống nhiễu cao, có khả năng phát hiện và sửa lỗi, chất lượng chương trình trung thực, ít bị ảnh hưởng nhiễu đường truyền, tránh được hiện tượng bóng hình thường gặp ở truyền hình analog; truyền được nhiều chương trình đồng thời trên một kênh sóng, công nghệ truyền hình số giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng phổ tần và tiết kiệm kinh phí đầu tư, chi phí vận hành... Với công nghệ truyền hình mới này, các TV màn hình phẳng LCD và Plasma sẽ thực sự phát huy thế mạnh của mình. Để xem được tín hiệu HD của HTVC và SCTV, người xem phải có đủ thiết bị theo những yêu cầu sau: thiết bị đầu cuối là TV LCD có độ phân giải HD (Ready HD, Full HD) và có cổng HDMI cùng với hộp giải mã tín hiệu., ngoài chiếc tivi có chức năng HD, còn cần trang bị bộ giải mã HD (bao gồm set-top-box HD, thẻ giải mã và dây nối HDMI) (với giá khoảng 5 triệu đồng). Hộp giải mã này còn có thể truyền dẫn các kênh khác không cùng chuẩn hình ảnh. Ngày 6-8-2008, trung tâm Đài Truyền hình TPHCM (HTVC) đã chính thức giới thiệu công nghệ truyền hình HDTV (truyền hình độ phân giải cao) đầu tiên có mặt tại Việt Nam. HDTV có độ phân giải cao gấp 2 lần, vì vậy độ