SEO , tiếp thị ‘’hai chiều’’ hay tiếp thị nội dung. Dù bạn gọi
nó bằng bất kể cái tên nào, thì chúng đều là những thuật ngữ
đơn giản nhằm ám chỉ 1 công việc vô cùng phức tạp.
Cũng giống như ô tô, 1 thời chúng ta có thể đoán được sự rò
rỉ cùa dầu xe, sự hỏng hóc của phanh hay 1 chút thay đổi của
động cơ. Nhưng thời kì đó đã chấm dứt bởi vì các loại xe ô tô
đã trở nên phức tạp hơn, vì vậy những chủ xe không còn cách
nào khác ngoài việc mang nó đến các thợ sửa chuyên nghiệp.
Điều này cũng xảy ra tương tự với tiếp thị trực tuyến.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 15 sai sót thường gặp được phát hiện trong quá trình kiếm tra website, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 sai sót thường gặp
được phát hiện trong quá
trình kiếm tra website
SEO , tiếp thị ‘’hai chiều’’ hay tiếp thị nội dung. Dù bạn gọi
nó bằng bất kể cái tên nào, thì chúng đều là những thuật ngữ
đơn giản nhằm ám chỉ 1 công việc vô cùng phức tạp.
Cũng giống như ô tô, 1 thời chúng ta có thể đoán được sự rò
rỉ cùa dầu xe, sự hỏng hóc của phanh hay 1 chút thay đổi của
động cơ. Nhưng thời kì đó đã chấm dứt bởi vì các loại xe ô tô
đã trở nên phức tạp hơn, vì vậy những chủ xe không còn cách
nào khác ngoài việc mang nó đến các thợ sửa chuyên nghiệp.
Điều này cũng xảy ra tương tự với tiếp thị trực tuyến.
Không còn việc bạn có thể mang 1 chiếc cờ lê sau đó vặn và
tự kiểm tra được phần nào đang làm việc hay đang không
làm việc rồi biết : ‘’Chỉ có 1 chút hỏng hóc nhỏ thôi mà’’
Ngày nay, nếu bạn không hiểu được các thuật toán xếp hạng
của Google làm việc như nào, nó có thể gây ra nhiều khó
khăn cho website của bạn. Bạn có thể làm giảm vị trí xếp
hạng trang web của bạn rồi dần dần quên lãng nó đi. Vậy hãy
chỉ cần hỏi những người mà đã ‘’phục hồi’’ dậy từ Penguin
1.0, chứ chưa cần kể đến 2.0.
Điều đó có phức tạp? Có. Đơn giản bởi vì sự thay đổi liên tục
từng giờ từng phút của nó.
Bạn có nên tiếp tục làm SEO nữa hay không?
Nhưng tôi biết thông điệp này sẽ khá tốn thời gian để hiểu
được. Sau khi theo dõi Moz và 10 bản tin, có phải tất cả
chúng ta đều hiểu được không? .Không, chỉ là 1 số thôi.
Thành thực mà nói, 1 sô người vẫn chưa thực sự có được
những hiểu biết và kĩ năng cần thiết để làm SEO cá nhân.
Nếu không thì đã không xảy ra tình trạng như hiện nay: rất
nhiều người đang cố gắng trong tuyệt vọng để ‘’khôi phục’’
từ Panda, Penguin, Google Penalties, các sự thay đổi trong
thuật toán xếp hạng, hay từ việc sử dụng các thủ thuật mà họ
đã không biết/hiểu/quan tâm.
15 điều bạn lẽ ra đang nên làm với website của bạn ( có
thể bạn không đang không thực hiệ n chúng)
Đã đến lúc bạn phải nhờ 1 chuyên gia chăng? Dưới đây là 1
list các sai sót phổ biến nhất đã được phát hiện ra trong qua
trình kiểm tra website hàng tuần. Xem list này và đối chiếu
với cách bạn đang làm:
1. Hosting/Server
- Phải chăng Google nghĩ rằng website của bạn là website
duy nhất trên máy chủ đó hay còn nhiều các website khác
nữa?
- Website của bạn có thể không đang truy cập được hay
không? Và không truy cập được bao lâu?
- Website của bạn có sử dụng các công cụ đệm hay nén bộ
nhớ hay không?
- Hosting
Bạn nên có 1 số phiên bản server ảo chuyên dụng để khi công
cụ tìm kiếm kiểm tra, nó sẽ nghĩ nội dung website mà nó sở
hữu server. Tốt nhất là không liên kết với những website
‘’xấu’’ để làm ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn.
- Server
Đệm hay nén bộ nhớ để website của bạn có thể được truy cập
nhanh chóng dù là lúc load hay download. Để thời gian truy
cập website của bạn đạt càng gần mốc 100% càng tốt.
Mẹo: Nếu website của bạn không truy cập được ít hơn 1
ngày, điều đó không ảnh hưởng gì.
2. Giải pháp cho tên miền
Hãy kiểm tra tên miền website của bạn. Bạn sử dụng www
hay không sử dụng nó?
Tên miền của bạn dù là www hay không và cả tên trang chủ
có trùng nhau hay không? Ví dụ, 1 website sử dụng ‘’không
www’’ cho tên miền của nó, những đã không tạo ra 301
Redirect cho miền www của nó. Bây giờ Google nghĩ rằng
nó sở hữu 3 website 1 lúc.
Đảm bảo rằng bạn phải chọn được 1 phiên bản tên miền và
chuyển hướng trang chủ tới nó.
Lời khuyên: Không có trường hợp cụ thể nào có thể giúp bạn
chọn được 1 phiên bản tên trang cả.
3. Sơ đồ website(Sitemaps)
Hãy tự hỏi bản thân những điều dưới đây:
- Bạn đã có 1 sitemap.xml mà liệt kê các trang chỉ mục hay
chưa?
- Bạn có update nó thường xuyên không? Bạn có những nội
dung mới khi nào? Đã từng hày chưa bao giờ?
- Sơ đồ website của bạn có được tải lên server sau khi đã
được tạo?
- Bạn có để các công cụ tìm kiếm biết bạn có 1 sơ đồ
website?
- Trong khi chúng ta đang nói về sơ đồ website, nếu cần thiết
bạn có thể đưa ra 1 vài sitemap cho các hình ảnh và video
trên trang của bạn hay không?
Sơ đồ website vô cùng quan trọng trong việc giúp các công
cụ tìm kiếm xác định các nội dung trên trang web mà nó có
thể bỏ qua khi thu thập dữ liệu.
Lời khuyên: Nếu bạn không có 1 sơ đồ web, website của bạn
sẽ vẫn bị lập chỉ mục.
4. File Robots.txt
Website của bạn có sử dụng chính xác Robots.txt? Bạn có
nhận được các tin nhắn lạ từ SERP hiển thị trang mà bạn nghĩ
rằng bị giấu khỏi kết quả tìm kiếm nhưng thực ra lại không
phải hay không?
Những điều bạn có thể chưa biết: các file robots.txt không
chặn các trang của bạn khỏi việc được tìm thấy. Các file đó
chỉ chặn việc lập chỉ mục nội dung chứ không chặn việc lập
chỉ mục thông tin trang.
Vấn đề ở đây là: nếu 1 trang chứa file robots.txt và bạn muốn
chặn nó khỏi kết quả tìm kiếm, thẻ không chỉ mục không thể
được đọc trên trang này thì URL của trang sẽ được chỉ mục
với thông báo giải thích rằng: Robots.txt đã chặn nó.
Lời khuyên: Bạ n có thể sửa lỗi này bằng cách khóa phần
phân cấp thư mục trong robots.txt và sử dụng mã trang không
chỉ mục.
5. Tốc độ trang
Bạn đang kiểm tra tốc độ trang web của bạn? Bạn có hiểu
được những đánh giá từ công cụ kiểm tra tốc độ trang của
Google?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tốc độ trang chỉ góp 1% vào việc
truy vẫn của trang, nhưng chúng ta vẫn chưa gặp 1 trang web
nào mà không tăng điểm trang web của họ lên trên 90.
Những người truy cập mà không thể tải trang web của bạn
trong 1 giấy tối đa là 3 đến 4 giấy họ có thể sẽ không bao giờ
truy cập lại vào nó nữa.
Lời khuyên: Nếu bạn muốn mốc 90 hay cao hơn thế, bạn có
thể đạt được nó. Đảm bảo rằng bạn sẽ không ở mức dưới 85.
Không tồn tại những quy tắc cho điều này mà chỉ có thể sử
dụng kinh nghiệm cá nhân mà thôi
6. Thu thập thông tin trang
Sử dụng 1 công cụ như Screaming Frog để thu thập thông tin
website của bạn và hãy thực hiện kiểm tra những điều dưới
đây:
- Văn bản gốc (Anchor Text) của bạn có được viết chính xác?
- Việc chuyển hướng có diễn ra đúng cách?
- Bạn gặp vấn đề về thu thập thông tin web?
- Bạn có những liên kết hỏng?
- Thẻ meta của bạn quá dài, quá ngắn, trùng lặp hay không
tồn tại?
- Thẻ tiêu đề của bạn quá dài, quá ngắn, trùng lặp, quá tối ưu
hóa, hoặc không tồn tại?
- Bạn có đang sử dụng các văn bản alt trong thuộc tính alt
một cách chính xác?
Lời khuyên: Sử dụng công cụ thu thập thông tin website ở 1
mức độ rộng như Screaming Frogs dẽ giúp bạn phát hiện ra
các vấn đề nhanh chóng chỉ trong 1 bản báo cáo.
7. Nội dung trùng lặp
Lần cuối cùng bạn kiểm tra nội dung website của bạn cho sự
trùng lặp trong SERP hay không là khi nào?
Nội dung của bạn là nội dung gốc 100% nhưng không có
nghĩa là nó đang không bị trùng lặp ở 1 website nào khác.
Bạn cần kiểm tra thường xuyên nội dung các website của
bạn.
Lời khuyên: sử dụng các trang web như Copyscape để kiểm tr
nội dung có bị sao chép hay không, và đôi khi cũng cần tự
kiểm tra. 1 vài bản copy được chép và Flash và chỉ có thể
được tìm thấy trên Google chứ copyscape không thể nhận ra
được.
8. Canonicalization
Bạn đã bao giờ kiểm tra xem thẻ canonical có được thực hiện
đúng cách hay không? Và bạn đã có thẻ canonical chưa?
Thẻ Canonical có thể thông báo cho Google rằng:
- Nội dung mà bạn đã tốn thời gian tạo ra là thuộc quyền sở
hữu của bạn
- Những trang khác có nội dung trùng lặp đó đều là trang
copy lại bản gốc của bạn
Lời khuyên: Canonicalization bây giờ là cách duy nhất để
thông báo với Goole nội dung đó là của bạn.
9. Nội dung
Nội dung là một trong những phần quan trọng nhất quyết
định sự tồn tạ và quyền tác giải của 1 trang web. Nếu không
có nội dung hay, website của bạn khó có thể có được vị trí
xếp hạng tốt và như thế sẽ rất ít người dùng muốn làm việc
lâu dài với website của bạn.
- Nội dung của bạn có giàu thông tin?
- Bạn có tạo ra những nội dung gốc, độc đáo thường xuyên?
- Bạn có update nội dung thường xuyên hay chỉ là các trang
blog?
- Bạn cần có những nội dung mới, độc đáo, gốc cho webstie
của bạn thường xuyên.
Lời khuyên: Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn dài hơn
600-700 từ trên trang web của bạn. "Nội dung mỏng" có thể
sẽ khiến bạn có bị phạt và bởi vì điều đó chỉ làm hại website
của bạn, đừng ‘’tiết kiệm’’ ở đây.
10. Khả năng sử dụng
- Bạn đã từng kiểm tra khả năng sử dụng trang web của bạn
chưa? Nó có dễ dàng để sử dụng không? Người dùng có cảm
thấy đơn giản không?
- Bạn có ít hơn 3s để tạo dựng niềm tin với người sử dụng
- Bạn nên thiết kế website của bạn bằng văn bản nháy để dễ
dàng chỉ dẫn cho người dùng truy cập vào.
- Hãy đảm bảo rằng luôn hiển thị nổi bật các đường chỉ dẫn
đến website của bạn
Lời khuyên: Trước khi thay đổi hoặc thêm bất kì thứ gì vào
thiết kế của trang, hãy tự hỏi rằng:
- Điều này có giúp website tốt hơn với người sử dụng không?
- Điều này có giúp website tốt hơn cho các công cụ tìm kiếm
không?
- Điều này có giúp bạn kiếm thêm tiền?
- Điều này có cung cấp tin tức cho người sử dụng không?
Nếu câu trả lời cho những câu hỏi trên là không, hãy kiểm tra
lại tại sao bạn lại định thêm hay sửa website của bạn. Nó có
thể rằng những thay đôỉ đó không hữu ích với người dùng.
11. Phân tích của bạn
Những phân tích sẽ giúp website của bạn duy trì được lâu
hơn cho các công cụ tìm kiếm và người sử dụng trước những
nguồn dữ liệu khác.
- Bạn kiểm tra các phân tích về website của bạn bao lâu 1
lần?
- Bạn có đang dùng Google?
- Nếu không, phân tích của bạn có cung cấp cho bạn dữ liệu
dạng hạt không?
- Bạn có đang kiểm tra so sánh các số liệu website không?
Ngoài việc hiển thị chuẩn đồ họa, bạn còn có thể thấy được 1
số thứ khác trong phân tích của bạn:
- Truy vấn từ khóa: Bạn có nghĩ trang web của bạn được hiển
thị trong các kết quả tìm kiếm nó nên được hiển thị? Có thể
nó không được hiển thị nhưng ít nhất câu hỏi này có thể giúp
bạn có ý tưởng về việc trang của bạn được tìm thấy như thế
nào và liệu điều đó đã thay đổi hay chưa.Những thay đổi lớn
ở đây có thể chỉ ra những thay đổi khác về website của bạn.
Các thông báo về điều này sẽ được tìm thấy.
- Tìm kiếm trả tiền và không trả tiền: Việc thực hiên tìm
kiếm trả tiền của trang web của bạn diễn ra như thế nào? Hãy
luôn kiểm tra để mọi thứ diễn ra ổn thỏa. Những thông số
khác như các nguồn trực tiếp hoặc liên quan có thể đang gửi
về 1 lưu lượng truy cập đủ lớn để giấu đi website của bạn.
- Tìm kiếm có thương hiệu và chưa có thương hiệu: Thương
hiệu website của bạn đi xuống? Bạn có lẽ nên xem liệu có
phải bạn đã thay đổi trong tiếp thị ngoại vi hoặc kiểm tra
SERP cho việc kinh doanh các list thương hiệu. 1 khác hàng
thì bị mất 10% lưu lượng truy cập tới những trang mà mua từ
khóa phổ biến và các thuật ngữ nổi tiếng. Sự giảm sút này là
do Adwords chứ không phải do sự thay đổi trong thuật toán
xếp hạng như mọi người đã dự đoán.
- Trang chuyển đổi: Sự chuyển đổi của bạn theo chiều hướng
lên hay xuống? Bạn có tạo ra sự thay đổi cho website hay kế
hoạch tiếp thị của bạn cho sự đa dạng này? Kiếm tra các
thông số chuyển đổi, nếu sự chuyển đổi của bạn giảm đáng
kể, điều này sẽ là 1 thông báo chỉ ra rằng nhiều hơn các lượt
view cần được thực hiện.
Lời khuyên: Có rất nhiều dữ liệu trong phân tích của bạn mà
có thể chỉ ra mọi thứ từ chiến lược tiếp thị đến việc làm thế
nào để có hơn 100000 người dùng . Đừng chỉ kiểm tra số
lượt thăm website, bởi vì nếu vậy bạn có thể đang bỏ qua
những thông tin mà giúp website của bạn tránh đc khó khăn
và để tiến về phía trước.
12. Webmaster Tools
Bạn đang sử dụng Webmaster Tool của Google? Và của
Bing? Nếu vậy bạn có hiểu được những gì dữ liệu đang thông
báo tới bạn và bạn có chú ý tới nhứng tin nhắn đó không?
Webmaster Tool có thể cung cấp nhưng thông tin hữu ích và
tức thì về website của bạn bao gồm:
- Các tin nhắn từ Google thông báo cho bạn lý do tại sao nó
giảm thứ hạng website của bạn
- Bao nhiêu trang được lập chỉ mục.
- Bao nhiêu trang được thu thập dữ liệu, đã từng được thu
thập thông, và được loại bỏ.
- Truy vấn gì cần được sử dụng để tìm thấy trang web của
bạn.
- Những gì liên kết đang được sử dụng nội bộ.
- Những gì liên kết được tìm thấy ở trang web của bạn (và
ngay cả khi chúng được chuyển qua một trang web khác).
- Làm thế nào Google xem trang web của bạn.
- Những thay đổi gì giúp trang web của bạn trở lại xếp hạng
bình thường
Lời khuyên: Webmaster Tool cần được kiểm tra hàng ngày,
hàng tuần hoặc nhiều hơn. Các dữ liệu ở đây có thể chỉ ra
chiến lược tiếp thị, ngăn chặn một trang web xấu tấn công
liên, giúp bạn kiểm soát cách Google thu thập dữ liệu từ
trang web của bạn, và hơn thế nữa. Có rất nhiều thông tin
trong những công cụ quản trị web này và việc sử dụng thích
hợp sẽ tạo ra sự khác biệt hoàn toàn để làm nên thành công
hay thất bại.
13. Truyền thông đại chúng (Social Media)
Social media có không ít tác dụng so với các thông số. Các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp bạn có được các khánh
thăm trung thành và ảnh hưởng của nó lên ROI cũng lớn hơn
nhiều so với những gì chúng ta đã nghĩ. Hãy đảm bảo rằng
bạn sãn sàng ngồi lại và bàn về kế hoạch cho truyền thông xã
hội , cách thực hiện nó, chiến lược cho nó là gì v.v.v
- Bạn có 1 kế hoạch truyền thông xã hội thích hợp hay chưa?
- Nó có hỗ trợ thực hiên các mục tiêu của website của bạn
không?
- Bạn thực hiện nó trên website của bạn như thế nào?
Lời khuyên: Bạn nến cho phép người sử dụng dễ dàng chia sẻ
nội dung website của bạn chứ không đơn giản chỉ là theo dõi
hoặc like nó thông qua tất cả các kênh thông tin đại chúng.
Sau đó sử dụng chiến dịch truyền thông đại chúng của bạn để
thúc đẩy tất cả các kênh của bạn thông qua các hoạt động tiếp
thị của bạn.
14. Gắn thẻ
Bạn có đang sử dụng thẻ schema? Bạn có biết thẻ schema là
gì? Bạn có biết ảnh hưởng thực của nó lên các thông số web
của bạn là như thế nào?
Thẻ schema là 1 lọaị thẻ mà giúp các công cụ tìm kiếm lấy
dữ liệu từ website của bạn và đưa về website của chúng. Ở
Google, bạn có thể nhận ra điều này ở hiển thị ‘’Knowledge
Graph’’ phía bên phải của các SERP.
Các thẻ Author lại cho phép liên kết tác giả thực với nội dung
của họ. Bạn có đang sử dụng thẻ Author trên website của
bạn? Khi Google để hiên thị hình ảnh hay dữ liệu gắn với tên
tác giả của nó thì hình ảnh đó sẽ giúp tăng số người truy cập
vào nó từ các kết quả tìm kiếm. Điều này sẽ giúp các thông
số website và SEO của bạn.
Lời khuyên: Vieech gắn thẻ schema sẽ giúp làm tăng 1 loại
tìm kiếm ở hộp công cụ của Google gọi là tìm kiếm thực thể.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã gắn thẻ schema trên website của
bạn, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Trang
schema.com có đầy đủ tư liệu chỉ dẫn cách để dùng thẻ
schema.
15. Các backlink
Lần cuối cùng bạn kiểm tra 1 hồ sơ liên kết trên website của
bạn là khi nào? Bạn có biết chính xác tỉ lệ phần trăn các link
tốt so với link xấu hay không? Bạn có biết được các link xấu
làm việc trên website của bạn như thế nào và bạn sẽ phải làm
gì nếu các link đó tồn tại trên website của bạn?
Các liên kết là phần được xem xét kĩ nhất trong thuật toán
xếp hạng của Google ngày nay. Bạn có được chúng như thế
nào, với tốc độ bao nhiêu, từ đâu, từ ai có thể ảnh hưởng đến
sự tồn tại website của bạn, bởi vì 1 đổi thủ cạnh tranh có thể
sẽ tấn công website của bạn bằng các liên kết xấu.
Nó chỉ chiếm khoảng X phần trăn (tôi biết nhưng không cần
chia sẻ) để khiến cho sự tồn tại website của bạn giảm đi.
Không chú ý vào phần này của website chính là 1 trong
những cách nhanh nhất bị đẩy ra khỏi kết quả của công cụ
tìm kiếm.
Lời khuyên: Nhiều người đã nhận ra điều này và chỉ tạo ra
các nội dung tốt để có được các liên kết.
Nếu bạn không bao giờ mua các liên kết, bạn sẽ phải đợi
nhiều năm để có được các liên kết mà 1 website cần để có
thứ hạng cao trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Vậy bạn
phải tìm ra 1 vài cách để có được chúng nếu mô hình kinh
doanh của bạn thực sự cần.
Chìa khóa để mua được các liên kết thành công : nó phải
trông thật tự nhiên. Nếu bạn không chắc chắn làm được điều
này, hãy thuê 1 chuyên gia.
Vậy bạn đã làm như thế nào?
- Tất cả các điểm trên đều là 1 nhân tố trong kế hoạch tiếp thị
SEO chăng?
- Với những người làm SEO, bạn đã làm tốt những điều trên?
Bây giờ bạn có thể trả lời những câu hỏi trên và đưa ra giải
pháp cho chúng chưa?
Hay bạn vẫn đang thiếu 1 vài thông tin cần thiết để trả lời
chính xác các câu hỏi đó? Bạn đang cảm thấy đôi chút hoang
mang, Nếu vậy, mọi thứ vẫn ổn.
Thực tế, tất cả 15 mục trên chỉ là 1 phần trong số những gì 1
SEO chuyên nghiệp làm để tối ưu hóa sự hiển thị , vị trị, sự
tồn tại và quyền tác giả website của họ. Nhưng hy vọng nó sẽ
giúp bạn hiểu được hơn rằng tại sao làm SEO không hề rẻ.
Các tiêu đề hôm nay đều nói về tiếp thị nội dung, xã hội,
những tim tức nóng hổi nhất, những thứ mới nhất nhưng tất
cả các yếu tố để duy trì SEO thì vẫn vậy.
Tất cả các người quản lí website đều nên biết SEO làm việc
như thế nào, hiểu được các dịch vụ họ có thể nhận được.
Ngược lại nếu bạn đang gặp bế tắc trong việc hiểu hết về
SEO và bắt đầu không quan tâm về nó nữa, bạn có thể sẽ là
nạn nhân trong sự thay đổi thuật toán xếp hạng của Google.
Website của bạn cần 1 chuyên gia về SEO giỏi
Nếu bạn không thực sự hiểu những gì bạn đang làm, bạn sẽ
không tiếp tục cố gắng để sửa xe ô tô của bạn, đặc biệt là khi
luôn có những thợ sửa chuyên nghiệp có thể giúp bạn làm
công việc này. Nó có lẽ chỉ tốn 1 chút tiền nhưng xe của bạn
sẽ chạy được lâu hơn và vận hành tốt hơn.
Một chuyên gia SEO cũng giống như 1 thợ sửa ô tô ở trên.
Đứng để đến tận khi website của bạn sắp không còn tồn tại
mới tìm một chuyên gia sửa nó. Hãy ưu tiên luôn duy trí nó
vững bền.
Bằng việc tìm 1 chuyên gia về SEO giúp ngay từ đầu, bạn sẽ
hạn chế sự tụt hạng trên Google 1 cách đáng kể – điều mà
các doanh nghiệp luôn phải đau đầu hàng tháng trời để tìm
cách giải quyết.
Sẵn sàng thừa nhận mình cần giúp đỡ là bước đâu tiên và là
cách tốt nhất đảm bảo các bước tiếp theo mà bạn thực hiện sẽ
không phải bị sửa lại hoàn toàn.