Ðặc điểm thơ Điền viên – Sơn thủy từ thế kỷ XV ðến thế kỷ XVII

Thơ ñiền viên - sơn thủy là một mảng ñề tài lớn trong văn học trung ñại Việt Nam. Cùng với việc miêu tả thiên nhiên, thi nhân qua ñó còn gởi gắm những nỗi niềm sâu kín của mình. Vì vậy, thơ ñiền viên - sơn thủy vừa là một bức tranh thiên nhiên diễm lệ, vừa là nơi ghi dấu tâm hồn của thi nhân trung ñại Việt Nam. Những cảm quan triết học, tôn giáo cùng với những trầm tích văn hóa truyền thống ít nhiều ảnh hưởng ñến ñặc trưng của thơ ñiền viên - sơn thủy cũng như tâm thức sáng tạo của thi nhân. Bởi con người phương ðông khi gặp chuyện bất bình hay thất chí trên bước ñường hoạn lộ thường chọn cho mình hoặc là quy ẩn sơn lâm, hoặc là tiêu du tiếu ngạo. Mọi kẻ sĩ ñều lấy tiêu chí “ðạt kiêm tế thiên hạ, cùng ñộc thiện kỳ thân” (ðạt thì cứu giúp khắp thiên hạ, cùng thì giữ mình trong sạch) làm lý tưởng, và do ñó con ñường của kẻ sĩ phương ðông thường là Sĩ - Ẩn. “Phương thức ẩn phổ biến nhất là quay về với phương thức tồn tại cổ truyền của người phương ðông là chốn ñiền viên ñể cảm thấy thảnh thơi, tự túc. Nhưng cũng có nhiều người chọn con ñường khác: ngao du sơn thủy ñể thưởng thức cái kho trời chung cho thỏa chí bình sinh” [22, tr.11]. Trong văn học trung ñại Việt Nam, thơ Nôm ðường luật có một ví trí quan trọng bởi những ñóng góp của nó cho sự phát triển của nền văn học dân tộc

pdf9 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðặc điểm thơ Điền viên – Sơn thủy từ thế kỷ XV ðến thế kỷ XVII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO ðẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC --------------------------- TÔN NỮ PHƯƠNG LINH ðẶC ðIỂM THƠ ðIỀN VIÊN – SƠN THỦY TỪ THẾ KỶ XV ðẾN THẾ KỶ XVII Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ NGỌC HÒA Huế, 2015 MỤC LỤC MỞ ðẦU 1 1. Mục ñích, ý nghĩa của ñề tài 1 2. Lịch sử vấn ñề 2 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. ðóng góp của luận văn 5 6. Kết cấu của luận văn 6 NỘI DUNG 7 Chương 1. THƠ ðIỀN VIÊN - SƠN THỦY TRONG VĂN HỌC CHỮ NÔM TỪ THẾ KỶ XV ðẾN THẾ KỶ XVII 7 1.1. Khái lược về thơ ñiền viên - sơn thủy 7 1.1.1. Quan niệm thơ ñiền viên – sơn thủy 7 1.1.2. ðặc trưng thơ ñiền viên – sơn thủy 11 1.2. Tiến trình phát triển của thơ ñiền viên - sơn thủy trong dòng chảy văn học chữ Nôm từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII 18 1.2.1. Văn học chữ Nôm từ thế kỷ XV ñến thể kỷ XVII 18 1.2.2. Vai trò của thơ ñiền viên – sơn thủy trong văn học chữ Nôm từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII 22 Chương 2. THƠ ðIỀN VIÊN - SƠN THỦY TỪ THẾ KỶ XV ðẾN THẾ KỶ XVII – TỪ NHẬN THỨC VỀ TỒN TẠI ðẾN PHƯƠNG THỨC ỨNG XỬ CỦA THI NHÂN 26 2.1. Nhận thức về tồn tại 26 2.1.1. Sự hữu hạn của con người trước vũ trụ 26 2.1.2. Sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ 31 2.2. Phương thức ứng xử 40 2.2.1. Thoát tục – Sự trở về với con người bản thể 40 2.2.2. Nhàn dật – Khúc hoan ca của con người ngoài vòng cương tỏa 46 2.2.3. Ưu tư – Tấc lòng của con người bi mẫn trước thời thế 52 Chương 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN TRONG THƠ ðIỀN VIÊN – SƠN THỦY TỪ THẾ KỶ XV ðẾN THẾ KỶ XVII 58 3.1. Ngôn ngữ và thể thơ 58 3.1.1. Ngôn ngữ 58 3.1.2. Thể thơ 62 3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật 66 3.2.1. Không gian nghệ thuật 66 3.2.2. Thời gian nghệ thuật 71 3.3. Nghệ thuật tả thực và bút pháp tượng trưng 77 3.3.1. Nghệ thuật tả thực 77 3.3.2. Bút pháp tượng trưng 79 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 1 MỞ ðẦU 1. Mục ñích, ý nghĩa của ñề tài Thơ ñiền viên - sơn thủy là một mảng ñề tài lớn trong văn học trung ñại Việt Nam. Cùng với việc miêu tả thiên nhiên, thi nhân qua ñó còn gởi gắm những nỗi niềm sâu kín của mình. Vì vậy, thơ ñiền viên - sơn thủy vừa là một bức tranh thiên nhiên diễm lệ, vừa là nơi ghi dấu tâm hồn của thi nhân trung ñại Việt Nam. Những cảm quan triết học, tôn giáo cùng với những trầm tích văn hóa truyền thống ít nhiều ảnh hưởng ñến ñặc trưng của thơ ñiền viên - sơn thủy cũng như tâm thức sáng tạo của thi nhân. Bởi con người phương ðông khi gặp chuyện bất bình hay thất chí trên bước ñường hoạn lộ thường chọn cho mình hoặc là quy ẩn sơn lâm, hoặc là tiêu du tiếu ngạo. Mọi kẻ sĩ ñều lấy tiêu chí “ðạt kiêm tế thiên hạ, cùng ñộc thiện kỳ thân” (ðạt thì cứu giúp khắp thiên hạ, cùng thì giữ mình trong sạch) làm lý tưởng, và do ñó con ñường của kẻ sĩ phương ðông thường là Sĩ - Ẩn. “Phương thức ẩn phổ biến nhất là quay về với phương thức tồn tại cổ truyền của người phương ðông là chốn ñiền viên ñể cảm thấy thảnh thơi, tự túc. Nhưng cũng có nhiều người chọn con ñường khác: ngao du sơn thủy ñể thưởng thức cái kho trời chung cho thỏa chí bình sinh” [22, tr.11]. Trong văn học trung ñại Việt Nam, thơ Nôm ðường luật có một ví trí quan trọng bởi những ñóng góp của nó cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. Thơ Nôm ðường luật là một trong những thể loại ñộc ñáo nhất trong văn học Việt Nam – “với nguồn gốc ngoại lai nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc, có ñịa vị ngang hàng với những thể loại thuần túy dân tộc như truyện thơ viết theo thể lục bát và khúc ngâm 2 viết theo thể song thất lục bát” [49, tr.5]. ðồng thời, thơ Nôm ðường luật cũng là thể loại có thành tựu nổi bật nhất trong dòng chảy 1000 năm văn học trung ñại. Có thể kể ñến những tác phẩm tiêu biểu như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng ðức quốc âm thi tập (tập hợp sáng tác dưới triều Lê Thánh Tông), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), cũng với hàng trăm tác phẩm khác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương ðặc biệt mảng thơ Nôm ðường luật với ñề tài ñiền viên - sơn thủy ñã ñược rất nhiều nhà thơ khai thác. Bởi thơ ñiền viên - sơn thủy lấy thiên nhiên làm ñối tượng thẩm mỹ, và qua ñó thi nhân vừa thưởng thức, chiêm ngưỡng cái ñẹp vừa giải bày, thổ lộ tâm sự của mình. Nghiên cứu ñề tài “ðặc ñiểm thơ ñiền viên - sơn thủy từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII” nhằm góp phần tìm hiểu một số ñặc trưng nội dung cũng như nghệ thuật nổi bật của mảng thơ Nôm về ñề tài ñiền viên - sơn thủy, qua ñó tìm hiểu thế giới nội tâm phong phú của các thi nhân. ðồng thời khẳng ñịnh vị trí quan trọng của thơ ñiền viên - sơn thủy trong dòng chảy văn học Việt Nam, và thấy ñược mối quan hệ giữa nó với các loại hình nghệ thuật khác như ñiêu khắc, hội họa trong ñời sống con người. 2. Lịch sử vấn ñề Thơ ñiền viên - sơn thủy là một ñề tài lớn trong văn học phương ðông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, nó nhận ñược sự quan tâm của rất nhiều học giả và các nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim trong ðường thi (tái bản 2003) ñã xem thơ ñiền viên - sơn thủy như một bộ phận hợp thành chân dung thơ của các tác giả. 3 Trong ðường thi tuyển dịch (1997) – tập hợp những tác phẩm thơ ca ñời ðường ñược Lê Nguyễn Lưu biên soạn, thơ ñiền viên - sơn thủy ñược xem là một thể thức thơ bên cạnh thơ tống biệt, thơ biên tái Giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc tập 1 do Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn (Lương Duy Thứ, Lê Duy Tiêu dịch), phần viết về văn học ñời ðường ñã xem thơ ñiền viên – sơn thủy là một trường phái thơ với các tên tuổi nổi tiếng như Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên Trong Thơ sơn thủy cổ trung ñại Trung Quốc (2007) của Trần Trung Hỷ, tập khảo luận có tính chất khái quát và hệ thống về thể tài thơ sơn thủy từ sự hình thành và phát triển, ñến nội dung và hình thức nghệ thuật thơ, cũng như những cảm quan tôn giáo – triết học in dấu ấn trong mảng thơ này. Bên cạnh ñó còn có các công trình nghiên cứu thơ ñiền viên - sơn thủy trong mối liên quan tác giả - tác phẩm như Thơ sơn thủy Vương Duy của Trần Trung Hỷ Những công trình này chủ yếu nghiên cứu về ðường thi Trung Quốc, do vậy nó như một lăng kính ñể ñối sánh giữa các thi phẩm của văn học Trung Quốc và Việt Nam cùng viết về mảng ñề tài này, thông qua ñó tìm ra nét ñặc thù của nền văn học dân tộc. Trong Việt Nam văn học sử yếu (tái bản 2005) của Dương Quảng Hàm – công trình có tính chất ñại cương về lịch sử văn học Việt Nam, tác giả ñã dành một số chương ñể viết về văn thơ chữ Nôm, trong ñó thơ Nôm ðường luật ñược nghiên cứu một cách tóm lược với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Với Thơ Việt Nam – Thơ Nôm ðường luật (1997), Hà Xuân Liêm ñã tuyển chọn những tác giả cũng như tác phẩm thơ Nôm sáng tác theo thể ðường luật ñặc sắc của văn học Việt Nam, mà tiêu biểu có thể kể ñến như 4 Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến ðáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu Thơ Nôm ðường luật (1997) của Lã Nhâm Thìn. Với công trình này, tác giả ñã có một bước tiến mới khi nghiên cứu thơ Nôm ðường luật dưới góc ñộ thể loại, ñiều này tạo nên hướng nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống khi tiếp cận với thể loại văn học ñộc ñáo này. ðồng thời, trong phần bình giảng các tác phẩm thơ Nôm ðường luật tiêu biểu trong nền văn học trung ñại Việt Nam, Lã Nhâm Thìn ñã làm nổi bật phong cách sáng tác của từng tác giả cụ thể. Lê Chí Dũng với Tính cách Việt Nam qua thơ Nôm ðường luật (2001) ñã thể hiện một cách khái quát và sinh ñộng tính cách cũng như thói quen, lối sống của con người Việt Nam ñược phản ảnh qua từng tác phẩm. Trong các công trình tổng hợp những bài nghiên cứu về tác gia tiêu biểu của nền văn học trung ñại Việt Nam như Nguyễn Trãi – Tác gia và tác phẩm, Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tác gia và tác phẩm chủ yếu nêu lên những ñặc trưng về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chú trọng về hình tượng con người cũng như những cảm quan thẩm mỹ của thi nhân. Ngoài ra, một số bài viết như Con người nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm ðường luật của Hà Ngọc Hòa hay Phong cách ñiền viên – sơn thủy trong một số bài thơ Nôm ðường luật của Nguyễn Bỉnh Khiêm của Võ Văn Diệp ñã phần nào thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Nôm ðường luật nói chung và thơ Nôm về ñề tài ñiền viên – sơn thủy nói riêng. Cho ñến nay, những nghiên cứu biệt lập về mảng ñề tài ñiền viên - sơn thủy và thể loại thơ Nôm ðường luật có số lượng khá lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách có hệ thống về mảng ñề tài ñiền viên sơn thủy trong 5 thơ Nôm ðường luật từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII thì vẫn chưa có. Chính vì vậy với ñề tài “ðặc ñiểm thơ ñiền viên - sơn thủy từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII” sẽ chú trọng tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật, cũng như những giá trị thẩm mỹ mà thi nhân xưa ñã gởi gắm trong sáng tác của mình. 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu - ðối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm thơ Nôm ðường luật từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII - Phạm vi nghiên cứu: Thơ ñiền viên - sơn thủy ñược biểu hiện qua Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng ðức quốc âm thi tập (tập hợp sáng tác dưới triều Lê Thánh Tông), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Khâm ñịnh thăng bình bách vịnh tập (Trịnh Căn) 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp cấu trúc – hệ thống - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh - Vận dụng lý thuyết về thi pháp học 5. ðóng góp của luận văn Luận văn cung cấp một hướng tiếp cận ñối với văn học Việt Nam thời trung ñại, cũng như tìm hiểu sâu hơn về thơ ñiền viên - sơn thủy qua những sáng tác của các tác gia từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII. Luận văn nhằm khẳng ñịnh vị trí của thơ ñiền viên – sơn thủy trong dòng chảy văn học Việt Nam, ñồng thời bổ sung hướng tìm hiểu thơ Nôm ðường luật từ góc ñộ ñề tài bên cạnh các hướng tìm hiểu từ góc ñộ thể loại, ngôn ngữ góp phần làm phong phú diện mạo nghiên cứu thơ Nôm ðường luật ở Việt Nam. 6 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở ñầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn ñược triển khai thành 3 chương: Chương 1. Thơ ñiền viên - sơn thủy trong văn học chữ Nôm từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII Chương 2. Thơ ñiền viên - sơn thủy từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII – từ nhận thức về tồn tại ñến phương thức ứng xử của thi nhân Chương 3. Phương thức thể hiện trong thơ ñiền viên – sơn thủy từ thế kỷ XV ñến thế kỷ XVII