Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc
Toàn cầu hoá thương mại đang diễn ra trên tất cả các bình diện của cuộc sống, Việt Nam đang phát triển hoà cùng với sự phát triển của thế giới, tự do hoá thương mại đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường thế giới. Đặc biệt xuất khẩu là một chiến lược để phát triển nền kinh tế nước ta là do hoạt động xuất khẩu đem về nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới và tăng cường kinh tế đối ngoại. Ngành may mặc bước vào thực hiện kế hoạch năm 2009 trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới suy thoái và khó dự đoán. Thị trường xuất khẩu ngày càng thu hẹp do sức mua tại các nước nhập khẩu tiếp tục giảm từ 20 đến 30%, thêm vào đó sự cạnh tranh về giá đối với những nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Banglades, Indonesia, Ấn Độ… ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu. Do đó mà hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành may mặc trong năm 2009 sẽ chồng chất khoa khăn. Để hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước có thể phát huy hết nội lực thì các công cụ chính sách của nhà nước là vô cùng cần thiết và đặc biệt là các chính sách hỗ trợ xuất khẩu, có thể thấy rằng mục tiêu các chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển của nước ta ngày càng phát triển và dần được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của đất nước và với thông lệ quốc tế. -Nhiều chính sách đưa ra từ khi đất nước đi vào đổi mới đã bộc lộ nhiều hạn chế chưa thực sự phù hợp với sự phát triển không ngừng của thế giới, và các chính sách đòi hỏi phải cần được bổ sung và điều chỉnh để thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới -Trong khi kinh tế trong nước và thế giới luôn luôn biến động không ngừng, thì không thể duy trì mãi một chính sách, mỗi thời kì hay giai đoạn nhất định thì đất nước lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau, mỗi mục tiêu yêu cầu có những chính sách phù hợp hơn. -Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, mọi biến động kinh tế diễn ra khôn lường việc điều chỉnh chính sách lại càng cần thiết để đảm bảo tính linh hoạt và chủ động trước mọi tình huống có thể xảy ra đảm bảo cho hoạt động trong nền kinh tế diễn ra bình thường và không ngừng phát triển. Ngành may mặc là một trong những ngành hàng xuất khẩu đóng góp tỉ trọng khá lớn trong GDP và có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế quốc gia, với điều kiện thuận lợi như hiện nay thì ngành hàng này được dự báo là có xu hướng phát triển mạnh và tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới. Sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phần May 10, nghiên cứu, khảo sát, và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty cùng với những tình hình thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Đào Thế Sơn em đã chọn đề tài “ Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ xuất khẩu tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc sang thị trường EU - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu luận văn cuả mình. Em hy vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ đưa ra một số giải pháp hữu ích cho việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu đối với ngành may mặc nói chung và với công ty cổ phần may 10 nói riêng nhằm nâng cao thúc đẩy ngành may mặc không ngừng phát triển.